Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn giang chính thức in...

Tài liệu Luận văn giang chính thức in

.DOC
132
119
120

Mô tả:

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ; mức độ tiếp cận của hộ nghèo với các dịch vụ xã hội được nâng lên đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm còn cao. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn có mặt bất cập. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa thật hiệu quả. Năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy mục tiêu giảm nghèo bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Kon Tum trong tiến trình hội nhập và phát triển. Để làm rõ các vấn đề trên, tổ chức thực hiện hiệu quả CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƯƠNG THỊ LAM GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng – 2019 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƯƠNG THỊ LAM GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THUỶ Đà Nẵng- Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Dương Thị Lam Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài.........................................................................6 7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu.........................................6 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.....................................................................7 9. Kết cấu của luận văn..................................................................................12 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO..........................................................................................................13 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO..............................................................................................13 1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo..........................................................13 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo.......................................19 1.1.3. Đặc điểm của Quản lý Nhà nước về giảm nghèo ................................20 1.1.4. Vai trò quản lý nhà nước về giảm nghèo ............................................21 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO...................23 1.2.1. Xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo...............................................................................................................23 1.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo..................................24 1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách giảm nghèo....26 1.2.4. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo.............27 1.2.5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo...............................................................................................................29 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO..............................................................................................29 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.............................29 1.3.2. Các nguồn lực thực hiện giảm nghèo...................................................31 1.3.3. Nhận thức của người nghèo.................................................................32 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG...............................................................................33 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Nông.........................................................33 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng.........................................................34 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Kon Tum.......................37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM..............................................................41 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM .........................................................................................................................41 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................41 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum.......................................46 2.1.3. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.................................48 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018....52 2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo......................................................................................................52 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo...............54 2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách giảm nghèo..............................................................................................59 2.2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo...............................................................................................................61 2.2.5. Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo.......................................................................................70 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM..................................73 2.3.1. Những thành công................................................................................73 2.3.2. Những hạn chế......................................................................................77 2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế.........................................................80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................83 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM...............84 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.................................................84 3.1.1. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Kon Tum.............................................84 3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum.................................................................................................85 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM...............86 3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo...................................................................................86 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo.............................87 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách giảm nghèo..............................................................................................88 3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo......................................................................................................89 3.2.5. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo.............................................................................92 3.2.6. Một số giải pháp khác...........................................................................93 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................98 KẾT LUẬN.....................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................101 PHỤ LỤC.....................................................................................................104 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTMTQG HĐND UBND LĐTB&XH QLNN DTTS ĐBKK XĐGN NSTW NSĐP TGPL : Chương trình mục tiêu quốc gia : Hội đồng nhân dân : Uỷ ban nhân dân : LĐTB&XH : Quản lý nhà nước : Dân tộc thiểu số : ĐBKK : Xóa đói giảm nghèo : Ngân sách Trung ương : Ngân sách địa phương : Trợ giúp pháp lý DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 1.1 Tên bảng Chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn Trang 17 Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018 46 2.2 Tình hình giảm nghèo của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018 48 2.3 Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh 49 2.4 Đánh giá về thực trạng xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 54 2.5 Đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 57 2.6 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 60 2.7 Đánh giá về thực trạng tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 61 2.8 Kết quả thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh 63 2.9 Khảo sát hộ nghèo về các chính sách giảm nghèo 64 2.10 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh 66 2.11 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác của tỉnh 68 2.12 Đánh giá thực trạng triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 69 2.13 Số lượng cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 71 2.14 Đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 72 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình 2.1 2.2 Tên hình Trang Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum Sơ đồ tổ chức BCĐ CTMTQG giảm nghèo tỉnh Kon Tum 42 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở Bắc Tây Nguyên, được thành lập lại vào tháng 8/1991. Là tỉnh giáp hai nước bạn Lào và Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Dân số trung bình năm 2018 đạt khoảng 530 ngàn người, DTTS chiếm khoảng 54% với 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ sinh sống từ lâu đời, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm và H’rê. Đến năm 2018, tỉnh Kon Tum có 03 huyện nghèo, 54 xã ĐBKK và 66 thôn, làng ĐBKK thuộc vùng dân tộc và miền núi. Hộ nghèo chiếm 17,29%, hộ cận nghèo chiếm 6,58% so với tổng số hộ toàn tỉnh (trong đó, hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS chiếm trên 90% hộ nghèo, cận nghèo toàn tỉnh). Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV đã đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3 - 4%/năm là thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây 2 dựng đồng bộ; mức độ tiếp cận của hộ nghèo với các dịch vụ xã hội được nâng lên đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm còn cao. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn có mặt bất cập. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa thật hiệu quả. Năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy mục tiêu giảm nghèo bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Kon Tum trong tiến trình hội nhập và phát triển. Để làm rõ các vấn đề trên, tổ chức thực hiện hiệu quả CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận của QLNN về giảm nghèo. Đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. Từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. 3. Câu hỏi nghiên cứu Công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum trong những năm qua được thực hiện như thế nào? Còn những mặt hạn chế nào? Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó? Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo. - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Kon Tum - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2016 - 2018. Các giải pháp được đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum; Các văn bản, Nghị quyết, Quyết định, báo cáo tổng kết năm, tổng kết giai đoạn, tổng kết lý luận thực tiễn của tỉnh Kon Tum và các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương như Đăk Nông, Lâm Đồng.... 4 - Số liệu sơ cấp: sẽ được thu thập thông qua phiếu khảo sát công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của hộ nghèo và khả năng thực hiện điều tra, tác giả đã chọn mẫu ngẫu nhiên 270 hộ nghèo tại 03 huyện nghèo của tỉnh (Kon Plông, Tu Mơ Rông và Ia H’Drai) và 50 cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp tỉnh, cấp huyện, xã. + Thời gian điều tra: Thực hiện điều tra thu thập thông tin từ ngày 10/10/2019 đến ngày 10/11/2019. + Các bước thực hiện: Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra khảo sát: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, văn bản pháp luật tại Quyết định số 59/2015/ QĐ – TTg ngày 19/11/2015… Ngoài ra, tham khảo thêm một số bài luận văn đã được công bố trước đây để tiến hành thiết kế phiếu điều tra khảo sát, sau đó xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu điều tra. Bước 2: Tiến hành điều tra khảo sát: Thực hiện điều tra ngẫu nhiên trực tiếp tại 270 hộ nghèo tại 03 huyện nghèo tại tỉnh (mỗi huyện chọn 3 xã và mỗi xã chọn 30 hộ) và 50 cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo tại 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Bước 3: Phân tích kết quả điều tra: Phiếu điều tra được tác giả đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 đến 5 (có nghĩa là từ “hoàn toàn không đồng ý” đến hoàn toàn đồng ý”), cụ thể như sau: Hoàn toàn Không Trung lập Đồng ý Hoàn toàn không đồng ý đồng ý Mặt khác, ta có: đồng ý Giá trị khoảng cách = ( Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8 Do đó, có thể quy đổi thang Likert 5 điểm trên về thang đo đánh giá dưới đây: Giá trị trung bình Mức độ quan trọng 5 Từ 1,0 đến 1,8 Từ 1,8 đến 2,6 Từ 2,6 đến 3,4 Từ 3,4 đến 4,2 Từ 4,2 đến 5,0 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Dựa trên dữ liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát, tác giả tiến hành xử lý và phân tích thông tin đã thu thập bằng phần mềm Microsoft Excel, từ đó lập bảng để đánh giá tình hình thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh theo thang đo Likert. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu thu thập nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá. Trên cơ sở chuỗi số liệu thu thập từ năm 2016 đến năm 2018, luận văn sẽ phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình QLNN về giảm nghèo của tỉnh Kon Tum. - Phương pháp so sánh: Sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng giảm nghèo qua các năm, so sánh các chỉ số qua các năm từ đó rút ra được những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. - Phương pháp khái quát hóa: Trên cơ sở các đánh giá, nhận xét qua phân tích thống kê, qua so sánh để khái quát hóa thành những nhận định chung nhất, làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Ngoài ra luận văn còn thu thập, tìm kiếm thông tin trên mạng, sách báo, các công trình nghiên cứu khác…. 6 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đây là đề tài mà các nghiên cứu trước chưa đi sâu vào phân tích làm rõ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp người dân hiểu rõ hơn về thực trạng nghèo hiện nay. Đồng thời giúp cho những người nghèo tự trang bị cho mình những tri thức hiểu biết cần thiết, biết khai thác tiềm năng sẵn có ở địa phương, các nguồn nội lực của gia đình cũng như phát huy tối đa và vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước để tự vươn lên xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất. - Giúp cho cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương có cái nhìn rõ hơn về thực trạng nghèo đói. Từ đó có những cơ chế, chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp để giúp người dân giảm nghèo nhanh, bền vững. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum để đề xuất các giải pháp, luận văn là tài liệu tham khảo góp phần hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. 7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu - Đỗ Hoàng Toàn - Mai Văn Bưu, Giáo trình QLNN về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (2008). Giáo trình này cung cấp cho người đọc những quan điểm về QLNN về kinh tế, từ đó thấy được vai trò quan trọng của QLNN đối với nền kinh tế. Trong đó tác giả cho rằng: “QLNN về kinh tế là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các lĩnh vực và bao gồm tất cả các thành 7 phần kinh tế”. Vì vậy tác giả khẳng định: “QLNN về kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân”. - Bùi Quang Bình, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Thông tin và Truyền thông (2012). Giáo trình này đã đề cập đến nội dung “Phát triển và các phúc lợi cho con người”, theo đó đã có nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về phân phối thu nhập, đánh giá tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và các lý thuyết về sự bất bình đẳng và nghèo khổ. - Võ Xuân Tiến, Giáo trình Chính sách công, Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng (2013). Giáo trình này đã đề cập đến nội dung “Thành công nhiều hay ít của các chính sách giảm nghèo phụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai thực hiện”, theo đó đã có nhiều vấn đề đã được phân tích, đánh giá về triển khai thực hiện một chương trình, chính sách quản lý về giảm nghèo. - Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nxb Khoa học và Xã hội, (2015). Đề án chỉ ra sự cần thiết phải định nghĩa khái niệm nghèo và phải có một chuẩn nghèo mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là khung lý thuyết cơ bản để xây dựng khái niệm về nghèo (theo chuẩn mới), là cơ sở khoa học để khái quát thước đo nghèo giai đoạn 2016 – 2020 cho đề tài nghiên cứu. - “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ (2016). Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020, bản thân khái quát hóa thước đo giảm nghèo để xem xét tính hiệu quả của giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8 Để giải quyết đói nghèo hiện nay, không chỉ ở phạm vi mỗi Quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, bởi lẽ đói nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, mà nó còn là vấn đề nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn thuộc các cơ quan, đơn vị của nhiều cấp, ngành và địa phương khác nhau đã có nhiều nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo ở các góc độ khác nhau. Trên thế giới có một số hội nghị bàn về vấn đề đói nghèo như: - Hội nghị về chống đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do tổ chức ESCAP (Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, tháng 9 năm 1993, đã đưa ra khái niệm chung về đói nghèo, thực trạng của đói nghèo và những giải pháp chống đói nghèo trong khu vực. - Hội nghị về phát triển xã hội do Liên hợp quốc chủ trì, tại Côpenhaghen - Đan Mạch, tháng 3 năm 1995, gồm các nguyên thủ quốc gia, đã tập trung thảo luận vấn đề giảm đói nghèo, hoà hợp xã hội và nêu lên trách nhiệm của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa những nước giàu và nước nghèo. Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu và bài viết được công bố: - Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht (2003), “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: các yếu tố về địa lý và không gian”, Hà Nội. Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng Bản đồ nghèo đói cấp tỉnh, huyện, xã. Đánh giá tác động của các yếu tố của nông nghiệp, khí hậu và tiếp cận thị trường tới đói nghèo. Nâng cao năng lực của các tổ chức Việt Nam trong việc xây dựng bản đồ đói nghèo và GIS sau này và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phân tích đói nghèo. Báo 9 cáo này cung cấp cho người đọc bức tranh chung về phân bố đói nghèo và các biến liên quan đến đói nghèo của Việt Nam. - Ngân hàng phát triển Châu Á (2010), “Báo cáo đánh giá đói nghèo tại vùng ven biển Miền Trung, Tây Nguyên". Báo cáo nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn thấu đáo và toàn diện về các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa của sự đói nghèo, về cơ chế cung cấp dịch vụ cho người nghèo. Phân tích những thành công và hạn chế của các chương trình xóa đói, giảm nghèo, từ đó đưa ra gợi ý về mặt chính sách; tăng cường và nâng cao năng lực cán bộ cho địa phương. - Bùi Quang Bình (2007) trong bài viết “Nâng cao trình độ học vấn của đồng bào DTTS và phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum”, đã đề cập học vấn là nguồn vốn giúp người lao động nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống đồng bào DTTS ở Kon Tum nói riêng và đồng bào DTTS nói chung ở Tây Nguyên có trình độ học vấn thấp dẫn tới thu nhập thấp và hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nâng cao trình độ học vấn của đồng bào DTTS sẽ là yếu tố quyết định tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. - Trần Ngọc Hoàng (2011), “Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại Học Đà Nẵng. Luận văn đã đánh giá những hạn chế tồn tại cũng như nguyên nhân hạn chế tồn tại trong công tác giảm nghèo, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị về xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum. - Lê Quốc Lý (2012), “Chính sách giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật. Là một tập chuyên khảo luận giải về đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách xóa đói, giảm nghèo, từ đó đề xuất định hướng và mục tiêu, cơ chế và chính sách, những giải pháp để xóa đói, giảm nghèo cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. 10 - Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Bài viết đề cập đến quan niệm nghèo, các chính sách giảm nghèo, thực trạng nghèo và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo. Từ đó có định hướng về chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới. - Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng và Philippe Lebailly (2012), “Phân cấp quản lý và chương trình xóa đói giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình”, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Trong bài viết, tác giả đã phân tích sự phân cấp quản lý của Chương trình XĐGN quốc gia, nghiên cứu này bao gồm các nội dung : (1) khái niệm liên quan đến phân cấp; (2) mô tả về cơ chế phân cấp quản lý hiện tại ở Việt Nam; (3) phân tích liên quan đến phân cấp quản lý, thực hiện Chương trình XĐGN; (4) một trường hợp nghiên cứu điểm tại tỉnh Hòa Bình. - Đặng Nguyên Anh (2015) “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Bài viết đề cập đến khái niệm nghèo đói theo cách tiếp cận đơn chiều và khái niệm nghèo theo phương pháp tiếp cận hiện nay, một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam. - Bùi Quang Bình (2016), “Một số ảnh hưởng của biến động dân số tới kinh tế Miền Trung và Tây Nguyên”, Nxb Thông tin - Truyền thông. Là cuốn sách chuyên khảo tập trung nghiên cứu các tác động và ảnh hướng của dân số tới phát triển kinh tế - xã hội Miền Trung - Tây Nguyên, trong đó phân tích ảnh của biến động dân số tới đói nghèo và công tác giảm nghèo. - Nay Vi Va (2017), “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia. Luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo bền vững của tỉnh, từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm 11 nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. - Phạm Bình Long (2017) “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia. Tác giả làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương. - Lâm Vĩnh Ái (2017), “Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững; đánh giá chính sách và thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Phú Yên và từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. - Đỗ Thị Thu Thiết (2018), “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận của QLNN về giảm nghèo; Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo, đồng thời đưa ra những tồn tại và vướng mắc trong công tác QLNN về giảm nghèo ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo ở thành phố Tam Kỳ. - Hồ Thanh Sơn (2018), “Quản lý Nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận về công tác QLNN về giảm nghèo; Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo, đồng thời đưa ra những tồn tại và vướng mắc trong công tác QLNN về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, từ đó, đề xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng