Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đ...

Tài liệu Luận văn nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2016 2021 trên địa bàn thị xã kiến tường, tỉnh long an​

.PDF
109
67
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ THANH KIM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2016-2021 TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ THANH KIM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2016-2021 TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG TRUNG KIÊN TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hoàng Trung Kiên (Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị, chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 9 năm 2017. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: STT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS. TS.Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS. Phạm Thị Hà Phản biện 1 3 TS. Mai Thanh Loan Phản biện 2 4 PGS. TS. Nguyễn Thuấn 5 TS. Phạm Phi Yên Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QUẢN LÝ KH-ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày……tháng……năm2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LÊ THANH KIM Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 05/05/1992 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820064 I. Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2016-2021 TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN. II. Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An nhiệm kỳ 2010-2015. Đề ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2021. III. Ngày giao nhiệm vụ: ngày ra Quyết định giao đề tài 24/9/2016. IV: Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2017. V. Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Hoàng Trung Kiên. Cán bộ hướng dẫn Khoa quản lý chuyên ngành (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lê Thanh Kim ii LỜI CÁM ƠN Qua quá trình học tập, nghiên cứu và đến nay tôi đã hoàn thành đề tài “Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An”. Luận văn hoàn thành không chỉ do sự phấn đấu và nỗi lực của bản thân, đồng thời còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Hoàng Trung Kiên, cũng như quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia chương trình học và thời gian nghiên cứu. Tôi cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên của người thân, gia đình và đặc biệt là các đồng nghiệp, bạn bè tại Thị ủy, UBND thị xã Kiến Tường đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà khoa học lời cảm ơn sâu sắc nhất./. Lê Thanh Kim iii TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta đã nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt hơn 86 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi cán bộ và công tác cán bộ là những nhân tố quyết định sự thành, bại của cách mạng. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều đánh dấu những bước trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ của Đảng ta. Vì thế, Đảng ta luôn chú trọng tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt tập trung xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt, coi đây là vấn đề mấu chốt, quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một trong ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết, trong đó yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân, biết phát huy sức dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách là hết sức quan trọng. Để làm rõ vấn đề, tác giả đã chọn “Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thị xã Kiến Tường”. Xoay quanh những vấn đề trên, Luận văn thể hiện cụ thể các nội dung sau: - Nghiên cứu tìm hiểu những khái niệm cơ bản về cán bộ, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. - Phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thị xã Kiến Tường. - Nêu ra những giải pháp khắc phục giúp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có chất lượng về chính trị, tư tưởng và chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới. iv ABSTRACT President Ho Chi Minh, the founder, trainer and leader of our Party, emphasized: "The staff is the root of all work", "Success or failure of the work is due to good or bad officials." Immersing the President's thoughts, throughout 86 years of its establishment and development, the Communist Party of Vietnam has always considered staff and work on organization to be the decisive factors in the success or failure of the revolution. Every victory of the Vietnamese revolution has always marked the maturity and progress of our Party’s staff. Therefore, our Party always focuses on requirement of the force of staff in a synchronuous and comprehensive ways, especially focusing on building and enhancing the leadership capacity of the key staff, and considers these to be key issues which decide the whole revolutionary cause. Building up the force of cadres at communes, wards and townships is one of the three basic and urgent issues that need to be solved in order to build the force the competent staff at the basic level who can mobilize the people to implement the Party's policies, the State's laws with good heart, good work, and good devotion to the people, know how to promote of the people's strength, rejuvenation of the staff, care for the training and fostering the staff , and rational and synchronous resolution of policy is the most important issues. In order to clarify these issues, the author has chosen the topic: "Raising the leadership capacity of the key cadres at the grassroot level during the period of 2016-2021 in the area of Kien Tuong town, Long An province". Relating to the above-mentioned issues, the thesis specifically presents the following contents: - Studying basic concepts on key cadres, grassroot cadres and leadership capacity of the force of grassroot cadres. - Analyzing the current status of leadership capacity of the force of grassroot cadres in Kien Tuong town. - Suggesting corrective solutions to help building the force of grassroot cadres to be qualified on politics, ideology and profession to meet the political tasks in the coming time. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ..................................................................... xi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài....................................................................3 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ..............................................................................3 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................3 8. Bố cục của đề tài.................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ .........................................................5 1.1. Cơ sở lý luận về cán bộ.....................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về cán bộ ..................................................................................5 1.1.2. Khái niệm về cán bộ chủ chốt ...................................................................6 1.1.3. Khái niệm về cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ...................................................7 1.2.Vai trò và tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở .............................7 1.2.1. Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở .......................................................7 1.2.2. Những tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ..........................8 1.3. Cơ sở lý luận về lãnh đạo ...............................................................................10 1.3.1. Quan niệm về lãnh đạo ............................................................................10 1.3.2. Các trường phái lý thuyết lãnh đạo – những quan điểm chính ................11 vi 1.3.3. Phân biệt lãnh đạo và quản trị .................................................................12 1.4. Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo.................................................................14 1.4.1. Các quan điểm về “năng lực” ..................................................................14 1.4.2. Khái niệm về năng lực lãnh đạo ..............................................................15 1.4.3. Mô hình nghiên cứu của năng lực lãnh đạo .............................................16 1.4.4. Những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở .............................................................................................................18 1.4.4.1 Năng lực tư duy lý luận ..........................................................................18 1.4.4.2 Năng lực tổ chức thực tiễn .....................................................................19 1.4.4.3 Năng lực sáng tạo và tính quyết đoán ....................................................20 1.4.4.4 Năng lực làm việc với con người ...........................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN...................................24 2.1. Khái quát đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...............................24 2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................24 2.1.2. Dân số, dân cư và nguồn nhân lực ...........................................................25 2.2. Thành quả về phát triển kinh tế - xã hội .........................................................27 2.2.1. Về Kinh tế ................................................................................................27 2.2.1.1 Nông – Lâm – Ngư nghiệp .....................................................................27 2.2.1.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng........................................28 2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông .......................................................................28 2.2.1.4 Thương mại, Dịch vụ .............................................................................29 2.2.2. Về Văn hóa – Xã hội ...............................................................................29 2.2.2.1 Giáo dục và Đào tạo ...............................................................................29 2.2.2.2 Văn hóa ...................................................................................................29 2.2.2.3 Y tế .........................................................................................................29 2.3. .. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong hệ thống chính trị tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An .................................................................29 2.3.1. Những yêu cầu khách quan......................................................................29 vii 2.3.1.1 Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của cấp cơ sở và hệ thống chính trị cấp cơ sở ........................................................................................................................29 2.3.1.2 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng sự nghiệp cách mạng ...............................................................................................32 2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An ..............................................................................................................37 2.3.2.1 Về cơ cấu đội ngũ cán bộ cấp cơ sở .......................................................37 2.3.2.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ................................................40 2.3.3. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An ..........................................................................................43 2.3.3.1 Năng lực tư duy lý luận ..........................................................................43 2.3.3.2 Năng lực tổ chức thực tiễn .....................................................................47 2.3.3.3 Năng lực sáng tạo và tính quyết đoán ....................................................48 2.3.3.4 Năng lực làm việc với con người ...........................................................49 2.3.4. Những ưu điểm, hạn chế trong quá trình hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An ...................................50 2.3.4.1 Ưu điểm ..................................................................................................50 2.3.4.2 Hạn chế, khuyết điểm .............................................................................52 2.3.4.3Nguyên nhân............................................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................56 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2021 TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN.....57 3.1. Quan điểm về việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An ..........................................................................................................................57 3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị thiết thực ở cấp cơ sở ..............................57 3.1.2. Phải coi việc nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một nhiệm vụ của quá trình đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ............58 viii 3.1.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải gắn liền với việc tăng cường trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng ...............60 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An ..........................................................................................................66 3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận ..................................66 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực làm việc với con người .............................76 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn .......................................79 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo và tính quyết đoán ......................85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................89 KẾT LUẬN ...............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 BCT Bộ Chính trị 2 BCHTWĐCSVN Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 CHQS Chỉ huy quân sự 5 CNCS Chủ nghĩa cộng sản 6 CNXH Chủ nghĩa xã hội 7 XHCN Xã hội chủ nghĩa 8 CBCC Cán bộ chủ chốt 9 CCB Cựu chiến binh 10 ĐTNCSHCM Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 11 HTCT Hệ thống chính trị 12 HĐND Hội đồng nhân dân 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 15 HLHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 16 KT – XH Kinh tế - xã hội x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các quan niệm về Lãnh đạo .....................................................................10 Bảng 1.2. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản trị ..........................................................13 Bảng 2.1. Thống kê dân số của thị xã Kiến Tường theo khu vực .............................26 Bảng 2.2. Thống kê dân số trong độ tuổi lao động theo lĩnh vực .............................26 Bảng 2.3. Thống kê cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo nhóm tuổi ...............................39 Bảng 2.4. Độ tuổi bình quân của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo các chức danh ....40 xi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo.................................................... 17 Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An .................24 Biểu đồ 2.1. Thống kê dân số của thị xã Kiến Tường theo khu vực.........................26 Biểu đồ 2.2. Thống kê dân số trong độ tuổi lao động theo lĩnh vực .........................27 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ......................38 Biểu đồ 2.4. Thống kê cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo nhóm tuổi ...........................39 Biểu đồ 2.5. Thống kê cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo trình độ chuyên môn ..........41 Biểu đồ 2.6. Thống kê cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo trình độ lý luận chính trị.....42 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Cán bộ là khâu then chốt, trọng yếu của công tác xây dựng Đảng. Vị trí của công tác cán bộ gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ. Hệ thống chính trị và cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị ở các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một trong ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết, trong đó yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ ở xã nói chung đã có bước phát triển về chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới. Vì vậy, một số cán bộ gặp khó khăn, lúng túng, thậm chí va vấp, vi phạm trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã có dấu hiệu suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí... bị kỷ luật. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Thị xã Kiến Tường là một Thị xã nằm về phía Tây bắc của Tỉnh Long An, khu vực trung tâm v ng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Là Thị xã có truyền thống cách 2 mạng, có nền kinh tế phát triển. Trong tình hình hiện nay đã đặt ra hàng loạt các nhiệm vụ nặng nề, phức tạp về xây dựng và quản lý qui hoạch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, … Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ nêu trên, Thị xã Kiến Tường phải có một đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An" làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ luận văn của mình, tác giả chọn chủ đề năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An để nghiên cứu và đề ra một số mục tiêu cơ bản như sau: - Hệ thống hóa các quan điểm về cán bộ, cán bộ chủ chốt; về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo để làm rõ bản chất của năng lực lãnh đạo, làm rõ sự khác nhau căn bản giữa lãnh đạo và quản trị. - Phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Không gian: Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. - Thời gian: Số liệu tổng hợp trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2015. - Nguồn dữ liệu: 3 + Nguồn thứ cấp: Các báo cáo có liên quan về lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ cấp thị xã;. + Nguồn sơ cấp: Bảng khảo sát, thống kê số lượng, giới tính, trình độ, độ tuổi của cán bộ chủ chốt trên địa bàn Thị xã Kiến Tường nhiệm kỳ 2010 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, khái quát hóa trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu khoa học về năng lực lãnh đạo ở trong và ngoài nước. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng trong luận văn là phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa dựa trên các dữ liệu thống kê, tổng kết thực tiễn và dữ liệu điều tra của các tổ chức nghiên cứu khác. Các số liệu được thu thập từ các báo cáo của UBND thị xã và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu  Ý nghĩa khoa học Luận văn hệ thống hóa các quan điểm tiếp cận về năng lực và năng lực lãnh đạo, tạo cơ sở cho các nghiên cứu về lãnh đạo, đặc biệt là về năng lực lãnh đạo cán bộ, công chức tại Việt Nam.  Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này giúp nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ này để có thể phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu  Các nghiên cứu trong nước Trong nước hiện có rất nhiều đề tài nghiên cứu về những yêu cầu đối với cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên ở một phạm vi giới hạn, luận văn này tập trung nghiên cứu tham khảo một số nội dung sau: - Trần Văn Phòng (2003), Tạp chí Lý luận chính trị, “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay”. - Cao Khoa Bảng (2008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, “Xây dựng 4 đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố”. - Trần Minh Hoàng (2016), Tạp chí Công thương, “Phát triển năng lực lãnh đạo của nhân sự quản lý khu vực hành chính công: tiếp cận từ khung năng lực”. 8. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài “Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An” bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cán bộ, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An Chương 3: Những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ 1.1. Cơ sở lý luận về cán bộ 1.1.1. Khái niệm về cán bộ Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì kh ng định rằng Cán bộ là: Người làm việc trong cơ quan nhà nước - cán bộ nhà nước; người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Còn Luật Cán bộ, Công chức đề cập: Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách. Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm d ng để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công. Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ, nhưng tựu chung lại, có hai cách hiểu cơ bản: Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một tổ chức để phân biệt với người không có chức vụ. Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản: - Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị,... lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động. - Cán bộ giữ chức vụ, trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị. - Cán bộ phải thông qua tuyển dụng hay phân công công tác sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đ ng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử. - Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan