Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Mặc dù lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên...

Tài liệu Mặc dù lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên

.DOC
1
60
79

Mô tả:

Mặc dù lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên, nhưng trong gần 2 tuần qua, các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy lãi suất huy động lên mức khá cao so với cuối tháng 7/2009. Trong 2 ngày cuối tuần qua, SCB đã tung ra Chương trình “Trường phát”, với mức lãi suất thưởng dành cho khách hàng tham gia gửi tiền theo chương trình này lên đến 0,5%/năm. Tuy chỉ áp dụng trong 2 ngày, nhưng mức lãi suất thưởng hấp dẫn đã tạo cơ hội để SCB thu hút thêm khách hàng. Để thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, SCB tiếp tục tăng lãi suất tiền đồng, USD và EUR trong ngày đầu tuần này (10/8). Đối với lãi suất huy động tiền đồng, SCB tăng tất cả các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng, với biên độ tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tuần lần lượt là 6,5%, 7,2% và 7,7%/năm; lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tháng tương ứng là 8,2%, 8,3% và 8,4%/năm. Cũng trong ngày 10/8, SCB còn điều chỉnh tăng lãi suất huy động USD và EUR. Theo đó, mức lãi suất tiền gửi USD áp dụng cho kỳ hạn tiền gửi 1 tuần đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,35%/năm đến 1,8%/năm. Đối với lãi suất huy động vốn bằng EUR, SCB tăng ở kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,5%/năm đến 1,2%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tháng lần lượt là 1,2%, 1,3%, 1,5%/năm; 6 và 9 tháng lần lượt là 1,8% và 2%/năm... Trước đó, ngày 7/8, Ngân hàng OCB tăng lãi suất tiền gửi VND ở tất cả các kỳ hạn. Theo đó, mức tăng dao động từ 0,1% đến 0,2%/năm và tăng cao nhất là ở kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Đáng chú ý, sau nhiều lần điều chỉnh, HDBank đã quyết định nâng lãi suất tiền gửi lên mức vượt trội trên thị trường là 10,3%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng trong tuần đầu tháng 7/2009. Nếu so với trần lãi suất cho vay doanh nghiệp, thì mức lãi suất tiền gửi trên đã gần ngang nhau. Không chỉ với ngân hàng cổ phần, trong tuần qua, khối ngân hàng nhà nước cũng liên tiếp điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ (0,1 - 0,3%/năm) ở các kỳ hạn từ 3 đến 24 tháng (Agribank, Vietcombank, MHB), cho phù hợp với mặt bằng lãi suất chung của thị trường. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ổn định. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến ở mức 8,5 - 10%/năm; trung và dài hạn 10 - 10,5%/năm; lãi suất cho vay VND của nhóm ngân hàng TMCP phổ biến ở mức 10 -10,5%/năm; lãi suất cho vay thỏa thuận phổ biến ở mức 12 16,5%/năm. Trong khi đó, với chủ trương kiểm soát chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, hiện các ngân hàng cũng thận trọng hơn trong cho vay, kể cả với chương trình hỗ trợ lãi suất. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng VND đến ngày 7/8 là trên 392.609 tỷ đồng, chỉ tăng 0,9% so với một tuần trước đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan