Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp trên sàn giao ...

Tài liệu Luận văn tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh​

.PDF
109
215
52

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM NGUYỄN ĐỖ THÙY LY TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60340301 TP. Hồ Chí Minh tháng 03 năm 2017 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM NGUYỄN ĐỖ THÙY LY TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ TP. Hồ Chí Minh tháng 03 năm 2017 iii CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS NGUYỄN MINH HÀ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM, ngày tháng 03 năm 2017. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV iv TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 03 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN ĐỖ THÙY LY...............................Giới tính: Nữ ...................................................... Ngày, tháng, năm sinh: 31/05/1981.............................................Nơi sinh: Bình Định ........................................... Chuyên ngành: Kế toán................................................................MSHV: 1541850027 ......................................... I- Tên đề tài: Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Tìm hiểu các lý thuyết tổng quan về chính sách cổ tức, cũng như các tranh luận trên thế giới về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. Đánh giá chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán - Tp. Hồ Chí Minh và phân tích tác động của chính sách cổ tức lên giá trị của các doanh nghiệp niêm yết. Đóng góp các ý kiến để xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp cho các doanh nghiệp - niêm yết trong thời gian tới. III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ NGUYỄN MINH HÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017 Học viên thực hiện Luận văn NGUYỄN ĐỖ THÙY LY vi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Minh Hà đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. Tôi xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, Lãnh đạo viện đào tạo sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài Chính - Kế Toán đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017 TÁC GIẢ NGUYỄN ĐỖ THÙY LY vii TÓM TẮT Thông qua việc tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và tâm lý nhà đầu tư, chính sách cổ tức ảnh hưởng tới thay đổi giá cổ phiếu của các công ty cổ phần. Việc phân bổ phần thu nhập thu được cho cổ đông hay dành cho hoạt động đầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các cổ đông của công ty trong mỗi giai đoạn nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, việc chi trả cổ tức của các công ty còn mang nặng tính tự phát, chưa có tính chiến lược dài hạn.Chính trong tình hình đó, chúng ta rất cần thiết phải có những nghiên cứu làm rõ về chính sách cổ tức, cách thức xây dựng chính sách cổ tức tối ưu, cũng như việc đánh giá tầm quan trọng của nó đối với mỗi công ty. Mặt khác, đứng dưới góc độ quản lý thì các vấn đề phát sinh trong việc chi trả cổ tức của các công ty cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải hiểu rõ bản chất của những vấn đề đó để quản lý tốt và ban hành những văn bản pháp lý phù hợp. Kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước đây và đặc điểm các doanh nghiệp niêm yết, tác giả xác định các nhân tố của chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp và xác định các thang đo phù hợp cho mô hình gồm 06 nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 6 nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp thì sở hữu nhà nước (SHNN) ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ TOBINSQ với Beta = 0,800; nhân tố lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0,186; nhân tố đòn bẩy tài chính (DFL) ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0,066; nhân tố cách thức chi trả cổ tức (DPM) ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0,033; nhân tố cổ tức một cổ phần thường (DPS) ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0,010. Nhân tố cuối cùng quy mô doanh nghiệp tác động đến mức độ TOBINSQ với hệ số Beta = 0,007. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến các nhân tố nhằm có các giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. viii ABSTRACT By influencing directly on business performance and investor sentiment, dividend policy affects stock price changes of joint stock companies. The distribution of income earned to shareholders or for investment activities is very significant for corporate executives as well as shareholders of the company at certain stages, direct impact to enterprise value. In Vietnam today, the dividend payment of companies is still spontaneous, not long-term strategic. In this situation, we need to have the studies of the main clarification about dividend policy, how to make optimal dividend policy, as well as assessing its’ the importance for each company. On the other hand, from a management perspective, issues arising in the payment of dividends from companies, which also requires the authorities to understand the nature of those issues in order to manage well and issue the appropriate legal documents. Inheriting the results of previous studies and the characteristics of listed firms, the author identifies the factors of dividend policy affecting to the value of the business and determines the appropriate scales for the model including in 06 factors that affects the value of enterprises of listed companies in HCMC. Research results show that in 6 factors affecting corporate value, state ownership (SHNN) had the strongest impact on TOBINSQ level with Beta = 0.800; Earning Per Share (EPS) was the second strong factor with Beta = 0.186; Degree of Financial Leverage (DFL) was the third strong factor with a beta of 0.066; The Dividend Payment Measurement (DPM) had the fourth strong factor with Beta = 0.033; Dividend Per Share (DPS) was the fifth strong factor with a beta of 0.010. The final factor of size of the business (SIZE) affects the TOBINSQ level with Beta = 0.007. Based on the results of the study, the author has proposed some solutions that have directly impacted to factors in order to seek solutions to increase business value of companies listed on HOSE, HCMC. ix MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................vi TÓM TẮT ..................................................................................................................vii ABSTRACT ............................................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................xii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 1.7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 5 2.1. Khái niệm về cổ tức và chính sách cổ tức......................................................... 5 2.1.1. Cổ tức .......................................................................................................... 5 2.1.2. Chính sách cổ tức ........................................................................................ 5 2.1.3. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức ........................................................ 6 2.1.4. Xác định giá trị doanh nghiệp ..................................................................... 7 2.1.4.1. Khái niệm về giá trị doanh nghiệp .................................................................. 7 2.1.4.2. Mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp ........................................... 8 2.1.4.3. Một số mô hình ứng dụng trong việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp ....... 9 2.2. 2.2.1. Các trường phái trên thế giới về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp... 11 Trường phái trung dung............................................................................. 11 x 2.2.2. Trường phái tả khuynh cấp tiến................................................................. 13 2.2.3. Trường phái hữu khuynh bảo thủ ............................................................ 17 2.2.4. Ý nghĩa trong các tranh luận của mỗi trường phái .................................... 18 2.3. Các nhân tố của chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp ........ 22 2.3.1. Tỉ lệ chi trả cổ tức ...................................................................................... 22 2.3.2. Đòn bẩy tài chính....................................................................................... 22 2.3.3. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ..................................................................... 24 2.3.4. Quy mô doanh nghiệp ............................................................................... 24 2.3.5. Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước ........................................................................ 25 2.3.6. Cách thức chi trả cổ tức ............................................................................. 26 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 27 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 27 2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 38 CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 39 3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 39 3.1.1. Tổng quan quy trình nghiên cứu ............................................................... 39 3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 40 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 40 3.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 41 3.3.1. Biến nghiên cứu ......................................................................................... 41 3.3.1.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................. 42 3.3.1.2. Biến độc lập................................................................................................... 42 3.3.2. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 46 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 48 xi 4.1. Thống kê mô tả chung về giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .................................................................................. 49 4.2. Phân tích hồi qui, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................... 50 4.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến........................................................... 50 4.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .................................................... 52 4.2.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội....................... 53 4.2.4. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ............................ 54 4.2.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ............................................... 55 4.2.5.1. Kiểm tra giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ..................... 56 4.2.5.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ...................................... 56 4.2.5.3. Kiểm định về tự tương quan phần dư ........................................................... 59 4.2.5.4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................... 59 4.2.6. Đánh giá mức độ tác động các nhân tố của chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................... 66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 67 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 67 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 68 5.2.1. Tỉ lệ chi trả cổ tức (DPS) ........................................................................... 68 5.2.2. Đòn bẩy tài chính (DFL) ........................................................................... 68 5.2.3. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) ........................................................... 69 5.2.4. Quy mô (SIZE) .......................................................................................... 69 5.2.5. Tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước (SHNN)......................................................... 70 5.2.6. Cách thức chi trả (DPM) ........................................................................... 70 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 74 PHỤ LỤC xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh HSX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội BCTC Báo cáo tài chính xiii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng các nhân tố sử dụng nghiên cứu trong đề tài ....................................... 36 Bảng 3.1: Bảng tóm tắt biến và kỳ vọng dấu ................................................................ 46 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập trên BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .................................................. 49 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả chỉ số TOBINSQ trên BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .................................................. 50 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ...................... 51 Bảng 4.4: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội Model Summaryb ..................................................................................................................... 53 Bảng 4.5: Bảng phân tích ANOVA .............................................................................. 54 Bảng 4.6: Bảng kết quả hồi quy .................................................................................... 55 Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định về tự tương quan phần dư ...................................... 59 Bảng 4.8: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .............................................................. 60 Bảng 4.9: Bảng so sánh kết quả mô hình và kỳ vọng ................................................... 62 xiv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Lịch sử thuế suất ở Mỹ từ năm 1961 đến năm 2011.................................... 15 Hình 2.2: Tỷ lệ số lượng các doanh nghiệp chi trả cổ tức so với tổng số các doanh nghiệp S&P 500 tính theo số lượng và mức vốn hoá của thị trường từ năm 1980 - 2010 ....................................................................................................................................... 15 Hình 2.3: Chi phí huy động vốn tính theo phần trăm số vốn huy động bằng cách phát hành trái phiếu và phát hành cổ phần thường trên thị trường chứng khoán Mỹ.......... 17 Hình 2.4: Chính sách cổ tức tối ưu - Dung hoà các lập luận của trường phái cánh tả và trường phải cánh hữu ................................................................................................... 21 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 37 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 39 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa các giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ............... 56 Hình 4.2: Đồ thị P - P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa.............................................. 57 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ............................................ 58 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Quyết định chính sách cổ tức là một trong ba quyết định quan trọng nhất trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, bên cạnh các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Ba quyết định này có sự chi phối lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị cổ đông. Đồng thời, cổ tức là một trong những chính sách quan trọng của bất cứ công ty cổ phần đại chúng nào trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Thông qua việc tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và tâm lý nhà đầu tư, chính sách cổ tức ảnh hưởng tới thay đổi giá cổ phiếu của các công ty cổ phần. Việc phân bổ phần thu nhập thu được cho cổ đông hay dành cho hoạt động đầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các cổ đông của công ty trong mỗi giai đoạn nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Vì thế chính sách cổ tức có tác động thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ tức dựa vào đâu? Có chính sách nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp? Trên thực tế các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông cũng như mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp? Ở Việt Nam hiện nay, mô hình công ty cổ phần ngày càng phát triển như vậy việc chi trả cổ tức, chính sách cổ tức tại các công ty này được xác định như thế nào, ảnh hưởng như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Chính trong tình hình đó, chúng ta rất cần thiết phải có những nghiên cứu làm rõ về chính sách cổ tức, cách thức xây dựng chính sách cổ tức tối ưu, cũng như việc đánh giá tầm quan trọng của nó đối với mỗi công ty. Mặt khác, đứng dưới góc độ quản lý thì các vấn đề phát sinh trong việc chi trả cổ tức của các công ty cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải hiểu rõ bản chất của những vấn đề đó để quản lý tốt và ban hành những văn bản pháp lý phù hợp. Vì vậy, với mong muốn phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ tức cũng như 2 tầm quan trọng của nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, luận văn được thực hiện với đề tài: “Phân tích tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: • Mục tiêu tổng quát: Phân tích tác động chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. • Mục tiêu cụ thể: Xác định các nhân tố của chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông qua chính sách cổ tức. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Các nhân tố nào của chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp? Mức độ ảnh hưởng các nhân tố nào của chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp? Giải pháp nào nâng cao giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông qua chính sách cổ tức? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố trong chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp. • Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm 2015. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp định lượng. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu sẽ hình thành cơ sở lý thuyết liên quan và từ cơ sở lý thuyết sẽ xác định các yếu nào của chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp và từ đó mô hình nghiên cứu được hình thành. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng cách sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để ước lượng, kiểm định mô hình SPSS 20 nhằm xử lý và phân tích hồi quy, với dữ liệu nghiên cứu gồm 100 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong năm 2015. Nguồn tài liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, thông báo chi trả cổ tức của các công ty qua cafef.vn, vietstock.vn. Từ đó, xác định được các yếu tố yếu nào của chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp và định lượng mức độ tác động của các yếu tố đó. Ngoài ra trong đề tài nghiên cứu tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước có liên quan. Thông qua kết quả tiến hành so sánh kết quả với kỳ vọng dấu của mô hình, từ đó rút ra kết luận nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao giá trị của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đánh giá tác động của chính sách cổ tức đối với giá trị doanh nghiệp và đưa ra những đề xuất về chính sách cổ tức phù hợp với tình hình tài chính và những mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp nói riêng cũng như góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cả nước nói chung. 1.7. Kết cấu của đề tài: Luận văn bao gồm năm chương: 4 • Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài này và nêu khái quát các nội dung chính của luận văn như mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. • Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong phần này, tác giả trình bày nội dung của các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đồng thời nêu tổng quan về lý thuyết chính sách cổ tức, về giá trị doanh nghiệp cũng như các tranh luận trên thế giới về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp, dữ liệu và mô hình tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp. • Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Nghiên cứu mô hình kiểm định sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp đồng thời phân tích tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết có chi trả cổ tức. • Chương 5: Kết luận và kiến nghị Đề tài xác định được các nhân tố của chính sách cổ tức và mức độ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông qua chính sách cổ tức. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chương này tác giả sẽ trình bày một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu như các khái niệm về cổ tức và chính sách cổ tức, các trường phái trên thế giới về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp, các nhân tố của chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước từ đó làm căn cứ đưa ra mô hình nghiên cứu. 2.1. Khái niệm về cổ tức và chính sách cổ tức: 2.1.1. Cổ tức: Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế và lãi vay, được chia cho các cổ đông của một Công ty cổ phần. Thuật ngữ cổ tức (dividends) dùng để chỉ việc phân phối lợi nhuận kiếm được từ hoạt động của công ty. Còn việc phân phối các nguồn lợi nhuận khác không phải lợi nhuận hoạt động thường được gọi là phân phối lợi nhuận (distribution) thay vì gọi là cổ tức (Võ Thị Thúy Kiều, (2013)). Theo Khuất Tùng Phong (2010), “Cổ tức là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp” 2.1.2. Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua 6 lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (Khuất Tùng Phong, (2010)). 2.1.3. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức: Theo Võ Thị Thúy Kiều (2013), chính sách cổ tức không đơn thuần chỉ là việc phân chia lãi cho các cổ đông, mà nó còn liên quan mật thiết đến công tác quản lý tài chính của công ty cổ phần. Những lý do được đưa ra để giải thích cho tầm quan trọng của chính sách cổ tức như sau: Thứ nhất, chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Cổ tức cung cấp cho cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên và là nguồn thu nhập duy nhất mà nhà đầu tư có thể nhận được ngay trong hiện tại khi họ đầu tư vào công ty. Do vậy, việc công ty có duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định, đều đặn hay dao động thất thường đều làm ảnh hưởng đến quan điểm của nhà đầu tư về công ty, nên nó sẽ dẫn đến sự biến động giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ hai, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của công ty. Thông qua việc quyết định chính sách cổ tức mà công ty cũng quyết định chính sách tài trợ. Vì lợi nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân. Do vậy, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một công ty, và mở rộng ra ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra, nếu chi trả cổ tức thì các công ty phải bù trừ lại nguồn tài trợ thiếu hụt do lợi nhuận giữ lại ít bằng việc huy động vốn từ bên ngoài với nhiều thủ tục phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn. Thứ ba, chính sách cổ tức ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của công ty. Với nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp từ lợi nhuận giữ lại, sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty ở mức tương đối thấp, đồng thời lợi nhuận giữ lại luôn có sẵn tại công ty từ đó công ty có thể linh hoạt lựa chọn đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lợi cao. Như vậy, lợi nhuận giữ lại có thể kích thích tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai do đó có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phần của doanh nghiệp trong tương lai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan