Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường cao đẳng kinh tế tp. ...

Tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường cao đẳng kinh tế tp. hcm

.PDF
83
84
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN VÂN THƢ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN VÂN THƢ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Mai Thanh Loan (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 26 tháng 01 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT 1 2 3 4 5 Họ và tên GS.TS. Võ Thanh Thu TS. Phan Thị Minh Châu TS. Trương Quang Dũng TS. Phạm Phi Yên TS. Hà Văn Dũng Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN VÂN THƯ Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 23/03/1990 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHV: 1441820146 I- Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM II- Nhiệm vụ và nội dung: • Nhiệm vụ: Tìm ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực canh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM. • Nội dung: - Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. - Chức năng, nhiệm vụ của các trường cao đẳng hiện nay. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM. - Tìm ra các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM. III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/12/2017 V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. MAI THANH LOAN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Vân Thƣ ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân như : Quý thầy (cô), lãnh đạo các trường, bạn bè và người thân của tôi. Để đáp lại sự giúp đỡ, tôi kính gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu cùng các thầy cô trường Cao Đẳng Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh và các tổ chức cá nhân đã truyền đạt kiến thức, thảo luận, cung cấp tài liệu cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìm hiểu và thu thập thông tin để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Mai Thanh Loan – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lí thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài luận văn này chắc chắn sẽ không thể tránh được những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô trong trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, để tôi có thể hoàn thiện kiến thức và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Kính chúc quý Thầy, Cô và lãnh đạo trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Vân Thƣ iii TÓM TẮT Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM” xuất phát từ mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM trong lĩnh vực giáo dục. Luận văn gồm 3 chương, trong đó mỗi chương đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM thông qua đánh giá các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Trường. Từ đó, xây dựng các ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM làm cơ sở để hình thành ma trận SWOT. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Đối với mỗi giải pháp, tác giả trình bày các phương pháp thực hiện. Để thực hiện thành công các giải pháp, tác giả đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo. iv ABSTRACT My thesis named "Solutions for the enhance the competitiveness of Ho Chi Minh City college of Economics "is based on the objective of enhancing the competitiveness of Ho Chi Minh City College of Economics in some educations fields. The thesis consists of 3 chapters. Each focuses the following issues: - Systematize the theoretical basis of competitiveness. - Analyze the current status of the competitiveness at HCMC College of Economics: the internal and external environmental factors that competitiveness of the University. From there, the IFE, EFE, and competitive profile matrix form the basis for the SWOT matrix. - Propose with caution some solutions to improve the competitiveness of the college Economy of Ho Chi Minh City. For each solution, the author presents the methods of implementation. In order to successfully implement the solutions, the author proposes some recommendations to the Ministry of Education and Training and more ever, to our Vietnam Goverment. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….... 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh………………………………7 1.1 Lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh…………...……7 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh………………………………………………….8 1.1.2 Khái niệm lợi thế cạnh tranh…………………………...…………….10 1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh………………………………………11 1.1.4 Các mô hình phân tích, đánh giá NLCT…………………………..…12 1.1.4.1 Chuỗi giá trị………………………………………………………12 1.1.4.2 Năng lực lõi………………………………………………………13 1.2 Chức năng, nhiệm vụ các trƣờng cao đẳng hiện nay tại Việt Nam…..13 1.2.1 Một số quy định chung………………………………………………13 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ………………………………………………...13 1.3 Các nhân tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các trƣờng cao đẳng………………………………………………………………..14 1.3.1 Các nhân tố môi trường bên trong…………………………………..14 1.3.2 Các nhân tố môi trường bên ngoài…………………………………..16 1.3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô……………………………16 1.3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô……………………………17 1.3.3 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của các trường cao đẳng.18 1.4 Lý thuyết về công cụ ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh……….…20 Tóm tắt chƣơng 1……………………………………………………………….....21 Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM……………………………………………………………………….22 2.1 Giới thiệu về Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM……………….……22 vi 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………..22 2.1.2 Cơ cấu tổ chức………………………………………………….……24 2.1.3 Khái quát hoạt động đào tạo của Trường giai đoạn 2011-2016……26 2.2 Phân tích các nhân tố môi trƣờng bên trong ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM…………………….…30 2.2.1 Phân tích các nhân tố bên trong…………………………..…………30 2.2.1.1 Đội ngũ giảng viên – nhân viên (GV-NV)…………….………30 2.2.1.2 Quản lý đào tạo……………………………………….………..33 2.2.1.3 Tài chính………………………………………………….….…35 2.2.1.4 Truyền thông…………………………………………….……..36 2.2.1.5 Nghiên cứu khoa học…………………………………….…….36 2.2.1.6 Hệ thống thông tin…………………………………………...…38 2.2.1.7 Cơ sở vật chất……………………………………………..……39 2.2.2 Nhận định NLCT của Trường qua các tiêu chí đánh giá…………...41 2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE……………………….41 2.2.4 Năng lực lõi của Trường Cao đẳng Kinh tế TP. HCM……………...44 2.3 Phân tích các nhân tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM…………………..…44 2.3.1 Môi trường vĩ mô……………………………………………………44 2.3.1.1 Yếu tố kinh tế…………………………………………….……44 2.3.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật và chính sách……………………45 2.3.1.3 Yếu tố dân số - môi trường, văn hoá – xã hội………………..45 2.3.1.4 Yếu tố tự nhiên………………………………………………...46 2.3.1.5 Yếu tố khoa học công nghệ………………………………...…46 2.3.2 Môi trường vi mô……………………………………………………47 vii 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh…………………………………………..…47 2.3.2.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh………………………………..…49 2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn……………………………………50 2.3.2.4 Khách hàng……………………………………………….……50 2.3.2.5 Sản phẩm thay thế……………………………………………..51 2.3.2.6 Nhà cung ứng…………………………………………..………51 2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE………………...……51 2.4 Kết luận chung về năng lực cạnh tranh của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM so với hệ thống các trƣờng cao đẳng……………………………53 Tóm tắt chương 2……………………………………………………………..…55 Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực canh tranh của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM………………………………………………………………56 3.1 Hình thành các giải pháp qua phân tích SWOT……………………..…56 3.1.1 Mục tiêu phát triển của Trường Cao đẳng Kinh tế TP. HCM………56 3.1.2 Ma trận SWOT………………………………………………………56 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế TP. HCM……………………………………………………………...58 3.2.1 Giải pháp xây dựng thêm ngành đào tạo mới đón đầu hội nhập lao động trong khu vực…………………………………………………………58 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên…………..……59 3.2.3 Giải pháp đổi mới CTĐT ngày càng đáp ứng nhu cầu xã hội….…60 3.2.4 Giải pháp phát triển CSVC cho hoạt động dạy và học……………61 3.2.5 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chiêu thị………………………….62 3.3 Một số kiến nghị…………………………………………………………63 Tóm tắt chương 3……………………………………………….…………65 viii KẾT LUẬN………………………………………………………………………66 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….………67 PHỤ LỤC Phụ lục 01 Chức năng, nhiệm vụ các trường Cao đẳng Phụ lục 02 Công cụ ma trận Phụ lục 03 Kết quả nghiên cứu định tính hình thành các yếu tố ma trận Phụ lục 04 Kết quả tổng hợp các ma trận ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCCN Trung cấp chuyên nghiệp CĐ Cao đẳng ĐH Đại học TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh HSSV Học sinh-Sinh viên GV Giảng viên NV Nhân viên CBQL Cán bộ quản lý DN Doanh nghiệp NCKH Nghiên cứu khoa học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CTĐT Chương trình đào tạo CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất NLCT Năng lực cạnh tranh NNL Nguồn nhân lực x DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Các tiêu chí phản ánh NLCT của một trường Cao đẳng 19 Bảng 2.1 Số lượng HSSV đăng ký, trúng tuyển, và nhập học của Trường 27 Bảng 2.2 Điểm chuẩn trúng tuyển, xét tuyển giai đoạn 2011 - 2016 28 Bảng 2.3 Thống kê sinh viên trình độ CĐ tốt nghiệp hàng năm 29 Bảng 2.4 Thống kê học sinh trình độ TCCN tốt nghiệp hàng năm 30 Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn nhân lực từ 2012 - 2016 30 Bảng 2.6 Số lượng phòng máy và máy tính toàn Trường 38 Bảng 2.7 Thống kê số lượng phòng học và thực hành 39 Bảng 2.8 Diện tích các phòng làm việc 39 Bảng 2.9 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 43 Bảng 2.10 Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025 46 Bảng 2.11 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM 49 Bảng 2.12 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 52 Bảng 3.1 Ma trận SWOT 57 Bảng 3.2 Trình độ đội ngũ CBQL, GV, NV 59 xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Số Tên Trang Hình 1.1 Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh 10 Hình 1.2 Chuỗi giá trị của DN theo M. Porter 12 Hình 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 17 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Cao đẳng Kinh tế TP.HCM 25 Hình 2.1 Cơ cấu GV theo trình độ 31 Hình 2.2 Cơ cấu GV theo thâm niên 32 Hình 2.3 GDP của VN năm 2015 - 2016 45 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại và điều này không chỉ diễn ra ở lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ mà còn đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Giáo dục giữ vai trò cốt lõi đối với mỗi quốc gia, do vậy giáo dục thường xuyên, học và tự học suốt đời sẽ là một yêu cầu bắt buộc của cuộc sống. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng nói “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Hiện nay, giáo dục đang dần được chấp nhận như là một loại hình dịch vụ, các trường Đại học, Cao đẳng là đơn vị cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng chủ yếu của mình là sinh viên, song song với các trường công lập thì các trường ngoài công lập cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn hình thức, từ đó nảy sinh sự hoang mang về chất lượng đào tạo và việc chọn trường cho bản thân, cho con em mình trở thành một lựa chọn khó khăn, đòi hỏi phải có sự đầu tư kỹ lưỡng. Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng và được các trường đại học hiện nay đặc biệt quan tâm, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định việc đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện giáo dục đại học và phát triển quy mô phải đi đôi với đảm bảo chất lượng đào tạo thì các trường cần phải đề ra những giải pháp có tính khoa học cho quá trình cải tiến chất lượng nhằm thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu và sứ mạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sinh viên là đối tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính nên ý kiến phản hồi của sinh viên về sự hài lòng đối với chất lượng đào tạo có một ý nghĩa nhất định. Đây là một kênh thông tin quan trọng và khách quan, góp phần đánh giá chất lượng đào tạo hiện tại giúp cho giảng viên và nhà 2 trường có những sự điều chỉnh hợp lý theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội. Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ được giao là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng và Trung cấp có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trong gần 28 năm qua nhà trường đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện các nội dung chương trình đào tạo và mở thêm các ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM cung cấp cho người học môi trường đào tạo tốt nhất, đặc biệt chú trọng năng lực thực hành cho người học, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế hiện nay. Trong tình hình hiện nay, trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM muốn hội nhập và phát triển thì phải không ngừng định hướng và nâng cao chất lượng đào tạo để tạo được lợi thế với các trường bạn, thu hút sinh viên. Vì thế việc tự nâng cao năng lực là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng nhất để sinh viên có được những lợi thế cần thiết, đáp ứng đầy đủ những kỹ năng, kiến thức phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Với mục đích đó trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM phải chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổi mới triệt để và toàn diện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nên nền tảng bền vững và lâu dài cho các thế hệ sinh viên. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM” làm luận văn tốt nghiệp. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Các nghiên cứu có liên quan Cung cấp cơ sở thực nghiệm cho đề tài, tác giả đã tham khảo 6 bài nghiên cứu, trong đó có 1 bài nghiên cứu nước ngoài, 5 bài nghiên cứu trong nước như sau: (1) Gary Hamel & C.K. Prahalad, (1990), “The Core Competence of the Corporation", Harvard Business Review . Bài báo đưa ra 3 nhân tố giúp nhận biết 3 năng lực lõi trong một công ty bao gồm: sự mở rộng (năng lực lõi mang lại khả năng tiềm tàng để mở rộng sự đa dạng của thị trường), giá trị khách hàng (năng lực lõi giúp tạo ra sự cống hiến có ý nghĩa tới lợi ích của khách hàng), và không là bản sao (năng lực lõi là đặc trưng riêng của mỗi tổ chức). (2) Đặng Hoàng An Dân, (2010), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ. Tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV và đề xuất các giải pháp năng lực cạnh tranh cho BIDV Việt Nam. (3) Lê Lương Huệ, (2011), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Map pacific việt nam đến 2015”, luận văn thạc sĩ. Tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất các giải pháp các năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật. (4) Trần Thanh Trúc, (2013), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ. Đề tài phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh, tìm ra nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh tranh của ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tranh của ngân hàng tại khu vực tỉnh Đồng Nai. (5) Cao Nguyễn An Bạch Nhật, (2015), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ. Tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất các giải pháp các năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực sản xuất cà phê, ngũ cốc, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm khác. (6) Nguyễn Thị Thu Trang, (2016), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất thương mại xuât nhập khẩu Bách Khang đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ. Tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất các giải pháp các năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực chế biến hạt điều. 4 2.2. Đánh giá tài liệu lƣợc khảo Bản thân tác giả chưa tìm được bài nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh của trường học. Do vậy, phần nào bị hạn chế trong kế thừa cũng như xác định khe hổng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng là ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, bài bản về Năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM 3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài cần đạt các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM; nhận định điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức từ môi trường ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà trường . - Hình thành các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM trong giai đoạn sắp tới. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: -Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM là những nhà trường, tổ chức giáo dục nào ? - Thực trạng năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM như thế nào ? So với các đối thủ cạnh tranh thì đạt ở mức nào ? - Những nhân tố môi trường bên trong tạo nên năng lực cạnh tranh của trường như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu ? - Những nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của trường như thế nào? Cơ hội, thách thức ? 5 - Những giải pháp khả thi nào giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM ? 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, có đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh của trường. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM giai đoạn 2015 – 2017 và đề xuất các giải pháp đến 2020. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn là bài nghiên cứu định tính với công cụ chủ yếu là phương pháp ma trận trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia. Ngoài ra, tác giả xử lý dữ liệu thứ cấp của nhà trường bằng các chỉ tiêu thống kê mô tả. Để tổng hợp và giới thiệu cơ sở lý thuyết, đề xuất giải pháp; tác giả vận dụng phương pháp diễn giải. Phần cơ sở lý luận: Tác giả tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài như: sách Chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, Thị trường chiến lược và cơ cấu,... để từ đó chọn lọc và hệ thống hóa kiến thức để làm cơ sở lý luận. Để đánh giá thực trạng ở chương 2: - Tác giả phân tích môi trường, hình thành các yếu tố thành phần của ma trận; xin ý kiến chuyên gia về các yếu tố này; phỏng vấn chuyên gia đánh giá mức độ phản ứng, mức độ quan trọng; tính toán các ma trận trên Excel. - Tác giả phân tích dữ liệu thứ cấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan