Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản trị khu công nghiệp tại tỉnh nghệ an (tt)...

Tài liệu Luận văn quản trị khu công nghiệp tại tỉnh nghệ an (tt)

.PDF
26
315
90

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐƯỜNG MINH VŨ QUẢN TRỊ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN MINH TUẤN Phản biện 1: ……………………………………………. Phản biện 2: ……………………………………………. Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hộ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) đã đặt ra vấn đề “quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCN, khu kinh tế (KKT) đặc biệt, KKT tập trung”, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ “cải thiện các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất, xây dựng mới một số KCN phân bố rộng trên các vùng”. Ngày 24/04/1997 Chính phủ đã ban hành nghị định 36/CP tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành KCN tập trung trên phạm vi trong cả nước. Qua 25 năm xây dựng và phát triển, thành tựu của các KCN, KCX đã được minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội như: KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước, riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 80%; KCN, KCX cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Đặc biệt, KCN, KCX có đóng 1 góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có vị trí địa - Kinh tế quan trọng trong giao lưu kinh tế Bắc - Nam, là tỉnh có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để phát triển công nghiệp. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tỉnh Nghệ An đã chọn quy hoạch và phát triển KCN là mô hình trọng điểm để phát triển kinh tế của địa phương và đã có nhiều chủ trương, cơ chế chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở. Đặc biệt những năm gần đây tỉnh đã có những chính sách và cơ chế mạnh để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án, đào tạo lao động.... Việc hình thành và phát triển các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đã phát huy được tính tích cực, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.846 tỷ đồng, tăng 13,537% so với năm 2013 (bình quân cả nước năm 2013 đạt tốc độ tăng 7,14%). Có thể thấy, nhờ những chính sách mạnh mẽ của tỉnh như trên và tận dụng được các lợi thế của tỉnh nhờ vậy đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên vốn là một tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế; thiên tai, bão lụt xảy ra nhiều; quản trị KCN còn nhiều hạn chế; việc phát triển các KCN còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách, chưa phát huy đúng tiềm năng, thậm chí còn tiềm ẩn một số yếu tố bất ổn... Thực tế đó đang 2 đặt ra yêu cầu cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp ở Nghệ An phải tìm những giải pháp hữu hiệu để quản trị KCN hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn chủ đề “Quản trị khu công nghiệp tại tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề quản trị KCN đã được rất nhiều các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên do có sự giới hạn về không gian và thời gian, tác giả mới chỉ tiếp cận được một số công trình nghiên cứu như sau: 2.1 Những nghiên cứu tổng quát về khu công nghiệp - Phạm Đình Tuyển (2001) tiến hành nghiên cứu quy hoạch KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp công nghiệp. - Lê Tuyển Cử (2003) nghiên cứu những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với KCN ở Việt Nam. - Trần Ngọc Hưng (2004) nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam, trong đó có các KCN quy mô nhỏ, các cụm công nghiệp, các KCX và các KCN. - Vũ Thành Hưởng (2010) nghiên cứu phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững. - Tác giả Vũ Anh Tuấn (2004) tiến hành nghiên cứu phát triển KCN, KCX, những vấn đề đặt ra đăng trên Tạp chí “Phát triển kinh tế”. 2.2 Các công trình nghiên cứu về khu công nghiệp theo lĩnh vực và địa phương 3 Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về KCN, một số tác giả khác cũng có các nghiên cứu về KCN cụ thể ở từng lĩnh vực và địa phương: - Nguyễn Ngọc Dũng (2010) đã nghiên cứu phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội. - Khuất Thị Hồng Nhung (2013) nghiên cứu QLNN đối với các KCN Hà Nội. - Nguyễn Văn Thành (2006) nghiên cứu thu hút đầu tư vào các KCN ở Nghệ An hiện nay. - Nguyễn Trọng Chung (2015) nghiên cứu phát triển các KCN nhỏ ở tỉnh Nghệ An. - Nguyễn Trọng Xuân và Lê Văn Hùng (2011) đã nghiên cứu chiến lược phát triển KCN, KKT của tỉnh Nghệ An đặt trong mối quan hệ hai tỉnh láng giềng (Thanh hóa và Hà Tĩnh). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản trị KCN tại Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực này, trên cơ sở đó đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị KCN. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị KCN tại Nghệ An, tìm ra những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp mang tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị KCN tại tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng quản trị các KCN ở tỉnh Nghệ An. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản trị các KCN Nghệ An từ năm 2010 - 2016, đề xuất giải pháp tới 2025 và tầm nhìn tới 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chung về KCN trên thế giới và những lý thuyết về quản trị trong nền kinh tế thị trường. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống như : - Phương pháp phân loại, sao chụp tài liệu dùng để thu thập các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở khoa học về khu công nghiệp và quản trị khu công nghiệp. - Phương pháp thu thập tài liệu phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp dùng để phân tích đánh giá thực trạng quản trị khu công nghiệp tại tỉnh Nghệ An. Trong đó, phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là từ các báo cáo hàng năm, tổng kết 5 năm (2010 – 2015) của Ban Quản lý KKT 5 Đông Nam Nghệ An và kế hoạch phát triển khu công nghiệp đồng bộ đã được ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản trị KCN; Đánh giá khách quan thực trạng quản trị các KCN tại Nghệ An trong thời gian từ 2010 - 2016; chỉ ra những hạn chế trong việc quản trị và nguyên nhân của nó. 6.2 Về thực tiễn: Đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm quản trị KCN tại Nghệ An trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác điều hành vào thực tế phát triển KCN ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về KCN và quản trị KCN. Chương 2: Thực trạng quản trị KCN tại Nghệ An giai đoạn 2010 -2016. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị KCN tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về khu công nghiệp 1.1.1 Khái niệm và phân loại về khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Học viên sử dụng khái niệm KCN: “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ” trong suốt quá trình nghiên cứu. 1.1.1.2. Phân loại Tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP, KCN được phân thành hai nhóm như sau: Nhóm 1: Các KCN mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở Việt Nam (hiện nay có trên 200 khu). Nhóm 2: KCX (ở Việt Nam hiện có 3 KCX là: Tân Thuận, Linh Trung 1 và Linh Trung 2). 1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế; Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách; Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước; Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực; Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới; Phát triển khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. 7 1.2 Quản trị khu công nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản trị khu công nghiệp Từ các khái niệm về quản trị và quản trị tổ chức nói trên, chúng ta có thể hiểu “Quản trị KCN là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thanh kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của KCN bằng pháp quyền của nhà nước nhằm đảm bảo cho các KCN được phát triển theo quy định với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động của nền kinh tế”. 1.2.2 Nội dung quản trị khu công nghiệp 1.2.2.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý khu công nghiệp Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, mậu dịch quốc tế, từ đó địa phương xây dựng chiến lược phát triển KCN. Để phát triển KCN cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hòa giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước. 1.2.2.2 Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý khu công nghiệp Tổ chức bộ máy QLNN các KCN; Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong các KCN; 1.2.2.3 Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các khu công nghiệp Nhằm định hướng hoạt động của các KCN theo quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, kiểm soát và xử lý các vi 8 phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của pháp luật của nhà nước và quy chế KCN. 1.2.3 Tiêu chí đánh giá quản trị khu công nghiệp 1.2.3.1 Tính phù hợp của chiến lược, quy hoạch và các chính sách quản lý đối với các khu công nghiệp Việc đánh giá tổng hợp tính phù hợp QLNN đối với các KCN phải dựa vào khâu hoạch định chính sách và trong hoàn cảnh cụ thể thực thi chính sách QLNN các KCN. 1.2.3.2 Tính khả thi chính sách và biện pháp quản lý đối với khu công nghiệp Đánh giá QLNN đối với các KCN cũng tính tới mối quan hệ giữa mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội. Sự ra đời các chính sách QLNN đối với các KCN phải đảm bảo phù hợp với quy luật của sự phát triển, phải hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tạo ra cơ sở vật chất, phúc lợi xã hội, tiếp tục thực thi bền vững các chính sách khác. 1.2.3.3 Tính hiệu lực của các chính sách và biện pháp quản lý đối với các khu công nghiệp Hiệu lực của QLNN đối với các KCN phản ánh tác động của chính sách quản lý trong quá trình thực thi, khả năng duy trì hay biến đổi trên thực tế so với mong muốn của nhà nước. 1.2.3.4 Tính hiệu quả của các chính sách và biện pháp quản lý đối với khu công nghiệp Hiệu quả của QLNN đối với các KCN thường được xác định từ hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội. Bao gồm nhiều tiêu chí nhằm phản ánh sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. 9 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị khu công nghiệp 1.2.4.1 Môi trường thể chế Thể chế hoá của Nhà nước về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thương mại, ngân sách, tiết kiệm,... phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến QLNN đối với KCN. 1.2.4.2 Trình độ năng lực của cán bộ quản lý Các KCN thường gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương. Chính vì thế, năng lực và trình độ của cấp chính quyền địa phương ảnh hưởng rất lớn đến QLNN đối với KCN. 1.2.4.3. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý kinh tế của địa phương là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch phát triển KCN. Nếu địa phương có vị trí địa lý ở đầu mối giao thông, đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế nói chung và KCN nói riêng. 1.3 Kinh nghiệm quản trị một số khu công nghiệp ở việt nam và bài học cho tỉnh nghệ an 1.3.1 Kinh nghiệm tỉnh Đồng Nai Đồng Nai rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quản lý và phát triển các KCN, hoàn thiện mô hình quản lý “Một cửa, tại chỗ” của Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh; quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng, gắn kết giữa KCN với bên ngoài và với các địa phương khác. 1.3.2 Kinh nghiệm tỉnh Bình Dương Bình Dương đã rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng là: Quy hoạch hình thành KCN phải dựa trên lợi thế so sánh của 10 vùng, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, gắn với sự phát triển hệ thống giao thông trong và ngoài hàng rào KCN; lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phải có năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.3 Kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh đã rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng là: Công tác quy hoạch các KCN luôn đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, mô hình phát triển KCN gắn liền với khu đô thị dân cư và dịch vụ kèm theo; Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư về cả hình thức và nội dung hoạt động, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến đầu tư. 1.3.4 Bài học cho tỉnh Nghệ An Chính quyền địa phương cần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, nhất là thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển KCN, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính; lựa chọn chủ đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở thật sự có đủ năng lực, kinh nghiệm, nhân lực, tài lực, vật lực đảm bảo với quyết tâm cao; khi xây dựng các KCN cần triển khai đồng bộ các hạng mục hạ tầng quan trọng như nhà máy xử lý nước thải tập trung, khu xử lý chất thải nguy hại, hạ tầng liên thông ngoài hàng rào KCN và các khu dịch vụ phụ trợ KCN, hạ tầng xã hội phục vụ người lao động sẽ là yếu tố quyết định thành công của KCN. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 2.1 Khái quát quá trình phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An 2.1.1 Quá trình xây dựng các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An có 8 KCN nằm trong danh mục các KCN của cả nước ưu tiên phát triển đến năm 2015 có tính đến năm 2020. Bao gồm các KCN: Hoàng Mai, Đông Hồi, Bắc Vinh, Nghĩa Đàn, Sông Dinh, Tân Kỳ, Tri Lệ, Phủ Quỳ. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có văn bản điều chỉnh 2 KCN Hoàng Mai và KCN Đông Hồi sáp nhập vào KKT Đông Nam. Sau điều chỉnh, tỉnh Nghệ An còn lại 06 KCN tính đến năm 2016. 2.1.2 Số lượng, phân bố các khu công nghiệp Như vậy, trong KKT Đông Nam gồm 05 KCN và ngoài KKT Đông Nam có 06 KCN là các KCN được phân bố và hoạt động trên địa bàn Nghệ An đã được thủ tướng phê duyệt và điều chỉnh bổ sung trong thời gian qua. 2.2 Thực trạng quản trị khu công nghiệp tại Nghệ An 2.2.1 Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý khu công nghiệp 2.2.1.1 Về chiến lược a) Tập trung xây dựng vùng Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với KKT Nghi Sơn, trong đó phát triển nhiệt điện, xi măng, luyện thép, cơ khí, cảng biển b) Tập trung các ngành công nghiệp chính như sau: Chế biến nông - lâm - thủy sản; Công nghiệp đồ uống; Cơ khí - điện tử, hóa chất và luyện kim; Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. 12 2.2.1.2 Về quy hoạch a) KKT Đông Nam: Quy hoạch chung xây dựng KKT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008, Gồm các khu chức năng: 02 KCN (KCN Thọ Lộc và KCN Nam Cấm); 05 Khu đô thị, 01 khu công nghệ cao, 01 Khu trung tâm đào tạo nhân lực, các khu du lịch, cảng nước sâu Cửa Lò gắn với KKT Đông Nam. b) Các KCN ngoài KKT Đông Nam Đến nay, đã thành lập được 01 KCN ( KCN Bắc Vinh), 01 KCN đã có Nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng ( KCN Nghĩa Đàn), các KCN còn lại đang kêu gọi thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng. Còn 2 KCN chưa lập quy hoạch chi tiết là: KCN Tri Lễ và KCN Phủ Quỳ. 2.2.1.3 Về chính sách quản lý khu kinh tế và khu công nghiệp Xây dựng và áp dụng một số biện pháp ưu đãi kinh tế như: Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài KCN và ổn định; Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh; Hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong KCN bao gồm hỗ trợ việc đền bù giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. 2.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý khu công nghiệp 2.2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp tỉnh Nghệ An Ban Quản lý KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An được thành lập theo quyết định số: 1150/QĐ-TTg ngày 30 tháng 08 năm 2007 của thủ tướng chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) và sáp nhập Ban Quản lý các KCN Nghệ An (được thành lập theo Quyết định 13 số 107/1999/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ) vào Ban Quản lý là cơ quan trực tiếp QLNN về KKT, KCN theo cơ chế “Một cửa”. 2.2.2.2 Về vận động, xúc tiến và thu hút đầu tư Cải thiện môi trường thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù đã thu hút đầu tư được một số dự án đầu tư hạ tầng có quy mô lớn nhưng tiến độ triển khai còn chậm, thu hút dự án đầu tư thứ cấp còn ít, quy mô dự án nhỏ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đã hoạt động trong KKT, các KCN còn thấp, đóng góp cho NSNN chưa cao; chưa tạo đột phá lớn trong phát triển kinh tế. Chưa tương xứng tiềm năng và mong muốn của tỉnh. 2.2.2.3 Về quản lý phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên địa bàn Tính đến năm 2016 tỉnh Nghệ An đã triển khai xây dựng 4 tuyến đường giao thông trục chính trong KKT Đông Nam ( Đường D4 nối với cảng Cửa Lò, đường N2 nối với KCN Thọ Lộc, đường N5 nối KCN Nam Cấm với cảng Cửa Lò). Ngoài ra, đã xây dựng Khu xử lý nước thải tập trung tại Khu B, KCN Nam Cấm để đảm bảo xử lý môi trường các dự án đã và chuẩn bị đi vào hoạt động. Hạ tầng KCN Bắc Vinh đã được đầu tư hoàn chỉnh; hạ tầng KCN Hoàng Mai đã được đầu tư cơ bản đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư. 2.2.3 Thực trạng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các khu công nghiệp Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các KCN vẫn là phối kết hợp thực hiện từ các Sở, Ban ngành và địa phương của tỉnh Nghệ An thực hiện. 14 2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản trị khu công nghiệp tỉnh Nghệ An 2.3.1 Thành tựu 2.3.1.1. Về tính phù hợp, khả thi của chiến lược quy hoạch kế hoạch quản lý khu công nghiệp Việc quy hoạch và xây dựng các KCN đã tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp đối với chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Khó khăn lớn nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào cũng dần từng bước được giải quyết với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các nhà đầu tư. Các hộ sản xuất đã tích cực chủ động đầu tư phát triển ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất. 2.3.1.2. Về hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách quản lý đối với các khu công nghiệp Bộ máy quản lý các KCN Nghệ An đã tập trung chỉ đạo nhằm phát huy hiệu quả những KCN đang hoạt động, đồng thời xây dựng mới một số khu phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, đảm bảo sự đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cư xung quanh KCN, người lao động trong KCN. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những hạn chế a) Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn Nghệ An còn chưa thực sự phù hợp Từ việc xác định quy hoạch tổng thể, đến việc hình thành các KCN Nghệ An đã phần nào phản ánh sự bất hợp lý giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, chưa tính đến tác động lan tỏa khi KCN hoạt động. 15 b) Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả; công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm chưa cao và triệt để. Việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp trong các KCN còn bị chồng chéo với chức năng của một số sở, ngành khác của tỉnh... Thời gian giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như việc thu hút đầu tư vào KKT, KCN; chưa có các giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân khách quan: Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, điều kiện tự nhiên khó khăn, kinh tế có điểm xuất phát thấp, ngân sách thu không đủ chi. Các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An không cao hơn các KCN trên cả nước do đó các KCN Nghệ An không thể so sánh được với các KCN ở những địa phương nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng, các trung tâm kinh tế của đất nước. b) Nguyên nhân chủ quan: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KKT Đông Nam và các KCN còn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chưa chủ động trong việc thu hút các nguồn lực trong xã hội, một số dự án thực hiện cầm chừng hoặc không thực hiện được. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chủ động, thiếu quyết liệt, kém hiệu quả; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. 16 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quan điểm và định hướng chủ yếu phát triển các khu công nghiệp Nghệ An 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 3.1.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Trong những năm tới, dự báo tình hình quốc tế sẽ có những thay đổi nhanh chóng và tiếp tục diễn biến phức tạp. Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, cũng xuất hiện nhiều thách thức mới: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, nợ công kéo dài, sự bất ổn về tài chính - tiền tệ, biến động giá cả thị trường, v.v. 3.1.1.2. Tình hình trong nước Bên cạnh thuận lợi cơ bản: thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên; Sự ổn định về chính trị, những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, những kết quả về hội nhập ngày càng sâu với khu vực và quốc tế. Nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức không thể xem thường: nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, âm mưu “diễn biến hòa bình” v.v... 3.1.1.3. Tình hình tỉnh Nghệ An Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, vẫn chưa tạo lập được cơ sở nền tảng vững chắc và đà phát triển mạnh để vươn lên, tạo bứt phá phát triển; mức thu nhập 29 triệu đồng/người/năm chỉ đạt 70% mức thu nhập trung bình cả nước. 3.1.2 Quan điểm phát triển khu công nghiệp Nghệ An Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch được duyệt; Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; nâng 17 cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường… 3.1.3 Định hướng phát triển khu công nghiệp Nghệ An Phát triển các KCN theo hướng nhanh và bền vững; thu hút dự án đầu tư theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tỷ lệ nội địa cao, ít thâm dụng lao động; các ngành công nghiệp mũi nhọn: điện, điện tử, viễn thông, tin học, công nghiệp cơ khí. 3.2 Phân tích SWOT về phát triển khu công nghiệp tại Nghệ An 3.2.1 Những điểm mạnh trong phát triển khu công nghiệp Nghệ An Hạ tầng KKT Đông Nam, các KCN đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, là điều kiện tốt để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Cảng chuyên dùng Đông Hồi gắn với KCN Đông Hồi đã được phê duyệt và đang triển khai xây dựng sẽ góp phần tạo động lực phát triển cho KKT Đông Nam, các KCN và tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3.2.2 Những điểm yếu trong phát triển khu công nghiệp Nghệ An Tỉnh Nghệ An ở xa các cực tăng trưởng của cả nước, khả năng liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự thuận lợi, sức hấp dẫn đầu tư còn hạn chế. Quy mô quy hoạch xây dựng KKT Đông Nam và các KCN có diện tích lớn, tuy nhiên hiện trạng sử dụng đất đai nhỏ lẻ, phức tạp, rất khó khăn cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.. 3.2.3 Những cơ hội trong phát triển khu công nghiệp Nghệ An Xây dựng KCN là phương án tốt nhất trong việc phối kết hợp chặt chẽ quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển đô thị, 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng