Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu đống đa

.PDF
61
267
52

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 3 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM ............................................................ 3 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 3 1.1.2. Các loại hình cho vay ......................................................................... 3 1.1.3. Quy trình cho vay ................................................................................ 4 1.2. Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại ............................... 5 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay ...................................................... 5 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM .................... 5 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM ...... 8 1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả cho vay ...................... 13 1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân ......................................................... 13 1.3.2. Đối với khách hàng ........................................................................... 13 1.3.3. Đối với NHTM ...................................................................................... 13 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 15 2.1. Khái quát về Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu-chi nhánh Đống Đa 15 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 15 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ................................................................... 15 2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh thời gian qua .................. 16 2.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động ......................................................... 22 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của NHXNK Đống Đa ................ 23 2.2.1. Về dư nợ cho vay .............................................................................. 24 2.2.2. Về chất lượng khoản vay ................................................................ 25 2.2.3. Về xử lý nợ đọng ............................................................................... 27 2.3. Đánh giá về hiệu quả cho vay của NH XNK Đống Đa ................ 28 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 28 Sv: Nguyễn Như Hùng CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm 2.3.1. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................... 29 CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 41 3.1. Phương hướng hoạt động của NH XNK Đống Đa 2012 ............ 41 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay NH Xuất Nhập Khẩu - chi nhánh Đống Đa ................................................................ 42 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay.................................... 42 3.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt qui trình cho vay .................................... 44 3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ......................................... 45 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, giám sát ..................................... 46 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 46 3.3.1. Đối với chính phủ .............................................................................. 46 3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước ......................................................... 47 3.3.3. Đối với chính quyền địa phương .................................................. 47 3.3.4. Kiến nghị đối với NHXNK VN ......................................................... 47 KÊT LUẬN……………………………………………………………………54 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….57 Sv: Nguyễn Như Hùng CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển lên một tầm cao mới, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Do vậy, NHXNK Việt Nam với chức năng và chuyên môn là phục vụ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã và đang phát huy một cách tích cực vai trò của mình. Trong hệ thống NHXNK Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Đống Đa là một trong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động tín dụng với số dư không nhỏ. Chi nhánh hiện là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn của nền kinh tế. Trong đó, hoạt động cho vay của chi nhánh chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Những năm vừa qua, hoạt động cho vay của chi nhánh bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động cho vay chưa được cao và chưa xứng với qui mô của Chi nhánh, chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả cho vay để đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện thực trạng trên tại Chi nhánh Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Đống Đa, em lựa chọn đề tài nghiên cứu chuyên đề là: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Đống Đa". Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Chi nhánh Đống Đa. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu – Chi nhánh Đống Đa. Sv: Nguyễn Như Hùng 1 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Với sự giúp đỡ, chỉ bảo của TS. Phan Thị Bạch Tuyết và các anh chị phòng Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đống Đa cùng với sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, em đã hoàn thành đề tài. Song do hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân nên bài viết chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý và cảm thông của thầy cô cũng như tập thể Ban lãnh đạo, các cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đống Đa và tất cả các bạn quan tâm đến đề tài này để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Như Hùng Sv: Nguyễn Như Hùng 2 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Khái niệm Khái niệm: Cho vay trong hoạt động của NHTM là cam kết giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản vốn cùng với các điều kiện đi kèm. 1.1.2. Các loại hình cho vay Hoạt động cho vay với doanh nghiệp rất đa dạng và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo thời gian, theo loại tiền, lãi suất, đối tượng, mục đích,qui mô.v.v.. Một cách phân loại khá phổ biến là phân loại cho vay theo hình thức cho vay. Theo đó, cho vay được phân chia thành một số loại hình như sau: • Thấu chi Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được cho vượt trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. • Cho vay trực tiếp từng lần Là hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng cho những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên. • Cho vay theo hạn mức Là nghiệp vụ mà ngân hàng thoả thuận cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Với hạn mức này khách hàng sẽ được vay nhiều lần trong thời gian đó với điều kiện nhu cầu vay vốn là hợp lý và không vượt quá hạn mức. Sv: Nguyễn Như Hùng 3 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm • Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Theo đó, ngân hàng căn cứ vào chu kì luân chuyển của hàng hoá để cho vay và thu nợ. • Cho vay trả góp Là hình thức mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng. Hình thức này thường được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, cho vay mua tài sản cố định hoặc lâu bền. 1.1.3. Quy trình cho vay Qui trình cho vay là tập hợp các bước, các chuẩn mực mà ngân hàng thiết lập nhằm hướng dẫn cán bộ tín dụng khi thực hiện cấp một khoản tín dụng. Việc xây dựng một qui trình cho vay hoàn thiện có ảnh hưỏng rất lớn đến hoạt động cho vay nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng. Một qui trình cho vay hợp lý và chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro tín dụng từ đó nâng cao chất lượng khoản vay và hiệu quả cho vay. Qui trình cho vay bao gồm các bước: - Phân tích trước khi cho vay Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khoản tín dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm thông tin về: năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn trả nợ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay nhằm xác định ý chí và khả năng trả nợ của khách hàng. - Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi lại thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, với nội dung chính: thông tin khách hàng, mục đích vay vốn, qui mô, thời hạn, lãi suất, phí, các loại đảm bảo và các điều kiện cần thiết khác. - Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng: Sv: Nguyễn Như Hùng 4 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Ngân hàng thực hiện cấp vốn cho khách hàng theo đúng cam kết. Đồng thời ngân hàng theo dõi bám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo cho khoản vốn của mình đựơc sử dụng đúng theo thoả thuận và sinh lời. - Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Ngân hàng thực hiện thu lại khoản vốn đã cấp cho khách hàng khi quan hệ tín dụng kết thúc. Tuỳ theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mà ngân hàng đưa ra các phán quyết tín dụng mới. 1.2. Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay Hiệu quả là kết cục xảy ra đạt được như yêu cầu của công việc. Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô cho vay Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng. • Doanh số cho vay - Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. - Doanh số cho vay cho biết qui mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. - Doanh số cho vay phụ thuộc vào qui mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kì kinh tế, môi trường pháp lý. • Dư nợ cho vay - Dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với nền kinh tế tại một thời điểm. Sv: Nguyễn Như Hùng 5 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm - Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. - Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng trên. - Dư nợ còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay. - Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay.v.v.. 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn • Tỉ lệ nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn = nợ quá hạn / tổng dư nợ - Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ. - Qua đó,phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh chất lượng các khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp. Tuy nhiên tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chưa phản ánh chính xác độ an toàn của các khoản vay. • Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản = Dư nợ cho vay có ĐBBTS/ tổng dư nợ - Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Do vậy, tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay. - Tỉ lệ này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN nói chung và của NHTM nói riêng trong từng thời kỳ. • Cấu trúc danh mục cho vay - Sự đa dạng của danh mục cho vay Sv: Nguyễn Như Hùng 6 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Sự đa dạng ở đây là đa dạng về ngành nghề, thành phần kinh tế, loại hình cho vay.v.v... Tuỳ thuộc vào qui mô, đặc tính, tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một danh mục cho vay với độ đa dạng khác nhau. Nhìn chung một danh mục cho vay càng đa dạng, sẽ càng giảm thiểu các rủi ro phi hệ thống cho ngân hàng. - Kỳ hạn của danh mục Kỳ hạn trung bình của danh mục cho vay phụ thuộc nhiều vào kì hạn của nguồn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Nói chung kì hạn trung bình của khoản vay càng phù hợp với kì hạn của nguồn các tốt. Sự thích hợp của kì hạn cho vay với chu kì kinh doanh của khách hàng là một yêu cầu quan trọng trong việc giảm thiểu rủi do tín dụng. 1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an toàn trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu được lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo được độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của ngân hàng. • Tỉ lệ thu từ lãi cho vay/ Tổng thu của ngân hàng - Cho biết tỉ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng nguồn thu của ngân hàng. - Các nguồn thu của ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu từ tiền gửi tại các TCTD, thu từ dịch vụ,thu từ hoạt động đầu tư, và các khoản thu khác. • Tỉ lệ thu nhập lãi từ cho vay/ dư nợ bình quân - Cho biết một đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay. Thu nhập từ lãi là phần chênh lệch giữu thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy động. Sv: Nguyễn Như Hùng 7 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Tỉ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao, do kiểm soát tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận. • Chênh lệch lãi suất bình quân Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân. Chênh lệch lãi suất bình quân = lãi suất cho vay bình quân - lãi suất huy động bình quân. Hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường vốn, dẫn đến các cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Do vậy, khoảng cách chênh lệch này ngày càng bị thu hẹp. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM 1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan • Một là chính sách tín dụng - Khái niệm và vai trò Chính sách tín dụng là hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản, và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý,phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Chính sách tín dụng là cơ sở cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định cho vay và danh mục cho vay. Sv: Nguyễn Như Hùng 8 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Từ vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món cho vay được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản. Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó được xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện được vai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế. - Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng Bao gồm toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: qui mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Chính sách khách hàng: cho phép ngân hàng xác định một danh mục cho vay hợp lý đối với từng loại khách hàng trong từng thời kì cụ thể. Bao gồm các nội dung về đối tượng khách hàng, các yêu cầu về pháp lý. Qua đó ngân hàng sẽ xác định được đối tượng khách hàng trọng yếu, thiết lập các chính sách ưu đãi cũng như hạn chế cho từng đối tượng khách hàng. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: Do cho vay là một hoạt động chứa đựng nhiểu rủi ro nên hoạt động này chịu sự giám sát nghiêm ngặt từ phía NHTW. Để đáp ứng các tiêu chuẩn về pháp lý, ngân hàng thiết lập chính sách qui mô và giới hạn cho các đối tượng khách hàng khác nhau nhằm hạn chế rủi ro tổng thể; và từ đó làm cơ sở tham chiếu cho các quyết định về qui mô và giới hạn cho vay. Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, do đó giá cả của các khoản cho vay cũng khác nhau. Sv: Nguyễn Như Hùng 9 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Ngân hàng thiết lập chính sách lãi suất và phí suất tín dụng trong đó xác định các nhân tố cấu thành lãi suất và các khung lãi suất và phí suất cho từng đối tượng khách hàng ,thích hợp cho từng thời kì nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Chính sách đảm bảo: Là các qui định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỉ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo. Chính sách đối với các tài sản có vấn đề: bao gồm các qui định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấu thành nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác. Tỉ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lí và khai thác. • Hai là qui Trình thẩm định cho vay Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất trong qui trình cho vay và là cơ sở để cán bộ tín dụng và cơ quan quản lý quyết ra quyết định cho vay hay không. Do vậy, chất lượng thẩm định cho vay là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một khoản vay, từ đó sẽ quyết định tính hiệu quả của khoản vay. Thẩm định cho vay bao gồm: Một là ,thẩm định khách hàng vay vốn - Đánh giá khách hàng trên các khía cạnh phi tài chính: năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý, tổ chức, thị trường, ngành hàng.v.v… - Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Đánh giá về năng lực về vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời.v.v… Hai là, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh - Xem xét tổng thể dự án Đánh giá nội dung của dự án Đánh giá rủi ro của dự án - Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án • Ba là đội ngũ nhân sự Sv: Nguyễn Như Hùng 10 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, vì con người là chủ thể của mọi hành động. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là người có vai trò quyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là người trực tiếp nắm rõ về khách hàng nhất. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay và do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Chất lượng cán bộ tín dụng được đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một trong điều kiện cần đảm bảo cho hiệu quả của cho vay. Trình độ nghiệp vụ bao gồm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Qua đó, ảnh hưởng đến khả năng thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. - Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là điều kiện kiên quyết để đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao. • Bốn là chất lượng hệ thống thông tin Thông tin là đầu vào cho mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin mang ý nghĩa sống còn. Do vậy chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định. Chất lượng thông tin được đánh giá qua khả năng thu thập thông tin, độ chính xác của nguồn tin. • Năm là Công tác tổ chức và quản lý Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Sv: Nguyễn Như Hùng 11 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm 1.2.3.2. Các nhân tố khách quan 1.2.3.2.1. Các nhân tố về phía khách hàng Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ cuả khách hàng. - Khả năng trả nợ bao gồm: Tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng. 1.2.3.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô • Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các tổ chức. Đối với ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế do vậy hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật. Môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, như các qui định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, qui mô, giới hạn cho vay .v.v.. • Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và hoạt động cho vay nói chung. Do đặc tính của ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm với những biến động kinh tế vĩ mô. Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, môi trường kinh tế tác động đến hoạt động này theo hai hướng: Sv: Nguyễn Như Hùng 12 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm - Thứ nhất, tác động trực tiếp đến ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cho vay và huy động, lãi suất cho vay và huy động, chính sách cho vay của ngân hàng. - Thứ hai, tác động đến khách hàng hay chính là con nợ của ngân hàng. Do hoạt động kinh doanh của họ chịu tác động trực tiếp bởi môi trường kinh tế. Do đó, Ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ. 1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả cho vay Cho vay trong hoạt động của NHTM là cam kết giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản vốn cùng với các điều kiện đi kèm.Vì vậy nâng cao hiệu quả cho vay có vai trò to lớn và rất cần thiết. 1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền, đã chuyển nguồn vốn từ tay người chưa có nhu cầu sang người có nhu cầu sử dụng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế để biến tiết kiệm thành đầu tư. Qua đó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của cả nền kinh tế. 1.3.2. Đối với khách hàng Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vốn tự có (vốn chủ) và tín dụng thương mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn thường xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp. 1.3.3. Đối với NHTM Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mục Sv: Nguyễn Như Hùng 13 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NHTM. Sv: Nguyễn Như Hùng 14 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1. Khái quát về Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu-chi nhánh Đống Đa 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Eximbank chi nhánh Đống Đa là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Eximbank Việt Nam, thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc NHTMCP Eximbank Việt Nam. Đơn vị thành lập vào ngày 01/01/2007 theo quyết định 134/07/EIB/HĐQT của thường trực Hội đồng quản trị NHTMCP XNK Việt Nam và quyết định số 94/QĐ - NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. NHTMCP Eximbank chi nhánh Đống Đa được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/01/2007. Hiện nay chi nhánh có trụ sở chính đặt tại số 90 đường Láng - quận Đống Đa - Hà Nội và có 4 phòng giao dịch: phòng giao dịch Phan Bội Châu, phòng giao dịch Hà Đông, phòng giao dịch Đồng Tâm và phòng giao dịch Trần Đăng Ninh. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NH EXIMBANK ĐỐNG ĐA Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Hành chính Dịch vụ Tín dụng Ngân quỹ Nhân sự khách hàng Sv: Nguyễn Như Hùng 15 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm 2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh thời gian qua 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 4500 4000 3500 3000 Tongvon 2500 2000 VND 1500 Ngoaite 1000 500 0 2009 2010 2011 Bảng tình hình huy động vốn Năm 2009 Thực Chỉ tiêu hiện (tỷ đồng) Tổng vốn huy động 3.192 2010 So So với với năm kế trước hoạch (%) (%) 7,3 93 Thực hiện (tỷ đồng) 3.639 2011 So So với với Nnăm kế trước hoạch (%) (%) 14 97,5 Thực hiện (tỷ đồng) So So với với năm kế trước hoạch (%) 4.164 14,43 (%) 98 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHXNK Đống Đa Năm 2009-2011) a) Năm 2009 Đến thời điểm 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.192 tỷ VNĐ tăng 217 tỷ đồng ( 7,3%) so với năm 2008. Trong đó: - Tiền gửi bằng VNĐ là 2.718 tỷ VNĐ, tăng 365 tỷ (15,5%) - Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VNĐ) là 474 tỷ VNĐ, giảm 148 tỷ ( - 23,8%) Sv: Nguyễn Như Hùng 16 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm • Về cơ cấu vốn huy động - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1.408 tỷ đồng, so với năm trước tăng 2 tỷ đồng. - Tiền gửi huy động từ tiết kiệm đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 180 tỷ (13,7%) so với năm 2008. Trong đó tăng chủ yếu từ huy động vốn bằng đồng VNĐ đạt 1.062 tỷ đồng, tăng 249 tỷ, mặt khác vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm 69 tỷ so với năm trước, đạt 433 tỷ VNĐ. b) Năm 2010 Đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh đạt 3.639 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ qui đổi), tăng 477 tỷ đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng trưởng 14 % trong khi toàn hệ thống chỉ tăng 2,6 %, đạt 97,5 % kế hoạch. Trong đó: - Tiền gửi bằng đồng VNĐ đạt 2.984 Tỷ đồng, tăng 266 tỷ ( 9,79 %), so với kế hoạch đạt 94,7%. - Tiền gửi bằng ngoại tệ qui đổi đạt 655 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng(38,2%), vượt 12,9 % kế hoạch đề ra. • Về cơ cấu vốn huy động - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1.806 tỷ đồng, so với năm trước tăng 398 tỷ đồng. - Tiền gửi huy động từ tiết kiệm đạt 1.833 tỷ đồng, tăng 49 tỷ so với năm 2009. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM và các TCTD trên địa bàn thành phố Hà Nội như hiện nay, mức huy động vốn của Chi nhánh chỉ đạt 97,5% kế hoạch được giao không phải là vấn đề đáng lo ngại.Với tỉ lệ tăng trưởng nguồn vốn là 14 % trong điều kiện hiện nay đã chứng tỏ nỗ lực khá lớn của Chi nhánh trong công tác tiếp thị để thu hút nguồn vốn từ dân cư, đồng thời chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn vốn ngoại tệ từ một số dự án thuộc các Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp, Bộ GTVT. Sv: Nguyễn Như Hùng 17 CQ46/15.04 Luận văn tốt nghiệp Khoa:Ngân Hàng-Bảo Hiểm c) Năm 2011 Đến thời điểm 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.164 tỷ, tăng 14,43% so với cuối năm 2010 trong đó huy động vốn VND 3.469 tỷ, tăng 16,25% , huy động ngoại tệ qui VND 695 tỷ, tăng 6,1%. • Về cơ cấu huy động vốn: Huy động từ tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác 2.050 tỷ, so với cuối năm 2010 tăng 244 tỷ (+13,5%); huy động tiền gửi dân cư 2.114 tỷ, tăng 281 tỷ (+15,33%). Nhìn chung trong mấy năm gần đây, tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh tương đối ổn định đạt mức trên 14%. Đây là một mức tăng trưởng khá cao trong bối cảnh nguồn vốn ngày càng khan hiếm. Điều này chứng tỏ sự cố gắng lớn của toàn Chi nhánh trong việc triển khai các giải pháp về huy động vốn, từ việc thực hiện các chính sách tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi, các dự án có nhận vốn của các tổ chức Quốc tế đến công tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt trong khu vực tiền gửi dân cư. 2.1.3.2. Về công tác tín dụng Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHXNK Đống Đa trong những năm qua có nhiều sự thay đổi và phát triển. Nhìn chung các chỉ tiêu về tín dụng đặt ra trong các năm đều được hoàn thành tốt. Tổng dư nợ tăng đều qua các năm, được thể hiện qua bảng sau: Sv: Nguyễn Như Hùng 18 CQ46/15.04
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan