Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh vi...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học công nghệ

.PDF
84
142
150

Mô tả:

i CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. PHAN THỊ MINH CHÂU Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày ….. tháng ……. năm…….. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ TT Chức danh Hội đồng Họ và tên 1 TS. TRƢƠNG QUANG DŨNG 2 TS. NGUYỄN HẢI QUANG Phản biện 1 3 TS. HOÀNG TRUNG KIÊN Phản biện 2 4 TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG 5 TS.LÊ TẤN PHƢỚC Chủ tịch Ủy viên Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn ii NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: TRẦN TRUNG HIẾU Giới tính: Nam Ngày,tháng, năm sinh: 04/10/1991 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820181 I- TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:  Nhận dạng các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh ciên trƣờng đại học Công Nghệ Tp. HCM.  Phân tích các số liệu đo lƣờng để tìm ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên đại học CÔng Nghệ Tp.HCM. Từ kết quả phân tích, đề xuất một số hàm ý giúp nhà trƣờng có hƣớng đi đúng đắn trong việc là cầu nối giữa sinh viên với nhà trọ cũng nhƣ là một tƣ liệu có ích trong việc xây dựng ký túc xá trƣờng sau này. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHAN THỊ MINH CHÂU CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đề tài này thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây. Học viên thực hiện Luận văn Trần Trung Hiếu iv LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trƣờng Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý khoa học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tiếp theo tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành sâu sắc nhất đến Cô TS. Phan Thị Minh Châu, ngƣời hƣớng dẫn khoa học của luận văn, đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cô đã tận tình động viên hƣớng dẫn tôi từ định hƣớng đến chi tiết để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, từ cách viết, cách trình bày, cách thu thập, phân tích và xử lý số liệu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đang theo học tại trƣờng đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát và gia đình đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi thực hiện nghiên cứu này. Trân trọng! Trần Trung Hiếu v TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu này nhằm để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trƣờng đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, xác định mức độ tác động các yếu tố đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên và đƣa ra một số kiến nghị từ kết quả phân tích. Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua thảo luận nhóm 20 sinh viên đang theo học tại trƣờng đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp hồi quy đa biến, phân tích ANOVA để kiểm định các giả thuyết thông qua phần mềm SPSS 22 với số lƣợng mẫu là 221 sinh viên hiện đang theo học tại trƣờng Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố CSVC (Cơ sở vật chất), DV (Dịch vụ), AN (An ninh), VT (Vị trí), GC (Giá cả) và QHXQ (Quan hệ xung quanh) có mối quan hệ đồng biến với quyết định thuê nhà trọ(QĐTT). Kết quả này này giúp cho nhà trƣờng có nhìn nhận chính xác hơn trong việc ra quyết định thuê nhà trọ của sinh viên cũng nhƣ có hƣớng đi đúng đắn trong việc là cầu nối giữa sinh viên với nhà trọ, đồng thời sẽ là một tƣ liệu có ích trong việc xây dựng ký túc xá trƣờng sau này. vi ABSTRACT This research project aims to determine the factors influencing the decision to lease the hostel of students at the Ho Chi Minh University of Technology, identify the extent of the factors influencing the decision to rent the hostel of students and to provide some petitions from the analysis result. The research was executed through two periods: qualitative research and quantitative research. Qualitative research was conducted by a group discussion of 20 students at the Ho Chi Minh University of Technology. Quantitative research was conducted by the questionnaire survey template. The method was used in this research are descriptive statistics, Reliability Analysis Cronbach’s Alpha, Exploratory factor Analysis (EFA). In addition, we also use the Multivariate regression and ANOVA analysis in this research project to verify some hypotheses through SPSS 22 software with a sample of 221 students currently studying at the Ho Chi Minh University of Technology. The time to collect this data was from March to May 2017. The result of this research has showed that 6 elements which are facilities, services, security, location, price and social relationship have a covariance relationship with the decision of renting the hostel. This result gives the staffs at HUTECH a more accurate view in accommodating students as well as being a bridge between students and the host. It is also useful in building school dormitories in the future. vii MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 3 1.6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ............ 6 2.1. Một số vấn đề cơ bản về nhà trọ ............................................................................ 6 2.1.1 Khái niệm nhà trọ .......................................................................................... 6 2.1.2 Phân loại nhà trọ sinh viên ............................................................................ 6 2.1.2.1. Nhà trọ theo dãy ................................................................................ 6 2.1.2.2. Thuê nhà riêng .................................................................................. 6 2.1.2.3. Thuê phòng ở cùng nhà chủ .............................................................. 7 2.1.2.4. Ký túc xá ........................................................................................... 7 2.2. Lý thuyết hành vi ngƣời tiêu dùng ......................................................................... 8 2.2.1. Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng .............................................................. 8 2.2.2. Thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................................. 9 2.2.3. Lý thuyết hành vi con ngƣời ......................................................................... 10 viii 2.2.4. Những yếu tố tác động đến hành vi ngƣời tiêu dùng ................................... 10 2.2.4.1. Các yếu tố văn hoá ............................................................................ 11 2.2.4.2. Các yếu tố xã hội .............................................................................. 11 2.2.4.3. Các yếu tố cá nhân ............................................................................ 12 2.2.4.4. Các yếu tố tâm lý .............................................................................. 13 2.2.5. Quá trình thông qua quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng .................. 15 2.2.5.1. Nhận biết nhu cầu ............................................................................. 16 2.2.5.2. Tìm kiếm thông tin ........................................................................... 16 2.2.5.3. Đánh giá các phƣơng án lựa chọn..................................................... 16 2.2.5.4. Quyết định mua sắm ......................................................................... 18 2.2.5.5. Hành vi sau khi mua ......................................................................... 18 2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan...................................................................... 18 2.3.1. Nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 18 2.3.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................ 20 2.4. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................................... 21 2.4.1. Các giả thuyết ............................................................................................... 21 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 23 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 25 3.1. Qui trình nghiên cứu .............................................................................................. 25 3.2. Xây dựng thang đo ................................................................................................. 27 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................................... 27 ix 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 28 3.3. Thang đo nghiên cứu .............................................................................................. 29 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35 4.1. Phân tích thống kê mô tả ........................................................................................ 35 4.2. Phân tích Cronbach’sAlpha ................................................................................... 38 4.2.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố An ninh của nhà trọ ...................... 39 4.2.2. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất của nhà trọ............ 40 4.2.3. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Giá cả nhà trọ ............................... 41 4.2.4. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quan hệ xung quanh nhà trọ ........ 41 4.2.5. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Địa điểm, vị trí của nhà trọ .......... 42 4.2.6. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Dịch vụ nhà trọ ............................ 43 4.2.7. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Dịch vụ nhà trọ ............................ 43 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến quyết định thuê trọ của sinh viên trƣờng đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh ............................................................... 44 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ nhất .......................................... 45 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ bảy ........................................... 47 4.4. Phân tích tƣơng quan hệ số Pearson....................................................................... 50 4.5. Phân tích hồi qui..................................................................................................... 52 4.5.1. Kiểm định giả thiết đối với các hệ số hồi quy mô hình. ............................... 55 4.5.2. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu .............................................................. 56 4.6. Kiểm định quyết định thuê nhà trọ của sinh viên đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................................... 59 4.6.1. Quyết định theo giới tính .............................................................................. 59 x 4.6.2. Quyết định theo chi phí thuê trọ hàng tháng của sinh viên đƣợc phỏng vấn. ....................................................................................................................................... 60 4.6.3. Quyết định theo năm học của sinh viên đƣợc phỏng vấn............................. 62 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................... 64 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................................... 64 5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................................ 65 5.2.1. An ninh nhà trọ ............................................................................................. 66 5.2.2. Cơ sở vật chất nhà trọ ................................................................................... 66 5.2.3. Giá cả nhà trọ ................................................................................................ 67 5.2.4. Quan hệ xung quanh nhà trọ ......................................................................... 67 5.2.5. Đặc điểm, vị trí của nhà trọ .......................................................................... 68 5.2.6. Dịch vụ nhà trọ ............................................................................................. 68 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 68 5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 69 xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tổng hợp các thang đo đƣợc mã hoá............................................................ 32 Bảng 4.1: Thống kê mô tả về năm học của sinh viên ................................................... 36 Bảng 4.2: Thống kê mô tả về giới tính ......................................................................... 36 Bảng 4.3. Thống kê mô tả thu nhập hàng tháng ........................................................... 37 Bảng 4.4. Thống kê mô tả về chi phí ở trọ hàng tháng ................................................. 37 Bảng 4.5. Thống kê mô tả cách biết đến nhà trọ ........................................................... 38 Bảng 4.6. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố An ninh nhà trọ lần 1 ................... 39 Bảng 4.7. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố An ninh nhà trọ lần 2 ................... 39 Bảng 4.8. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất nhà trọ .................. 40 Bảng 4.9. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Giá cả nhà trọ ............................... 41 Bảng 4.10. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quan hệ xung quanh nhà trọ ...41 Bảng 4.11. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Địa điểm, vị trí nhà trọ ............... 42 Bảng 4.12. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Dịch vụ nhà trọ........................... 43 Bảng 4.13. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Quyết định thuê nhà trọ.............. 43 Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất.................. 45 Bảng 4.15: Bảng phƣơng sai trích lần thứ 1 ................................................................. 46 Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất .............................................. 46 Bảng 4.17: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần bảy ......................... 47 xii Bảng 4.18: Bảng phƣơng sai trích lần thứ 7 ................................................................. 48 Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ 7 ................................................... 48 Bảng 4.20: Bảng phân nhóm các nhân tố...................................................................... 50 Bảng 4.21: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến ..................................................... 51 Bảng 4.22: Mô hình tổng quát....................................................................................... 54 Bảng 4.23: Phƣơng sai ANOVA ................................................................................... 54 Bảng 4.24: Hồi qui ........................................................................................................ 55 Bảng 4.25: Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố ......................................................... 58 Bảng 4.26: Kết quả independent T-test thống kê theo giới tính ................................... 59 Bảng 4.27: Kiểm định lòng trung thành giữa nam và nữ .............................................. 59 Bảng 4.28: Kiểm định sự bằng nhau phƣơng sai các nhóm ......................................... 61 Bảng 4.29: Thống kê mô tả chung về quyết định mua hàng của sinh viên Hutech ...... 61 Bảng 4.30: Kết quả One-Way anova quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Hutech.... 61 Bảng 4.31: Kiểm định sự bằng nhau phƣơng sai các nhóm năm học ........................... 62 Bảng 4.32: Thống kê mô tả chung về quyết định thuê trọ của sinh viên Hutech ......... 62 Bảng 4.33: Kết quả One-Way anova quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Hutech.... 63 xiii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng hành vi mua của ngƣời tiêu dùng (Nguồn: Philip Koler. 2001). ....................................................................................................... 10 Hình 2.2. Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định (Nguồn Philip Kotler, 2001, tr. 220 - 229) ........................................................................................... 15 Hình 2.3. Mô hình đo lƣờng những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung cƣ giá thấp của khách hàng tại TPHCM (nguồn: Cáp Xuân Tuấn 2015)……………….19 Hình 2.4. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên trong các tổ chức đại học Nigerian ............................................................................................... 20 Hình 2.5. Tháp nhu cầu Maslow (nguồn: Maslow 1943) ............................................. 22 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Hutech (nguồn: tác giả tự xây dựng) ................................................. 23 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. ................................................................................... 26 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do chọn đề tài Nhà trọ dành cho sinh viên luôn là một trong những đề tài được rất nhiều bậc phụ huynh cũng như của những bạn sắp và đang trở thành sinh viên quan tâm tìm hiểu. Thật vậy, mỗi khi qua được khe cửa hẹp là thi đậu đại học, việc tìm được một phòng trọ phù hợp với bản thân của các sinh viên là rất quan trọng- việc này tốn cũng không ít thời gian cũng như công sức bỏ ra. Để có thể phát triển thành một người tốt, có ích cho xã hội sau này thì việc được chăm sóc, giáo dục trong một môi trường lành mạnh, tức là không bị yếu tố xã hội hoá bản thân khiến cá nhân đó trở thành người xấu, bị tách khỏi cuộc sống xã hội. Đối với bộ phận sinh viên nói riêng, họ là lớp người đang trong độ trưởng thành, được học tập, sinh hoạt ở thành phố lớn nên có cơ hội tiếp xúc với những tiến bộ của xã hội, vì vậy vai trò của sinh viên là hết sức quan trọng. Chính vì đó, việc nâng cao đời sống cho sinh viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là vấn đề nhà trọ cho sinh viên. Nhà trọ là không gian cư trú, nơi đảm bảo môi trường sống, là nơi để sinh viên tự học tập, nghiên cứu sau những giờ lên lớp, đồng thời còn là nơi tái tạo sức khoẻ sau khi học tập mệt mỏi. Việc sinh viên phải sống trong điều kiện tạm bợ, mất an ninh, môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập cũng như nhân cách của sinh viên đó. Chính vì thế, vấn đề nhà trọ cho sinh viên là hết sức thiết thực và cấp bách, rất cần được sự quan tâm của mọi người, thế nhưng vấn đề này chỉ nhận được rất ít sự quan tâm, chỉ là hình thức quy mô nhỏ, chưa đi sâu từ nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban ngành, các cơ quan đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sống và học tập. 2 Hiện nay, với việc các nhà trọ không đủ tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn, vệ sinh, về phòng cháy chữa cháy cũng như môi trường tự học tập của sinh viên thuê trọ là một thực tế rất cần được quan tâm. Giá nhà trọ cho sinh viên còn cao và có xu hướng leo thang nhanh do nhu cầu sinh viên lớn cũng là vấn đề cần đề cập đến. Nếu các vấn đề trên không được giải quyết sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, làm suy yếu thế hệ tương lai và sự phát triển của đất nước. Nói về trường đại học Công Nghệ Tp.HCM, những năm vừa qua số lượng sinh viên ngày càng tăng cao nên nhu cầu về nhà trọ, chỗ ở là một vấn đề vô cùng cần thiết. Do đó, kinh doanh nhà trọ trở thành loại hình kinh doanh khá hấp dẫn. Hiểu biết cặn kẽ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên sẽ giúp cho trường có hướng đi đúng đắn trong việc hỗ trợ việc thuê nhà trọ cho sinh viên cũng như là một dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng ký túc xá sau này. Bên cạnh đó sẽ giúp cho các chủ nhà trọ thay đổi để đáp ứng được nhu cầu ở trọ của sinh viên và thu hút thêm sinh viên đến ở trọ. Nghiên cứu quyết định thuê nhà trọ là nghiên cứu các cách thức mà sinh viên sẽ thực hiện và đưa ra quyết định thuê. Những hiểu biết về hành vi này sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về những thuận lợi cũng như khó khăn của sinh viên khi đi thuê nhà trọ, đây còn là một nghiên cứu thị trường cho việc kinh doanh nhà trọ: Những tiêu chí để sinh viên thuê nhà trọ, sinh viên cần gì khi thuê nhà trọ. Với tầm quan trọng của vấn đề trên, em sẽ tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trƣờng đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh để từ đó giúp cho nhà trường có nhìn nhận chính xác hơn trong việc ra quyết định thuê nhà trọ của sinh viên cũng như có hướng đi đúng đắn trong việc là cầu nối giữa sinh viên với nhà trọ, đồng thời sẽ là một tư liệu có ích trong việc xây dựng ký túc xá trường sau này. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận biết được những tiêu chí cơ bản trong việc sinh viên lựa chọn nhà trọ. Qua đó, xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của các sinh viên trường đại học Công Nghệ Tp.HCM. - Xây dựng mô hình nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ nhằm đáp ứng nhu cầu thuê trọ của các sinh viên đang theo học tại trường đại học Công Nghệ Tp.HCM. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên. - Đề xuất một số hàm ý giúp nhà trường có hướng đi đúng đắn trong việc là cầu nối giữa sinh viên với nhà trọ cũng như là một tư liệu có ích trong việc xây dựng ký túc xá trường sau này. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học Công nghệ Tp.HCM. Đối tượng khảo sát là các sinh viên có quyết định thuê nhà trọ đang theo học tại trường đại học Công Nghệ Tp.HCM. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung xem xét các vấn đề liên quan đến nhà trọ dành cho đối tượng là các sinh viên trường đại học Công Nghệ Tp.HCM. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung gồm 20 sinh viên. 4 Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp 221 sinh viên đang theo học tại trường đại học Công Nghệ Tp.HCM. Để thực hiện nghiên cứu về các yếu tố quyết định thuê nhà của sinh viên, đề tài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu phân tích… trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết và các nghiên cứu điển hình về các yếu tố quyết định mua thuê. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai gia đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng bản câu hỏi thăm dò ý kiến sinh viên; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình. 1.6. Cấu trúc của luận văn Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương với nội dung cụ thể như sau: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên và mô hình nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Tóm tắt chƣơng 1: Vấn đề nhà trọ là một trong những vấn đề nhà trường nên chú trọng quan tâm nhằm hỗ trợ giúp sinh viên, do đây là nguyên nhân rất quan trọng giúp sinh 5 viên nâng cao chất lượng học tập. Trong chương này của luận văn đã đề cập đến những nội dung: − Lí do chọn đề tài. − Mục tiêu nghiên cứu. − Đối tượng nghiên cứu. − Phạm vi nghiên cứu. − Phương pháp nghiên cứu. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1. Một số vấn đề cơ bản về nhà trọ 2.1.1. Khái niệm nhà trọ Nhà là nơi cư trú cố định của con người. Theo tháp nhu cầu của nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow thì nhà ở thuộc vào 2 trong 5 nhu cầu cơ bản của con người. Đó là nhu cầu căn bản – nơi trú ngụ và nhu cầu an toàn. Nhà trọ là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc được xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp chỗ ở tạm thời cho một hay nhiều người, và người thuê phải trả cho người chủ trọ một khoản phí là tiền thuê trọ. Phòng trọ là một phòng trong một tòa nhà hoặc dãy nhà. 2.1.2. Phân loại nhà trọ sinh viên 2.1.2.1 Nhà trọ theo dãy Loại này thường tập trung ở các làng sinh viên, nơi mà có mật độ sinh viên cao. Đặc điểm của những nhà cho thuê này là: − Chủ nhà có diện tích lớn, trước đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp nay chuyển sang xây nhà cho sinh viên thuê. − Các phòng trọ thường được xây dưới dạng nhà cấp 4, nhà dãy. 2.1.2.2. Thuê nhà riêng Thuê nhà riêng (tự tạo ký túc xá mini) hiện đang trở thành một xu hướng đang được khá nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Sinh viên thuê những khu nhà lớn và ở từ 15 đến 30 người. Một không gian mới mở ra, thay thế cho những khu nhà trọ 7 sinh viên tồi tàn, chật chội. Đây là một ý tưởng hay nhưng vẫn vướng phải khá nhiều bất cập cần phải giải quyết. 2.1.2.3. Thuê phòng ở cùng nhà chủ Loại phòng này vừa có đặc điểm của nhà dãy vừa có đặc điểm của nhà riêng. Sinh viên ở cùng chủ nhà dưới dạng thường gặp là: chủ nhà ở tầng 1, cho sinh viên thuê tầng 2, tầng 3, hoặc chủ nhà thừa 1, 2 phòng dành cho sinh viên thuê. Đối với loại nhà này chủ nhà thường rất khó tính trong lựa chọn sinh viên thuê. 2.1.2.4. Ký túc xá Có lẽ với hầu hết sinh viên khi mới bỡ ngỡ đến với một thành phố mới hoàn toàn xa lạ, không người quen biết để học tập thì địa điểm được tin cậy nhất để hi vọng có được một chỗ ở an toàn là ký túc xá trường. Tại đây, họ có thể an tâm một phần vì: − Đã là kí túc xá của trường thì chắc chắn sinh viên ở đó sẽ có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường. Như vậy sinh viên vừa được đảm bảo về chỗ ở, vừa được đảm bảo an ninh, an toàn cho sinh viên, đó là điều kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên. − Sống trong kí túc xá là sống trong môi trường cùng trng lứa,cùng hoàn cảnh, các sinh viên dễ cảm thông với nhau, chia sẻ cùng nhau, trao đổi với nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập. Hơn thế nữa, môi trường này còn rèn luyện cho sinh viên ý thức sống vì tập thể, lối sống độc lập, khả năng thích nghi với mọi điều kiện, giúp cho sinh viên dễ hòa nhập hơn sau này. − Kí túc xá đảm bảo chỗ ở ổn định cho sinh viên, tạo tâm lý yên tâm cho sinh viên trong học tập với mức giá thuê phù hợp với khả năng chi trả của sinh viên. − Ở trong kí túc xá sinh viên được hưởng những dịch vụ công cộng với mức giá thấp do được hưởng trực tiếp một phần hỗ trợ của nhà nước và nhà trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan