Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...

Tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

.PDF
114
55
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM -------------------------- TỐNG THỊ PHƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM -------------------------- TỐNG THỊ PHƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÊ THỊ MẬN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PSG TS LÊ THỊ MẬN Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 22 tháng 09 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS TS Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS Mai Thanh Loan Phản biện 1 3 TS Phạm Thị Hà Phản biện 2 4 PGS TS Nguyễn Thuấn Ủy viên 5 TS Phạm Thị Yên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: . Tống Thị Phượng. Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 10/11/1985 Nơi sinh: Thanh Hóa Chuyên ngành: . Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820221 I- Tên đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Phước II- Nhiệm vụ và nội dung: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trước hết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTRRTD tại NHTM. Từ đó, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QTRRTD, tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, nhận định những điểm đạt được và những tồn tại của hoạt động QTRRTD trong thời gian qua để đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Bình Phước III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/01/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 22/09/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS TS Lê Thị Mận CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Tống Thị Phượng ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên tôi xin lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Quản trị trường Đại học Công nghệ TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ. Qua đó giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận văn này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hổ trợ của quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đơn vị nơi tôi công tác. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học của tôi là Cô Giáo PGS TS Lê Thị Mận, Cô đã tận tâm dìu dắt, chỉ dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước và gia đình luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong toàn khóa học. Học viên thực hiện Luận văn Tống Thị Phượng iii TÓM TẮT Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Phước” sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Bình Phước và các ngân hàng thương mại. Thông qua đề tài này tác giả nêu bật được một số khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, các nguyên tắc, kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong nước. Trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác giả tiến hành đo lường, phân tích rủi ro tín dụng, mô tả và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Bình Phước trong giai đoạn 2014 – 2016. Chương 2 của đề tài cũng đã nêu lên các thành tựu và hạn chế trong quá trình hoạt động QTRRTD tại Agribank Bình Phước. Để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, vấn đề nợ xấu cần phải được tăng cường về khả năng nhận dạng, quản lý, theo dõi và phòng ngừa rủi ro tín dụng thì việc khắc phục những tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Bình Phước, tác giả đã đưa ra một số giải pháp trọng yếu nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản trị, đồng thời cũng kiến nghị đến ngân hàng nhà nước Việt Nam và Agribank một số vấn đề nhằm hỗ trợ các giải pháp cho các ngân hàng thương mại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước Chường 3: Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước iv ABSTRACT The thesis “Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Binh Phuoc Branch” will concentrate in researching credit risk management at Agribank Binh Phuoc and other commercial banks. Through this study, the author presents some concepts on credit risk in banking activities and the administrative experience of some national banks. In the business operation of the bank, the author meters and analysis of credit risk, describes and notables of credit risk management operation at Agribank Binh Phuoc 2014-2016, the author presents consummate and limitative of credit risk management operation at Agribank Binh Phuoc. To improve the credit quality, it is necessary to enhance the ability to identify, manage, monitor and prevent credit risks in bad debts, then dealing with the shortcomings in the work of credit risk management application is necessary. Based on the current situation of credit operation and credit risk management at Agribank Binh Phuoc, the author proposes some key solutions to handle the shortcomings in management, while also makes suggestions to the State Bank of Vietnam and Agribank to support commercial banks in credit risk management operation. Apart from the introduction and conclusion, this dissertation consists of 3 chapters: Chapter 1: An overview of credit risk management at commercial banks Chapter 2: The current situation of credit risk management at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Binh Phuoc Branch Chapter 3: Solutions to improve the credit risk management operation of banking sector at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Binh Phuoc Branch v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................ii TÓM TẮT.................................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... xi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 5 1.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................. 5 1.1.1Khái niệm rủi ro tín dụng .............................................................................5 1.1.2Đặc điểm của rủi ro tín dụng ........................................................................5 1.1.3Phân loại rủi ro tín dụng: ..............................................................................6 1.1.3.1Căn cứ vào phương diện quản lý rủi ro tín dụng ................................6 1.1.3.2Căn cứ vào mức độ tổn thất ................................................................6 1.1.3.3Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro ...........................................6 1.1.4Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ..............................................................7 1.1.4.1Nguyên nhân khách quan ....................................................................7 1.1.4.2Nguyên nhân chủ quan ........................................................................8 1.1.5Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .....................................................................9 1.1.5.1Đối với ngân hàng ...............................................................................9 1.1.5.2Đối với khách hàng ...........................................................................10 1.1.5.3Đối với nền kinh tế ............................................................................10 1.1.6Các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng ....................10 1.1.6.1Tỷ lệ nợ quá hạn ................................................................................10 1.1.6.2Tỷ lệ nợ xấu ......................................................................................11 1.1.6.3Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ..........................................................12 vi 1.1.6.4Mức độ tập trung tín dụng.................................................................12 1.1.6.5Hệ số rủi ro tín dụng .........................................................................13 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........... 14 1.2.1Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................14 1.2.2Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ......................................................................................................................14 1.2.3Nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng theo ủy ban Basel.............16 1.2.4Xây dựng mô hình và chính sách quản trị rủi ro tín dụng ..........................18 1.2.5Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ...............................................19 1.2.5.1 Nhận diện rủi ro tín dụng ................................................................19 1.2.5.2 Đo lường rủi ro tín dụng ..................................................................21 1.2.5.3 Phân tích rủi ro tín dụng ...................................................................25 1.2.5.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro .......................................................25 1.2.5.5 Xử lý rủi ro ......................................................................................26 1.3KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................................................................................................... 27 1.3.1Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong nước ...........................................................................................................27 1.3.1.1 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ......................................................................................................27 1.3.1.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam ....................................................................................28 1.3.1.3 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu ..............29 1.3.2Bài học về quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..........................................................................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 31 vii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................................................................ 32 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC .............. 32 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ....................................................................................................................32 2.1.2 . Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Phước .................................................................................................33 2.1.2.1Quá trình hình thành và phát triển: ...................................................33 2.1.2.2Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016 .........34 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC .......................................................................... 38 2.2.1 Thực trạng tín dụng cá nhân của ngân hàng trong giai đoạn 2014 – 2016 ....................................................................................................................38 2.2.2Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2014 – 2016 ....................................................................................................................40 2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn .......................................................................40 2.2.2.2 Tình hình nợ xấu ..............................................................................41 2.2.2.3 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ...................................44 2.2.2.4 Mức độ tập trung tín dụng................................................................45 2.2.2.5 Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng ................................................47 2.2.2.6 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại ngân hàng .....................49 2.2.3Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng .........................................52 2.2.4Thưc trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ............................................53 2.2.4.1 Nhận diện rủi ro ...............................................................................53 2.2.4.2 Đo lường rủi ro: ...............................................................................55 viii 2.2.4.3 Phân tích rủi ro: ................................................................................56 2.2.4.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro .......................................................56 2.2.4.5 Xử lý rủi ro tín dụng ........................................................................58 2.2.5 Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng ..................................................59 2.2.5.1 Quản trị rủi ro tín dụng dựa vào phân cấp quyết định cấp tín dụng 59 2.2.5.2 Quản trị rủi ro tín dụng dựa vào quy trình cấp tín dụng ..................60 2.2.5.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa vào xếp hạng tín dụng .........................61 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC .......................................................................... 63 2.3.1Thành tựu và nguyên ..................................................................................63 2.3.1.Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................65 2.3.2.1 Hạn chế: ...........................................................................................65 2.3.2.2 Nguyên nhân: ...................................................................................65 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC ........................... 70 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2030. ................................................................................. 70 3.1.1 Định hướng phát triển chung .....................................................................70 3.1.2 Định hướng về hoạt động tín dụng ...........................................................70 3.1.3 Định hướng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ....................................71 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................. 72 3.2.1Nhóm giải pháp nghiệp vụ .........................................................................72 ix 3.2.1.1 Nhóm giải pháp đối với việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................................................................72 3.2.1.2 Nhóm giải pháp đối với công tác nhận diện rủi ro tín dụng ............73 3.2.1.3 Nhóm giải pháp đối với công tác đo lường và phân tích rủi ro tín dụng ..............................................................................................................75 3.2.1.4 Nhóm giải pháp đối với công tác kiểm soát tín dụng ......................76 3.2.1.5 Nhóm giải pháp về các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng ...............79 3.2.2Nhóm giải pháp hỗ trợ ................................................................................81 3.2.2.1 Phát triển dịch vụ phi tín dụng .........................................................81 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin và truyền thông ..............82 3.2.2.3 Chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ......84 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 86 3.3.1 Đối với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.............................................................................................................86 3.3.1.1 Gia hạn về phân quyền phán quyết ..................................................86 3.3.1.2 Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ..........86 3.3.1.3 Hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong công nghệ tin học và việc giao dịch trên phần mềm công nghệ mới .....................................................................87 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước: ...................................................................87 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 89 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 91 PHỤ LỤC x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ bẳng tiếng Việt Viết đủ bẳng tiếng anh Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Vietnam Bank for Agriculture triển nông thôn Việt Nam CBNV KH Cán bộ nhân viên Khách hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CBTD QTRRTD and Rural Development Cán bộ tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng CN Cá nhân NH Ngân hàng Vietnam Asset Management Company National Credit Information centre of Viet Nam xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước ..................... 35 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Bình Phước .......................... 37 Bảng 2.3 Tình hình cho vay theo đối tượng KH của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016. .......................................................................... 38 Bảng 2.4 Tình hình cho vay cá nhân theo kỳ hạn của Agribank Bình Phước 2014 – 2016 ........................................................................................................................ 39 Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn của Agribank Bình Phước ...................................... 40 Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016 ........ 41 Bảng 2.8 Tình hình dự phòng RRTD của Agribank Bình Phước ............................. 44 Bảng 2.9 Mức độ tập trung tín dụng của Agribank Bình Phước 2014 – 2016 .............. 45 Bảng 2.10 Tình hình hệ số rủi ro tín dụng của Agribank Bình Phước giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................................................... 48 Bảng 2.11 Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng....................... 60 Bảng 2.12 Tình hình phân loại nợ của Agribank Bình Phước .................................. 62 Bảng 2.13 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ .......................................... 62 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động ngân hàng luôn phải đối mặt với những rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và nhiều rủi ro khác. Tuy nhiên khi rủi ro tín dụng xảy ra, tổn thất nhẹ nhất là làm cho chi phí hoạt động tăng lên, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH Mặc dù RRTD là nguy hiểm nhưng với các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của NH. Chính vì vậy, việc duy trì kênh sản phẩm này nhưng phải đảm bảo an toàn là một vấn đề đặt ra đối với công tác QTRRTD. Trong khi tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây có nhiều biến động xấu ảnh hưởng chung đến hoạt động của NH. Đặc biệt với Agribank, mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ hoạt động chính là phục vụ cho đối tượng KH thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Đây là đối tượng KH có rủi ro tương đối cao và có thể là những rủi ro bất khả kháng. Làm thế nào để có thể vừa thực hiện mục tiêu hoạt động theo chỉ đạo của NHNN vừa đảm bảo hiệu quả, an toàn cho hoạt động NH là một vấn đề bức thiết của hệ thống Agribank. Mức độ rủi ro tín dụng cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với các NHTM nói chung và Agribank Bình phước nói riêng ngày càng gia tăng. Mức độ ảnh hưởng của RRTD rất lớn vì vậy quản trị RRTD một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết. Với mong muốn tìm hiểu để nhận diện rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các điểm còn hạn chế trong hoạt động tổ chức, quản trị rủi ro tín dụng tại các hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, để ngân hàng có cơ sở phát triển bền vững. Đó là lý do tác giả chọ đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Phước’’ để thực hiện nghiên cứu. 2 2. Tổng quan về những công trình nghiên cứu có liên quan 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về từng khía cạnh quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó, có một số đề tài nghiên cứu điển hình liên quan đế giải pháp quản lý rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại một số chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh, thành phố. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu tham khảo liên quan như: 2.1.1 Lê Khắc Thái “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh” năm 2013, luận văn thạc sỹ Tác giả đã tìm hiểu và làm rõ được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng cũng như học tập các kinh nghiệm thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng của các nước trên thế giới vào Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, kết hợp với việc tìm hiểu các kinh nghiệm quản trị rủi ro quốc tế, người viết đề xuất ra một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm hoán thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh Hồ Chí Minh. 2.1.2 Lê Nhật Tân “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân TMCP Á Châu” năm 2013, luận văn thạc sỹ . Đề tài đã tìm hiểu và làm rõ được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng và những mặt hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng, người viết đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam. 2.1.3 Nguyễn Thị Kim Ngân “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Gòn” năm 2013, luận văn thạc sỹ. Đề tài đã tìm hiểu và làm rõ được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .Trên cơ sở phân tích hoạt động tín dụng, nguyên nhân 3 dẩn tới rủi ro tín dụng và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, người viết đề xuất ra một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Gòn. 2.2 Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Các nghiên trên đã chỉ ra rủi ro tín dụng xuất phát từ những nguyên nhân nào, các dấu hiện nhận biết rủi ro tín dụng, giải pháp nào để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Đồng thời qua đó cho thấy mối liên hệ tất yếu không thể thiếu của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các nghiên cứu về QTRRTD trên thường tập trung đi sâu giải quyết vấn đề của một chi nhánh NH cụ thể hoặc định hướng hoạt động này trên tổng thể các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu nào cũng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của hoạt động tín dụng NH. Tuy nhiên gắn với từng thời điểm khác nhau, hoạt động QTRRTD cũng cần phải được điều chỉnh, thay đổi một cách phù hợp. Do đó việc tác giả nghiên cứu hoạt động QTRRTD tại Agribank Bình Phước trong giai đoạn 2014 – 2016 để tìm ra giải pháp mới để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho quá trình hoạt động sau này là thật sự cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trước hết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTRRTD tại NHTM. Từ đó, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QTRRTD, tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, nhận định những điểm đạt được và những tồn tại của hoạt động QTRRTD trong thời gian qua để đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Bình Phước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại NHTM - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: tại Agribank Bình Phước + Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến năm 2016. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu  Thực trạng QTRRTD tại Agribank Bình Phước như thế nào?  Agribank Bình Phước phải tập trung vào những giải pháp căn bản nào để tăng cường hoạt động QTRRTD? 6. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp định tính, phương pháp tính toán thông kê để tổng hợp, thu thập số liệu từ ngân hàng và các thông tin tư liệu khác, đồng thời kết hợp với thực tế tìm hiểu, quan sát tình hình thực tiễn tại ngân hàng. Qua đó có tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và tìm ra những nguyên nhân, giải pháp thích hợp. Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo của Phòng tín dụng Agribank Bình Phước năm 2014, năm 2015 và năm 2016. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Theo Peter S.Rose, (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính thì RRTD là việc không thể thu hồi hay giảm giá trị một số tài sản của NH. Bởi vì vốn chủ sở hữu của NH so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy NH đến nguy cơ phá sản. Qua đó có thể thấy rằng RRTD là một trong những rủi ro quan trọng mà nhà quản trị cần quan tâm để đảm bảo cho NH hoạt động an toàn và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Mặt khác, theo Ủy ban Basel, RRTD là khả năng KH không đáp ứng được các nghĩa vụ theo cam kết đã thỏa thuận, bao gồm các cam kết liên quan đến việc trả nợ gốc, lãi và cam kết về thời hạn trả nợ. Nếu RRTD không được quản trị hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH và gây ra tác động xấu cho toàn hệ thống NH nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng Thứ nhất, RRTD có tính chất gián tiếp. Vì rủi ro trong hoạt động kinh doanh của KH là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTD của NH. Thứ hai, RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp. Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp về nguyên nhân, hình thức, hậu quả của RRTD do đặc thù của lĩnh vực tài chính và kinh doanh tiền tệ. Khi phòng ngừa, xử lý RRTD, nhà quản trị cần chú ý đến mọi dấu hiệu, bản chất của vấn đề xảy ra để áp dụng biện pháp phù hợp. Thứ ba, RRTD có tính tất yếu. RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM. Điều này xuất phát từ tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho NH không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện, đầy đủ, dẫn đến việc bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với NH.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan