Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế...

Tài liệu Luận văn đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng​

.PDF
126
3
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MAI TRANG ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS TRẦN PHƢỚC TP Hồ Chí Minh- 2016 LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng” là do chính tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Phƣớc. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng nhƣ tham chiếu đều đƣợc trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả ĐẶNG THỊ MAI TRANG MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 6 CHƢƠNG I ...................................................................................................................... 7 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 7 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 24 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG .................................................................................................................. 24 2.1 Tổng quan về hòa hợp kế toán quốc tế ............................................................. 24 2.1.1 Khái niệm hòa hợp kế toán quốc tế ........................................................... 24 2.1.2 Phân loại hòa hợp kế toán quốc tế ............................................................. 25 2.1.3 Mối quan hệ giữa hòa hợp chuẩn mực và hòa hợp thực tế ........................ 27 2.1.4 Vị trí của nghiên cứu hòa hợp kế toán quốc tế .......................................... 27 2.2 Giới thiệu về IASB và tiến trình phát triển hòa hợp kế toán quốc tế ............... 28 2.2.1 Lƣợc sử về IASC (1973- 2001) ................................................................. 28 2.2.2 Lƣợc sử về IASB và tiến trình phát triển hòa hợp kế toán quốc tế (2001 đến nay) ................................................................................................................... 30 2.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về Hợp đồng xây dựng ................... 33 2.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về Hợp đồng xây dựng .................................. 34 2.3.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Hợp đồng xây dựng .............................. 40 CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 43 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 43 3.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết........................................................................... 43 3.2 Mục tiêu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu của luận văn ............................... 44 3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 44 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 45 2.3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài .................................................. 47 3.3 Phƣơng pháp đo lƣờng và phân tích số liệu ..................................................... 48 CHƢƠNG 4 ................................................................................................................... 53 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 53 4.1 Kết quả kiểm định............................................................................................. 53 4.2 Kết luận về giả thuyết H1 và H2 ...................................................................... 57 4.3 Vận dụng kết quả nghiên cứu đối sánh với thực tế tại đơn vị xây dựng cụ thể58 CHƢƠNG 5 ................................................................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 70 5.1 Kết luận............................................................................................................. 70 5.1.1 Kết luận chung ........................................................................................... 70 5.1.2 Hạn chế của luận văn ................................................................................. 72 5.2 Một số kiến nghị ............................................................................................... 72 5.3 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 76 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Từ gốc BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán HĐXD Hợp đồng xây dựng 2. Các chữ viết tắt tiếng Anh Từ viết tắt IAS IASB IASC IFRS VAS Từ gốc bằng tiếng Anh Từ gốc theo nghĩa tiếng Việt International Accounting Chuẩn mực kế toán quốc tế Standard Financial Accounting Standards Hội đồng chuẩn mực kế toán Board quốc tế International Accounting Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc Standards Committee tế International Financial Reporting Chuẩn mực báo cáo tài chính Standards quốc tế Vietnamese Accounting Standard Chuẩn mực kế toán Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về hòa hợp kế toán ......................................... 18 Hình 2.1: Phân loại về hòa hợp kế toán ................................................................... 27 Hình 2.2: Vị trí của nghiên cứu hòa hợp kế toán quốc tế ........................................ 28 Hình 2.3: Mô hình năm bƣớc để ghi nhận doanh thu theo IFRS 15 ........................ 40 Sơ đồ 3.1: Tóm tắt mô hình nghiên cứu của Qu and Zhang (2010) ........................ 44 Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả luận văn .................................. 47 Bảng 3.1: Mức độ xếp hạng gần gũi của nghiên cứu ............................................... 47 Bảng 3.2: Các thành phần của chỉ số đo lƣờng trong 2 giai đoạn............................ 49 Bảng 4.1: Tần số xếp hạng gần gũi của cặp chuẩn mực về hợp đồng xây dựng ..... 52 Bảng 4.2: Bảng chi tiết đánh giá xếp hạng gần gũi các khoản mục giai đoạn 1 ...... 53 Bảng 4.3: Bảng chi tiết đánh giá xếp hạng gần gũi các khoản mục giai đoạn 2 ...... 54 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp mức độ chênh lệch các khoản mục qua 2 giai đoạn ....... 55 Bảng 4.5: Các điều khoản cơ bản trong ký kết hợp đồng xây dựng ........................ 60 Hình 4.1: Biểu đồ tần số xếp hạng gần gũi cặp chuẩn mực về hợp đồng xây dựng 53 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngạn ngữ châu Phi có câu: Nếu muốn đi thật nhanh thì hãy đi một mình Nếu muốn đi thật xa thì hãy đi cùng nhau Kinh tế thế giới cũng đƣợc ví von tƣơng tự nhƣ vậy. Đã qua lâu rồi giai đoạn đóng cửa bế quan, tự cung tự cấp; mỗi quốc gia bây giờ đều tự ý thức đƣợc rằng muốn giàu mạnh, muốn vững bền phải biết nƣơng tựa vào nhau, tƣơng trợ nhau mà phát triển. Điều này khiến cho hội nhập kinh tế thế giới nhƣ là ―cơn lốc xoáy‖ ngày càng lan rộng ra khắp toàn cầu, ngày càng thu hút nhiều các quốc gia vào vòng xoáy hội nhập. Đó là xu thế tất yếu! Hội nhập kinh tế thế giới mang lại cho mỗi nƣớc cơ hội đầu tƣ và đƣợc nhận đầu tƣ từ những nƣớc khác. Tuy nhiên chính sự khác biệt về văn hóa- xã hội, thể chế chính trị, pháp luật,…đến từ các quốc gia khác nhau cũng mang đến không ít phiền toái khi không thể trực tiếp so sánh, đối chiếu những chỉ tiêu kinh tế của quốc gia này tại một quốc gia khác. Thử thách này là một trong những yếu tố dẫn đến sự ra đời của các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/ IFRS). Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ra đời nhƣ là ngôn ngữ tài chính chung đƣợc chấp nhận toàn cầu, giúp đảm bảo tính thống nhất của báo cáo tài chính (BCTC) áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lƣờng, công khai và minh bạch tài chính. Việc lập báo cáo tài chính theo IFRS ngày càng nhận đƣợc sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nƣớc và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trong nƣớc. Ở châu Âu, 31 nƣớc thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trƣờng nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (U.S 2 Securities and Exchange Commission- SEC) đã xác nhận việc đƣa IFRS vào các mô hình của Mỹ đƣợc coi là nhiệm vụ ƣu tiên. Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bao gồm 26 chuẩn mực, đƣợc xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các doanh nghiệp của riêng quốc gia. Chính nguyên nhân này khiến cho chuẩn mực kế toán Việt Nam, dù đƣợc xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn mang nhiều điểm khác biệt hết sức trọng yếu. Tuy nhiên, để thích nghi quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã nỗ lực hết mình để tiệm cận hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong những năm gần đây, VAS đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số IAS/IFRS áp dụng cho Việt Nam. Điển hình nhƣ VAS 15- Chuẩn mực kế toán về Hợp đồng xây dựng. Xây dựng cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn thu hút sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, càng ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn nƣớc ngoài đầu tƣ hoạt động xây dựng vào Việt Nam, thực hiện nhiều công trình trọng điểm với giá trị rất lớn. Do đó, nếu có quá nhiều sự khác biệt trong công tác kế toán, trình bày báo cáo tài chính sẽ gây ra những nhầm lẫn, khó khăn cho cả chủ đầu tƣ, nhà thầu cũng nhƣ các bên liên quan. Mặt khác, do những tính chất đặc thù ngành nhƣ: chi phí đầu tƣ chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách đơn vị, chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, quy mô công trình thƣờng lớn, áp dụng những kỹ thuật phức tạp,…nên công tác kế toán trong đơn vị xây dựng cũng có những đặc thù riêng của nó. Để đáp ứng điều này, ngày 31/12/2002, trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng IAS 11- Construction Contracts, kết hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam; Bộ Tài chính đã ban hành VAS 15 làm ―quy định và hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.‖ (VAS 15, 01) 3 Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc áp dụng VAS 15 trong các đơn vị xây dựng cơ bản còn vấp phải nhiều vấn đề, hạch toán doanh thu và chi phí chƣa thực sự nhất quán, chƣa phản ánh kịp thời và chính xác thông tin cho các bên liên quan,…Vậy có phải đang tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS 11và VAS 15 hay không? Mức độ hài hòa giữa IAS và VAS về hợp đồng xây dựng là đang ở mức độ nào? Sự xuất hiện của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 (IFRS 15) liệu có làm thay đổi mức độ hài hòa này hay không? Thay đổi theo chiều hƣớng nào? Để trả lời cho một loạt câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng” làm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đo lƣờng mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng. Xem xét sự thay đổi mức độ hòa hợp này trƣớc và sau khi có sự xuất hiện của IFRS 15. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích nội dung cụ thể để so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về hợp đồng xây dựng (VAS 15/IAS 11 và VAS 15/IFRS 15) nhằm tìm ra sự khác biệt. - Đo lƣờng mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán hợp đồng xây dựng giữa Việt Nam và quốc tế. - Đề xuất một số hàm ý với kết quả nghiên cứu về đo lƣờng mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng. 4 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng đang ở mức độ nào? Câu hỏi 2: Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng thay đổi nhƣ thế nào sau khi IFRS 15 ra đời? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Mức độ hòa hợp của chuẩn mực kế toán về hợp đồng xây dựng giữa Việt Nam và quốc tế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu a/ Các văn bản pháp lý của Việt Nam - Chuẩn mực kế toán số 15 (VAS 15): Hợp đồng xây dựng - Thông tƣ 161/2007/TT-BTC: Hƣớng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐBTC ngày 30/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. b/ Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 11: Hợp đồng xây dựng/ Construction Contracts - IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng/ Revenue from Contracts with Customers c/ Phạm vi về không gian và thời gian - Phạm vi không gian: Công ty CP Đầu tƣ xây dựng Hải Thạch - Phạm vi thời gian: Số liệu kế toán thu thập từ năm 2015- 2016 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phƣơng pháp định lƣợng. Trong đó sử dụng các công cụ nhƣ phỏng vấn, điều tra, tình huống, phân tích, nội suy và thống kê mô tả để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: Sử dụng lý thuyết về đo lƣờng mức độ hài hòa để xây dựng một mô hình nghiên cứu phù hợp để thực hiện tại Việt Nam. Kết hợp với việc xin ý kiến của chuyên gia để thiết kế nên một thang đo lần lƣợt là 3, 2, 1, 0 về mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cho hợp đồng xây dựng. Thang đo nhƣ sau: - Một giá trị rank = 3: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng hoàn toàn hòa hợp với CMKT quốc tế. - Một giá trị rank = 2: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng khá hòa hợp với CMKT quốc tế ngoại trừ một vài khác biệt nhỏ. - Một giá trị rank = 1: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng hòa hợp nhƣng tồn tại một sự khác biệt lớn với CMKT quốc tế. - Một giá trị rank = 0: CMKT Việt Nam về hợp đồng xây dựng hoàn toàn không hòa hợp với CMKT quốc tế. Sau khi xếp hạng tổng hợp các khoản mục, luận văn sẽ định lƣợng đƣợc mức độ hòa hợp chuẩn mực về đo lƣờng. Sau đó, trên cơ sở kết quả trên nghiên cứu sử dụng kiểm định chi bình phƣơng đánh giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hòa hợp sau khi IFRS 15 đƣợc ban hành. Từ thực tiễn, luận văn sử dụng phƣơng pháp tình huống tại một đơn vị xây dựng với số liệu cụ thể. Dùng các lý thuyết để phân tích tình hình thực tế của đơn vị; sau đó đánh giá xem các lý thuyết có phù hợp với thực tiễn hay không, thực tiễn hoạt động của đơn vị xây dựng tuân thủ VAS 15 khác biệt nhƣ thế nào so với IAS 11. Đồng thời 6 đánh giá sự khác biệt của hoạt động kế toán xây dựng trƣớc và sau khi IFRS 15 ra đời, sự xuất hiện của IFRS 15 có làm gia tăng mức độ hài hòa giữa VAS 15 và IFRS 15 hay không. 6. Đóng góp của luận văn - Tổng hợp, đối chiếu các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng. - Cung cấp bằng chứng thực tiễn về mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng. - Luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị để cải thiện mức độ hòa hợp về hợp đồng xây dựng giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các tài liệu kèm theo thì luận văn nghiên cứu có nội dung gồm 05 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về đo lƣờng mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị 7 CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về hòa hợp kế toán quốc tế (International Accounting HarmonizationIAH) là một đề tài lớn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Trong những năm qua đã có một lƣợng lớn các nghiên cứu về IAH. Từ năm 1965 đến năm 2007 có khoảng 200 bài nghiên cứu về IAH đƣợc công bố trên 24 tạp chí nghiên cứu kế toán hàng đầu trên thế giới (Baker & Barbu, 2007). Tuy nhiên các nghiên cứu trƣớc năm 1987 chủ yếu thực hiện bởi các tổ chức nghề nghiệp hay đƣợc khảo sát bởi các công ty kiểm toán lớn (Kees Camfferman, 2007). Hai phƣơng diện đƣợc đƣa ra khi tiến hành các nghiên cứu về IAH là hòa hợp về chuẩn mực (de jure) và hòa hợp về thực tế (de facto). Tuy vậy, các nhà nghiên cứu hầu nhƣ chỉ đo lƣờng từng loại hòa hợp một cách riêng biệt, rất ít nghiên cứu đƣợc thực hiện để thể hiện mối quan hệ giữa cả hai loại hòa hợp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đo lƣờng mức độ hòa hợp chuẩn mực thì quan trọng hơn do mức độ ảnh hƣởng ngày càng gia tăng của chuẩn mực kế toán đến thực hành kế toán (Rahman, Perera & Ganeshanandam, 1996; Garridoa, Leona & Zorio, 2002; Fontes, Rodrigues & Craig, 2005). Trong khi đó, (Emenyonu & Gray, 1992; Herrmann & Thomas, 1998; Archer, Pascale & McLeay, 1998; Canibano & Mora, 2000) lại cho rằng, bản chất của hòa hợp kế toán là làm tăng khả năng so sánh của BCTC, do vậy nghiên cứu về thực tế nên đƣợc ƣu tiên thực hiện hơn. Garrido et al. (2002) và Bayerlein et al. (2012) đã tổng kết và đều cho rằng so với nghiên cứu hòa hợp về thực hành kế toán thì số lƣợng nghiên cứu hòa hợp về chuẩn mực ít hơn. Hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây hầu hết đều tập trung đo lƣờng mức độ hòa hợp thực tế. Tiền đề của các nghiên cứu về mức độ hòa hợp thực tế sau này là nghiên cứu về hòa hợp tiêu chuẩn của Evans and Taylor (1982). Nghiên cứu này tập trung đánh giá mức độ ảnh hƣởng của chuẩn mực kế toán do IASC (International Financial Reporting Standards) ban hành lên các báo cáo tài chính của các nƣớc: Pháp, Nhật Bản, Anh, Mỹ 8 và Tây Đức giai đoạn 1975- 1988. Kết quả cho thấy IASC có ảnh hƣởng rất nhỏ lên thực tế kế toán của các nƣớc tham gia khảo sát. Đến năm 1988, Leo G. Van der Tas đƣợc xem nhƣ là ngƣời tiên phong khai phá cho các nghiên cứu đo lƣờng mức độ hòa hợp thực tế. Nghiên cứu ―Measuring harmonization of Financial reporting Practice‖ của ông đề xuất sử dụng chỉ số Herfindahl (H) để đo lƣờng hòa hợp trong một quốc gia, chỉ số I để đo lƣờng hòa hợp giữa các quốc gia và chỉ số Comparability (C) để đo lƣờng sự hòa hợp về tính so sánh của các lựa chọn kế toán giữa các quốc gia. Tác giả đã sử dụng báo cáo hàng năm từ năm 1978- 1984 của các quốc gia Anh, Mỹ và Hà Lan để đƣa ra kết luận rằng khả năng so sánh các lựa chọn kế toán giữa hai quốc gia là thấp và có sự gia tăng từ năm 1978 đến năm 1984 nhƣng chƣa đánh giá đƣợc tầm quan trọng của thay đổi chỉ số hòa hợp theo thời gian. Sau đó, năm 1995 Herrmann & Thomas công bố nghiên cứu ―Harmonization of Accounting Measurement Practices in the European Community‖. Nghiên cứu nhằm xác định mức độ hòa hợp kế toán tại châu Âu bằng cách đo lƣờng mức độ hòa hợp thực tế thông qua việc sử dụng báo cáo thƣờng niên của 217 công ty lớn đến từ 08 quốc gia: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh giai đoạn 1992/93. Mức độ hòa hợp đƣợc kiểm định bằng chi bình phƣơng, đo lƣờng bằng chỉ số H và I. Kết quả cho thấy mức độ hòa hợp là thấp đối với kế toán lợi thế thƣơng mại, định giá hàng tồn kho và tài sản cố định đồng thời chƣa phân biệt hòa hợp trong và giữa các quốc gia cũng nhƣ thay đổi quá trình hòa hợp. Để khắc phục vấn đề tồn tại trong nghiên cứu của Herrmann & Thomas, Archer et al. (1995) đã phát triển chỉ số C của Van der Tas bằng cách tách thành 2 chỉ số thành phần để đo lƣờng riêng mức độ hòa hợp quốc gia (Cw) và hòa hợp giữa các quốc gia (Cb). Nghiên cứu của Archer đƣợc thực hiện dựa trên báo cáo thƣờng niên của 89 công ty châu Âu có vốn nƣớc ngoài giai đoạn 1986/87 và 1990/91. Các chính sách kế toán đƣợc phân tích chuyên sâu trong nghiên cứu này là phƣơng pháp xử lý lợi thế thƣơng 9 mại và kế toán các khoản thuế hoãn lại. Kết quả chỉ ra rằng, mức độ hòa hợp là thấp đối với cả hai khoản mục đồng thời có sự gia tăng nhẹ về mức độ hòa hợp giữa những năm 1986/87 và 1990/91. Nhƣợc điểm tồn tại chung của các nghiên cứu này là chƣa đánh giá đƣợc mức ý nghĩa của thay đổi hòa hợp qua thời gian cuối cùng đƣợc Canibano & Mora (2000), Aisbitt & Nobes (2001) giải quyết bởi kiểm định chi bình phƣơng. Kiểm định chi bình phƣơng cũng đƣợc dùng trong bài nghiên cứu của Songlan Peng (2005) và Lasmin (2011). Dữ liệu nghiên cứu đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ hòa hợp thực tế là thông tin kế toán đƣợc trình bày trên BCTC của công ty. Tuy nhiên, bởi vì nghiên cứu về hòa hợp chuẩn mực và hòa hợp thực tế có sự khác nhau đáng kể nên các chỉ số đƣợc dùng trong nghiên cứu về hòa hợp thực tế đƣợc xem nhƣ không có giá trị để đánh giá hòa hợp chuẩn mực. Vì lý do đó, một số nhà nghiên cứu nhƣ: Adhikari and Tondkar (1992), Rahman et al. (1996), Lainez et al. (1996), Garrido et al. (2002), Fontes et al. (2005), Ding et al. (2007), Qu and Zhang (2010) đã bắt đầu phát triển những phƣơng pháp mới để đo lƣờng sự tiến bộ trong hòa hợp về chuẩn mực, tập trung vào các yêu cầu của những quy định kế toán ở các quốc gia khác nhau. Họ tiến hành nghiên cứu hòa hợp từ giai đoạn kế toán thử nghiệm cho đến giai đoạn phƣơng pháp luận và cuối cùng đƣa ra phƣơng pháp nghiên cứu. Theo đó, bất kỳ vấn đề kế toán của quốc gia nào cũng có thể đƣợc đánh giá trong khuôn khổ của các thiết kế nghiên cứu này. Đây đều là những nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng và đóng góp đáng kể cho lĩnh vực này. Các nghiên cứu hòa hợp về chuẩn mực là nghiên cứu về các quy định kế toán, tuy nhiên mỗi nghiên cứu có trọng tâm riêng và đƣợc chia thành các dòng nghiên cứu khác nhau: (1) khám phá sự khác biệt quan trọng giữa chuẩn mực quốc gia và IAS/IFRS; (2) khám phá những thuận lợi và khó khăn khi hội tụ CMKT quốc gia với IAS/IFRS, (3) đánh giá ảnh hƣởng của sự khác biệt giữa các chuẩn mực quốc gia với IAS/IFRS đến chất lƣợng thông tin kế toán và (4) lƣợng hóa mức độ hài hòa về chuẩn mực của các 10 quy định kế toán (Phạm Hoài Hƣơng, 2012). Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, bài viết tập trung tổng kết dòng nghiên cứu thứ tƣ. Nair and Frank (1980) gần nhƣ là tác giả đầu tiên tiến hành nghiên cứu về hòa hợp chuẩn mực. Nghiên cứu chú trọng đánh giá mức độ tiêu chuẩn hóa chuẩn mực kế toán của các quốc gia khi có sự ra đời của IASC. Nguồn dữ liệu của họ là Bảng khảo sát của Price Waterhouse & Co. về các quy định kế toán của 37 quốc gia năm 1973 và 46 quốc gia năm 1975. Kết quả thể hiện rằng mức độ hòa hợp giữa các chuẩn mực kế toán có tăng lên cùng với sự hình thành của IASC. Năm 1984, McKinnon and Janell phân tích ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp ảnh hƣởng của chuẩn mực kế toán do IASC ban hành. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên khảo sát của Price Waterhouse & Co. về quy định kế toán tại 64 quốc gia năm 1979. Kết quả cho thấy IASC đã không thành công trong việc thay đổi các chuẩn mực hiện tại hoặc ban hành các chuẩn mực mới. Doupnik and Taylor (1985) đã sử dụng bảng câu hỏi và bảng khảo sát của Price Waterhouse & Co. về quy định kế toán của 16 nƣớc Tây Âu năm 1979 để đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán qua thời gian. Kết quả thu đƣợc chứng minh rằng có sự gia tăng mức độ tuân thủ chuẩn mực của IASC tại 16 quốc gia này. Adhikari and Tondkar (1992) trong nghiên cứu của mình đã đƣa ra mô hình công bố xuyên quốc gia để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố môi trƣờng và yêu cầu công bố thông tin kế toán của 35 thị trƣờng chứng khoán ở các nƣớc khác nhau. Năm yếu tố môi trƣờng đƣợc lựa chọn là: mức độ phát triển kinh tế, loại hình kinh tế, quy mô của thị trƣờng chứng khoán, hoạt động của thị trƣờng và phân tán quyền sở hữu cổ phiếu tại thị trƣờng chứng khoán. Kết quả tổng thể thu đƣợc từ mô hình hồi quy dữ liệu chéo chỉ ra rằng các yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng đến yêu cầu công bố thông tin kế toán của các sàn giao dịch mỗi quốc gia. Rahman et al. (1996) trong nghiên cứu ―Measurement of formal harmonisation in accounting: An exploratory study‖ đã đo lƣờng mức độ hòa hợp chuẩn mực giữa hai 11 quốc gia là Úc và New Zealand. Nguồn dữ liệu của họ là các yêu cầu về công bố và đo lƣờng thông tin đƣợc quy định tại các CMKT, yêu cầu của Ủy ban chứng khoán và luật pháp mỗi nƣớc. Những yêu cầu về công bố và đo lƣờng trong mỗi mục đƣợc xem là dữ liệu rời rạc. Các nguyên tắc kế toán đƣợc phân loại thành những mục: ―Bắt buộc‖, ―Cho phép‖, ―Không quy định‖ và ―Không cấm‖. Hệ số ―exact matches‖ đƣợc tính cho mỗi quy định về công bố và đo lƣờng, sử dụng khoảng cách Mahalanobis để đo lƣờng khoảng cách của các mục. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy mức độ hòa hợp về yêu cầu đo lƣờng cao hơn mức độ hòa hợp về yêu cầu công bố thông tin. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng là khoảng cách Mahalanobis là tuyệt đối nên sẽ không giải thích thỏa đáng mức độ hòa hợp, vì khoảng cách Mahalanobis chủ yếu đƣợc sử dụng để đo lƣờng các biến liên tục trong khi đó các yêu cầu về công bố và đo lƣờng đƣợc xem là dữ liệu rời rạc (Fontes et al., 2005; Qu and Zhang, 2010). Mặc dù có những hạn chế về vấn đề đo lƣờng nhƣng nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn mới về hòa hợp chuẩn mực. Đƣa ra một khía cạnh đánh giá khác với Rahman et al., Garrido et al. (2002) đã thực hiện nghiên cứu sự tiến bộ của CMKT theo chiều dọc, nghĩa là nghiên cứu theo tiến trình thời gian. Họ sử dụng khoảng cách Euclide để đánh giá tiến bộ của IASC qua ba giai đoạn của quá trình thiết lập CMKT: (a) 1973- 1988, (b) 1989- 1995, (c) 1995 trở về sau. Phân tích thực nghiệm của họ bao gồm 20 vấn đề của IAS đã đƣợc cải thiện trong thời gian tồn tại của IASC và các nguyên tắc kế toán trong CMKT đƣợc phân loại theo nghiên cứu của Rahman et al. (1996). Kết quả cho thấy IASC đã thực hiện đƣợc một tiến trình hòa hợp đáng kể thông qua các IAS đƣợc chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới, do đó tính so sánh các thông tin tài chính đƣợc cải thiện. Mặc dù nghiên cứu này cho thấy sự tiến bộ trong nghiên cứu đo lƣờng hài hòa chuẩn mực nhƣng cũng còn một số tồn tại nhƣ khoảng cách Euclide là tuyệt đối nên chỉ cho thấy sự khác nhau của các mục đƣợc so sánh mà không thể hiện đƣợc sự tƣơng đồng (Qu and Zhang, 2010). 12 Nhận thấy đƣợc lỗ hổng còn tồn tại trong các nghiên cứu trƣớc, Fontes, Rodrigues and Craig (2005) đã đề xuất sử dụng hệ số Jaccard (Jaccard’s coefficient) nhằm đo lƣờng các đặc điểm giống nhau và hệ số tƣơng quan Spearman (Spearman’s coefficient) kết hợp với khoảng cách Euclide để đánh giá sự tiến bộ của hòa hợp chuẩn mực giữa hai bộ CMKT của Bồ Đào Nha (PAS) và IFRS từ năm 1977- 2003. Họ đã phân tích dựa vào 43 yêu cầu kế toán trong CMKT Bồ Đào Nha tƣơng ứng với IFRS qua ba giai đoạn của hội tụ kế toán. Kết quả chỉ ra rằng dùng hệ số Jaccard, hệ số Spearman là phù hợp hơn để đo lƣờng mức độ hòa hợp chuẩn mực quốc gia với IAS so với sử dụng phƣơng pháp khoảng cách Euclide. Phƣơng pháp tiếp cận của Fontes et al. thể hiện bƣớc tiến quan trọng trong lý thuyết về đo lƣờng hòa hợp chuẩn mực, tuy nhiên chỉ thích hợp với các quy định kế toán có nhiều phƣơng pháp thay thế. Nghiên cứu của Ding et al. (2007) ―Differences between domestic accounting standards and IAS: Measurement, determinants and implications‖ phân tích về sự ảnh hƣởng của những khác biệt giữa CMKT trong nƣớc (Domestic Accounting StandarsDAS) và IAS bằng cách dùng chỉ số ―Absence‖ và ―Divergence‖. Chỉ số ―Absence‖ đo lƣờng sự khác biệt các nguyên tắc kế toán không đƣợc quy định trong CMKT trong nƣớc nhƣng đƣợc quy định trong IAS. Chỉ số ―Divergence‖ phản ánh sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán đƣợc quy định ở CMKT trong nƣớc và IAS cho cùng một sự kiện kế toán. Ding và cộng sự đã xác định ra 111 khoản mục dựa trên các quy định về ghi nhận, đo lƣờng, công bố thông tin để tính toán chỉ số ―Absence‖ và chỉ số ―Divergence‖ tại 30 quốc gia năm 2001. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chỉ số ―Absence‖ cao hơn ở các nƣớc kém phát triển và chỉ số ―Divergence‖ cao hơn ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Bae et al. (2008) trong nghiên cứu ―International GAAP Differences: The Impact on Foreign Analysts‖ đã kiểm tra sự khác biệt về CMKT của 1.176 ―cặp mẫu‖ (country- pairs) các quốc gia khác nhau thông qua danh sách gồm 21 nguyên tắc kế toán quan trọng dựa trên một cuộc khảo sát các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận 13 chung (GAAP) năm 2001. Hai phƣơng pháp đƣợc phát triển để tiến hành nghiên cứu này nhƣ sau. Thứ nhất, với mỗi mục IAS trong danh sách, một ―cặp mẫu‖ đƣợc gán giá trị ―0‖ nếu cả hai quốc gia đều phù hợp với IAS. ―Cặp mẫu‖ đƣợc gán giá trị ―1‖ nếu chỉ một quốc gia phù hợp với IAS. Phƣơng pháp thứ hai, mỗi mục IAS đƣợc gán giá trị ―1‖ nếu nguyên tắc kế toán quốc gia đó phù hợp với IAS và đƣợc gán giá trị ―0‖ nếu là không phù hợp. Tuy nhiên, hai phƣơng pháp này không cho thấy trƣờng hợp cả hai quốc gia trong cặp mẫu đều khác biệt so với IAS. Các nghiên cứu đƣợc đề cập ở trên chủ yếu tập trung vào hòa hợp tại châu Âu. Ở khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã hòa nhịp với tiến trình chung, tiến hành các nghiên cứu đo lƣờng mức độ hòa hợp kế toán về cả thực tế và chuẩn mực. Có thể kế đến nhƣ: Craig and Diga (1996), Saudagaran and Diga (1998; 2000), Haniffa and Cooke (2002), Yapa (2004), Peng and Smith (2010), Qu and Zhang (2010), Lasmin (2011), N. Likitwongkajon (2012),…Trong đó nổi lên các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Trung Quốc và Indonesia- những quốc gia đang phát triển, tác giả sẽ tập trung vào các nghiên cứu này trong phần trình bày dƣới đây. Nghiên cứu ―The harmonization of Chinese accounting standards with international accounting standards: an empirical evaluation‖ của Songlan Peng (2005) đã đo lƣờng mức độ hài hòa CMKT Trung Quốc giai đoạn từ năm 1990- 2002. Nghiên cứu của Peng tập trung đánh giá liệu những nỗ lực của Trung Quốc trong việc hòa hợp với IAS có thành công hay không. Bốn câu hỏi và tám giả thiết nghiên cứu đã đƣợc xây dựng để đánh giá mức độ hòa hợp thời điểm và mức độ hòa hợp liệu có tăng lên tƣơng ứng sau mỗi đợt ban hành GAAP Trung Quốc hay không. Tác giả đã dùng GAAP Trung Quốc ban hành năm 1992, 1998 và 2001 so sánh với IAS để đánh giá mức độ hòa hợp. Mẫu nghiên cứu là các báo cáo thƣờng niên năm 1999 và 2002 của 79 công ty niêm yết phát hành cả cổ phiếu A và cổ phiếu B. Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp đo lƣờng khác nhau: cấp bậc xếp hạng gần gũi, chỉ số phù hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan