Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và đôla...

Tài liệu Mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và đôla

.DOC
11
86
149

Mô tả:

Mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và đôla 4X - Một trong những mối quan hệ được biết đến rộng rãi nhất trên thị trường tiền tệ có lẽ là mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa vàng và đôla Mỹ (USD). Mối quan hệ này bắt nguồn từ thực tế rằng vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát nhờ vào giá trị ổn định, trong khi đó, đôla Mỹ thể hiện vị thế của mình thông qua mức lãi suất được neo theo tỷ giá đôla. Khi giá trị trao đổi của đôla Mỹ giảm đi, phải mất nhiều đôla hơn để mua được vàng, nên giá trị của vàng được nâng lên. Ngược lại, khi giá trị trao đổi của đôla Mỹ tăng lên, cần ít đôla hơn để mua được vàng, dẫn đến việc giá trị vàng tính bằng đôla giảm xuống. Khác với tiền tệ, trái phiếu chính phủ, và cổ phiếu doanh nghiệp – đều được quyết định bởi cung cầu cũng như khả năng phát hành của chính phủ hay các doanh nghiệp – vàng gần như độc lập với cung và cầu, cũng không hề liên quan đến việc thay đổi các chính sách tiền tệ hay chính sách công ty, cũng như sự xuất hiện của các nguồn vốn, khoản nợ hay đồng tiền mới. Mặc dù vàng vẫn duy trì mối quan hệ nghịch đảo với các đồng tiền khác chứ không riêng gì đồng đôla, nhưng về cơ bản, mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa vàng và đôla là rõ nét nhất bởi USD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các NHTW. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái và tỷ giá hối đoái là 2 trong số những công cụ quan trọng để Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô của một nước. Tuy là 2 công cụ khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Lãi suất Trước khi nghiên cứu mối quan hệ này, ta cần nghiên cứu một số nguyên lý sau: Qui luật một giá: Nếu hai nước sản xuất cùng một loại hàng hóa, giá của hàng hóa này phải giống nhau trên toàn thế giới, không quan trọng nước nào sản xuất ra nó. Ví dụ: Cùng mặt hàng thép: giả sử thép của Mỹ giá 100$/tấn, của Việt Nam là 1.500.000đ/tấn. Theo qui luật trên, tỷ giá của USD/VND phải là 100/1.500.000 =1/15.000, tức là 1USd đổi được 15.000VND Thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity-PPP) Tỷ giá giữa 2 đồng tiền sẽ điều chỉnh để thực hiện mức giá của 2 nước. Thuyết này dựa trên Qui luật một giá cho mức giá chung của một quốc gia. Như VD trên, giả sử giá bán thép bằng đồng VND tăng giá 10%( 1.650.000đ/tấn), theo qui luật một giá tỷ giá phải tăng tương ứng là 16.500d/USD, hay đồng USD tăng giá 10% so với VND. Thuyết ngang bằng sức mua cho thấy nếu mức giá của một quốc gia tăng lên so với nước khác thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá - đồng tiền nước kia tăng giá. Điều kiện ngang bằng lãi suất ( Interest Parity Condition) Lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài. Hay là lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự tính của đồng nội tệ. Giải thích: khi lãi suất nội địa cao hơn nước ngoài, đồng tiền nước ngoài sẽ tăng giá một khoảng bằn chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền( nhằm đảm bảo ngang giá sức mua). VD: lãi suất trong nước là 15%, lãi suất nước ngoài là 10%, thì đồng tiền nước ngoài phải tăng giá 5% nhằm bù đắp cho lãi suất nước ngoài đang thấp hơn. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá: Xét trường hợp đồng VND và USD (các yếu tố khác không đổi) Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ và đồng ngoại tệ (cụ thể là USD), người ta sẽ xem xét mức lãi suất thực tế (1) của 2 đồng tiền này Khi Lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD (lãi suất thực), người ta sẽ có xu hướng chuyển từ nắm giữ USD sang nắm giữ VND. Điều này làm cho nhu cầu VND tăng lên, cầu về USD giảm đi, từ đó giá USD sẽ giảm đi so với VND, hay tỷ giá giảm tới một mức tỷ giá mới mà cung cầu USD - VND trở nên cân bằng. Khi đó, lãi suất thực tế của VND và USD tương đương nhau (điều kiện ngang bằng lãi suất và không tính tới lạm phát). Khi có ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù lãi suất danh nghĩa tăng, nhưng lãi suất thực tế giảm, lúc này ngược lai - VND sẽ giảm giá so với USD, dẫn tới tỷ giá tăng. Ngược lại, khi đồng USD tăng giá, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, NHTW sẽ chủ động tăng lãi suất đồng nội tệ(VND) thông qua đẩy mạnh lượng cung ngoại tệ ra nền kinh tế đồng thời hút bớt đồng nội tệ về. Điều này làm cho cung cầu ngoại hối trở nên cân bằng. Tỷ giá trong dài hạn Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái tuân theo 3 nguyên lý đã nêu: - Qui luật một giá: - Thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity-PPP) - Điều kiện ngang bằng lãi suất ( Interest Parity Condition) Hạn chế: Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo ( hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá: Lạm phát giữa các quốc gia Cung-cầu ngoại hối Cán cân thanh toán quốc tế ( hệ quả của Cung- cầu ngoại tệ) Chính sách ngoại thương Hoạt động đầu cơ Tình hình chính trị trong nước và quốc tế _________________________ (1) Lãi suất thực tế (đồng nội tệ) = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự kiến = Lãi suất ngoại tệ + (-) khoản tăng (giảm) giá dự tính Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào? Câu chuyện về lạm phát, lãi suất cùng với sự chững lại của thị trường chứng khoán thời gian gần đây dường như đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều người. Trong phạm vi bài viết này, tôi mạn phép xin được lạm bàn một chút về mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán. Giữa chúng thật ra có mỗi quan hệ thế nào? Và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ra sao? Lãi suất Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Đối với hầu hết chúng ta thì thuật ngữ” lãi suất” có lẽ là không có gì xa lạ. Nếu ai đã từng có vay tiền của ngân hàng để trang trải chi phí học hành, hay để mua nhà trả góp theo các chương trình hấp dẫn của các ngân hàng, hay đơn giản là vay vốn về đầu tư cho các dự án đang cần tài trợ thì hơn ai hết họ là những người hiểu rõ nhất về “lãi suất”. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang thị trường chứng khoán lại không dừng lại ở đó. Thuật ngữ “ lãi suất” mà chúng ta đề cập ở đây vượt xa hơn ý nghĩa của chính nó trong các ví dụ trên. Lãi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương (ở VN là ngân hàng nhà nước). Lãi suất chiết khấu là chi phí mà các ngân hàng thuơng mại phải trả cho việc vay tiền từ ngân hàng trung ương. Nói rõ ràng hơn thì khi các ngân hàng thương mại cần tiền, họ có thể vay ở ngân hàng trung ương bằng cách mang chiết khấu các giấy tờ có giá với một lãi suất do ngân hàng trung ương công bố từ trước, gọi là lãi suất chiết khấu. Nhưng tại sao con số này lại quan trọng đến như vậy? Bởi đó là một trong những cách hữu hiệu nhất mà ngân hàng trung ương nỗ lực để kiểm soát lạm phát. Hiện tượng sức mua của tiền bị giảm, đồng tiền mất giá liên tục trong một thời gian dài, không phải do các yếu tố bất thường gây ra thì đó chính là lạm phát. Không một quốc gia nào muốn để lạm phát ở mức cao. Việt Nam cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, chúng ta đang cố gắng khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức 8%. Bằng việc thay đổi lãi suất chiết khấu, ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong xã hội, ngân hàng trung ương hy vọng có thể kiểm soát lạm phát. Đây cũng là cách làm phổ biến của hầu hết các quốc gia. Hiểu một cách cơ bản nhất thì khi ngân hàng trung ương gia tăng lãi suất chiết khấu tức là họ đang nỗ lực làm cho lượng cung tiền trong xã hội giảm bằng cách tạo chi phí vay tiền đắt hơn. Hiệu ứng của sự gia tăng lãi suất chiết khấu Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, việc này sẽ không tác động ngay lập tức lên thị trường chứng khoán. Thay vì vậy, lãii suất chiết khấu lại có những tác động trực tiếp theo cách của riêng nó. Nó khiến cho việc vay tiền của ngân hàng thương mại từ ngân hàng trung ương trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất chiết khấu không chỉ dừng lại ở đó, nó còn tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp. Tác động gián tiếp đầu tiên của việc gia tăng lãi suất chiết khấu: các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc lãi suất tăng đối với thẻ tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác. Song song đó, các cá nhân cũng có thể sẽ hạn chế mức vay nợ xuống, do vậy lúc này người tiêu dùng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu. Sau cùng, mỗi tháng mọi người đêù phải trả tiền cho các hoá đơn và khi các hoá đơn này trở nên đắt hơn thì khoản thu nhập dự phòng của mỗi gia đình sẽ trở nên ít hơn. Lãi suất chiết khấu tác động đến các khách hàng tiêu dùng cá nhân, đến lượt mình sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng cá nhân lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, tuy nhiên với doanh nghiệp ảnh hưởng của sự tăng lãi suất chiết khấu không chỉ có thế, họ còn chịu tác động nhiều hơn. Dễ thấy, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần vay tiền từ ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi các khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý ngại vay tiền và thực tế thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh nghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút. Tác động đến thị trường chứng khoán Rõ ràng, sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu đã ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, nhưng câu chuyện không chỉ có như vậy mà thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Như chúng ta đã biết, một trong những cách để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại. Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có giá trị một cổ phần. Gía chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau. Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lượng doanh nghiệp trên TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm. Tác động đến đầu tư Đối với nhiều nhà đầu tư, thị trường đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm là điều không hề mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá trị khoản đầu tư của mình sẽ không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp không tốt như mong đợi, chắc chắn không nhà đầu tư thông minh nào tiếp tục đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các cổ phần. Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lãi suất chiết khấu, thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ. Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này tỷ suất sinh lợi phi rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ hội đầu tư tương tự trở nên hấp dẫn hơn. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục trung thành với các cổ phiếu thì họ sẽ nâng tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của mình lên để bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm một lượng gọi là phần bủ rủi ro. Tỷ suất sinh lợi mong đợi từ việc nắm giữ cổ phiếu bao gồm tổng của tỷ suất sinh lợi phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường. Dĩ nhiên là độ lớn của phần bù rủi ro khác nhau với mỗi nhà đầu tư, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như doanh nghiệp mà họ đầu tư. Tuy nhiên nói một cách tổng quát thì, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn như cũ hoặc thậm chí là thấp hơn, thì chắc là nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các lĩnh vực đầu tư khác. Thay lời kết Lãi suất ảnh hưởng nhưng không quyết định thị trường chứng khoán Lãi suất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi, mạng internet dễ dàng được người tiêu dùng biết đến và thật sự thì nó có một tác động rộng lớn khác nhau đối với cả nền kinh tế. Khi lãi suất chiết khấu gia tăng, hiệu ứng tổng thể là nó sẽ làm giảm lượng cung tiền nhằm mục đích duy trì lạm phát ở mức thấp. Nó cũng làm cho việc vay tiền của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên đắt hơn, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, mỗi sự kiện và kết quả luôn có liên hệ với nhau. Lãi suất không phải là yếu tố có tính quyết định đối với giá chứng khoán và có rất nhiều cách thức khác nhau để xem xét sự thay đổi của giá chứng khoán và khuynh hướng thị trường - một sự gia tăng trong lãi suất chiết khấu chỉ là một trong những cách đó. Do vậy, không ai có thể tự tin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương có thể tạo nên ảnh hưởng xấu đến toàn bộ giá chứng khoán. Chứng khoán phái sinh Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Phái sinh là một công cụ (tài chính) có giá trị phụ thuộc vào các biến cơ bản. Các phái sinh phổ biến nhất là tương lai, quyền chọn, và hoán đổi nhưng cũng có thể bao gồm các tài sản khác có thể giao dịch như một cổ phiếu hay hàng hóa hoặc không thể giao dịch, các hạng mục như nhiệt độ (trong trường hợp của các phái sinh thời tiết), tỷ lệ thất nghiệp, hay một chỉ số kinh tế bất kỳ. [1] phái sinh cơ bản là một hợp đồng có tiền chi trả phụ thuộc vào hành vi của một thang điểm chuẩn. Một trong những phái sinh lâu đời nhất là giá lúa tương lai, đã được mua bán tại Thị trường giao dịch lúa gạo Dojima từ thế kỷ thứ mười tám. [2] Các phái sinh được phân loại rộng rãi theo mối quan hệ giữa tài sản cơ bản và phái sinh (chẳng hạn chuyển tiếp, lựa chọn, hoán đổi); theo kiểu của tài sản cơ bản (ví dụ các phái sinh của vốn chủ sở hữu, các phái sinh ngoại hối, các phái sinh lãi suất, các phái sinh hàng hóa hoặc các phái sinh tín dụng); theo thị trường, trong đó chúng được mua bán (niêm yết hoặc OTC), và theo phương thức thanh toán cho chúng. Các phái sinh có thể được sử dụng cho mục đích đầu cơ ("đặt cược") hoặc để tự bảo hiểm ("bảo hiểm"). Ví dụ, một nhà đầu cơ có thể mượn để bán một cổ phiếu, với hy vọng giá cổ phiếu này giảm mạnh, nhưng có khả năng bị thua lỗ không giới hạn. Các công ty thường mua trước tiền tệ để hạn chế thiệt hại do biến động tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền.  [sửa] Ứng dụng Phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng để: cung cấp đòn bẩy, nhờ vậy mà một chuyển dịch nhỏ của tài sản cơ bản có thể gây ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của phái sinh; đầu cơ và tạo ra lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ bản chuyển dịch theo cách mà nhà đầu tư mong đợi (ví dụ, chuyển dịch theo một hướng nhất định, ở lại hoặc ra khỏi một dải giá trị xác định, đạt đến một mức nhất định); tự bảo hiểm hoặc giảm thiểu rủi ro tài sản cơ bản, bằng cách nhập vào một hợp đồng phái sinh có giá trị chuyển dịch theo hướng ngược lại với vị trí cơ bản của họ và hủy bỏ một phần hoặc tất cả giá trị của nó; có được khả năng phơi bày tài sản cơ bản khi không thể mua bán (ví dụ như các phái sinh thời tiết,) bằng tài sản cơ bản; tạo ra khả năng lựa chọn khi giá trị của phái sinh có liên quan đến một điều kiện hoặc sự kiện cụ thể (ví dụ như tài sản cơ bản đạt được một mức giá cụ thể). [sửa] Tự bảo hiểm Các phái sinh cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ bản được chuyển giao từ một bên này sang một bên khác. Ví dụ, một nông dân trồng lúa mì và một nhà máy xay có thể ký một hợp đồng tương lai để trao đổi một số tiền mặt xác định cho một số lượng lúa mì xác định trong tương lai. Cả hai bên đã làm giảm nguy cơ trong tương lai: đối với người nông dân trồng lúa mì là sự không chắc chắn bán được giá, còn đối với nhà máy xay là sự không chắc chắn có được lúa mì với mức giá chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn còn có nguy cơ không có được lúa mì bởi các sự kiện không xác định theo hợp đồng, chẳng hạn như thời tiết hoặc một bên sẽ hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù một bên thứ ba, được gọi là nhà thanh toán bù trừ, đảm bảo cho một hợp đồng tương lai, không phải tất cả các sản phẩm phái sinh đều được bảo hiểm chống lại rủi ro bổ sung. Từ góc độ khác, cả người nông dân và nhà máy xay đã làm giảm nguy cơ và chấp nhận rủi ro khi họ ký hợp đồng tương lai: người nông dân bán đi nguy cơ giá lúa mì sẽ giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng và mua lại nguy cơ giá lúa mì tăng cao hơn giá quy định trong hợp đồng (do đó mất đi thu nhập bổ sung ông có thể đã kiếm được). Mặt khác nhà máy xay, mua lại nguy cơ giá lúa mì giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng (do đó trả tiền nhiều hơn trong tương lai so với anh ta nếu không sẽ có) và bán đi nguy cơ giá lúa mì tăng cao hơn giá quy định trong hợp đồng. Trong ý nghĩa này, một bên là nhà bảo hiểm (chấp nhận rủi ro) cho một loại rủi ro, và bên kia là nhà bảo hiểm cho một loại rủi ro khác. Bảo hiểm rủi ro cũng diễn ra khi một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (chẳng hạn như một mặt hàng, trái phiếu có trả lãi, cổ phiếu trả cổ tức, vv) và bán nó bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Các cá nhân hoặc tổ chức làm chủ tài sản trong một thời gian nhất định, sau đó có thể bán nó trong tương lai tại một mức giá xác định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho phép cá nhân hoặc tổ chức có được lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm nguy cơ giá bán trong tương lai biến động không mong muốn từ việc đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương lai của tài sản. Các phái sinh có thể phục vụ mục đích kinh doanh hợp pháp. Ví dụ, một công ty vay mượn một khoản tiền lớn với lãi suất cụ thể [3]. Tỷ lệ lãi suất vay được xác định lại mỗi sáu tháng. Công ty lo rằng tỷ lệ lãi suất có thể cao hơn nhiều trong vòng sáu tháng. Công ty này có thể mua một thỏa thuận lãi suất tương lai (FRA), thỏa thuận này là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định đến sáu tháng sau khi mua một số tiền danh nghĩa [4] Nếu mức lãi suất sau sáu tháng là cao hơn tỷ lệ ghi trên hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh biệt cho công ty, người mua FRA. Nếu tỷ lệ thấp hơn, công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Việc mua FRA là để giảm sự không chắc chắn liên quan đến việc tăng lãi suất và để ổn định thu nhập. [sửa] Đầu cơ và hưởng chênh lệch Các phái sinh có thể được sử dụng để nhận rủi ro, chứ không phải là để đảm bảo hoặc bảo hiểm chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và các tổ chức sẽ tham gia vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ vào giá trị của tài sản cơ bản, đánh cược rằng bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ bản. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai tại một mức giá thấp theo hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá thị trường trong tương lai của nó là cao, hoặc bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá thị trường trong tương lai của nó là thấp . Cá nhân, tổ chức cũng có thể tìm kiếm các cơ hội chênh lệch, như khi giá mua hiện tại của tài sản giảm xuống dưới mức giá được xác định trong một hợp đồng tương lai để bán tài sản. Mua bán đầu cơ các phái sinh đã để lại tai tiếng vào năm 1995 khi Nick Leeson, một nhà đầu cơ tại Ngân hàng Barings, khi thực hiện các đầu tư thiếu vốn và không được phép vào các hợp đồng tương lai. Do thiếu phân tích, thiếu sự giám sát của các nhà quản lý của ngân hàng và cơ quan quản lý và các sự kiện không may mắn khác như trận động đất Kobe, Leeson đã gây lỗ 1,3 tỷ USD làm vỡ nợ tổ chức tài chính lâu đời hàng thế kỷ này. [sửa] Các kiểu phái sinh [sửa] Phái sinh OTC và phái sinh niêm yết Theo nghĩa rộng, có hai nhóm hợp đồng phái sinh, được phân biệt bởi cách mà chúng được giao dịch trên thị trường: Phái sinh OTC là các hợp đồng được giao dịch (và đàm phán riêng) trực tiếp giữa hai bên, mà không cần phải thông qua một cuộc trao đổi hoặc trung gian khác. Các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, thỏa thuận lãi suất kỳ hạn, và các tùy chọn ngoại lai hầu như luôn luôn giao dịch theo cách này. Các thị trường phái sinh OTC là thị trường lớn nhất cho các phái sinh, và phần lớn không được kiểm soát đối với việc tiết lộ thông tin giữa các bên, vì thị trường OTC được thực hiện bởi các ngân hàng và các bên khác rất phức tạp, chẳng hạn như các quỹ phòng hộ. Báo cáo các giao dịch OTC khó khăn bởi vì các giao dịch có thể xảy ra riêng tư, mà không thể nhìn thấy bất kỳ hoạt động trao đổi nào. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các tổng số tiền trao đổi danh nghĩa là 684 nghìn tỷ đô-la Mỹ (tháng 6 năm 2008) [6]. Trong số này có 67% là thỏa thuận tỉ lệ lãi suất, 8% là hoán đổi tín dụng mặc định (CDS), 9% là hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hóa, 1% là hợp đồng vốn chủ sở hữu, và 12% là các hợp đồng phái sinh khác. Bởi vì các sản phẩm phái sinh OTC không được giao dịch trên thị trường niêm yết nên không có counter-party trung tâm. Vì vậy, chúng là mục tiêu của các rủi ro counter-party, như một hợp đồng thông thường, vì mỗi counter-party dựa vào các counter-party khác để thực hiện. Hợp đồng phái sinh niêm yết (ETD) là những công cụ phái sinh được giao dịch thông qua các chất dẫn xuất chuyên ngành trao đổi, hoặc các thị trường niêm yết khác. Một thị trường phái sinh niêm yết là một thị trường nơi các cá nhân mua bán các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa đã được thị trường này xác định [7] Một thị trường phái sinh niêm yết hoạt động như một trung gian cho tất cả các giao dịch liên quan, và có lợi nhuận ngay từ đầu từ cả hai bên tham gia trao đổi để hành động như người bảo lãnh. Thị trường lớn nhất thế giới [8] (theo số lượng giao dịch) là Thị trường chứng khoán Hàn Quốc (có Chỉ số tương lai và quyền chọn KOSPI), Eurex (trong đó liệt kê một loạt các sản phẩm châu Âu như tỷ lệ lãi suất và chỉ số), và CME Group (được ra đời từ sự sáp nhập năm 2007 của Chicago Mercantile Exchange và Chicago Board of Trade và được New York Mercantile Exchange mua lại năm 2008). Theo BIS, doanh thu kết hợp trao đổi các sản phẩm phái sinh của thế giới đạt 344 nghìn tỷ USD trong quý 4 năm 2005. Một số loại công cụ phái sinh cũng có thể được trao đổi dựa trên các trao đổi truyền thống. Ví dụ, các công cụ lai chẳng hạn như trái phiếu chuyển đổi và/hoặc chuyển đổi ưa thích có thể được liệt kê trên các thị trường niêm yết cổ phiếu hay trái phiếu. Ngoài ra, các đảm bảo (hoặc "quyền") có thể được liệt kê trong trao đổi công bằng. Quyền Hiệu suất, xPRTs tiền mặt và các công cụ khác nhau mà chủ yếu bao gồm một tập hợp các tùy chọn đóng gói vào một gói đơn giản là thường xuyên được liệt kê trên trao đổi công bằng. Cũng giống như các phái sinh khác, các sản phẩm phái sinh giao dịch công khai cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng tiếp cận các rủi ro/tưởng thưởng, và các đặc trưng biến động, trong mối liên quan đến hàng hóa cơ bản, tuy được phân biệt. [sửa] Các loại hợp đồng phái sinh thông thường Có ba loại hợp đồng phái sinh chính:    Hợp đồng tương lai: là hợp đồng mua hoặc bán một tài sản vào hoặc trước một ngày trong tương lai tại một mức giá ngày hôm nay quy định. Một hợp đồng tương lai khác nhau từ một hợp đồng kỳ hạn trong đó các hợp đồng tương lai là một hợp đồng theo mẫu bằng văn bản của một ngôi nhà thanh toán bù trừ hoạt động trao đổi hợp đồng có thể được mua và bán, trong khi một hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng không được chuẩn hóa bằng văn bản do các bên tự . Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cung cấp cho các người chủ quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua (trong trường hợp của một quyền chọn mua) hoặc bán (trong trường hợp của một quyền chọn bán) một tài sản. Giá mà tại đó việc trao đổi diễn ra được gọi là giá đã quyết, và được quy định tại thời điểm các bên tham gia vào các quyền chọn. Các hợp đồng quyền chọn cũng quy định cụ thể một ngày đến hạn. Trong trường hợp của một quyền chọn châu Âu, người chủ có quyền yêu cầu việc bán diễn ra vào ngày (nhưng không phải trước đó) đến hạn, trong trường hợp của một quyền chọn kiểu Mỹ, người chủ có thể yêu cầu việc bán sẽ diễn ra tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đến hạn. Nếu người chủ của hợp đồng thực hiện quyền này, các bên có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch. Giao dịch hoán đổi là hợp đồng trao đổi các dòng tiền vào hoặc trước một ngày trong tương lai xác định dựa trên giá trị cơ bản của đồng tiền hoặc tỷ giá hối đoái, trái phiếu hoặc lãi suất, hàng hóa, chứng khoán hoặc tài sản khác. Các phái sinh phức tạp hơn có thể được tạo ra bằng cách kết hợp các yếu tố của các loại cơ bản. Ví dụ, chủ sở hữu của hoán đổi có quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, tham gia vào một trao đổi trên hoặc trước một ngày trong tương lai quy định. [sửa] Hợp đồng tương lai Bài chi tiết: Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó. Mục đích: Nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc xuống thấp trong tương lai. Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản. Ví dụ: Vào đầu năm 2010, công ty A ký với công ty B một hợp đồng tương lai mua 105 tấn cà phê của công ty B với giá là p đồng/kg với thời điểm mua là cuối năm 2010. Đến đúng thời điểm cuối năm 2010 như được quy định trong Hợp đồng, Công ty B phải bán cho công ty A 105 tấn cà phê trên với giá p đồng/kg và công ty A phải mua 105 tấn cà phê với giá p như trên cho dù giá thị trường của cà phê tại thời điểm đó là bao nhiêu. [sửa] Hợp đồng kỳ hạn Bài chi tiết: Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá xác định vào thời điểm ký hợp đồng. Mức giá trong hợp đồng kỳ hạn có thể thay đổi tại thời điểm giao nhận hàng hoá theo sự thoả thuận của các bên. [sửa] Quyền chọn Bài chi tiết: Quyền chọn Quyền chọn có hai loại: [sửa] Quyền chọn mua Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán. Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong tương lai (hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua. Ví dụ: Giá cổ phiếu của ngân hàng AB tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi phân tích đưa ra dự báo giá cổ phiếu sẽ lên khoảng 200.000 đồng. Hiện tại, nếu muốn mua 1000 cổ phiếu của AB thì nhà đầu tư phải bỏ ra 100.000.000 đồng để mua nó. Giả sử sau một thời gian giá cổ phiếu không đúng như dự báo bị giảm xuống còn 60.000 đồng thì nhà đầu tư bị lỗ: 40.000.000 đồng. Trong trường hợp này, để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực hiện theo dự báo, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Quyền chọn mua, cụ thể: mua 1000 cổ phiếu của AB với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, trong thời gian 3 tháng với mức phí quyền chọn là 20.000 đồng/cổ phiếu x 1000 cổ phiếu = 20.000.000 đồng. Trong thời gian 3 tháng trên, nếu giá cổ phiếu AB tăng như dự báo lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu thì bạn sẽ thu được: 1000 cổ phiếu x 200.000 đồng = 200.000.000 đồng tức là bạn lãi 100.000.000 đồng – 20.000.000 đồng phí mua quyền chọn = 80.000.000 đồng. Trong thường hợp giá cổ phiếu của AB không tăng mà liên tục giảm cho đến hết thời gian 3 tháng thì nhà đầu tư có quyền không thực hiện việc mua của mình và chỉ chịu mất 20.000.000 đồng tiền phí quyền chọn mua. [sửa] Quyền chọn bán Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất định trong tương lai. Ví dụ: Nhà đầu tư là người nắm giữ 1000 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị trường hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán với mức phí 20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ có lợi vì được bán cổ phiếu ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó trên thị trường vào thời điểm đó. Ví dụ khác: Nhà đầu tư muốn bán 1000 cổ phiếu công ty AB nhưng không nắm toàn bộ số cổ phiếu trên. Nhà đầu tư sẽ đặt quyền chọn bán 1000 cổ phiếu công ty AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu, nếu như giá cổ phiếu công ty giảm xuống còn 60.000/1 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mua lại 1000 cổ phiếu của công ty AB với giá 60.000/1 cổ phiếu và bán lại với mức giá 100.000/1 cổ phiếu theo quyền bán mà ông đã mua. Nếu giá cổ phiếu công ty AB tăng lên, nhà đầu tư có thể hủy quyền bán cổ phiếu và chịu thiệt hại ít hơn (số tiền đặt mua quyền bán cổ phiếu AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu). [sửa] Hợp đồng hoán đổi Bài chi tiết: Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Ví dụ: Để có đủ ngoại tệ là đô-la Mỹ cho hoạt động đầu tư tại thị trường Mỹ, Công ty A của Việt Nam đã thoả thuận một 1 Hợp đồng hoán đổi với Công ty B của Mỹ, theo đó Công ty B chuyển cho Công ty A một lượng USD nhất định, đổi lại Công ty A sẽ cung cấp đồng VN cho hoạt động đầu tư của Công ty B tại Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan