Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tnhh eclat fabrics việ...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tnhh eclat fabrics việt nam​

.PDF
103
2
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH VƯƠNG THẾ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH ECLAT FABRICS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH VƯƠNG THẾ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH ECLAT FABRICS VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Học viên Đinh Vương Thế MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .................................................................................. 2 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 9 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 10 6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................... 10 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................................................................................................... 12 1.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát nội bộ............................................................... 12 1.2 Lịch sử phát triển của kiểm soát nội bộ ....................................................................... 13 1.2.1 Giai đoạn sơ khai...................................................................................................... 13 1.2.2 Giai đoạn hình thành ................................................................................................ 14 1.2.3 Giai đoạn phát triển .................................................................................................. 14 1.2.4 Giai đoạn hiện đại .................................................................................................... 14 1.3 Sự cần thiết của hệ thống KSNB ................................................................................... 16 1.4 Hạn chế của hệ thống KSNB ......................................................................................... 17 1.5 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu COSO 2013 .... 18 1.5.1 Môi trường kiểm soát ............................................................................................... 18 1.5.2 Đánh giá rủi ro ......................................................................................................... 19 1.5.3 Hoạt động kiểm soát................................................................................................. 20 1.5.4 Thông tin và truyền thông ........................................................................................ 20 1.5.5 Giám sát ................................................................................................................... 21 1.6 Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................. 22 1.7 Những điểm mới của kiểm soát nội bộ trong COSO 2013.......................................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH ECLAT FABRICS VIỆT NAM ............................................................................... 25 2.1 Đặc điểm của ngành dệt may ảnh hưởng đến HTKSNB ............................................ 25 2.2 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam ............................. 26 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................... 26 2.2.2 Lĩnh vực hoạt động ...................................................................................................... 27 2.2.3 Đặc điểm công ty ......................................................................................................... 27 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................................... 27 2.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong công ty ..................................................... 29 2.2.3.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................................... 31 2.2.3.4 Mục tiêu hoạt động của công ty ................................................................................... 31 2.3 Thực trạng HTKSNB tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam ........................... 32 2.3.1 Khảo sát đánh giá thực trạng HTKSNB ....................................................................... 32 2.3.1.1 Mục tiêu khảo sát ......................................................................................................... 32 2.3.1.2 Đối tượng khảo sát ....................................................................................................... 32 2.3.1.3 Nội dung khảo sát......................................................................................................... 32 2.3.2 Thực trạng về môi trường kiểm soát ............................................................................ 33 2.3.2.1 Thực hiện cam kết đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức .............................. 33 2.3.2.2 Ban kiểm soát độc lập với ban giám đốc và thực hiện giám sát sự phát triển và hiệu quả của HTKSNB ........................................................................................................................ 34 2.3.2.3 Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn .................................................................. 35 2.3.2.4 Cam kết thu hút, phát triển và giữ lại những cá nhân có năng lực phù hợp ................. 37 2.3.2.5 Đảm bảo các cá nhân chịu trách nhiệm giải trình ........................................................ 38 2.3.3 Thực trạng về đánh giá rủi ro ....................................................................................... 40 2.3.3.1 Xác định mục tiêu rõ ràng ............................................................................................ 40 2.3.3.2 Xác định và phân tích rủi ro ......................................................................................... 42 2.3.3.3 Xem xét khả năng gian lận ........................................................................................... 43 2.3.3.4 Xác định và đánh giá những thay đổi ........................................................................... 44 2.3.4 Thực trạng về các hoạt động kiểm soát ........................................................................ 45 2.3.4.1 Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát .......................................................... 45 2.3.4.2 Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ.................. 46 2.3.4.3 Triển khai các hoạt động kiểm soát.............................................................................. 48 2.3.5 Thực trạng về thông tin và truyền thông ...................................................................... 49 2.3.5.1 Sử dụng thông tin chất lượng và thích hợp .................................................................. 49 2.3.5.2 Truyền thông trong công ty .......................................................................................... 50 2.3.5.3 Truyền thông với các đối tượng bên ngoài công ty ...................................................... 51 2.3.6 Thực trạng về hoạt động giám sát ................................................................................ 52 Thực hiện giám sát liên tục và giám sát định kỳ .......................................................... 52 2.3.6.1 2.3.6.2 Đánh giá và truyền đạt sự khiếm khuyết về kiểm soát nội bộ một cách kịp thời tới các bên chịu trách nhiệm .................................................................................................................... 53 2.4 Xác định nguyên nhân gây ra các hạn chế về HTKSNB tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam ....................................................................................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................... 56 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH ECLAT FABRICS VIỆT NAM .................................................................... 57 3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ....................................................... 57 3.2 Các giải pháp hoàn thiện các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ ................ 58 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện thành phần môi trường kiểm soát .......................................... 58 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện thành phần đánh giá rủi ro ..................................................... 62 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện thành phần hoạt động kiểm soát............................................. 65 3.2.4 Giải pháp hoàn thiện thành phần thông tin và truyền thông .................................... 67 3.2.5 Giải pháp hoàn thiện thành phần giám sát ............................................................... 68 3.3 Kiến nghị ......................................................................................................................... 69 3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .................................................................... 69 3.3.2 Đối với công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam ...................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................... 71 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN THAM GIA KHẢO SÁT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT COSO : Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ TPP : Trans-Pacific Partnership Agreement - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các mục tiêu, thành phần và cơ cấu tổ chức ................ 22 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam ............................ 28 Bảng 2.2 Bảng kết quả khảo sát về tính chính trực và các giá trị đạo đức .............. 33 Bảng 2.3 Bảng kết quả khảo sát về ban kiểm soát ................................................... 34 Bảng 2.4 Bảng kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn ..... 35 Bảng 2.5 Bảng kết quả khảo sát về cam kết thu hút, phát triển và giữ lại những cá nhân có năng lực phù hợp ....................................................................................... 37 Bảng 2.6 Bảng kết quả khảo sát về việc đảm bảo các cá nhân chịu trách nhiệm giải trình .......................................................................................................................... 48 Bảng 2.7 Bảng kết quả khảo sát về việc xác định mục tiêu ..................................... 40 Bảng 2.8 Bảng kết quả khảo sát về việc xác định và phân tích rủi ro .................... 42 Bảng 2.9 Bảng kết quả khảo sát về việc xem xét khả năng gian lận ....................... 43 Bảng 2.10 Bảng kết quả khảo sát về việc xác định và đánh giá những thay đổi .... 44 Bảng 2.11 Bảng kết quả khảo sát về việc lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát .......................................................................................................................... 45 Bảng 2.12 Bảng kết quả khảo sát về việc lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm chung đối với công nghệ .......................................................................................... 46 Bảng 2.13 Bảng kết quả khảo sát về việc triển khai các hoạt động kiểm soát ........ 48 Bảng 2.14 Bảng kết quả khảo sát về việc sử dụng thông tin thích hợp và chất lượng .................................................................................................................................. 49 Bảng 2.15 Bảng kết quả khảo sát về việc truyền thông trong công ty ..................... 50 Bảng 2.16 Bảng kết quả khảo sát về việc truyền thông với các đối tượng bên ngoài công ty ...................................................................................................................... 51 Bảng 2.17 Bảng kết quả khảo sát về việc thực hiện giám sát liên tục và định kỳ ... 53 Bảng 2.18 Bảng kết quả khảo sát về việc đánh giá và truyền đạt sự khiếm khuyết về kiểm soát nội bộ một cách kịp thời tới các bên chịu trách nhiệm ............................ 54 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều đối tác trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc… Đặc biệt gần đây, ngày 04/02/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được chính thức ký kết bởi 12 nước thành viên trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho các ngành kinh tế của Việt Nam có thể phát triển, mở rộng thị trường khi mà hàng rào thuế quan đang ở mức cao hiện nay sẽ được gỡ bỏ. Trong đó, ngành dệt may được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất do hiện tại thuế suất của các thị trường Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại đang ở mức khá cao sẽ giảm hoặc về 0%, các doanh nghiệp dệt may sẽ có cơ hội mở rộng thị phần sang các thị trường lớn như Nhật, Mỹ …; Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn như việc phụ thuộc tới 70% nguyên liệu nhập khẩu sẽ gặp khó khăn rất lớn trong khai thác những lợi thế từ TPP và FTA với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ; sử dụng nhiều lao động nên dễ phải đối mặt với sự biến động lao động gây khó khăn cho sản xuất... Một số nước nhập khẩu hiện nay dựng lên các rào cản thương mại để hạn chế hàng dệt may từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành dệt may của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có ngành dệt may phát triển hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ để có thể xác định được rủi ro, có biện pháp hạn chế rủi ro, giảm thiểu những sai sót, yếu kém, lãng phí, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh, phát triển và đạt được các mục tiêu của mình. Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam là một doanh nghiệp dệt, nhuộm có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực 2 để đạt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng tốt các cơ hội để đạt được các mục tiêu của mình, Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam cần tổ chức tốt hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo kiểm soát được việc sử dụng nguồn lực, quản trị rủi ro, và kiểm soát các hoạt động của công ty. Nhằm giúp cho Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam có thể đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ của mình và có các giải pháp nâng cao hiệu quả, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay của công ty và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ của các tác giả trong và ngoài nước trước đây tương đối đa dạng, trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trước hết, tác giả sẽ hệ thống lại một vài nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây liên quan đến đề tài. 2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 2.1.1 Fawzi Al Sawalqa & Atala Qtish (2012); Internal Control and Audit Program Effectiveness: Empirical Evidence from Jordan. Kiểm soát nội bộ và hiệu quả của các chương trình kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm từ Jordan. Mục đích chính của nghiên cứu này là để đánh giá liệu các thành phần khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ có đóng góp đáng kể đối với hiệu quả của các chương trình kiểm toán tại Jordan. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã sử dụng khảo sát trên 43 kiểm toán viên hành nghề tại Jordan. Giả thuyết được tác giả đưa ra: liệu các thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kiểm toán? Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có một thành phần của ba thành phần được sử dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong nghiên cứu, cụ thể là đánh giá rủi ro, là đóng góp đáng kể đối với một chương trình kiểm toán hiệu quả. Đối với các thành 3 phần môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chúng không đóng góp đáng kể đối với sự hiệu quả của chương trình kiểm toán. Những kết quả này chỉ ra rằng các công ty Jordan phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc áp dụng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và họ tập trung các nỗ lực của họ để đánh giá những rủi ro mà họ có thể phải đối mặt. Nghiên cứu đã đóng góp đáng kể đối với việc phát triển các hệ thống kiểm soát nội bộ tại Jordan và các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên cứu. 2.1.2 Rong-Ruey Duh; Kuo-Tay Chen; Ruey-Ching Lin; Li-Chun Kuo (2014); “Do internal controls improve operating efficiency of universities?”. Kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các trường đại học? Nâng cao hiệu quả hoạt động là một trong những mục tiêu của kiểm soát nội bộ. Trong nghiên cứu này tác giả xem xét mối quan hệ giữa việc thực hiện kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động (bao gồm hiệu quả giảng dạy và hiệu quả nghiên cứu) của các trường đại học. Tác giả sử dụng dữ liệu từ các câu hỏi khảo sát, nghiên cứu này đo lường việc thực hiện kiểm soát nội bộ và áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để ước lượng hiệu quả hoạt động của 99 trường đại học ở Đài Loan. Kết quả hồi quy OLS cho thấy việc thực hiện kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng không đáng kể với hiệu quả giảng dạy, nhưng có ảnh hưởng đối với hiệu quả nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa các trường đại học công và tư, các phân tích chỉ ra rằng tại các trường đại học công lập, thực hiện kiểm soát nội bộ không có ảnh hưởng đáng kể với hiệu quả giảng dạy và hiệu quả nghiên cứu. Nhưng, đối với các trường đại học tư nhân, có ảnh hưởng tích cực và đáng kể giữa việc thực hiện kiểm soát nội bộ và hiệu quả nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu có một số hạn chế như việc thực hiện kiểm soát nội bộ dựa trên sự tự đánh giá của đối tượng nghiên cứu, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu, nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét sử dụng các đánh giá của các tổ chức độc lập đối với việc thực hiện kiểm soát nội bộ của các trường đại học. Thứ hai, mẫu của nghiên cứu đến từ 99 trường đại học ở Đài Loan là tương đối nhỏ. 4 Ngoài ra, số lượng các trường đại học công lập chiếm tỷ lệ nhỏ trong mẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. 2.1.3 Douglas Ong’ang’a Nyakundi; Micah Odhiambo Nyamita; Tom Matwetwe Tinega (2014); Effect of internal control systems on financial performance of small and medium scale business enterprises in Kisumu city, Kenya. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Kisumu, Kenya. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa ở thành phố Kisumu, Kenya; cụ thể nhằm đánh giá mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và lợi nhuận trên vốn đầu tư; và thiết lập các mức độ kiến thức kinh doanh của một doanh nhân trong các hệ thống kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có xu hướng suy giảm bất chấp những hỗ trợ của chính phủ Kenya. Điều tra kinh tế ở Kenya cho thấy doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa ở Kenya phát triển mạnh; chiếm khoảng 96 phần trăm của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nước; nhưng 90% của doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động quá ba năm kể từ khi thành lập. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 168 doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập từ 31/12/2012 thông qua bảng câu hỏi kết hợp phỏng vấn. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy luận. Tác giả kết luận rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. 2.1.4 Shakirat Adepeju Babatunde và Kabiru Isa Dandago (2014); “Internal control system deficiency and capital project mis-management in the Nigerian public sector”. Thiếu hụt hệ thống kiểm soát nội bộ và sự quản lý kém các dự án vốn tại khu vực công ở Nigieria. Mục đích của nghiên cứu này là để phân tích những tác động của tình trạng thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý dự án vốn tại khu vực công ở Nigeria. 5 Tác giả đã thu thập mẫu gồm 286 dự án trong 05 năm từ năm 2008 đến năm 2012. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua việc sử dụng thống kê mô tả dưới dạng tần số, kiểm định chi bình phương, ANOVA. Hệ số tương quan được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động tiêu cực đáng kể đối với quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria. 2.1.5 Haiyan Zhou, Hanwen Chen và Zhirong Cheng (2016); “Internal Control, Corporate Life Cycle, and Firm Performance”. Kiểm soát nội bộ, vòng đời của doanh nghiệp, và hiệu quả doanh nghiệp. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng dữ liệu của 10.945 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2007 – 2012 để xem xét liệu kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp trong các giai đoạn trong vòng đời của các doanh nghiệp tại Trung Quốc hay không? Nghiên cứu cho thấy rằng kiểm soát nội bộ có tác dụng cải thiện hiệu quả của công ty. Khi phân chia vòng đời công ty ra năm giai đoạn: hình thành, xây dựng, trưởng thành, bão hòa và suy thoái, tác giả nhận thấy rằng các tác động của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động công ty khác nhau trong các giai đoạn khác nhau. Kiểm soát nội bộ có tác động tích cực đối với hoạt động của công ty trong giai đoạn trưởng thành và bão hòa nhiều hơn các giai đoạn còn lại. 2.2 Các nghiên cứu trong nước 2.2.1 Luận văn thạc sĩ Võ Thị Nguyệt Nga (2013) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang” Nghiên cứu nhằm tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu Coso 2004. Tác giả đã sử dụng 88 câu hỏi được xây dựng dựa theo khuôn mẫu Coso 2004, bảng khảo sát được gửi đến các nhân viên trong công ty gồm ban giám đốc, trưởng các bộ phận và các nhân viên công tác lâu năm trong công ty. Qua khảo sát cho thấy công ty đã cố gắng vận dụng lý thuyết kiểm soát nội bộ vào thực tế nhưng thiết kế chưa chặt chẽ nên hệ thống kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế. Tác 6 giả đã dựa vào khuôn mẫu Coso 2004 để đưa ra 8 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Hạn chế của đề tài là những giải pháp chưa cân nhắc sự ràng buộc về lợi ích – chi phí nên các giải pháp có thể không khả thi, cỡ mẫu của khảo sát tưởng đối nhỏ nên kết quả chưa thực sự khách quan, bao quát. 2.2.2 Luận văn thạc sĩ Bùi Trần Ánh Vân (2013) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì tại TP.HCM” Nghiên cứu dựa vào khuôn mẫu COSO 2004 để khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn TP.HCM nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá nhưng ưu điểm và tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tác giả sử dụng bảng khảo sát gồm 85 câu hỏi gửi đến 16 doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn TP.HCM. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng tự xây dựng cho mình hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên việc xây dựng còn tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Từ các hạn chế được xác định, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp sản xuất bao bì, theo đó các doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. Tuy nhiên, việc chỉ lấy số lượng mẫu là 16 công ty là quá nhỏ so với tổng thể các doanh nghiệp sản xuất bao bì tại TP.HCM, chưa đủ để khái quát toàn bộ ngành sản xuất bao bì trên địa bàn thành phố. 2.2.3 Luận văn thạc sĩ Trần Thị Bích Duyên (2014) “Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” Tác giả đã đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định dựa trên khuôn mẫu Coso 2013 với 85 câu hỏi trong bảng khảo sát và đã khảo sát 133 doanh nghiệp du lịch, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đầu tiên, tác giả đã hệ thống được cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ, lịch sử phát triển của kiểm soát nội bộ. Sau đó, tác giả đã đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng đánh giá Cronbach’s Alpha, sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định giá trị bình quân để phân tích và đưa ra nhận định về hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích, tác giả đã 7 đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Bình Định. Tuy nhiên, đề tài còn có một số hạn chế như chỉ khảo sát các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn một tỉnh không có thế mạnh về du lịch; việc phỏng vấn chưa đạt chất lượng tốt nhất do người tham gia phỏng vấn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề; các giải pháp đưa ra chỉ ở mức chung chung. 2.2.4 Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương (2014) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Đồng Tâm” Tác giả đã sử dụng khuôn khổ Coso 2013 để thiết lập bảng câu hỏi khảo sát (có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam) gồm 71 câu hỏi, được gửi 50 người ở các phòng ban và chi nhánh của công ty. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty TNHH Đồng Tâm, sau đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nó. Tuy nhiên, tác giả chưa xác định rõ ràng các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong một số thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ; các giải pháp đưa ra chưa xét đến mối quan hệ chi phí lợi ích. 2.2.5 Luận văn thạc sĩ Lê Vũ Tường Vy (2014) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn” Trong nghiên cứu này, tác giả đã dựa vào khuôn mẫu Coso 2004 để thiết kế các biến quan sát, sau đó tự quan sát và trả lời các câu hỏi trên bảng khảo sát và phỏng vấn những người có liên quan để đối chiếu với quan sát của mình. Từ kết quả đó, tác giả đã xác định được những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn nằm cơ bản ở yếu tố con người, chưa chủ động đánh giá rủi ro… Từ những hạn chế được xác định, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro để hoàn thiện từng yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo Coso 2004. Tuy nhiên, số mẫu phỏng vấn trong nghiên cứu này chưa đủ lớn để khái quát và đưa ra các kết luận đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro của công ty CP Cảng Quy Nhơn. 8 2.2.6 Luận văn thạc sĩ Cao Thị Thanh Tâm (2014) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” Với mục đích tìm hiểu, đánh giá, phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi dựa theo INTOSAI và tiến hành khảo sát 100 người đang công tác tại các cơ sở khám chưa bênh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gồm kế toán trưởng, trưởng khoa… Tác giả đánh giá mặc dù hệ thống kiểm soát nội bộ đã được xây dựng nhưng còn nhiều hạn chế, chưa nhận thức rõ được vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó, tác giả đã gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong nghiên cứu này, tác giả chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ, các giải pháp khắc phục chưa giải quyết được hết các yếu tố gây ra các hạn chế, chưa cân nhắc đến mối quan hệ chi phí – lợi ích. 2.2.7 Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Fiditour” Tác giả đã dựa trên khuôn mẫu Coso 1992 để thiết lập bảng khảo sát gồm 53 câu hỏi. Bảng khảo sát đã được gửi đến 20 cán bộ, nhân viên ở các phòng ban khác nhau trong công ty. Trong đề tài, tác giả đã hệ thống được cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ, lịch sử phát triển của kiểm soát nội bộ. Sau đó, bằng phương pháp thông kê mô tả, tác giả mô tả và đánh giá được thực trang của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty CP Fiditour và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Hạn chế của đề tài là có số lượng mẫu nhỏ, những người được khảo sát chỉ nằm một số bộ phận trong công ty nên kết luận có thể chưa đầy đủ, chưa mang tính thuyết phục. 2.2.8 Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Nga Dung (2015) “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Nhà Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” 9 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Nhà Việt Nam, xác định nguyên nhân gây ra hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục. Tác giả sử dụng 100 câu hỏi được xây dựng dựa theo khuôn mẫu COSO 2004 sau đó khảo sát trên 12 cá nhân đang công tác tại Công ty. Từ kết quả khảo sát, tác giả đã xác định được các nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty. Qua những nghiên cứu trên có thể thấy các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu nhằm xác định thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngành nghề, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp khá đa dạng. Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội khi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương trong thời gian gần đây. Trong đề tài của mình, tác giả sẽ tiến hành đi sâu nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam, đây là một công ty dệt nhuộm có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay của công ty và có các kiến nghị giúp công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp dệt may nói chung có các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình để có thể thích ứng, cạnh tranh, phát triển và đạt được các mục tiêu đã đề ra. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam, xác định những hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. - Xác định nguyên nhân gây ra những mặt hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam. 3.2 Câu hỏi nghiên cứu 10 - Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam hiện đang có những ưu điểm và hạn chế nào? - Những nguyên nhân nào gây ra các hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam? - Những giải pháp nào cần thiết để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: o Không gian: tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam o Thời gian: từ tháng 11/2015 đến tháng 02/2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ như các khái niệm, đặc điểm của kiểm soát nội bộ; lịch sử phát triển của kiểm soát nội bộ; sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ; các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu Coso 2013 và xác định một số đặc điểm của ngành dệt may có ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp theo, tác giả tiến hành khảo sát những nhân viên đang làm việc trong Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam thông qua bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên khuôn mẫu Coso 2013 nhằm đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ ở công ty; từ đó phân tích, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, trình bày kết quả khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài sẽ hỗ trợ ban giám đốc Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam có cái nhìn toàn diện về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, từ đó sẽ có giải pháp để hạn chế 11 các yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp cho Công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, đề tài cung cấp một tài liệu tham khảo để các doanh nghiệp dệt may xem xét nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. 7. Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài gồm có: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam Kết luận chung 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát nội bộ Khuôn mẫu Coso 2013 đã định nghĩa: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi hội đồng quản trị, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý liên quan đến việc đạt được các mục tiêu liên quan đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thù pháp luật và các quy định”. Đây là định nghĩa được chấp nhận rộng rãi hiện nay. Trong định nghĩa trên, có thể cho thấy những đặc điểm quan trọng của kiểm soát nội bộ: - Kiểm soát nội bộ là một quá trình: Kiểm soát nội bộ là một bộ phận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, nó không phải là một sự kiện hay tình huống mà là chuỗi các hoạt động hiện diện trong khắp doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một thành phần cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải là một sự bổ sung cho các hoạt đông của doanh nghiệp hay một gánh nặng bị áp đặt bởi một cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. - Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người: Những con người trong đơn vị bao gồm hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị chính là người thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ là công cụ được nhà quản lý sử dụng nhưng không thay thế được nhà quản lý, nó được thực hiện bởi con người trong tổ chức. Con người đặt ra mục tiêu và đưa cơ chế kiểm soát vào vận hành nó để đạt được các mục tiêu của đơn vị. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có một khả năng, kiến thức, suy nghĩ và nhu cầu khác nhau khi làm việc và họ không phải luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán. Để kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả thì mỗi cá nhân phải hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan