Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ của phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế.pdf...

Tài liệu Mối quan hệ của phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế.pdf

.PDF
63
760
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- NGUYỄN HẢI PHƯƠNG LINH MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- NGUYỄN HẢI PHƯƠNG LINH MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.HỒ CHÍ MINH - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được viết xuất phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tác giả. Nội dung của luận văn được viết dựa vào các nghiên cứu và tài liệu được trích dẫn cụ thể và hoàn toàn minh bạch. Các dữ liệu tính toán được dựa trên các dữ liệu đáng tin cậy được công bố rộng rãi trên các website. Tác giả cam kết không sao chép lại nội dung của các nghiên cứu khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hải Phương Linh LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này không thể thiếu sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Trong quá trình nghiên cứu cô đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình để học viên có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu. Học viên xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô. Đồng thời học viên cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô khoa sau đại học và các thầy cô khoa tài chính doanh nghiệp đã tạo điều kiện tốt cho tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ và là động lực cho học viên trong quá trình nghiên cứu. Học viên thực hiện Nguyễn Hải Phương Linh MỤC LỤC ---------Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Giới thiệu chung 3 Giới thiệu nghiên cứu 4 Mục tiêu nghiên cứu 4 Câu hỏi nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Kết cấu nghiên cứu 5 Chương 1: Mối quan hệ của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 6 1.1 Các thước đo phát triển tài chính 6 1.2 Mối quan hệ của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 8 Chường 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 12 2.1 Phương pháp nghiên cứu 12 2.2 Dữ liệu nghiên cứu 13 2.3 Mô hình nghiên cứu 13 2.4 Mô tả thống kê một số biến quan trọng 18 2.4.1 Nhóm nước có thu nhập trên trung bình 20 2.4.2 Nhóm nước có thu nhập cao 22 2.4.3 Nhóm nước có thu nhập thấp 24 Chương 3: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị 28 3.1 Thảo luận kết quả 28 3.1.1 Mô hình hồi quy gộp thuần túy 28 3.1.2 Mô hình tác động cố định (fixed effect, FEM) 31 3.1.3 Mô hình tác động cố định _fixed effect (lựa chọn cross-section sur) 37 3.1.4 Mô hình tác động cố định với lựa chọn fixed cho cả cross-section và period (FEM4) 40 3.1.5 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect) 42 3.2 Một số khuyến ghị để phát triển tài chính tại Việt Nam ổn định theo chiều sâu 48 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT GDP: Tổng sản phẩm quốc nội K: Vốn L: Lao động FEM: Fixed effect model REM: Random effect model CHN: Trung Quốc HKG: Hồng Kông IDN: Indonesia IND: Ấn Độ JPN: Nhật Bản KOR: Hàn Quốc MYS: Malaysia PHL: Philippine THA:Thái Lan VNM: Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến quan trọng đối với nhóm nước có 20 thu nhập trên trung bình Bảng 2.2: Thống kê mô tả các biến quan trọng đối với nhóm nước có 22 thu nhập cao Bảng 2.3 Thống kê mô tả các biến quan trọng đối với nhóm nước có 24 thu nhập dưới trung bình Bảng 3.1 Kết quả hồi quy mô hình hồi quy gộp thuần túy 27 Bảng 3.2 Ma trận hiệp phương sai các biến trong mô hình 28 Bảng 3.3 Kết quả hồi quy mô hình hồi quy gộp thuần túy loại bỏ biến 29 PCOFGDP Bảng 3.4 Kết quả hồi quy mô hình FEM1 30 Bảng 3.5 Kết quả hồi quy mô hình FEM1 loại bỏ biến PCOFGDP 31 Bảng 3.6 Kiểm định log likelihood đối với mô hình FEM1 33 Bảng 3.7 Kết quả hồi quy mô hình FEM2 34 Bảng 3.8 Kiểm định log likelihood đối với mô hình FEM2 36 Bảng 3.9 Kết quả hồi quy mô hình FEM3 37 Bảng 3.10 Kiểm định log likelihood đối với mô hình FEM3 39 Bảng 3.11 Kết quả hồi quy mô hình FEM4 40 Bảng 3.12 Kiểm định log likelihood đối với mô hình FEM4 41 Bảng 3.13 Kết quả hồi quy mô hình RAM1 42 Bảng 3.14 Kiểm định Hausman đối với RAM1 43 Bảng 3.15 Kết quả hồi quy mô hình RAM2 44 Bảng 3.16 Kiểm định Hausman đối với RAM2 45 Bảng 3.17 Kết quả hồi quy mô hình RAM3 46 Bảng 3.18 Kiểm định Hausman cho RAM3 47 Bảng 3.19 Kiểm định Wald 49 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình Trang Hình 2.1 Khác biệt về độ sâu tài chính của các nước (%M2/GDP) 18 Hình 2.2 2 Khác biệt về mức lãi suất tiền gửi 18 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, M2/GDP, PC/GDP của các 21 nước có thu nhập trên trung bình Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, M2/GDP, PC/GDP của các 23 nước có thu nhập cao Hình 2.5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, M2/GDP, PC/GDP của các 25 nước có thu nhập dưới trung bình GIỚI THIỆU CHUNG Như chúng ta đã biết phát triển tài chính là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Vì khi có nền tài chính phát triển theo chiều sâu thì nền kinh tế cũng sẽ ổn định và tăng trưởng một cách bền vững. Nghiên cứu này đề cập đến mối quan hệ của phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế qua khảo sát thực nghiệm mười quốc gia ở khu vực Châu Á, trong giai đoạn từ 1990 – 2011. Kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng cho thấy phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Có những giai đoạn khủng hoảng tài chính nổ ra làm cho tốc độ tăng trưởng bị âm tuy nhiên tỷ số M2/GDP và PC/GDP, đo lường độ sâu tài chính nhìn chung là tăng trưởng cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ những kết quả thực tiễn thu được để đưa ra gợi ý chính sách xây dựng hệ thống tài chính của Việt Nam phát triển theo chiều sâu và ổn định bền vững. 1. Giới thiệu nghiên cứu: Phát triển tài chính có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hay là vấn đề được nhiều nghiên cứu quan tâm. Schumpeter (1911) cho rằng những người kinh doanh cần nguồn tín dụng tài trợ cho những kỹ thuật sản xuất mới. Và hệ thống ngân hàng được xem như là những chủ thể quan trọng thúc đẩy các hoạt động trung gian tài chính và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì thế một hệ thống tài chính phát triển sẽ làm cho các nguồn lực tài chính được phân phối và sử dụng hiệu quả hơn. Sau những cuộc khủng hoảng tài chính thì các tranh luận về phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động tích cực đến nền kinh tế hay không lại trở thành đề tài nóng trong giới học thuật và những nhà hoạch định chính sách. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm gần đây như Mckinon và Shaw (1973); King và Levine (1993); Levine, Loayza và Beck (2000);… đều khẳng định phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia trong bài nghiên cứu này được lựa chọn là những quốc gia có trình độ phát triển từ thấp đến cao, đa dạng ở khu vực Châu Á. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Kiểm định mối quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại các nước Châu Á. 3. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không? (2) Mức độ tác động của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các khu vực kinh tế có khác nhau không? 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là trình độ phát triển tài chính qua độ sâu tài chính gồm tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP. Đây được xem như hai nhân tố thể hiện sự phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra còn các nhân tố kinh tế khác tác động đến tăng trưởng kinh tế như vốn, lao động, chi tiêu chính phủ, thương mại và lạm phát. Dữ liệu nghiên cứu gồm số liệu thống kê trong hệ thống tài khoản quốc gia giai đoạn từ năm 1990 – 2011, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu chéo giữa 10 quốc gia chọn lọc bao gồm: Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Phillipine, Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là hồi quy theo dữ liệu bảng (panel data), trong đó sử dụng các mô hình hồi quy như mô hình hồi quy gộp thuần túy, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). 6. Kết cấu của nghiên cứu: Chương 1: Mối quan hệ của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Chương 3: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị Chương 1: Mối quan hệ của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 1.1 Các thước đo phát triển tài chính Phát triển tài chính được thể hiện qua sự phát triển của hệ thống tài chính. Phát triển tài chính theo chiều sâu có nghĩa là tích lũy các tài sản tài chính nhanh hơn tích lũy các tài sản phi tài chính (Kitchen, 1995). Một hệ thống tài chính phát triển đầy đủ thường bao gồm nhiều loại tổ chức, công cụ và thị trường tài chính khác nhau như chúng ta thường thấy tại các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây. Tất nhiên, đây không phải là một hệ thống mang tính chất tĩnh, mà ngược lại, là hệ thống thay đổi liên tục với sự ra đời của các loại tổ chức và công cụ tài chính mới. Phát triển tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu như sự gia tăng khối lượng tài sản tài chính, lưu lượng di chuyển vốn, sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự vững chắc của cơ sở hạ tầng tài chính, và tín dụng cho khu vực tư nhân. Có rất nhiều thước đo để đo lường mức độ phát triển tài chính như: - Tỷ lệ của tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP và so với tổng tín dụng; - Độ sâu tài chính [M2(M3)/GDP]: Cho biết quy mô của khu vực trung gian tài chính so với nền kinh tế; - Số lượng vốn hóa của thị trường tài chính; - Biên lãi suất (interest margin); - Vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so với ngân hàng trung ương; - Chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng (Freedom in Banking and Finance index) v.v. Trên thực tế các nhà nghiên cứu đã sử dụng các thước đo trên một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu của Goldsmith (1969) đã sử dụng thước đo mức độ phát triển tài chính là tỷ lệ tài sản của trung gian tài chính so với GDP, ngụ ý rằng sự phát triển của hệ thống tài chính thì tỷ lệ thuận với sự phân bổ và chất lượng của các dịch vụ tài chính. Phát triển từ nghiên cứu của Goldsmith (1969) thì hai nhà kinh tế là King và Levine (1993) đã đưa ra bốn thước đo phát triển tài chính bao gồm: LLY: Tỷ lệ giữa nợ thanh khoản với GDP. Nợ thanh khoản là thước đo khái quát cung tiền (M3) bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng và tài khoản ở các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khi số liệu M3 không có sẵn thì tác giả sử dụng số liệu M2 hẹp hơn trong đó không tính đến tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn, cổ phần trong các quỹ đầu tư và thương phiếu ( nợ doanh nghiệp ngắn hạn). Mục đích để đo lường độ sâu tài chính. BANK: Tỷ số tiền gửi ngân hàng cho khoản tín dụng nội địa so với tiền gửi ngân hàng cộng tín dụng nội địa của ngân hàng trung ương. Mục đích để đánh giá tầm quan trọng vai trò của các tổ chức tài chính. PRIVATE: Tỷ lệ các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân phi tài chính so với tổng mức tín dụng nội địa, đo lường phạm vi tín dụng được chuyển đến khu vực tư nhân. PRIVY: Tỷ lệ các khoản cho vay đối với khu vực tư nhân phi tài chính so với GDP, đo lường mức độ của các dịch vụ tài chính Ngoài ra tác giả Jinzhang, Lanfang Wang và Susheng Wang (2012) cũng dựa trên các thước đo cơ bản để đưa ra các thước đo mức độ phát triển tài chính ở Trung Quốc như sau: (1) Credit là tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trong hệ thống tài chính (các tổ chức ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng) so với GDP, có thể đo độ sâu tổng thể của trung gian tài chính. (2) Deposit là tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống tài chính so với GDP, có thể đo độ lớn tổng thể của các trung gian tài chính (3) Savings là tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình gửi vào hệ thống tài chính so với GDP, xem như là một công cụ quan trọng của phát triển tài chính Trung Quốc trong việc huy động tiết kiệm hộ gia đình. (4) Loan over appro là tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi các khoản vay trong nước liên quan đến tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Đầu tư tài sản cố định từ các nguồn khác nhau bao gồm cả các khoản vay trong nước, chiếm dụng ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài và tự gây quỹ. Trong số các nguồn, các khoản vay được coi là hiệu quả hơn so tài trợ ngân sách nhà nước về phân bổ vốn. (5) Corporate là tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp/ Tổng số dư tiền gửi của khách hàng trong hệ thống tài chính. Đo lường phát triển tài chính của Trung Quốc thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp. Tóm lại các thước đo mức độ phát triển tài chính rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia chúng ta có thể lựa chọn các thước đo khác nhau. 1.2 Mối quan hệ của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: Quan điểm “phát triển” về hệ thống tài chính (development hypothesis) mà còn được gọi là quan điểm “tự do mới” coi hệ thống tài chính có một tầm quan trọng đáng kể đối với phát triển kinh tế. Những người theo quan điểm này cho rằng việc không có một hệ thống tài chính phát triển làm hạn chế tăng trưởng kinh tế và do vậy, chính sách nhà nước phải hướng tới khuyến khích sự tăng trưởng của hệ thống tài chính. Chẳng hạn như các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do ở Mỹ mà tiêu biểu là thuyết trọng tiền của Miltol Friedman. Thuyết này cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô). Ngoài ra các nhà kinh tế theo quan điểm tự do mới cũng ủng hộ tự do hóa tài chính. Xu hướng thiên về tự do hóa tài chính là một phần của một xu hướng lớn hơn hướng tới giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế. Tự do hóa tài chính được cực lực cổ vũ bởi các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng của McKinnon (1973) và Shaw (1973). Theo McKinnon và Shaw, áp chế tài chính, thông qua cơ chế buộc các tổ chức tài chính chi trả lãi suất thực thấp và thường có giá trị âm, làm giảm tiết kiệm tài chính tư nhân, qua đó làm giảm các nguồn lực dành để tích luỹ vốn. Nhìn từ góc độ này, thông qua tự do hóa tài chính, các quốc gia đang phát triển có thể kích thích tiết kiệm trong nước và tăng trưởng, đồng thời giảm sự phụ thuộc quá mức vào các dòng vốn nước ngoài. Quan điểm ngược lại thì lại cho rằng hệ thống tài chính chỉ có một vai trò rất nhỏ trong quá trình phát triển của các khu vực sản xuất và rằng hệ thống tài chính chẳng qua chỉ là tạo ra các cơ hội cho khu vực tư nhân kiếm được lợi nhuận hoặc chịu thua lỗ. Quan điểm “sòng bạc” (casino hypothesis) này về hệ thống tài chính cho rằng nhà nước hoàn toàn có thể không cần chú ý tới hệ thống tài chính hoặc thậm chí còn có thể coi đó là có hại cho tăng trưởng và phân phối thu nhập, và vì vậy cần kiềm chế hoặc quốc hữu hóa (Kitchen, 1995). Điển hình là Keynes, ông cho rằng nếu không quản lý tiền thận trọng thì có thể sẽ gây phá hủy nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế. Còn Tobin (1965) đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư bằng cách gia tăng lạm phát. Quan điểm “phát triển” coi hệ thống tài chính như là một phương tiện để đi tới một mục đích và mục đích đó chính là phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế lại có nghĩa là đạt được sự kết hợp thỏa đáng giữa tăng trường và phân phối thu nhập đầu người. Nếu không đạt được mục tiêu này thì hệ thống tài chính không thể tạo ra một tác động tích cực ròng nào. Trong trường hợp xấu nhất, hệ thống tài chính còn gây ra tình trạng sử dụng nguồn lực không hợp lý, dẫn tới lạm phát và tình trạng vay nợ chồng chất mà không tạo ra được phương tiện trả nợ, gây khủng hoảng và sụp đổ kinh tế. Điều này đúng với cả việc sử dụng tài chính trong nước lẫn nước ngoài. Trong những điều kiện như vậy, tài chính trở thành một gánh nặng làm hạn chế tăng trưởng kinh tế, hoặc thậm chí trở thành một loại chi phí làm giảm bớt thu nhập quốc gia. Thực tế là phần lớn các khoản vay ngoại biên của các nước đang phát triển trong những năm 1970 đã không được sử dụng có hiệu quả, và tại một số nước, nghĩa vụ trả nợ phát sinh từ việc đi vay đó đã dẫn tới việc nguồn lực quốc gia bị tổn thất. Do hậu quả của việc sử dụng tài chính là mang tính không chắc chắn, nên việc huy động và sử dụng tài chính của các quốc gia phải chịu một mức độ rủi ro nhất định. Mặc dù mang tính rủi ro như vậy, quan điểm phát triển coi hệ thống tài chính như là một đầu vào cần thiết cho quá trình phát triển và do vậy, là một loại rủi ro cần phải chấp nhận. Phải mất một thời gian tương đối dài các nhà kinh tế phát triển mới nhận thức được vai trò quan trọng của tài chính trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, việc có đủ tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính chưa phải là đủ cho tăng trưởng kinh tế. Trái lại, chúng ta chỉ nên xem đó như là một trong số các đầu vào cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, ví dụ như: nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, trình độ quản lý, công nghệ và năng lực kinh doanh (Kitchen, 1995). Kết luận trên đây xem ra là phù hợp với suy nghĩ của chúng ta, nhưng trên thực tế thì cho tới nay cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của các tổ chức và công cụ tài chính trong quá trình phát triển. Trên cơ sở của các kết quả nghiên cứu có được, chúng ta không thể trả lời một cách xác đáng câu hỏi: ‘Sự phát triển của khu vực tài chính có những đóng góp gì cho quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia?’ hay ‘Nếu không có phát triển tài chính thì có thể có phát triển kinh tế được không?’ hay ‘Liệu phát triển tài chính có dẫn tới phát triển kinh tế hay không?’ hay ‘Loại hình phát triển tài chính nào là có lợi cho phát triển kinh tế?’. Cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của tài chính nước ngoài đối với phát triển kinh tế, song ngay cả trong lĩnh vực này, kết quả nghiên cứu cũng chưa cho phép có được kết luận xác đáng và hiện vẫn có những quan điểm trái ngược nhau về tầm quan trọng của tài chính từ bên ngoài. Về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế, các tác giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về vấn đề này dường như đã đạt được một sự nhất trí. Đó là phát triển tài chính có vai trò quan trọng và sẽ đưa tới sự phát triển kinh tế (Goldsmith, 1969; McKinnon, 1973; Shaw, 1973; King và Levine, 1993; Rajan và Zingales, 1998; Levine, Loayza và Beck, 2000; Levine, 2003) Trong nghiên cứu của King và Levine (1993, trang 717-18) “Các mức phát triển tài chính cao hơn có tương quan một cách mạnh mẽ và có ý nghĩa với các tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của hiện tại và trong tương lai, sự tích lũy vốn vật chất và những cải thiện về hiệu quả kinh tế” Rajan và Zingales (1998), sử dụng dữ liệu ngành để nghiên cứu cơ chế phát triển tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và các nguyên nhân cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính có ảnh hưởng ổn định đến tăng trưởng kinh tế. Nếu các trung gian tài chính không thể phân biệt được giữa dự án tốt và dự án xấu thì thị trường tài chính là không hoàn hảo và ảnh hưởng đến đầu tư và tăng trưởng. Sự hiện diện của một thị trường tài chính phát triển tốt ở một quốc gia tạo cho nó một lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài. Levine (2003), với mẫu nghiên cứu là 77 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1960 – 1989, chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Levine, Loayza và Beck (2000), tìm thấy mối quan hệ vững chắc giữa yếu tố ngoại sinh của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn qua các biến công cụ chéo giữa các quốc gia, đồng thời còn tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố ngoại sinh của phát triển tài chính với tích lũy vốn vật chất và tăng năng suất. Trong khi đó thì Ang (2007) trong nghiên cứu về phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Malaysia đã đưa ra kết luận rằng phát triển tài chính theo chiều sâu ,tích lũy vốn vật chất và gia tăng lực lượng lao động tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tóm lại khi tài chính phát triển thì hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả, dẫn đến phát triển tài chính theo chiều sâu và giúp sàng lọc, hỗ trợ các dự án hiệu quả. Phát triển tài chính theo chiều sâu làm gia tăng tiền gửi, tiền vay, phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu, cổ phiếu, bảo hiểm, tài sản hưu từ đó giúp tăng tích lũy vốn (1). Việc sàng lọc và hỗ trợ dự án hiệu quả giúp tăng năng suất (2). Từ (1) và (2) giúp tăng trưởng kinh tế. Có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm tìm ra mối quan hệ tích cực của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Phần lớn đều chỉ ra rằng nếu một quốc gia có nền tài chính phát triển sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 2.1 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy dữ liệu bảng. Việc ước lượng phụ thuộc vào các giả định về tung độ gốc, các hệ số độ dốc, và sai số ngẫu nhiên. - Giả định thứ 1: Các hệ số không đổi qua thời gian và giữa các cá nhân. Đây là phương pháp đơn giản nhất, bỏ qua kích thước không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, chỉ ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường. Đây còn được gọi là mô hình hồi quy gộp thuần túy. - Giả định thứ 2: Các hệ số độ dốc là hằng số nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân: Mô hình các ảnh hưởng cố định hay mô hình hồi quy biến giả bình phương tối thiểu (Least Square Dummy Variable, LSDV). Một cách để xem xét đặc điểm riêng của từng đơn vị theo không gian là để cho tung độ gốc thay đổi theo từng đơn vị nhưng vẫn giả định rằng các hệ số độ dốc là hằng số đối với các đơn vị. Mô hình này còn được gọi là mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model, FEM). Thuật ngữ các ảnh hưởng cố định này là do: cho dù tung độ gốc có thể khác nhau đối với các đơn vị (ở đây là 10 nước), nhưng tung độ gốc của mỗi đơn vị không thay đổi theo thời gian; nghĩa là bất biến theo thời gian. - Giả định 3: Các hệ số độ dốc là hằng số nhưng tung độ gốc khác nhau theo cá nhân cũng như theo thời gian. - Giả định 4: Tất cả các hệ số đều thay đổi theo các cá nhân. Cho dù dễ áp dụng, việc lập mô hình ảnh hưởng cố định hay mô hình LSDV có thể làm giảm bậc tự do nếu ta có một vài đơn vị theo không gian. Ngoài ra, một vấn đề liên quan đến mô hình đồng phương sai (tức là mô hình LSDV) là liệu việc thêm vào mô hình các biến giả sẽ làm mất đi một số bậc tự do có thật sự cần thiết hay không. Lập luận làm nền tảng cho mô hình đồng phương sai là khi định dạng mô hình, ta không thể bao gồm những biến giải thích phù hợp mà không thay đổi theo thời gian (và có thể những biến khác có thay đổi theo thời gian nhưng có cùng giá trị đối với tất cả các đơn vị theo không gian). Để khắc phục tình trạng trên chúng ta có thể sử dụng phần sai số (Error Components Model, ECM) hay mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM). 2.2 Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng là dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Mẫu được nghiên cứu là 10 quốc gia ở Châu Á bao gồm: Các quốc gia có thu nhập cao (Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông), các quốc gia có thu nhập trên trung bình (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan), các quốc gia có thu nhập dưới trung bình (Indonesia, Phillipine, Ấn Độ, Việt Nam). Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu từ năm 1990 – 2011. Dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng thế giới Worlbank, http://databank.worldbank.org/ddp/home 2.3 Mô hình định lượng: Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế chủ yếu đều dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas với các biến chính là vốn (K), lao động (L) và tổng hợp những yếu tố sản xuất chứa đựng các yếu tố về công nghệ, thể chế, hệ thống pháp luật,....Trong các nghiên cứu về tài chính và tăng trưởng kinh tế thì cơ bản đều dựa trên nền tảng này nhưng kiểm định được mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển tài chính thông qua việc đưa các biến đánh giá mức độ phát triển tài chính vào mô hình. Các biến đánh giá mức độ phát triển tài chính thường được sử dụng là cung tiền trong nền kinh tế so với GDP, tỷ lệ cấp tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP, tổng mức vốn hóa của thị trường chứng khoán so với GDP, hoặc các biến đo lường khả năng thanh khoản của thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu dựa trên dữ liệu chéo giữa các quốc gia và dữ liệu bảng (panel data). Dự liệu bảng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế vì thể hiện được giữ liệu chéo giữa các quốc gia theo thời gian. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng thường xuyên được trích dẫn nhiều nhất trong nghiên cứu của King và Levine (1993). Tác giả của nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bốn thước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng