Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị...

Tài liệu Luận văn tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch khánh hòa​

.PDF
185
2
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340331 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Kinh tế với đề tài “Tác động của hệ thống Kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................... 3 6. Đóng góp mới của đề tài: .................................................................................... 3 7. Kết cấu nghiên cứu:............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................. 4 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................ 4 1.1.1 Các nghiên cứu về các thành phần hệ thống KSNB .................................. 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 11 2.1. Tổng quan về KSNB ...................................................................................... 11 2.1.1. Lược sử về quá trình hình thành và phát triển của KSNB .......................... 11 2.1.2. Khái niệm KSNB .................................................................................... 14 2.1.3. Ý nghĩa, mục tiêu và hạn chế của hệ thống KSNB ................................. 14 2.1.3.1. Ý nghĩa của KSNB ........................................................................... 14 2.1.3.2. Mục tiêu của KSNB ......................................................................... 15 2.1.3.3. Hạn chế của hệ thống KSNB ........................................................... 15 2.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB. ........................................................ 15 2.2.1. Môi trường nội bộ ................................................................................... 16 2.2.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng................................................................... 18 2.2.4. Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 19 2.2.5. Phản ứng với rủi ro.................................................................................. 20 2.2.6. Hoạt động kiểm soát ............................................................................... 21 2.2.7. Thông tin và truyền thông ....................................................................... 21 2.2.8. Giám sát .................................................................................................. 21 2.3.1.2. Phân loại rủi ro. ................................................................................ 22 2.3.2.2. Mục tiêu QTRR ................................................................................ 23 2.3.2.3. Tính hữu hiệu QTRR. ...................................................................... 23 2.4. Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và các mục tiêu QTRR ........................... 24 2. 5. Lý thuyết nền................................................................................................. 25 2.5.1. Lý thuyết đại diện.................................................................................... 25 2.5.1.1. Nội dung cơ bản của lý thuyết ......................................................... 25 2.5.2. Lý thuyết ngẫu nhiên............................................................................... 25 2.5.2.1. Nội dung cơ bản của lý thuyết ......................................................... 25 2.5.2.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu. ................................................ 26 2.5.3. Lý thuyết thông tin hữu ích ..................................................................... 26 2.5.3.1. Nội dung của lý thuyết ..................................................................... 26 2.5.3.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu ................................................. 26 2.6. Đặc thù của ngành du lịch Khánh Hòa ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống KSNB theo hướng QTRR ........................................................................... 27 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 27 3.1. Khung nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 29 3.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu định lượng...................................................... 30 3.3. Mô hình nghiên cứu dự kiến .......................................................................... 31 3.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 31 3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu. ............................................................................ 31 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 32 3.4.1. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ........................................... 32 3.4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .... 34 3.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) ... 34 3.4.3.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy đa biến. .............................. 34 3.4.3.4. Kiểm định giả thiết ........................................................................... 35 Tóm tắt chương 3: ................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 36 4.1. Thực trạng về hoạt động du lịch .................................................................... 36 4.1.1. Vài nét sơ lược về du lịch thế giới và Việt Nam thời gian qua............... 36 4.2. Xử lý dữ liệu mẫu nghiên cứu. ....................................................................... 39 4.2.1. Mã hóa biến định tính của các DN du lịch Khánh Hòa tham gia khảo sát. ........................................................................................................................... 39 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo ảnh hưởng đến tính hữu hiệu QTRR của các DN du lịch Khánh Hòa bằng Cronbach’s Alpha. ................................. 41 4.3.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Môi trường nội bộ ........... 41 4.3.1.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Thiết lập mục tiêu ............ 42 4.3.1.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ................................................................................................................ 43 4.3.1.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Đánh giá rủi ro................. 44 4.3.1.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Phản ứng với rủi ro .......... 44 4.3.1.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Hoạt động kiểm soát ........ 45 4.3.1.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Giám sát........................... 46 4.3.1.9. Đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu QTRR ........................ 47 4.4. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 51 4.4.1. Kết quả về thực trạng hệ thống KSNB theo hướng QTRR của các DN du lịch Khánh Hòa ................................................................................................. 51 4.4.1.1. Yếu tố 1: Môi trường nội bộ ............................................................ 52 4.4.1.2. Yếu tố 2: Thiết lập mục tiêu............................................................. 53 4.4.1.3. Yếu tố 3: Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ............................................ 53 4.4.1.4. Yếu tố 4: Đánh giá rủi ro. ................................................................ 54 4.4.1.5. Yếu tố 5: Phản ứng với rủi ro. .......................................................... 54 4.4.1.6. Yếu tố 6: Hoạt động kiểm soát......................................................... 55 4.4.1.7. Yếu tố 7: Thông tin và truyền thông ................................................ 55 4.4.1.8. Yếu tố 8: Giám sát. .......................................................................... 56 4.4.2.1. Ma trận hệ số tương quan ................................................................. 56 4.4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến về tác động của hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa ............................. 58 4.4.3.1. Kết quả phân tích ảnh hưởng của biến Vốn đầu tư đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa........................................................... 60 4.4.3.2. Kết quả phân tích ảnh hưởng của biến Số lao động đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa........................................................... 62 4.4.3.3. Kết quả phân tích ảnh hưởng của biến Doanh thu đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa........................................................... 63 4.4.3.4. Kết quả phân tích ảnh hưởng của biến Ngành nghề kinh doanh đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa .................................... 65 4.5. Bàn luận: ........................................................................................................ 65 4.5.1. Bàn luận về thực trạng hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa. ................................................................................................ 65 4.5.2. Bàn luận về kết quả tác động của từng yếu tố trong hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa ........................................ 69 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 73 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 73 5.2. Kiến nghị một số chính sách nhằm nâng cao tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa. ............................................................................................... 73 5.2.1. Đối với các yếu tố có tác động đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa. ................................................................................................ 73 5.2.1.1. Yếu tố Môi trường nội bộ ................................................................ 73 5.2.1.3. Yếu tố Hoạt động kiểm soát ............................................................. 75 5.2.1.4. Yếu tố Thông tin và truyền thông .................................................... 76 5.2.2. Đối với các yếu tố chưa tác động đến tính hữu hiệu QTRR ở các DN du lịch Khánh Hòa. ................................................................................................ 77 5.2.2.1. Yếu tố thiết lập mục tiêu. ................................................................. 77 5.2.2.2. Yếu tố Nhận dạng sự kiện tiềm tàng. ............................................... 77 5.2.2.3. Yếu tố Đánh giá rủi ro: .................................................................... 78 5.2.2.4. Yếu tố Giám sát:............................................................................... 79 5.3. Hạn chế của đề tài: ......................................................................................... 80 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: ......................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt AICPA BCTC Viết đầy đủ bằng tiếng Việt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh Hiệp hội kế toán viên công American Institute of Certified Public chứng Hoa Kỳ Accountans Báo cáo tài chính Financial Statement Các mục tiêu kiểm soát trong Control Objectives for Information COBIT công nghệ thông tin và các lĩnh and Related Technology vực có liên quan Ủy ban thuộc Hội đồng quốc The COSO Committee gia Hoa Kỳ về chống gian lận Organization of of ponsoring the Treadway khi lập Báo cáo tài chính Commission DN Doanh nghiệp Enterprise ERM, Quản trị rủi ro Enterprise Risk Management KSNB Kiểm soát nội bộ Internal Control SEC Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ Securities & Exchange Commission SOX Đạo luật Sarbanes – Oxley Sarbanes - Oxley QTRR DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 4.1. Vốn đầu tư của các DN du lịch Khánh Hòa tham gia khảo sát ................ 39 Bảng 4.2. Số lao động trong các DN du lịch Khánh Hòa tham gia khảo sát ............ 40 Bảng 4.3. Doanh thu năm 2015 của DN du lịch Khánh Hòa tham gia khảo sát ....... 40 Bảng 4.4. Loại hình công ty của các DN du lịch Khánh Hòa tham gia khảo sát ...... 40 Bảng 4.5. Ngành nghề kinh doanh của các DN du lịch Khánh Hòa ......................... 41 Bảng 4.6. Chức danh của những người tham gia khảo sát........................................ 41 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Môi trường nội bộ .............. 42 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Thiết lập mục tiêu .............. 43 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ........ 43 Bảng 4.10. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Đánh giá rủi ro ................. 44 Bảng 4.11. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Phản ứng với rủi ro .......... 45 Bảng 4.12. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Hoạt động kiểm soát ........ 45 Bảng 4.13. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Thông tin truyền thông .... 46 Bảng 4.14. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo yếu tố Giám sát ........................... 47 Bảng 4.15. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu QTRR .................. 47 Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo hướng QTRR theo COSO 2004 ...................... 49 Bảng 4.17. Thống kê mô tả các giá trị của thang đo ................................................. 51 Bảng 4.20. Độ phù hợp của mô hình và kiểm định tính độc lập của sai số .............. 59 Bảng 4.22: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai đối với nhóm vốn đầu tư ..... 61 Bảng 4.24. Kết quả Kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu QTRR tại các DN theo biến Vốn đầu tư ................................................................................................. 61 Bảng 4.25: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai đối với nhóm số lao động .............. 62 Bảng 4.26. Phân tích phương sai ANOVA đối với nhóm số lao động ..................... 62 Bảng 4.27. Kết quả Kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu QTRR tại các DN theo biến Số lao động trong DN ................................................................................ 63 Bảng 4.28: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai đối với nhóm Doanh thu ..... 63 Bảng 4.29. Phân tích phương sai ANOVA đối với nhóm Doanh thu ....................... 64 Bảng 4.30. Kết quả Kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu QTRR tại các DN theo biến Doanh thu năm 2015 ................................................................................. 64 Bảng 4.31: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai đối với nhóm ngành nghề kinh doanh ........................................................................................................ 65 Bảng 4.32. Phân tích phương sai ANOVA đối với ngành nghề kinh doanh ............ 65 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và các mục tiêu QTRR ...................... 24 Hình 3.1. Khung nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 29 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu định lượng .............................................................. 30 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 31 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ngày càng sâu rộng, Việt Nam gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế thương mại trên thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải vững mạnh cả về lượng và chất. Trong quá trình hoạt động, các DN phải đối mặt với nhiều rủi ro gồm cả bên trong và bên ngoài DN. Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) được thiết lập trong DN nhằm mục đích cuối cùng chính là giảm thiểu những rủi ro đó. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro (QTRR) và KSNB theo hướng QTRR các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới đã nghiên cứu, tổng kết và phát triển hệ thống KSNB theo hướng QTRR. Báo cáo COSO với tiêu đề: QTRR DN – khuôn khổ tích hợp được công bố năm 2004, đã xác định những tiêu chuẩn làm cơ sở đánh giá rủi ro cũng như đề xuất quy trình xây dựng hệ thống QTRR hữu hiệu cho công tác quản lý, nhằm giúp DN có nền tảng lý thuyết để xây dựng một hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra. Khánh Hòa là tỉnh có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì có nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh... Với sự ưu ái của thiên nhiên như vậy, du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, du lịch Khánh Hòa vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như chỉ mới tập trung vào phát triển du lịch biển đảo, thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao, các loại hình kinh doanh du lịch cũng phát triển chưa cân đối, còn mạnh về lưu trú, yếu về lữ hành…Ngoài ra, du lịch nói chung và du lịch ở Khánh Hòa nói riêng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro do môi trường thiên nhiên, văn hóa xã hội, do quá trình hội nhập…Vì vậy để DN du lịch tồn tại và phát triển vững mạnh thì đòi hỏi phải thiết lập được một hệ thống KSNB theo hướng QTRR hữu hiệu để giúp các DN nhận diện được các rủi ro, có biện pháp phòng ngừa và xử lý chúng. Để làm được điều đó thì cần xác định được các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB có tác động tới tính hữu hiệu QTRR 2 hay không và mức độ tác động của từng yếu tố như thế nào, từ đó có các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống KSNB theo hướng QTRR trong DN. Từ đây, tác giả chọn đề tài “Tác động của hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu trong QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa” làm hướng nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Xem xét tác động của hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm nâng cao tính hữu hiệu QTRR cho các DN du lịch Khánh Hòa. b. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo hướng QTRR. - Đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa. - Đánh giá mức độ tác động của từng bộ phận cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa. - Đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm nâng cao tính hữu hiệu QTRR cho các DN du lịch Khánh Hòa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB theo hướng QTRR theo khuôn mẫu COSO 2004 và bộ phận cấu thành hệ thống KSNB tác động đến tính hữu hiệu QTRR. b. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Đề tài nghiên cứu đối với DN du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Thời gian: Dữ liệu năm 2015. - Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu tác động của bộ phận cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR, không nghiên cứu đến các nhân tố bên ngoài. Và đề tài mới nghiên cứu tính hữu hiệu QTRR chưa đề cập đến tính hiệu quả QTTR. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết nào phù hợp để nghiên cứu hệ thống KSNB theo hướng QTRR? 3 - Các DN du lịch Khánh Hòa có đầy đủ các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB theo hướng QTRR hay không? - Từng bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB có tác động như thế nào đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa? - Các kiến nghị nào là phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR nhằm nâng cao tính hữu hiệu QTRR cho các DN du lịch Khánh Hòa? 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể: - Sử dụng phương pháp quan sát tại bàn, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, văn bản giấy tờ liên quan đến KSNB thực tế tại DN. - Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để đánh giá quan hệ nhân quả giữa bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và tính hữu hiệu QTRR. - Dựa vào kết quả phân tích, sử dụng phương pháp suy diễn để đưa ra kết luận và đề xuất chính sách phù hợp. 6. Đóng góp mới của đề tài: - Đề tài tổng hợp các nghiên cứu đã công bố một cách có hệ thống, nhất là các nghiên cứu trong nước. - Đề tài đánh giá được thực trạng về nội dung của hệ thống KSNB theo hướng QTRR của các DN du lịch Khánh Hòa năm 2015. - Làm rõ mối quan hệ nhân quả của từng bộ phận cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu QTRR của các DN du lịch Khánh Hòa. - Đề tài đề xuất các chính sách hợp lý nhằm hoàn thiện các yếu tố hệ thống KSNB để nâng cao tính hữu hiệu QTRR của DN du lịch Khánh Hòa. 7. Kết cấu nghiên cứu: Đề tài của nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về KSNB và QTRR. Các nghiên cứu thường tập trung theo hướng nghiên cứu các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB, hoặc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu hệ thống KSNB hoặc các nghiên cứu về QTRR… Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu: 1.1.1 Các nghiên cứu về các thành phần hệ thống KSNB Naz’aina (2015) đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm để xác định mối liên hệ giữa KSNB, năng lực và chất lượng BCTC. Nghiên cứu lựa chọn 28 thành viên tích cực của diễn đàn Zakat. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp hồi quy đa biến, với biến phụ thuộc là chất lượng BCTC. Còn biến độc lập là hệ thống KSNB và năng lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống KSNB và năng lực có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Tuy nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra nhưng mẫu nghiên cứu lại chưa đủ lớn, chưa có tính khái quát cao. Ssuuna Pius Mawanda (2011) cho rằng KSNB đóng vai trò quan trọng trong DN để đạt được mục tiêu quản lý. Tác giả chủ yếu dựa vào khuôn khổ KSNB theo tiêu chuẩn COSO và thiết lập mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả tài chính trong một Viện đào tạo sau đại học ở Uganda. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa hệ thống KSNB (Môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ, và các hoạt động kiểm soát) với hiệu quả hoạt động tài chính. Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nhưng vẫn còn những hạn chế như đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả tài chính, dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn… Nghiên cứu của Theofanis Karagiorgos et al (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB để đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Từ 100 phiếu trả lời khảo sát thu được của 100 nhân viên ngân hàng, tác giả đã thực hiện hồi quy đa biến và đưa ra kết quả rằng tất cả các thành phần KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát) đều có vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động kiểm toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu mới chỉ dừng lại cho các ngân hàng ở Hy Lạp. 5 1.1.2 Các nghiên cứu về các thành phần KSNB tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Angella Amudo và Eno L.Inanga (2009) thực hiện nghiên cứu ở các nước thành viên khu vực (RMCs), tập trung vào Uganda, Đông Phi. Các tác giả đã dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, xây dựng mô hình thực nghiệm các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT) tác động đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu hệ thống KSNB được đo lường thông qua việc đạt được các mục tiêu của KSNB. Kết quả cho thấy một số thành phần của hệ thống KSNB khiếm khuyết (như thành phần giám sát hay đánh giá rủi ro) dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa hiệu quả. Nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một quốc gia cụ thể là Uganda. Để sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết, phân tích định lượng, sử dụng các công cụ thống kê thì cần phải thu thập dữ liệu từ nhiều quốc gia khác trong khu vực. Nghiên cứu của Rokeya Sultana and Muhammad Enamul Haque (2011) được thực hiện tại 6 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển từ khuôn khổ KSNB theo báo cáo COSO, đánh giá tác động của các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống thông qua việc đạt được ba mục tiêu. Kết quả cho thấy rằng hầu hết các ngân đều có đủ các thành phần của KSNB, nhưng một số ngân hàng lại thiếu một vài thành phần, do đó ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của hệ thống KSNB. Tuy đã xem xét được mối quan hệ giữa KSNB và việc đạt được các mục tiêu nhưng mẫu của nghiên cứu chưa đủ lớn để khái quát. 1.1.3 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB theo hướng QTRR Raja Adzrin Raja Ahmad et al (2015) nỗ lực để phát triển một chỉ số đo lường việc quản lý rủi ro và mức độ công bố thông tin KSNB của các công ty niêm yết ở Malaysia, đồng thời đo lường mối quan hệ giữa đặc tính lãnh đạo và QTRR cũng như mức độ công bố KSNB của các công ty niêm yết Malaysia. Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ công bố thông tin phản ánh mức độ tuân thủ tốt của các công 6 ty niêm yết và chỉ ra rằng đặc điểm nhà quản lý có ảnh hưởng trong vai trò giám sát về QTRR và công bố KSNB trong các công ty niêm yết ở Malaysia. Xianbo Zhao, Bon – Gang Hwang và Sui Pheng Low (2014) khi nghiên cứu về các yếu tố thành công quan trọng về QTRR DN tại các công ty xây dựng ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng có 16 yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát rủi ro tại các công ty xây dựng Trung Quốc, được chia thành các nhóm với mức độ ảnh hưởng theo thứ tự giảm dần như sau: sự cam kết của hội đồng quản trị và quản lý cấp cao; xác định, phân tích và phản ứng với rủi ro; thiết lập mục tiêu; thực hiện và hội nhập; truyền thông và sự hiểu biết; cam kết và sự tham gia của cấp lãnh đạo. Mặc dù đã đạt được mực tiêu nghiên cứu đề ra là xác định được các yếu tố thành công quan trọng trong kiểm soát rủi ro và xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố thành công quan trọng trong các công ty xây dựng ở Trung Quốc nhưng nghiên cứu vẫn có những hạn chế nhất định như dữ liệu không đầy đủ về thời gian, phương pháp chọn mẫu phi xác suất tạo khó khăn trong việc xây dựng khuôn mẫu. Ahmad Rizal Razali và Izah Mohd Tahir (2011) đã thảo luận về các định nghĩa của QTRR DN và sự phát triển của nó trong thời gian qua. Các nghiên cứu trước đây về QTRR ở Malaysia thường sử dụng dữ liệu sơ cấp, phạm vi nghiên cứu thường là các công ty xây dựng, tài chính, dịch vụ, công nghệ… và thường sử dụng bảng hỏi hoặc các cuộc phỏng vấn. Còn những nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp tập trung vào các công ty sản xuất công nghiệp, chủ yếu dữ liệu thu thập từ các báo cáo thường niên. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp các tài liệu, nghiên cứu về QTRR, chứ chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu thực nghiệm. 1.1.4 Các nghiên cứu khác Justna Dobroszek (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện việc kiểm soát trong các DN hậu cần tại Ba Lan và tầm quan trọng của việc này đối với các công ty. Để đạt mục tiêu này tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty hậu cần ở Ba Lan giai đoạn 2011-2013. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc thực hiện kiểm soát là: quy mô của DN và việc thiếu sự đo lường hiệu quả của từng lĩnh vực (từng bộ phận) trong công ty. 7 Mei Feng et al (2009) đã xem xét mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và tính chính xác của các hướng dẫn quản lý. Các nhà quản lý trong công ty sẽ có sự KSNB kém hiệu quả dựa trên các báo cáo quản lý nội bộ có nhiều sai sót khi hình thành các hướng dẫn. Các hướng dẫn trong công ty kém chính xác sẽ dẫn đến báo cáo KSNB kém hiệu quả. Các tác giả kết luận rằng, chất lượng hệ thống KSNB có ảnh hưởng trọng yếu về kinh tế đến báo cáo quản lý nội bộ. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ xem xét đến các yếu kém trong hướng dẫn quản lý mà chưa xét đến các yếu tố khác có ảnh hưởng đến báo cáo KSNB. 1.2 Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB theo hướng QTRR nhưng chủ yếu nghiêng về các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR. Gần đây cũng đã có một số ít các nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố có tác động đến hệ thống KSNB theo hướng QTRR. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả thu thập được một số nghiên cứu tiêu biểu sau: 1.2.1 Các bài báo, nghiên cứu chung về hệ thống KSNB Nguyễn Thị Diệu Thúy (2016) đã nhận định các rủi ro mà các DN kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn ở Việt Nam có thể gặp phải khi gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), như rủi ro về chất lượng nguyên vật liệu, rủi ro về chính sách nhận định giá, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh… Trên cơ sở nhận định các rủi ro, theo tác giả nhà quản lý cần tiến hành thiết kế KSNB gồm 5 bộ phận cấu thành: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, và giám sát nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của DN. Bài báo mới chỉ dừng lại ở việc nhận định các rủi ro trong kinh doanh du lịch, đề xuất ngắn gọn nội dung xây dựng hệ thống KSNB, chứ chưa phân tích sâu, cụ thể cách tiến hành. Đồng thời bài báo chỉ mang tính tổng hợp phân tích, chưa có những dữ liệu cụ thể. Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2015) đã tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại. Từ đó tổng hợp khái niệm về KSNB, sử dụng khuôn khổ 8 KSNB của COSO, Basel và khung pháp lý Việt Nam về KSNB ngân hàng thương mại để gợi ý hướng nghiên cứu và mô hình thực nghiệm về tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài báo tổng hợp được các lý thuyết về KSNB, tuy nhiên đa số mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu áp dụng cho ngành ngân hàng, chưa mở rộng ra cho các ngành nghề khác. Huỳnh Xuân Lợi (2013) nghiên cứu các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992 tại các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Định, kết quả hầu hết các DN đều thiết lập hệ thống KSNB và phân tích, đánh giá theo 5 nhân tố cấu thành, góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ tin cậy của BCTC, đảm bảo đạt được các mục tiêu của DN đề ra. Tuy nhiên, hệ thống KSNB của các DN vẫn còn nhiều hạn chế như có rất ít DN quan tâm đến việc xây dựng nội quy, quy chế làm việc; quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; có gần 50% DN hầu như không quan tâm đến việc nhận dạng và phân tích các rủi ro …Luận văn đã tìm hiểu được thực trạng hệ thống KSNB tại các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Định để đưa ra những giải pháp hoàn thiện, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở phương pháp định tính, chưa đánh giá được mức độ tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN. 1.2.2 Các bài báo, nghiên cứu về hệ thống KSNB theo hướng QTRR Nguyễn Thị Mai Sang (2015) đã xây dựng mô hình hồi quy để thể hiện mối quan hệ giữa hệ thống KSNB theo hướng QTRR và chất lượng kiểm soát rủi ro tại các DN xây dựng TP HCM. Kết quả 8 yếu tố của hệ thống KSNB theo COSO 2004 (Môi trường kiểm soát, thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát) đều ảnh hưởng và biến thiên cùng chiều với chất lượng kiểm soát rủi ro tại DN và 8 yếu tố này giải thích được 79,3% sự biến thiên của Chất lượng quản lý kiểm soát rủi ro tại DN xây dựng TP HCM. Đây là đề tài nghiên cứu định lượng về hệ thống KBNB theo hướng QTRR, đã đánh giá được mức độ tác động của 8 bộ phận cấu thành đến chất lượng kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu của đề tài cũng còn hạn chế, chưa thực sự mang tính tổng quát. 9 Lê Vũ Tường Vy (2014) đã trình bày hệ thống lý luận về KSNB và QTRR, nêu mối quan hệ giữa KSNB và QTRR DN. Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn theo tiêu chuẩn của báo cáo COSO 2004. Từ đó tác giả thiết lập các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn. Tuy luận văn đã có những đóng góp nhất định nhưng mẫu phỏng vấn chưa đủ lớn để khái quát và đưa ra các kết luận đầy đủ. Ngoài ra phương pháp mới chỉ dừng lại ở thống kê mô tả. Võ Lê Minh Lý (2014) tìm hiểu và đánh giá thực trạng về quy trình KSNB theo hướng QTRR cho quy trình xuất khẩu đối với các DN xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến mục tiêu QTRR trong ngành xuất khẩu gạo, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình KSNB cho quy trình xuất khẩu gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 80 DN xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long rồi sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp phân tích kết quả. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu quy trình KSNB cho toàn bộ các hoạt động của DN mà chỉ tập trung nghiên cứu KSNB của quy trình xuất khẩu. Kết luận và hướng nghiên cứu của đề tài Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài: Trên thế giới các nghiên cứu về KSNB và QTRR khá nhiều và đầy đủ. Từ các nghiên cứu này, tác giả học hỏi được nhiều về phương pháp nghiên cứu, cách xây dựng thang đo, thiết kế mô hình nghiên cứu…Tuy nhiên ở mỗi quốc gia với mỗi ngành nghề khác nhau thì việc xây dựng các bộ phận cấu thành, hay mức độ tác động của từng bộ phận là khác nhau, nên các nghiên cứu ở trên thế giới vẫn chưa giải quyết được các mục tiêu cho các DN Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Còn đối với các nghiên cứu trong nước thì đa số chỉ dừng lại ở phương pháp nghiên cứu định tính, tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR, tuy nhiên các giải pháp còn mang nặng tính lý thuyết, độ tin cậy chưa cao. Tuy đã có nghiên cứu định lượng về nhân tố tác động đến KSNB theo hướng QTRR nhưng còn rất hạn chế. Mặt khác mỗi ngành nghề có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan