Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môi trường du lịch tự nhiên thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng thực trạng và định h...

Tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng thực trạng và định hướng khai thác

.PDF
137
5
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ HOÀNG HƢƠNG MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ HOÀNG HƢƠNG MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI HÀ PHƢƠNG Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của độc lập của riêng tôi và lần đầu tiên đƣợc công bố. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Ngô Hoàng Hƣơng LỜI CẢM ƠN Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy/Cô trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ sở chuyên ngành làm nền tảng lý luận và biện chứng thực tế cho luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Hà Phƣơng – trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hƣớng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng Nghiệp vụ du lịch-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Công ty Du lịch Lâm Đồng…đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu liên quan đến luận văn. Do thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy,Cô, bạn bè và đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện công trình này MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 7 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu ........................................................................ 8 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 10 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 10 6. Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 11 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................ 13 1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 13 1.1.1. Du lịch ..................................................................................................... 13 1.1.2. Môi trường du lịch ................................................................................... 14 1.1.3. Môi trường du lịch tự nhiên ..................................................................... 16 1.1.4. Loại hình du lịch tự nhiên ........................................................................ 16 1.1.5. Điểm, khu du lịch tự nhiên ....................................................................... 16 1.1.6. Sản phẩm du lịch tự nhiên ........................................................................ 17 1.2.Một số vấn đề lý luận về môi trƣờng du lịch tự nhiên và phát triển du lịch 17 1.2.1. Cơ sở lý luận về môi trường du lịch tự nhiên ......................................... 17 1.2.2. Khai thác môi trường du lịch tự nhiên.................................................... 25 1.3. Thực tiễn về khai thác du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng .................... 31 1.4.1. Ở Việt Nam .............................................................................................. 32 1.4.2. Ở tiểu vùng du lịch Tây Nguyên ............................................................ 35 Tiểu kết chƣơng1 ..................................................................................................... 38 1 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ............................................................. 39 2.1. Tổng quan về thành phố Đà Lạt ..................................................................... 39 2.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................... 39 2.1.2. Lịch sử hình thành .................................................................................. 39 2.1.3. Khái quát về tự nhiên .............................................................................. 41 2.1.4. Khái quát về kinh tế - xã hội ................................................................... 41 2.2. Thực trạng môi trƣờng du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt ........................ 43 2.2.1. Địa hình .................................................................................................. 43 2.2.2. Môi trường không khí ............................................................................. 43 2.2.3. Môi trường nước ..................................................................................... 46 2.2.4. Môi trường sinh học................................................................................ 59 2.2.5. Các sự cố môi trường và tai biến môi trường ở thành phố Đà Lạt ........ 53 2.3. Thực trạng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên ở thành phố Đà Lạt .... 55 2.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt ............. 55 2.3.2. Thực trạng khai thác môi trường du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt ...... 61 2.3.3. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ..................... 83 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 88 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020 ... 89 3.1. Định hƣớng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên ...................................... 89 3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng ....................................................................... 89 3.1.2. Định hướng ............................................................................................. 91 3.2. Các giải pháp thực hiện ................................................................................... 99 3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý ................................................................. 99 3.2.2. Giải pháp về giáo dục bảo vệ môi trường du lịch ................................ 101 3.2.3. Giải pháp về đầu tư .............................................................................. 103 3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ......................................................... 103 3.2.5. Giải pháp về đào tạo ............................................................................. 104 2 3.3. Kiến nghị ......................................................................................................... 105 3.3.1. UBND tỉnh Lâm Đồng .......................................................................... 105 3.3.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường tự nhiên ...... 106 3.3.3. Các doanh nghiệp du lịch ..................................................................... 107 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 109 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTN: Bảo tồn thiên nhiên BVMT: Bảo vệ môi trƣờng BVTV: Bảo vệ thực vật DLST: Du lịch sinh thái ĐDSH: Đa dạng sinh học ĐVT: Đơn vị tính HĐDL: Hoạt động du lịch HST: Hệ sinh thái ÔNMT: Ô nhiễm môi trƣờng QCVN: Quy chuẩn Việt Nam KDL: Khu du lịch PTDL: Phát triển du lịch TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNTN: Tài nguyên tự nhiên UBND: Ủy ban nhân dân VH-TT-DL: Văn hóa - Thể thao - Du lịch VQG: Vƣờn quốc gia 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ  Bảng biểu Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu và mức độ thích nghi của con ngƣời Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng của thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2010-2013 Bảng 2.2: Lƣợng mƣa các tháng ở Đà Lạt, giai đoạn 2010-2013 Bảng 2.3: Độ ẩm không khí trung bình tháng ở Đà Lạt, giai đoạn 2010-2013 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về hiện trạng môi trƣờng không khí tại Đà Lạt Bảng 2.5: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các hồ/thác ở Đà Lạt Bảng 2.6: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về thực trạng môi trƣờng sinh học tại thành phố Đà Lạt Bảng 2.7: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về thực trạng rừng thông tại thành phố Đà Lạt Bảng 2.8: Hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch tại thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Đà Lạt Bảng 2.10: Số lƣợt khách đến thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.11: Doanh thu xã hội từ du lịch ở thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 2.12: Sức chứa du khách tại một số điểm/khu du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt Bảng 2.13: Thực trạng khách và doanh thu tại KDL Thung lũng Tình Yêu, giai đoạn 2010-2013 Bảng 2.14: Thực trạng khách và doanh thu tại KDL thác Đatanla, giai đoạn 2010 -2013 5 Bảng 2.15: Thực trạng khách và doanh thu tại KDL hồ Than Thở, giai đoạn 2010-2013 Bảng 2.16: Thực trạng khách và doanh thu tại Vƣờn hoa thành phố, giai đoạn 2010-2013  Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về hiện trạng môi trƣờng không khí ở thành phố Đà Lạt Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các hồ/thác ở Đà Lạt Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về hệ thực vật ở thành phố Đà Lạt Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát về hệ động vật ở thành phố Đà Lạt Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng rừng thông ở thành phố Đà Lạt  Bản đồ: Bản đồ 01: Bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt Bản đồ 02: Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt (năm 2009) Bản đồ 03: Phân bố các khu du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt (năm 2009) Bản đồ 04: Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng Đà Lạt năm 2007 Bản đồ 05: Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng các khu du lịch hiện tại và dự án (năm 2009) Bản đồ 06: Ƣu tiên phát triển các khu du lịch thành phố Đà Lạt đến năm 2020 Bản đồ 07: Dự kiến ƣu tiên phát triển các khu du lịch tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận đến năm 2020 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, đi du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội. Thông qua hoạt động du lịch, con ngƣời có cơ hội tìm hiểu và nâng cao hiểu biết của mình về thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời trên mọi miền Tổ quốc và ở các nƣớc trên thế giới. Ở bất cứ quốc gia hay một vùng đất nào có hoạt động du lịch phát triển thì ở đó luôn có sự đan xen của các dòng chảy về du khách, về văn hóa và kinh tế. Tất cả chúng tác động qua lại rất chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Ngành du lịch không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất nƣớc mà còn góp phần tạo việc làm cho một lƣợng lớn lao động trong xã hội. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức rõ đƣợc những lợi ích to lớn mà ngành du lịch mang lại và từ đó coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Trong đó có thể kể đến một số quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh nhƣ: Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Pháp, Hà Lan,... Là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Việt Nam đƣợc biết đến trong con mắt bạn bè thế giới là một điểm đến an toàn, thân thiện, hiền hòa và mến khách. Và Đà Lạt chính là một trong những điểm đến hấp dẫn, góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam. Thành phố Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nƣớc với không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi đƣợc mệnh danh là “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố Hoa”, “Thành phố sương mù” hay “Thành phố mùa xuân”,... Đƣợc ví nhƣ một tiểu Paris, Đà Lạt luôn có sức quyến rũ đặc biệt với du khách trong và ngoài nƣớc bởi nét mộng mơ, nên thơ với cái lạnh ban đêm, sƣơng mù buổi sớm, với những cánh rừng thông bao trùm thành phố và những truyền thuyết tình yêu thật lãng mạn,... tất cả đã tồn tại từ rất lâu và góp phần tạo nên cốt cách và tâm hồn ngƣời Đà Lạt. Thiên nhiên và con ngƣời Đà Lạt đã tạo nên sức hút 7 lạ kỳ, nhƣ mời gọi những ai chƣa một lần đặt chân đến và làm lƣu luyến du khách khi họ rời khỏi đây. Môi trƣờng thiên nhiên của Đà Lạt có cảnh quan đặc sắc của vùng cao nguyên xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ quanh năm và hệ thống hồ, thác, rừng thông...là những yếu tố đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho du lịch thành phố phát triển. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề khai thác hiệu quả môi trƣờng du lịch tự nhiên ở Đà Lạt đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý. Đà Lạt đang đứng trƣớc nguy cơ bị đánh mất thƣơng hiệu du lịch Đà Lạt đƣợc xây dựng suốt cả thế kỷ nay. Tiếng kêu cứu đã vang lên từ “Thung lũng Tình yêu” và “hồ Đa Thiện” bởi “thiếc tặc”, từ “hồ Than Thở” bởi những chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật từ những vùng trồng rau, hoa gây ô nhiễm nƣớc hồ, từ “thác Cam Ly” bởi nguồn nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ lân cận, từ “hồ Xuân Hương” bởi rác thải nông nghiệp và sinh hoạt. Đƣợc sinh ra, lớn lên, học tập và công tác tại thành phố Đà Lạt, tôi thật sự quan tâm tới thực trạng khai thác môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Thành phố hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt - Thực trạng và định hướng khai thác” cho luận văn Thạc sĩ của mình, với hi vọng góp phần nhất định vào việc giữ gìn, bảo vệ và khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên của thành phố Đà Lạt theo hƣớng bền vững, làm cho Đà Lạt mãi xứng đáng là một trong những đô thị du lịch quan trọng của khu vực Tây Nguyên và của cả nƣớc. 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu: Trong những năm gần đây, hoạt động bảo vệ môi trƣờng đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Việc bảo vệ môi trƣờng vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc dành mối quan tâm đặc biệt. Ngày 02 tháng 12 năm 2003, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trƣờng. 8 Hoạt động bảo vệ môi trƣờng ngày càng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, với việc ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng (2014), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, và các văn bản, nghị quyết của các Bộ, ngành chức năng và các cơ quan khác nhƣ: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,... về các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trƣờng nói chung và môi trƣờng du lịch nói riêng. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm nghiên cứu và đã đƣợc công bố trên các sách và tạp chí nhƣ: Phạm Trung Lƣơng (2009), “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”; Đỗ Thị Ngọc Lan (1996), “Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người”; Hoàng Hoa Quân, “Quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 9/2008;… Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận về môi trƣờng tự nhiên và phát triển du lịch,... Tại tỉnh Lâm Đồng cũng đã có nhiều văn bản, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến việc phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế động lực của tỉnh. Trong đó có một số văn bản và công trình quan trọng sau đây: Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Trong đó có mục tiêu về phát triển du lịch là phát triển du lịch phải gắn với cảnh quan thiên nhiên của tỉnh, tiềm năng du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch MICE kết hợp với hình thành các tuyến du lịch liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và vùng miền Trung. Trong đề tài: “Xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững” (2008) do Sở Du lịch và Thƣơng mại Lâm Đồng thực hiện đã nêu lên đƣợc mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển du lịch, nêu lên những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch lên môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội và nhân văn. Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch bằng cách cải thiện môi trường du lịch tại thành phố Đà Lạt” do Trần Mộng Uyên 9 Ngân, lớp Quản trị Nhà hàng-Khách sạn khóa 02, trƣờng Đại học Yersin thực hiện đã đƣa ra những vấn đề về môi trƣờng du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Các công trình nghiên cứu về môi trƣờng du lịch, tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là những tài liệu có giá trị để tác giả tham khảo, nhƣng chƣa có đề tài nào đánh giá sâu về thực trạng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt cũng nhƣ đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên trên địa bàn. Chính vì vậy, đề tài “Môi trường du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt - Thực trạng và định hướng khai thác” là sự lựa chọn của tác giả luận văn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên và môi trƣờng tự nhiên trên quan điểm bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Đà Lạt, đề xuất các định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm khai thác khai thác hiệu quả môi trƣờng du lịch tự nhiên trong hoạt động du lịch địa phƣơng. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Đà Lạt (trong một số trƣờng hợp có thể mở rộng ra địa bàn lân cận) giai đoạn 2009-2013 và đề xuất định hƣớng và giải pháp bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập xử lý thông tin: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy nhƣ giáo trình, bài báo trong nhiều thời gian khác nhau. Những thông tin thực tế liên quan đến phạm vi nghiên cứu đƣợc thu thập thông qua niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, phòng Nghiệp vụ du lịch - Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Lâm Đồng, Trƣờng Đại học Đà Lạt, Trƣờng Đại học Yersin Đà Lạt… 10 5.2. Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là một trong những phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Phƣơng pháp này giúp cho tác giả có trải nghiệm về vấn đề nghiên cứu, quan sát cảnh quan môi trƣờng tự nhiên, tìm hiểu thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên và thực trạng bảo vệ môi trƣờng tại các khu du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại nhiều điểm du lịch tự nhiên trong phạm vi thành phố Đà Lạt, tập trung vào mùa du lịch cao điểm (2.2013, 6.2013, 9.2013) 5.3. Phương pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp này nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của du khách về môi trƣờng tự nhiên hiện nay tại thành phố Đà Lạt. Tác giả đã tiến hành khảo sát du khách nội địa bằng bảng hỏi tại một số điểm/khu du lịch tự nhiên trên địa bàn thành phố, với tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu và số phiếu thu vào là 100 phiếu. Kết quả điều ra là cơ sở để đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên và đƣa ra những định hƣớng và giải pháp phù hợp cho việc bảo vệ môi trƣờng. 5.4. Phương pháp phỏng vấn: Để có đƣợc những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn. Các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là các cán bộ quản lý về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, phòng Nghiệp vụ du lịch tỉnh Lâm Đồng, ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch. 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lí luận và thực tiễn về môi trƣờng du lịch tự nhiên và khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên. - Phân tích thực trạng môi trƣờng du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt. - Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009-2013. - Đề xuất định hƣớng và các giải pháp khai thác hiệu quả môi trƣờng tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020. 11 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trƣờng du lịch tự nhiên và phát triển du lịch - Chƣơng 2: Thực trạng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt - Chƣơng 3: Định hƣớng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện Ngoài ra, trong luận văn còn có 17 bảng biểu, 5 biểu đồ, 7 bản đồ và 5 phụ lục. 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Du lịch Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại, du lịch chỉ đƣợc xem nhƣ một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi của con ngƣời. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến ở các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch đƣợc xem là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội và đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam. Thuật ngữ du lịch rất thông dụng, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: tornus (đi một vòng). Thuật ngữ này đƣợc La tinh hóa thành Turnur và sau đó thành Tourisme (tiếng Pháp), Tourism (tiếng Anh), Tуризм (Tiếng Nga). Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1980 và đƣợc quốc tế hóa nên nhiều nƣớc đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch xuất phát từ tiếng Hán: Du - có nghĩa là đi chơi, Lịch - có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, ngƣời Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Từ những năm 30 của thế kỷ XX có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của hiện tƣợng du lịch để đƣa ra một định nghĩa chính xác. Theo Giáo sƣ, Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã đƣa ra nhận xét nhƣ sau: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Theo hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch tại Ý (21/8 – 05/9/1963): “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ. [13, tr.17] 13 “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ra ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định”. [10] Dƣới góc độ kinh tế học, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nói cách khác, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Hoạt động du lịch phát triển sẽ kéo theo những hoạt động sản xuất kinh doanh khác phát triển thông qua việc tổ chức phục vụ ăn uống, vận chuyển, lƣu trú, chữa bệnh, hàng hóa sản xuất ra không chỉ để phục vụ cho các dịch vụ du lịch mà còn bán cho khách. Trung tâm du lịch ở mức độ nào đó đã trở thành một trung tâm ngoại thƣơng, thực hiện hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Ngoài ra, hoạt động du lịch phát triển còn kéo theo các ngành nghề phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ, may mặc,…giải quyết việc làm cho nhiều lao động. 1.1.2. Môi trường du lịch Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch”. - Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ: đất đai, không khí, nguồn nƣớc, động thực vật,… tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời nhƣng ít nhiều cũng chịu sự tác động của con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các cảnh đẹp tự nhiên phục vụ cho tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, cung cấp các nguồn nƣớc nóng, nƣớc khoáng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con ngƣời. - Môi trường văn hóa - xã hội: là môi trƣờng tổng thể các mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, từ đó tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài ngƣời, đó đƣợc hiểu là các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định,… ở các cấp khác nhau. 14 - Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố nhƣ: vật lý, hóa học, sinh học và xã hội do con ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời. Các chuyên gia nghiên cứu về du lịch đều khẳng định rằng hoạt động phát triển du lịch có quan hệ mật thiết với môi trƣờng, phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng môi trƣờng. Du lịch phát triển, kéo theo việc khai thác, bảo vệ, khôi phục môi trƣờng tự nhiên xung quanh. Sự suy giảm của chất lƣợng môi trƣờng có tác động tiêu cực đến các hoạt động du lịch và dẫn đến tình trạng suy thoái của khu du lịch. Những nơi có hoạt động du lịch phát triển nhất thƣờng là những nơi có môi trƣờng tự nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo, khí hậu trong lành, mát mẻ và cảnh quan đẹp. Vì vậy, môi trƣờng du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển du lịch. Môi trƣờng du lịch hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân văn, yếu tố kinh tế - xã hội. Môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội chính là những thông số đầu vào cho phát triển du lịch. Hoạt động du lịch và môi trƣờng có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Du lịch khai thác các đặc tính của môi trƣờng để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch và du lịch có tác động trở lại làm thay đổi các đặc tính của môi trƣờng. 1.1.3. Môi trường du lịch tự nhiên Môi trƣờng du lịch tự nhiên đƣợc cấu tạo từ các môi trƣờng tự nhiên bộ phận tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của mình, nhƣng lại có tác động mật thiết với nhau bằng các quan hệ nhiều chiều trong tƣơng quan nhân quả và giải quyết các mâu thuẫn để phát triển. Tuy nhiên vẫn đảm bảo sự thống nhất nội tại của các môi trƣờng tự nhiên bộ phận trong một môi trƣờng chung. Môi trƣờng bộ phận thƣờng đƣợc xem xét trong cấu trúc của môi trƣờng du lịch tự nhiên gồm: môi trƣờng địa chất, môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng sinh thái, các sự cố môi trƣờng tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Trong môi trƣờng du lịch, môi trƣờng du lịch tự nhiên đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động du lịch. 15 1.1.4. Loại hình du lịch tự nhiên Du lịch tự nhiên đƣợc coi là hoạt động du lịch đƣa du khách đến những nơi có không khí trong lành, môi trƣờng tự nhiên phong phú, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, sống hòa mình vào thiên nhiên, nghỉ dƣỡng, khôi phục sức khỏe của con ngƣời sau những ngày lao động căng thẳng. Nhiều nhà nghiên cứu du lịch dùng thuật ngữ du lịch sinh thái theo cách hiểu này. Du lịch tự nhiên là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên tự nhiên. Các loại hình du lịch tự nhiên rất đa dạng, trong đó có các loại chủ yếu nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, du lịch khám phá, du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng,… 1.1.5. Điểm, khu du lịch tự nhiên Tùy theo đặc điểm và quy mô có thể phân chia thành điểm du lịch tự nhiên hoặc khu du lịch tự nhiên. Nhƣng hiện nay, việc xác định quy mô diện tích của các điểm du lịch tự nhiên và khu du lịch tự nhiên cũng chƣa đƣợc thống nhất. 1.1.5.1. Điểm du lịch tự nhiên: Điểm du lịch tự nhiên là một nơi, một vùng hay một đất nƣớc có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch và giới hạn trong một phạm vi không lớn lắm. Điểm du lịch tự nhiên gồm những nơi mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào việc khai thác giá trị các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Thời gian lƣu trú của khách tại điểm du lịch tƣơng đối ngắn (không quá 1-2 ngày) do sự hạn chế của đối tƣợng du lịch, trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ nhƣ điểm du lịch đó có chức năng du lịch chữa bệnh. 1.1.5.2. Khu du lịch tự nhiên: Khu du lịch tự nhiên là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ƣu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Khu du lịch tự nhiên có nhiều ƣu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, có không gian, phạm vi lớn hơn điểm du lịch tự 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất