Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tr...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

.DOC
107
179
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---***--- NGUYỄN THỊ XINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Vinh – 2011 Lêi c¶m ¬n 1 Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành tri ân sự giúp đỡ to lớn của Quý thầy, cô trong ban lãnh đạo Trường Đại học sư phạm Vinh; Quý thầy, cô khoa Sau đại học trường Đại học Vinh đã giảng dạy, hướng dẫn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi đối với lớp Cao học quản lý khóa 17 nói chung và từng học viên nói riêng. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS – TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh, ngêi ®· trùc tiÕp híng dÉn khoa häc vµ nhiÖt t×nh gióp ®ì trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu, thùc hiÖn, hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quận ủy, UBND, HĐND Quận Hà Đông -T.p Hà Nội; Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hà Đông, b¹n bÌ ®ång nghiÖp cïng gia ®×nh ®· gióp ®ì, t¹o nhiÒu ®iÒu kiÖn vµ ®éng viªn trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học và Quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Xinh MỤC LỤC 2 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4. Giả thiết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Giới hạn nghiên cứu 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. PP thống kê toán học 8. Đóng góp của luận văn Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Quản lí 1.2.2. Quản lí giáo dục 1.2.3 Quản lí trường học 1.2.4. Đạo đức 1.2.5. Giáo dục đạo đức. 1.2.5.1. Giáo dục 1.2.5.2. Giáo dục đạo đức 1.2.6. Quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh 1.2.7. Biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ 1.2.8. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh THCS 1.3. Nội dung và phương pháp GDĐĐ cho học sinh THCS 1.3.1 Nội dung GDĐĐ cho học sinh 1.3.2 Phương pháp GDĐĐ cho học sinh 1.4. Quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong trường THCS 1.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ 1.4.2. Hiệu trưởng - chủ thể quản lí hoạt động GDĐĐ học sinh trong nhà trường THCS 1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động GDĐĐ 1.4.3.1. Lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ 1.4.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch 1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ 1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh 3 Trang 01 01 03 03 03 03 03 04 04 04 04 04 05 05 06 06 10 10 13 14 15 18 18 20 22 22 23 24 24 26 27 27 28 28 28 30 31 31 1.4.4. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS các trường THCS. 1.4.4.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường 1.4.4.2. Các yếu tố chủ quan, bên trong nhà trường 1.5. Cơ sở pháp lý của đề tài 1.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDĐĐ cho HS nói riêng 1.5.2. Định hướng phát triển GD của thành phố Hà Nội và quận Hà Đông và vấn đề GDĐĐ cho HS cấp THCS 1.6. Kết luận chương 1 Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ học sinh THCS Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội 2.1. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội - Giáo dục Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội. 2.1.2. Tình hình Giáo dục – Đào tạo Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội a) Về mạng lưới trường, lớp, học sinh b) Về cơ sở vật chất trường lớp c) Về chất lượng giáo dục d) Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và GV 2.2. Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 2.2.1. Thực trạng GDĐĐ học sinh. 2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng có liên quan 2.2.1.2 Thực trạng thực hiện các nội dung GDĐĐ 2.2.1.3 Thực trạng kết quả GDĐĐ cho học sinh 2.3 Thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THCS Quận Hà Đông 2.3.1.Thực trạng việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ 2.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ 2.3.2.1.Về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ thông qua dạy học các bộ môn văn hóa 2.3.2.2.Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ thông qua công tác chủ nhiệm lớp 2.3.2.3. Tổ chức GDĐĐ cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL). 2.3.2.4. Tổ chức GDĐĐ thông qua hoạt động Đoàn- Đội 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ 4 32 32 32 33 33 34 35 37 37 37 38 38 39 39 40 41 41 41 44 51 52 52 54 54 56 59 60 62 63 64 2.4.1 Thành công 2.4.2. Những hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế của công tác quản lí GDĐĐ 2.5. Kết luận chương 2 Chương 3: Một số biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ học sinh ở các trường THCS Quận Hà Đông, TP. Hà Nội 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 3.1.3. Nguyên tắc GDĐĐ phải phù hợp đối tượng 3.1.4. Nguyên tắc thống nhất các yêu cầu GDĐĐ 3.2. Một số biện pháp GDĐĐ cho HS các trường THCS quận Hà đông 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí GDĐĐ 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung biện pháp 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho học sinh toàn trường và theo từng khối lớp 3.2.2.1.Mục đích 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 3.2.2.3. Tố chức thực hiện 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện 3.2.3. Quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 3.2.3.1. Mục đích 3.2.3.2. Nội dung của biện pháp 3.2.3.3. Tổ chức thực hiện 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Tăng cường quản lý GDĐĐ học sinh thông qua hoạt động Đoàn – Đội 3.2.4.1. Mục đích 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện 3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho học sinh 3.2.5.1. Mục đích 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp 3.2.5.3. Tổ chức thực hiện 5 64 65 66 68 70 70 70 70 71 71 72 72 72 72 74 75 75 76 76 76 78 79 79 79 80 80 81 81 81 82 82 82 82 83 84 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện 3.2.6 .Thông qua Hội đồng giáo dục và giáo viên chủ nhiệm lớp để kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh 3.2.6.1. Mục đích 3.2.6.2. Nội dung biện pháp 3.2.6.3. Tổ chức thực hiện 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện 3.2.7. Huy động các nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu công tác GDĐĐ. 3.2.7.1. Mục đích 3.2.7.2 Nội dung của biện pháp 3.2.7.3. Tổ chức thực hiện 3.2.7.4. Điều kiện thực hiện 3.2.8. Mối liên hệ giữa các biện pháp 3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 3.3.1. Đối tượng khảo sát 3.3.2. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp theo thang Likert 3.3.2.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 3.3.2.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp 3.4. Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 84 85 85 85 86 87 87 87 88 89 90 90 92 92 93 93 94 95 96 100 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDĐĐ PHHS GVCN CBQL TL HS HS-SV THCS T.p QL HĐ NGLL CNXH CNH-HĐH TDTT QLGD TNCSHCM TS TB TW UBND VHTT GDCD GD&ĐT CBGV CBĐP ĐH NXB THPT BCHTW : Giáo dục đạo đức. : Phụ huynh học sinh. : Giáo viên chủ nhiệm : Cán bộ quản lý. : Tỷ lệ : Học sinh : Học sinh, sinh viên : Trung học cơ sở : Thành phố : Quản lý : Hoạt động : Ngoài giờ lên lớp : Chủ nghĩa xã hội : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Thể dục thể thao : Quản lý giáo dục : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh : Tiến sĩ : Trung bình : Trung ương : Ủy ban nhân dân : Văn hóa thông tin : Giáo dục công dân : Giáo dục và đào tạo : Cán bộ giáo viên : Cán bộ địa phương : Đại học : Nhà xuất bản : Trung học phổ thông : Ban chấp hành trung ương MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài: Đạo đức và giáo dục đạo đức là một phạm trù xã hội, xuất hiện khi có loài người, tồn tại và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Đạo đức là một mặt quan trọng trong nhân cách của mỗi con người, nói lên mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. Đạo đức là kết quả của một quá trình giáo dục, là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Năm 1964 khi Bác Hồ về thăm trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nói: “công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm những biện pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hội nghị lần II của BCH TW khóa VIII đã khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững để thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài, hai mặt của nhân cách mà nhà trường giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách. Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của CNH, HĐH và tin học, đất nước có nhiều đổi mới, đã đạt được những thành tựu về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, nhưng bên cạnh đó những tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động lên đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp, mặt khác những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích đã làm cho một số trường nặng về dạy chữ hơn dạy người, những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm làm cho tình cảm thầy trò bị tổn thương, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc bị mai một dần. 8 Ngoài ra những tệ nạn xã hội và ma túy đã và đang xâm nhập học đường và có xu thế gia tăng, tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh, sinh viên đã làm hủy hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Điều này đã và đang gây ra nhiều khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức tại nhà trường. Mặt khác do cơ chế thị trường, sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, mạng Internet....làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục trong lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi về cơ thể, về sinh lý, tâm lý, đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lý” lại nhanh hơn “con người xã hội”, nếu không được giáo dục sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu văn hóa, phi đạo đức do ý thức không kiềm chế được bản thân. Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam lần II khóa VIII, khi đánh giá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu: “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Trong những năm tới cần “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin...tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Hà Đông vốn là thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ, nay là một quận mới được sát nhập về thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm thành phố, Hà đông dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu ảnh hưởng những mặt tích cực cũng như tiêu cực xảy ra trong cơ chế thị trường và quá trình hội nhập của thành phố, đặc biệt là lối sống thành thị với những nhu cầu đời sống vật chất tinh thần rất cao. Những thực trạng trên đã, đang xảy ra ở quận Hà Đông và có chiều hướng ngày càng gia tăng, vì vậy các nhà quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vấn đề 9 này, đặc biệt là việc nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn Quận. Hiện nay, trong các nhà trường THCS của quận Hà Đông, một bộ phận học sinh còn chưa nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực hành vi và các quy tắc đạo đức, có biểu hiện vi phạm nếp sống văn hóa, coi thường pháp luật, thậm chí suy thoái về đạo đức... Hiện tượng trên là do nhiều nhà trường hiện nay quản lý còn thiên về chất lượng văn hóa, việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức bị xem nhẹ, công tác giáo dục chưa được tuyên truyền rộng rãi nên giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cũng chưa quan tâm và có biện pháp giáo dục đúng đắn với những học sinh chưa ngoan. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của gia đình, môi trường và xã hội phần nào đã tác động nên hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng mặt giáo dục này cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học: 10 Nếu đề xuất và thực hiện những biện pháp quản lý có tính khoa học, khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 5.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS, trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 6. Giới hạn nghiên cứu. Đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn 2011-2015. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức tại các trường THCS, đó là các trường THCS Dương Nội, THCS Phú Lương, THCS Lê Hồng Phong, THCS Yên Nghĩa, THCS Kiến Hưng…của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 7. Các phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này cần phải sử dụng hai nhóm phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng các pp phân tíchtổng hợp, phân loại- hệ thống hóa và cụ thể hóa các quan điểm lý luận trong các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức được đề xuất. - PP quan sát 11 - PP điều tra bằng bảng hỏi - PP phỏng vấn - PP tổng kết kinh nghiệm giáo dục 7.3. PP thống kê toán học: nhằm xử lý số liệu thu được 8. Đóng góp của luận văn : - Đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp có tính phù hợp và khả thi để nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội. Từ đó góp phần vào việc giáo dục con người toàn diện, thích ứng với cuộc sống hiện đại. 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của loài người. Việc giáo dục đạo đức luôn là vấn đề được đặt ra từ xa xưa và luôn thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Vì thế, đây là vấn đề được nhiều nhà nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Ở phương Đông, các quan điểm đạo đức hình thành cách nay trên 26 thế kỷ dựa căn bản trên các học thuyết của Khổng Tử, Lão Tử (Trung Quốc) và Phật giáo (Ấn Độ). Quan niệm về đức được trình bày khá rõ nét trong luận ngữ của Khổng Tử. Khổng Tử cho rằng, sống đúng luân thường là đức, đức là gốc của con người còn hiếu dễ là gốc của đức. Đức không chỉ là thiện đức mà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm. “Đức với tài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phài là gốc” [5, tr3]. Ở phương Tây, các nhà triết học đã cho rằng, đạo đức luôn là tôn trọng những quy định chung và lợi ích chung của mọi người, hay “đạo đức là cái thiện của cá nhân, chính trị là cái thiện của xã hội”(Aristoste 384-332-TCN). Ở Việt Nam, đạo đức cũng chính là một nội dung quan trọng của Nho giáo Việt Nam biểu hiện qua tư tưởng “đức trị”- lấy thức để trị nước. “Đạo đức Nho gia cô đọng ở hai chữ luân, thường” [20, tr16].Theo nghĩa chiết tự thì “luân” có nghĩa là mối quan hệ giữa người với người còn “thường” là cái phổ biến, là cái chung, cái diễn biến thông thường hàng ngày mà con người phải gìn giữ noi theo. Ngũ luân gồm năm quan hệ là quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu. Biểu hiện tiêu biểu của ngũ luân là các đức tính trung, hiếu, tiết, nghĩa. Ba mối quan hệ quan trọng nhất trong ngũ luân gồm quân thần, phụ tử, phu phụ được gọi là tam cương. “Thường” là “ngũ thường” bao gồm năm đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đó là năm đức tính tiêu biểu của một “người hiền”, một mẫu người tiêu biểu của chế độ phong kiến. 13 Phật giáo không đề cập trực tiếp đến các khái niệm đạo đức song triết thuyết Phật giáo hướng con người đến việc tu thân diệt khổ nhằm đạt đến trạng thái niết bàn, hạnh phúc; nhất là diệt tham sân si. Triết lí nhân sinh của Phật giáo thể hiện qua thuyết “Tứ diệu đế” gồm Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế. Trong đó, “Đạo đế” chủ yếu đề cập đến con đường tu hành để hoàn thiện đạo đức cá nhân. Nhân dân ta đề cao cả tam giáo (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo) và chọn lọc cái tốt, cái tinh túy để noi theo, học theo. Chung nhất vẫn là đề cao cái đức làm người, nhắc nhở nhau nuôi trồng cây đức: “Người trồng cây hạnh người chơi, ta trồng cây đức để đời mai sau”. Xác định việc rèn luyện đức độ không chỉ cho mình mà còn vì con cháu, đồng thời đặc biệt quan tâm khuyên dạy con cháu về đức hiếu kính, với tư tưởng “nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên”, “Đạo làm con chớ hững hờ, phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha”. Điểm đáng nói là nhân dân ta vốn coi trọng đạo đức thực hành, coi trọng những việc nhân nghĩa thực tế: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Hoặc ”Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người”… Có thể quan niệm “Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc biệt phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, của xã hội loài người” [8, tr6]. Xã hội ngày càng phát triển thì các mối quan hệ giữa người với người cũng ngày càng phong phú, đa dạng và do vậy hệ thống các chuẩn mực đạo đức cũng ngày càng được bổ sung hoàn thiện thêm. Các giá trị, nội dung của đạo đức vì thế không mang tính bất di bất dịch, có những giá trị lỗi thời cần được thay thế và có những giá trị mới cần được bổ sung đề cao; có ý kiến cho rằng đó là tính “bất biến tương đối” của đạo đức. Đây cũng là một quan điểm đòi hỏi khi bàn về vấn đề đạo đức thì cần phải có phương pháp tiếp cận đúng đắn; đặt vấn đề trong các mối quan hệ biện chứng và phát triển. 14 Rõ ràng, các chuẩn mực đạo đức được hình thành dựa trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội mang bản chất xã hội sâu sắc và do nền kinh tế xã hội quyết định. Chính do vậy nên ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau, trong hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau, đạo đức của con người được đánh giá theo những chuẩn mực và quy tắc đạo đức không hoàn toàn giống nhau. Điều đáng nói hiện nay là suy thoái đạo đức đang trở thành vấn đề toàn cầu. Các giá trị đạo đức chung của nhân loại vẫn chưa đạt được sự thống nhất cần thiết, những hiểm họa do tranh chấp sắc tộc, lợi ích, tôn giáo và chiến tranh, khủng bố diễn ra ngày càng nghiêm trọng, vẫn đang là những tai họa khó đối phó nhất mà con người còn phải hứng chịu nặng nề trong thế kỷ XXI. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức song giá trị chung nhất có thể thống nhất được là ở chỗ hễ nói đến đạo đức tức nói đến các giá trị chân, thiện, mĩ, nói đến việc chống lại cái ác, cái xấu và điều không ai chối cãi là vai trò đặc biệt quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai. Sinh thời, Bác Hồ đặc biệt coi trọng vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Bác đánh giá cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành các đức tính thiện ác của con người: “Thiện ác nguyên lai vô định tính Đa do giáo dục đích nguyên nhân” Bên cạnh con đường giáo dục thì đạo đức còn được hình thành bằng con đường tự giáo dục, Bác chỉ ra điều này bằng cách nói rất hình ảnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phất triển và cũng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [15, tr288]. Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm GDĐĐ cho thế hệ trẻ như là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu; đặc biệt Hội nghị Trung ương (TW) lần thứ bảy họp tại Hà Nội vào tháng 7/2008 đã đề ra nghị quyết về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định mục tiêu: “Nâng cao 15 nhận thức chính trị, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là hoc sinh, sinh viên. Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiên có hiệu quả Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên” [2, tr15]. Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước đề cập vấn đề GDĐĐ cho học sinh. Tiêu biểu như: Phạm Minh Hạc (2011) với tác phẩm: “Phát triển con người toàn diện thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước”. Phạm Khắc Chương với các tác phẩm: “Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT” (1995), “Chỉ nam nhân cách học trò” (2002), “Rèn luyện ý thức công dân” (2002), “Đạo đức học” (2001, 2007). Đặng Quốc Bảo với tác phẩm: “Một số ý kiến về nhân cách thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên”… Những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đã chỉ ra những lí luận và định hướng cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh. Gần đây có một số tác giả chọn vấn đề GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho học sinh làm đề tài luận văn thạc sĩ như: Đào Ngọc Thành (2005): “Các biện phấp quản lí của Hiệu trưởng nhằm nâng cao kiến thức GDĐĐ cho học sinh trường THCS, cho cha mẹ hoc sinh tại Hà Nội”. Bùi Văn Phỉ (2006): “Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Càng Long, tinh Trà Vinh”. Trần Thế Hùng (2006): “Một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”. 16 Nguyễn Anh Tuấn (2007): “Một số biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”… Các đề tài trên cùng nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đức cho HS, tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu khác nhau vì thế, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có nhiều điểm khác biệt. Đề tài của tác giả Đào Ngọc Thịnh ở Hà Nội thiên về việc nâng cao kiến thức GDĐĐ cho học sinh và cho cha mẹ học sinh. Đề tài của Bùi Văn Phỉ ở Trà Vinh và của Nguyễn Anh Tuấn ở Phú Thọ nghiên cứu vấn đề GDĐĐ ở cấp THPT, hay một số tác giả khác lại tìm hiểu việc GDĐĐ và quản lý việc GDĐĐ ở các địa phương miền Trung và Nam bộ…Như vậy, chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THCS trên địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 1.2. Các khái niệm cơ bản: 1.2.1 Quản lí “Quản lí là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người”[21, tr11]. Thực vậy, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội (C.Mác) và trong các mối quan hệ xã hội đó, con người có thể là chủ thể quản lí hoặc là đối tượng chịu sự quản lí của các chủ thể khác. Có thể thấy rằng quản lí là một loại hình lao động đặc biệt nhằm điều khiển, tác động lên các quá trình lao động phát triển xã hội. Dễ thấy rằng, quản lí là một hoạt động đã và sẽ tồn tại đồng hành cùng với loài người. Xã hội phát triển càng cao thì yêu cầu và đòi hổi về lao động quản lí càng đa dạng, phong phú. Có khá nhiều khái niệm đề cập đến thuật ngữ quản lí. Các tác giả phương Tây như Frederich Wiliam Taylor (1856 – 1915); Henry Fayol (1841 – 1925); Max Weber (1864 – 1920) tuy có các quan điểm không đồng nhất song trên cơ bản đều cho rằng quản lí là một lao động khoa học và cần thiết nhằm thúc đẩy sự 17 phát triển của xã hội, quản lí tốt giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả, kết quả của quá trình sản xuất. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Quản lí là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một tổ chức” [36, tr1363]. Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [21, tr12]. Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [35, tr40]. Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Quản lí một đơn vị với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và ngnhệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra” [9, tr6]. Các tác giả khác như Vũ Ngọc Hải, Hồ Văn Vĩnh, Trần Kiểm…khi bàn về quản lý đã chỉ ra các thành tố của nó, đó là: - Quản lí là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí. - Quản lí là một hoạt động khoa học và nghệ thuật, tác động lên các thành tố của hệ thống bằng những phương pháp phù hợp. - Mục tiêu của quản lí là nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu phát triển cao hơn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Các chức năng cơ bản của quản lý: Có nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ra những quan điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý. Theo quan điểm quản lý hiện đại, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau: 18 a) Chức năng kế hoạch: Đây là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Khi tiến hành chức năng kế hoạch, người quản lý cần hoàn thành được hai nhiệm vụ là xác định đúng những mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quy định những biện pháp có tính khả thi (phù hợp với quan điểm, đường lối theo từng giai đoạn phát triển của đất nước). b) Chức năng tổ chức: Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý, nó có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt là chức năng tổ chức; có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối sắp xếp nguồn nhân lực khoa học hợp lý. Sức mạnh mới của tổ chức có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó nên người ta còn nhấn mạnh vai trò này bằng tên gọi “hiệu ứng tổ chức”. c) Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Là chức năng thứ ba trong một quá trình quản lý nó có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa các mục tiêu. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của các chủ thể quản lý với những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống giáo dục và trở thành nhu cầu chung của mọi cán bộ công chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để làm việc. Do vậy, chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động. d) Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức. 19 Là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ như thế nào, tốt, vừa, xấu, đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý ban hành có phù hợp với thực tế hay không, trên những cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt được các mục tiêu đề ra. Như vậy, chức năng kiểm tra thể hiện rõ vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu và kế hoạch đã xác định. 1.2.2 Quản lí giáo dục Quản lí giáo dục là một bộ phận quan trọng trong hoạt động quản lí kinh tế, xã hội. để sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển thì một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là cần phải tăng cường chất lượng của hoạt động quản lí giáo dục. Ở đây, khái niệm quản lí giáo dục được đề cập ở khía cạnh điều hành hệ thống giáo dục quốc dân. Theo M.I Khonđacốp thì “Quản lí giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển mà mờ rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng”. Theo Trần Kiểm thì “Quản lí giáo dục được hiểu là những tác dộng tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thốngm hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [25, tr37]. Theo Đặng Quốc Bảo thì “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu hát triển xã hội” [15, tr4]. Phạm Khắc Chương quan niệm rằng: “Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất