Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại tr...

Tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật quảng trạch

.DOC
86
5162
71

Mô tả:

Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ---------- PHAN XUÂN TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT QUẢNG TRẠCH Chuyên ngành: Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến HÀ NỘI – 2010 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 NỘI DUNG CHÍNH 1 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 6 1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 6 1.1.1. Trên Thế giới 6 1.1.2. Tại Việt Nam 8 1.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 12 1.2.1. Khuyết tật trí tuệ 12 1.2.1.1. Khái niệm KTTT 12 1.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến KTTT 13 1.2.1.3. Phân loại mức độ KTTT 14 1.2.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh KTTT 15 1.2.1.5. Nhu cầu và khả năng của trẻ KTTT 23 1.2.2. Kỹ năng tự phục vụ 25 1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng và sự hình thành kỹ năng 25 1.2.2.2. Khái niệm kỹ năng tự phục vụ 29 1.2.2.3. Vai trò của kỹ năng tự phục 30 1.2.2.4. Nội dung dạy kỹ năng tự phục vụ 31 1.2.3. Mục tiêu và phương pháp hình thành KNTPV cho trẻ KTTT 32 1.2.3.1. Mục tiêu hình thành KNTPV cho trẻ KTTT 32 1.2.3.2. Phương pháp hình thành KNTPV cho trẻ KTTT 32 1.2.4. Ý nghĩa của việc hình thành KNTPV cho trẻ KTTT 33 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B Chương 2: Thực trạng việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch - Quảng Bình 35 2.1. Khái quát quá trình khảo sát 35 2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát 35 2.1.2. Quá trình khảo sát 36 2.2. Thực trạng hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT 37 2.2.1. Đánh giá nhận thức của giáo viên và người chăm sóc, phụ huynh học sinh 37 2.2.2. Môi trường, hình thức dạy kỹ năng tự phục vụ 40 2.2.3. Nội dung dạy các KNTPV 42 2.2.4. Biện pháp dạy các kỹ năng tự phục vụ 43 2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT 45 2.2.6. Đánh giá chung thực trạng hình thành KNTPV cho trẻ KTTT 46 2.2.7. Nguyên nhân thực trạng hình thành KNTPV cho trẻ KTTT. 47 Chương 3: Biện pháp để hình thành KNTPV cho trẻ KTTT tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch 49 3.1. Ý kiến của giáo viên, phụ huynh, người chăm sóc học sinh KTTT 49 3.2. Các biện pháp hình thành KNTPV cho trẻ KTTT 49 3.2.1. Nhóm biện pháp tác động đến giáo viên 49 3.2.2. Nhóm biện pháp tác động đến học sinh KTTT 52 3.2.3. Các biện pháp khác 55 1 3.3. Thử nghiệm 57 3.3.1. Mục đích thử nghiệm 57 3.3.2. Nội dung thử nghiệm 57 3.3.3. Đối tượng thử nghiệm 57 3.3.4. Tiến hành thử nghiệm 59 3.3.5. Kết quả thử nghiệm 63 KẾT LUẬN 68 1. Kết luận chung vấn đề nghiên cứu 65 2. Đề xuất và khuyến nghị 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC Lời cảm ơn Qua khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian làm khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa giáo dục đặc biệt – Trường Đại sư phạm Hà Nội, cùng toàn thể thầy cô giáo Nhật bản, đã mang đến cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập vừa qua, giúp em tự tin và trưởng thành hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch đã tạo điều kiện để em có thể tiến hành khảo sát và thực nghiệm. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân và bạn bè, những người luôn động viên khích lệ và giúp đỡ em. Mặc dù khóa luận đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt thành từ phía các thầy cô và các bạn để cuốn khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2010 Sinh viên Phan Xuân Trường DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TT 1 Viết tắt KTTT Nội dung Khuyết tật trí tuệ 2 3 4 5 6 7 KN KNTPV GDĐB AAMR ABS – S:2 DSM - IV Kỹ năng Kỹ năng tự phục vụ Giáo dục đặc biệt Hiệp hội khuyết tật trí tuệ Mỹ Thang đo hành vi thích ứng Sổ tay chuẩn đoán và thông kê những rối nhiễu tâm thần IV Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “ Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” ( Tuyên ngôn nhân quyền Mỹ năm 1976). Điều đó có nghĩa là bất kỳ già trẻ, trai, gái, bất kỳ người giàu người nghèo, người có tật hay không có tật, đã là con người là ngay từ khi mới sinh ra đều được hưởng quyền bình đẳng: Được chăm sóc, giáo dục, có các quyền khác và nghĩa vụ như nhau. Để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ Khuyết tật trí tuệ nói riêng, các nước tiến bộ trên thế giới sớm quan tâm đến sự phát triển giáo dục cho trẻ khuyết tật . Ở Việt Nam, công tác giáo dục trẻ khuyết tật ra đời muộn hơn một số nước phát triển trên thế giới. Song, với đường lối đúng đắn, phát huy con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững của xã hội, của đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm, ưu tiên cho trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Cùng với việc xây dựng và triển khai vào cuộc sống cộng đồng Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật, nước ta đã xây dựng và triển khai chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em Khuyết tật trí tuệ nói riêng cũng được hưởng quyền lợi chăm sóc, học tập và vui chơi như các trẻ em bình thường khác. Mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật nằm trong mục tiêu chung để đào tạo con người trong hệ thống giáo dục quốc gia. Theo UNESCO thì mục tiêu học tập của con người là: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống”. Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải thay đổi quan điểm giáo dục. Tức là giáo dục phải lấy trẻ làm trung tâm và giáo dục phải xuất phát từ khả năng và nhu cầu của trẻ. Đối với trẻ khuyết tật, mục tiêu cuối cùng và cốt lõi nhất của giáo dục đó là giúp trẻ có được cuộc sống độc lập đến 1 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B mức có thể thì trẻ mới tự tin, tránh mặc cảm và tự khẳng định mình trong cuộc sống. Như vậy, mục tiêu chung của GDĐB cho trẻ KTTT là dạy những kiến thức văn hoá và kỹ năng liên quan nhằm giúp trẻ sống độc lập ở mức cao nhất và có một vị trí xứng đáng trong xã hội. Do đó, chương trình học phải bao gồm việc học những kỹ năng sống nhằm tạo cho trẻ cuộc sống tự lập càng sớm càng tốt, giáo dục lao động rất quan trọng đối với mọi trẻ em, trong đó giáo dục lao động tự phục vụ làm nhiệm vụ tối quan trọng của công tác GDĐB. Một trong những kỹ năng cần được đề cập đầu tiên, cần thiết và quan trọng nhất đó là kỹ năng tự phục vụ. KNTPV là mốc đầu tiên đánh dấu sự độc lập của một đứa trẻ, trẻ có thể tự phục vụ được bản thân để khẳng định cái “tôi” của mình. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời trẻ. Đối với trẻ KTTT, tự phục vụ được bản thân lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân trẻ và giảm bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục cho trẻ KTTT theo định hướng của GDĐB tại Việt Nam, đó là: lĩnh hội kiến thức cần thiết cho cuộc sống của trẻ; rèn luyện kỹ năng cần thiết; thái độ của trẻ đối với thế giới xung quanh thì trẻ KTTT cần phải có KNTPV để có thể độc lập ở mức cao nhất. Ở Việt Nam hiện nay, thực tế một số trường đã có chương trình dạy kỹ năng sống, KNTPV và họ đã tiến hành dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT. Song, vấn đề lý luận còn chưa được quan tâm nghiên cứu, có rất ít sách, ít tài liệu đề cập tới vấn đề hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Ngoài ra, một số phụ huynh chưa thấy hết tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ KTTT. Bố mẹ trẻ nghĩ rằng trẻ không thể tự mình làm được những gì trẻ có thể tự phục vụ bản thân của mình mà luôn phải cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. Cho nên, một số phụ huynh đã không chú trọng đến việc hình thành KNTPV cho trẻ. Chính điều này đã làm cản trở đến sự phát triển của trẻ, làm giảm sự tự tin ở bản thân trẻ, dẫn đến trẻ 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B thụ động trong việc thực hiện các hoạt động và thụ động trong việc học các kỹ năng cần thiết đối với bản thân trẻ. Dẫn đến trẻ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có thể làm được một điều gì. Số khác phụ huynh thì phó mặc cho giáo viên dạy trẻ, một số ít phụ huynh có quan tâm đến việc hình thành KNTPV cho trẻ nhưng không nhiều. Đa số họ chưa có kiến thức và kỹ năng để có thể dạy KNTPV cho trẻ. Ngoài ra, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm việc tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, tôi nhận thấy rằng, trong những năm qua, Trung tâm tôi ngày càng lớn mạnh không những về số lượng và chất lượng, đội ngũ giáo viên càng tăng lên, học sinh ngày càng tăng về số luợng, chất lượng học tập của học sinh cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, khó khăn đáng nói ở đây là học sinh KTTT vào Trung tâm một số em rất yếu về khả năng tự phục vụ. Vì vậy, song song với việc dạy và học văn hoá thì điều cần thiết và quan trọng nhất là phải hình thành cho các em kỹ năng tự phục vụ, giúp các em tự khẳng định mình và góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc nghiên cứu của chúng tôi nhằm giúp trẻ KTTT có thể tham gia vào quá trình lao động tự phục vụ và hình thành những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Với tất cả lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Khuyết tật trí tuệ tại trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc dạy kỹ năng phục vụ cho trẻ KTTT, từ đó đề xuất một số biện pháp để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT, từ đó đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp trong dạy kỹ năng TPV cho trẻ KTTT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài 3 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B 3.2. Tìm hiểu thực trạng hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT 3.3. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT và thực nghiệm sử dụng một số biện pháp hình thành KNTPV cho trẻ KTTT. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT 4.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT - Khách thể khảo sát : + Học sinh KTTT + Giáo viên dạy trẻ KTTT trong trường chuyên biệt. + Phụ huynh, người chăm sóc học sinh KTTT 5. Giả thuyết khoa học Trong thực tế hiện nay cha mẹ, giáo viên, nhân viên chăm sóc đã sử dụng một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT nhưng chưa hiệu quả, nếu chỉ ra các biện pháp phù hợp sẽ giúp các em hình thành kỹ năng một cách tốt hơn. 6. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch – Quảng Bình - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát bao gồm: Giáo viên, nhân viên chăm sóc, phụ huynh, học sinh KTTT tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Thu thập thông tin về các vấn đề lí luận có liên quan tới đề tài - Tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các thông tin từ sách, tài liệu… 4 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B 7.2 Phương pháp quan sát - Mục đích: Thu thông tin về kỹ năng tự phục vụ của trẻ KTTT - Tiến hành: Quan sát trẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ tại trung tâm, quan sát các hoạt động hằng ngày của học sinh KTTT. 7.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Thu thập ý kiến từ giáo viên, người chăm sóc, phụ huynh học sinh để đánh giá thực trạng việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT. Thu thập ý kiến của giáo viên, nhân viên chăm sóc, phụ huynh học sinh về các biện pháp đưa ra. - Phương tiện: Sử dụng phiếu hỏi ý kiến dành cho giáo viên và người chăm sóc, phụ huynh học sinh từ đó phân tích các ý kiến thu được. 7.4 Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: thu thập thông tin về nội dung, các biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT. - Tiến hành: Lấy ý kiến chuyên gia, đặt câu hỏi trực tiếp đối với giáo viên, người chăm sóc, phụ huynh học sinh ghi lại những ý kiến nhận xét đó. 7.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thông kê toán học. - Mục đích: Phân tích kết quả thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến Tổng hợp số liệu trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học. 7.6 Phương pháp thực nghiệm - Mục đích chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp đưa ra. - Tiến hành: Chọn 2 học sinh KTTT để thực nghiệm. 8. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương. 5 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Chương trình giáo dục KNTPV đã được xây dựng và thực hiện cùng với sự phát triển của công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật nói chung và đặc biệt là trẻ KTTT nói riêng. Để tìm hiểu công tác giáo dục KNTPV trên thế giới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, xem xét chương trình giáo dục KNTPV tại một số quốc gia và nội dung giáo dục KNTPV trong các chương trình can thiệp cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng. Giáo dục KNTPV cho trẻ khuyết tật là một bộ phận của chương trình giáo dục đặc biệt tại các Quốc gia, các quốc gia tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mình để xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng cho trẻ em KTTT ở Quốc gia mình. Tại Hà Lan, chương trình sử dụng tại các trường chuyên biệt cho trẻ KTTT gồm những môn khoa học như ngôn ngữ, làm toán, giáo dục thể chất , nghệ thuật, định hướng về con người và thế giới trong đó có định hướng về hành vi và khả năng tự lực Tại Australia, chương trình giảng dạy đặc biệt sử dụng tại các trường chuyên biệt cho trẻ KTTT gồm những môn khoa học như: ngôn ngữ, làm toán, các môn khoa học xã hội và khoa học môi trường, giáo dục môi trường, 6 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B công nghệ, sức khỏe và môi trường thể chất trong đó có nội dung chăm sóc bản thân, gồm các kỹ năng như ăn uống, các kỹ năng mặc và cởi và mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và tắm rửa. Tại Nhật Bản, dựa trên khả năng và nhu cầu của trẻ để đưa ra chương trình tổng hợp đối với trường chuyên biệt, ở Nhật giáo dục bắt buộc với học sinh cấp 2, sau đó học sinh có thể học tiếp lên cấp 3 nhưng mục tiêu chính vẩn là làm sao cho học sinh KTTT có thể sống độc lập, vì vậy Nhật Bản là nước rất chú trọng tới việc hình thành KNTPV cho trẻ. Như vậy, giáo dục KNTPV là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục cho trẻ KTTT của nhiều Quốc gia, Giáo dục KNTPV cho trẻ KTTT nhằm mục đích chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhất để trẻ có thể tham gia vào cuộc sống, hoạt động sinh hoạt, lao động, vui chơi giãi trí hằng ngày. Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cũng được thể hiện trong các chương trình can thiệp, thang đo thích ứng, thang đo phát triển…dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ khuyết tật và trẻ KTTT, trong các chương trình và các thang đo này, nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ được đề cập theo lĩnh vực can thiệp, như lĩnh vực kỹ năng cá nhân, kỹ năng sống hoặc các kỹ năng tự phục vụ. Chương trình từng bước nhỏ một, là một chương trình can thiệp sớm cho trẻ KTTT do trường Đại học Macquarie ở Sydney thực hiện, được tiến hành từ năm 1974. Chương trình này được xây dựng và được viết thành sách gồm có 8 quyển trong đó quyển thứ 7 đề cập đến kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội. Quyển này đã đưa ra những hướng dẫn, cách dạy đối với một số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT có tuổi phát triển từ 0 - 4 tuổi gồm các kỹ năng ăn uống, cách ăn mặc, cách đi vệ sinh, tắm rửa… Chương trình cũng đưa các dạy bằng việc phân tích mỗi kỹ năng thành các kỹ năng nhỏ hơn và lần lượt dạy theo chuỗi, giúp trẻ tiếp thu và học dễ dàng hơn. Chương trình Carolina được xây dựng bởi trường Đại học Carolina nước Mỹ vào năm 1986. Ban đầu chương trình dành cho trẻ khuyết tật và kém may mắn sau đó mở rộng đối tượng là những trẻ có nhu cầu đặc biệt, nội dung 7 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B của chương trình được chia theo các lĩnh vực phát triển của trẻ: Vận động tinh, vận động thô, nhận thức, kỹ năng cá nhân và xã hội, các KNTPV được đề cập đến khá đầy đủ và chi tiết. Cũng như từng bước nhỏ một, chương trình Carolina cũng đưa ra các hướng dẫn đối việc dạy các kỹ năng cho trẻ KTTT, trong đó có KNTPV. Thang đo hành vi thích ứng ABS – S : 2. Thang đo ABS – S:2 được xây dựng bởi hiệp hội KTTT Mỹ. Trong thang đo này, KNTPV được đề cặp đến trong lĩnh vực hoạt động học tập, bao gồm các nội dung như ăn uống, sử dụng nhà vệ sinh, mặc cởi quần áo, đi lại và các hoạt động khác. Chương trình giáo dục sớm Portage dành cho trẻ 0-6 tuổi bao gồm bảng kiểm tra chương trình giáo dục sớm Portage được kết hợp chặt chẽ với bảng kiểm tra ngôn ngữ Wessex đã được điều chỉnh. Bảng bao gồm 624 hành vi, được chia thành 6 lĩnh vực phát triển: Sự kích thích ẫm ngữa, tự phục vụ, vận động, hòa nhập xã hội, nhận thức và ngôn ngữ. Các kỹ năng thuộc 6 lĩnh vực được sắp xếp theo một trình tự phát triển riêng với kỹ năng tự phục vụ bao gồm các nội dung như: Ăn uống, đi vệ sinh, tắm rửa… Như vậy chương trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT đã được rất nhiều quốc gia quan tâm và xây dựng, điều đó chứng tỏ rằng, đây là một nội dung quan trọng với trẻ KTTT. 1.1.2. Tại Việt Nam Giáo dục cho trẻ khuyết tật bắt đầu từ thế kỷ XIX. Ban đầu là những chương trình dành cho trẻ khuyết tật về thính giác và thị giác, công tác giáo dục cho trẻ KTTT được tiến hành muộn hơn. Trong những năm gần đây, công tác giáo dục cho trẻ KTTT ngày càng được quan tâm hơn, các trung tâm giáo dục tiếp nhận cho trẻ KTTT ngày càng được tăng lên. Các cơ sở giáo dục cũng đã tiến hành triển khai nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT bên cạnh các nội dung giáo dục khác. Chương trình GDĐB dựa trên thang PAC của trường Hoa Phong Lan – Đà Lạt. Là biểu đồ đánh giá bước tiến của sự phát triển cá nhân và xã hội. Với 8 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B mục đích dạy kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự phục vụ nhằm giúp trẻ tự lập ở mức cao nhất trong khả năng có thể. Thang đo này đã được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam từ mẫu PAC 1 là một trong 8 mẫu của H.C.GUNZBURG tái bản lần thứ 14 năm 1975. Mẫu PAC là một trong 8 mẫu PAC dành cho trẻ KTTT tuổi học đường. Thang đo này gồm 2 phần: Đánh giá xã hội và đánh giá cá nhân. Trong đó đánh giá xã hội bao gồm 4 phần: Kỹ năng tự lực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá cá nhân được chia làm 13 phần bao gồm tự chăm sóc, thích nghi, liên hệ xã hội, tính dục, xã giao, tin cậy, tính thật thà, đối xử, bạn bè, hợp tác, nghề nghiệp, chế ngự. Chương trình giáo dục chức năng của trường Tương Lai – Cần Thơ có mục đích là đáp ứng 2 nguyên tắc cơ bản: dạy các kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tự thực hiện khi lớn lên và dạy các kỹ năng phù hợp với điều kiện sống thật trong cộng đồng, để đảm những nguyên tắc này, chương trình giáo dục tập trung vào 7 lĩnh vực: - Vệ sinh(đi vệ sinh, chăm sóc cơ thể, vệ sinh môi trường…) - Ăn và uống(Các kỹ năng ăn uống cơ bản, dọn bàn, nấu ăn…) - Di chuyển(đi bộ, sử dụng các phương tiện giao thông, an toàn giao thông..) - Trang phục(các kỹ năng cơ bản như mặc và cơi quần áo, giặt quần áo…) - Giãi trí: Xem phim, nghe hát, tham quan, tham gia trò chơi.. - Về thủ công/nghề: Sử dụng các công cụ hằng ngày(kéo, búa, cưa…)làm thủ công - Thể dục – thể thao – sức khỏe – giới tính – an toàn Chương trình giáo dục khá phong phú trong đó rất nhiều kỹ năng tự phục vụ được đưa vào giáo dục trẻ KTTT giúp các em có thêm nhiều kỹ năng hơn để có thể sống độc lập trong cộng đồng. Chương trình GD ĐB dưạ trên một phần thang đo hành vi thích ứng ABS – S:2 của trường Thánh mẫu – Sài gòn. Trường có quan điểm “Trường 9 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B học là nơi vui vẻ” do vậy các trẻ rất thích đến trường. Tại trường, giáo viên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ tham gia, tập cho các trẻ tự lập đến mức tối đa, tạo sự tự tin cho trẻ - tự làm được mà không cần giúp đỡ từ người khác, trường có các hoạt động lao động hướng nghiệp như nấu ăn, tập sử dụng máy vi tính… Chương trình giáo dục môn “kỹ năng tự lập” của trường Tiểu học Bình Minh- Hà Nội có sử dụng thang PAC để đánh giá trẻ, sau đó dựa trên khả năng và nhu cầu của trẻ, trường sẻ dạy kỹ năng tự lập cho trẻ KTTT dựa trên 5 nguyên tắc: - Dạy những điều thiết thực với trẻ - Dạy với tốc độ chậm và nâng cao dần - Dạy theo khả năng của trẻ - Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ KTTT - Dựa vào yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Những trẻ KTTT sau khi học tại trường Bình Minh, nhờ có định hướng giáo dục đúng đắn và những bài học kỹ năng tự lập mà các trẻ đã có khả năng sống tự lập, sau khi ra trường nhiều em có thể tự lao động kiếm sống, một số khác có thể tham gia phụ giúp gia đình. Tài liệu phục hồi chức năng cho trẻ KTTT, ban biên soạn tài liệu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, biên soạn tài liệu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai từ năm 1987, với sự tham gia xây dựng của các chuyên gia đầu ngành và các chuyên gia nước ngoài, đối tượng sử dụng tài liệu này là cán bộ cán bộ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, các cộng tác viên phục hồi chức năng, nội dung cuốn sách báo gồm những kiến thức cơ bản về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện các biện pháp chăm sóc và PHCN cho trẻ KTTT, ngoài ra tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp một số dịch vụ cần thiết mà gia đình trẻ có thể tham khảo. Ngoài các chương trình giáo dục của các trường nêu ở trên thì việc dạy 10 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B KNTPV còn được đề cập trong một số nghiên cứu, tiêu biểu là các nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Thị Hạnh với đề tài “Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT trường tiểu học Bình Minh – Hà Nội”. Trong đề tài, tác giả đã đề cập khá đầy đủ những khía cạnh liên quan tới hình thành KNTPV cho trẻ KTTT và tác giả đã tiến hành hình thành kỹ năng tự đánh răng cho 2 trẻ KTTT trường tiểu học Bình Minh. Tác giả cũng đã đề cập tới một kế hoạch cụ thể để dạy kỹ năng này cho các em như soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương pháp dạy học chủ yếu là làm mẫu, hướng dẩn, … Tác giả Hoàng Thị Môn với đề tài “ Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ Down tại gia đình”. Trong kế hoạch đó, phải đưa ra những mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn phù hợp với mỗi trẻ. Tác giả đã chỉ ra trong môi trường gia đình, cần tập trung vào các kỹ năng như kỹ năng tự chăm sóc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, riêng kỹ năng tự chăm sóc bao gồm một số nội dung như: ăn uống, đi vệ sinh, cởi mặc quần áo, đi lại… Đây là nhóm kỹ năng rất được tác giả chú trọng để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân tại nhà. Với việc xây dựng đề tài này đã đem lại nhiều lợi ích cho gia đình trong giáo dục trẻ Down. Với các nội dung cần dạy chúng tôi nhận thấy tác giả nêu khá đầy đủ trong đề tài cập nhật sâu đến kỹ năng tự phục vụ. Tác giả Nguyễn Thị Hoa với đề tài “ Tìm hiểu các yếu tố tác động lên hiệu quả hình thành kỹ năng cá nhân - xã hội cho trẻ KTTT trong giáo dục lao động tự phục vụ nấu ăn”. Đề tài nhấn mạnh vai trò giáo dục lao động tự phục vụ, tác giả đã tiến hành một số giờ dạy trẻ kỹ năng qua hình thành KNTPV cho trẻ KTTT….Đề tài đã có những đóng góp nhất định cho công tác giáo dục KNTPV cho trẻ KTTT. Tác giả Phạm Huyền Thanh với đề tài “ Sử dụng phương pháp xâu chuỗi trong dạy kỹ năng tự phục cho trẻ KTTT” trong đề tài tác giả đã đề cập khá nhiều nội dung liên quan đến trẻ hình thành KNTPV cho trẻ KTTT và việc sử dụng phương pháp dạy học xâu chuỗi trong dạy KNTPV cho trẻ 11 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B KTTT góp phần rất lớn rất lớn trong việc hình KNTPV cho trẻ. Tác giả đã tiến hành thử nghiệm trên 2 trẻ KTTT và kết quả và đạt kết quả khá tốt, trẻ có nhiều tiến bộ khi sử dụng phương pháp xâu chuỗi… Tóm lại, lĩnh vực giáo dục KNTPV đã được các chuyên gia, các nhà giáo dục, những người liên quan đến GDĐB cho trẻ KTTT rất quan tâm, những chương trình giáo dục đề cập đến việc dạy KNTPV cho trẻ KTTT có nội dung hết sức đa dạng, phong phú, các phương pháp dạy KNTPV cũng được nhắc đến như làm mẫu, hướng dẫn, sử dụng đồ vật trực quan, chia nhỏ nhiệm vụ…. 1.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 1.2.1. Khuyết tật trí tuệ 1.2.1.1. Khái niệm Khuyết tật trí tuệ Ở nước ta những trẻ KTTT trước đây thường gọi là “ trẻ chậm khôn” thuật ngữ này cũng lần đầu tiên sử dụng tại trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Thuật ngữ “ Chậm phát triển tâm thần” cũng được sử dụng trong nhiều tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Trên thế giới đang sử dụng phổ biến thuật ngữ “ Mental Rertardation” do hiệp hội KTTT trí tuệ Mỹ (AAMR) lựa chọn và “Intellectual Disability” do tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về KTTT (IASSSID) lựa chọn. Những năm gần đây người ta sử dụng thuật ngữ khuyết tật trí tuệ ( Intellectual disability) và khuyết tật phát triển trí tuệ ( Tại Việt nam đang sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “ Khuyết tật trí tuệ”. Vậy “Khuyết tật trí tuệ là gì”? Có nhiều khái niệm khác nhau về KTTT nhưng tới nay, các chuyên gia, giáo viên và những người có liên quan đến công tác giáo dục trẻ KTTT đang sử dụng khá phổ biến khái niệm về KTTT theo AAMR (2002), khái niệm được đề cập như sau: KTTT là loại khuyết tật được xác định bởi những hạn chế đáng kể về những hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kỹ năng nhận thức, xã hội và kỹ năng thích ứng thực tế, khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. 12 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B Tiêu chuẩn chẩn đoán KTTT: Theo DSM – IV, tiêu chuẩn chẩn đoán KTTT bao gồm: A. Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình, chỉ số trí tuệ đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân ( đối với trẻ nhỏ người ta dựa vào các đánh giá lâm sàng để xác định ). B. Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là 2 trong số 10 lĩnh vực sau đây được coi là quan trọng để chẩn đoán KTTT: Giao tiếp, tự chăm sóc, cuộc sống gia đình, kỹ năng xã hội, sử dụng tiện ích tại cộng đồng, sức khoẻ và độ an toàn, học tập, giải trí và lao động. C. Hiện tượng KTTT xuất hiện trước 18 tuổi Theo DSM – IV, Đặc điểm cơ bản của khuyết tật là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình ( Tiêu chí A), bị hạn chế đáng kể về ít nhất 2 trong số những lĩnh vực hành vi thích ứng đã đề cập, (tiêu chí B), khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi(Tiêu chí C). 1.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến KTTT Một câu hỏi thường trực cho tất cả các bậc phụ huynh và những ai làm việc trực tiếp với trẻ KTTT là: Nguyên nhân nào dẫn đến đứa trẻ KTTT? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến KTTT. Đây là vấn đề khoa học chưa giải đáp được rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia đã thống nhất các nguyên nhân gây ra KTTT bao gồm những nhóm nguyên nhân sau: * Nhóm nguyên nhân từ tác nhân bên trong: - Nguyên nhân trước khi sinh + Do các nguyên tố nội sinh Lỗi nhiễm sắc thể (NST): gây một số hội chứng Down, Turner, Criduchat. Đây là nguyên nhân phổ biến gây KTTT. Với những trẻ mắc phải hội chứng này người ta có thể quan sát được những rối loạn bên ngoài. Lỗi gen: Gây bệnh PKU, san filippo, u xơ dạng củ, hội chứng Rett, hội chứng Williams Beuren, hội chứng Angelman và Prader Willy. Rối loạn do nhiều yếu tố: Nứt đốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch màng não, đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp… 13 Khãa luËn tèt nghiÖp Phan Xu©n Trêng - Líp Ji ca GD§B + Do các yếu tố ngoại sinh Lây nhiễm: Sởi đức (rubella), nhiễm Toxoplasmosis, Cytomegalie, giang mai, HIV. Nhiễm độc: Một số dược phẩm do người mẹ dùng như thuốc chống động kinh, chất rượu cồn, do chụp tia X, chất độc da cam, kháng thể Rhesus, Suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc do thiếu i ốt trong thức ăn hay nước uống… - Nguyên nhân trong khi sinh + Thiếu Oxy: Những vấn đề do nhau thai, thời gian sinh quá lâu, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau sinh. + Tổn thương sau khi sinh: tổn thương não hoặc chảy máu não do mẹ đẻ khó (dùng kẹp Focxep để kéo đầu trẻ). + Lây nhiễm: Virut Herpes hoặc giang mai. + Đẻ non hoặc thiếu cân. - Nguyên nhân sau khi sinh + Viêm nhiễm : Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu và lao phổi. + Tổn thương : Tổn thương não do chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc do ngạt. + U não : Tổn thương do khối u hoặc do các liệu pháp y học như phẫu thuật, sử dụng tia X hoặc dùng hóa chất hay chích máu. + Nhiễm độc : Nhiễm độc chì, thủy ngân… * Nhóm nguyên nhân do các tác nhân bên ngoài Môi trường xã hội cũng là một nguyên nhân có thể gây KTTT. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đứa trẻ : - Không được chăm sóc về mặt y tế và thể chất ( như thiếu dinh dưỡng, không được tiêm phòng đầy đủ…) - Thiếu thốn về mặt tâm lý xã hội( thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, không được kích thích để trải nghiệm và khám phá, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng….) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng