Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thốn...

Tài liệu Luận văn đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa​

.PDF
125
2
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- NGUYỄN THỊ THỦY ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CÁC THÀNH TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- NGUYỄN THỊ THỦY ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CÁC THÀNH TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ kinh tế “Đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Võ Văn Nhị. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong công trình nào khác trước đây. TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thủy MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 6. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................4 7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................5 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ...............................5 1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .................................................................................................................7 1.2. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................8 1.2.1. Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ...............................8 1.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .................................................................................................................9 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu .................10 1.3.1. Nhận xét ...................................................................................................10 1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................10 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................12 2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ .......................................................................12 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ......................................................................12 2.1.2. Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................................16 2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ..............................................................................................................17 2.3. Các nhân tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ........................................................................................................................19 2.3.1. Môi trường kiểm soát ...............................................................................20 2.3.2. Đánh giá rủi ro ..........................................................................................22 2.3.3. Hoạt động kiểm soát .................................................................................24 2.3.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................26 2.3.5. Giám sát ....................................................................................................29 2.4. Các lý thuyết nền có liên quan ..........................................................................30 2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) .........................................................30 2.4.2. Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên (Contingency theory) ...............................32 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................34 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài .........................................................................34 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết......................................................................35 3.2.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến ...........................................................................35 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................36 3.2.3. Mô hình hồi quy tổng quát .......................................................................37 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................37 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................38 3.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ......................................................38 3.5. Chọn mẫu ...........................................................................................................44 3.5.1. Xác định kích thước mẫu .........................................................................44 3.5.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu .............................................44 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................46 4.1. Đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hoà ................46 4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiêp CBTS tỉnh Khánh Hòa. .................................................48 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha ...............48 4.2.2. Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá EFA .................53 4.2.3. Kết quả về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiêp CBTS tỉnh Khánh Hòa.....................................59 4.2.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................................62 4.3. Bàn luận kết quả .............................................................................................70 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................73 5.1. Kết luận ...........................................................................................................73 5.2. Kiến nghị.........................................................................................................74 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AICPA American Institute of Cretified Public Accountants - Hiệp hội Kế toán công chứng Hoa Kỳ CBTS Chế biến thủy sản COSO Committtee of Sponsoring Orangnization of the Treadway Commission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính COBIT Control Objectives for Information and Related Technology KSNB Internal Control - Kiểm soát nội bộ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4. 1: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Combach Alpha lần 1 ...............49 Bảng 4. 2: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Combach Alpha lần 2 ...............51 Bảng 4. 3: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA .................................................54 Bảng 4. 4: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay .........................................................56 Bảng 4. 5: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA .................................................58 Bảng 4. 6: Thống kê mô tả các giá trị thang đo ........................................................59 Bảng 4. 7: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập .................63 Bảng 4. 8: Phân tích hồi quy tuyến tính bội mô hình................................................64 Bảng 4. 9: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết................................................70 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................35 Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu dự kiến ....................................................................36 Hình 4. 1: Các loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Khánh Hòa ................46 Hình 4. 2: Sản lượng và kinh ngạch xuất khẩu thủy sản...........................................48 Hình 4. 3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư hồi qui .........................66 Hình 4. 4: Đồ thị Tần số của phần dư chuẩn hóa ......................................................67 Hình 4. 5: Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa ............................................68 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mọi tổ chức đều mong muốn hoạt động của đơn vị mình hữu hiệu và hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Tuy nhiên, ngày nay khi môi trường kinh doanh biến động không ngừng xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời trong hoạt động đơn vị luôn tiềm ẩn những nguy cơ không đạt được mục tiêu do những yếu kém từ nhà quản lý, đội ngũ nhân viên hoặc bên thứ ba trong quá trình thực hiện làm việc. Để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, biến động liên tục như vậy thì việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một trong những giải pháp đánh giá và quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Hệ thống KSNB bao gồm một hệ thống các chính sách và thủ tục được thiết lập, vận hành bởi các nhà quản trị và toàn bộ nhân viên trong tổ chức được xem là một quá trình kiểm soát từ bên trong giúp các tổ chức đạt được các mục tiêu của mình. Một hệ thống KSNB được xem là hoạt động hữu hiệu tại một tổ chức không chỉ được thiết kế tốt mà được phải chú trọng chú trọng vào việc vận hành hữu hiệu và hiệu quả. Do vậy, thiết lập một hệ thống KSNB hữu hiệu đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ quản lý tối ưu để hỗ trợ cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình. Là một trong những ngành khai thác, và sản xuất nguồn tài nguyên có thể tái sinh, ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa tuy chiếm 1 tỷ trọng trên dưới 5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước (năm 2014 là 466 triệu đô/7.831 triệu đô của cả nước, chiếm 5,9%), nhưng ngành công nghiệp chế biến thủy sản (CBTS) Khánh Hòa đã tham gia góp phần đáng kể vào việc tạo ra GDP cũng như công ăn việc làm cho người lao động của tỉnh. Tuy nhiên, qua sự nghiên cứu của tác giả, việc kiểm soát hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp này phần lớn còn khá lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, cơ chế giám sát giữa các bộ phận liên quan đến tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong hoạt 2 động. Một trong những giải pháp mang tính chiến lược và cần thiết là nhận diện các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và mức độ tác động của từng nhân tố như thế nào để đưa ra giải pháp thích hợp, từ đó xây dựng và nâng cấp KSNB để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị được các rủi ro trong kinh doanh nhằm đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững không chỉ đối với các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa mà còn là vấn đề bức xúc của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Từ thực tiễn nêu trên, vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa thật sự cần thiết nhằm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời tuân thủ yêu cầu về KSNB của doanh nghiệp CBTS. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa” để làm luận văn cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa. b. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: (1). Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa. (2). Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ các mục tiêu đặt ra nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: 3 Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa như thế nào? 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu c. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa. d. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, thời gian thu thập dữ liệu năm 2016. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, không nghiên cứu đến các nhân tố bên ngoài. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp thảo luận nhóm với chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quan trực tiếp với lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các thành phần của thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp định lượng: trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được xác định sẽ tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp CBTS thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert Scale 5 điểm, sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22 để kiểm định. 4 6. Đóng góp mới của đề tài - Xác định được các nhân tố về KSNB và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa. - Đề tài đề xuất các chính sách phù hợp để hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 5 chương chính với cấu trúc như sau: Chương 1 - Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5 - Kết luận và kiến nghị. 5 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Trước đây, đã có nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp và có những cách tiếp cận khác nhau đưa đến những kết luận khác nhau. Phần này tác giả trình bày tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện. 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Karagiogos, Drogalas, Dimou (2014) đã nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng Hi Lạp. Mục tiêu của nghiên cứu này là để làm nổi bật sự tương tác giữa các thành phần của kiểm soát nội bộ và tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu đã xem xét các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát là các biến độc lập. Tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ sử dụng như là biến phụ thuộc. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 100 bảng trả lời câu hỏi của các nhân viên ngân hàng, thang đo Likert năm mức độ được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các thành phần của kiểm soát nội bộ là rất quan trọng trong tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ và do đó trong các doanh nghiệp tồn tại và thành công. Lembi Noorvee (2006), đã đưa ra bảng khảo sát dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của COSO 1992 và từ thực trạng đánh giá hệ thống KSNB tại 3 doanh nghiệp ở Estonia. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của 5 bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB, đưa ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB cho các công ty khảo sát nói riêng cũng như đưa ra kinh nghiệm để xây dựng hệ thống KSNB ở Estonia nói chung. Tác giả cũng cho thấy được hệ thống kiểm soát hữu hiệu đảm bảo hợp lý của việc đạt các mục tiêu báo cáo tài chính, hữu hiệu và hiệu quả, và tuân thủ pháp luật và các quy định của công ty. Nghiên cứu của Manwanda (2011) đã điều tra và tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính trong một Viện đào tạo sau đại học ở 6 Uganda dựa trên khuôn khổ KSNB theo tiêu chuẩn COSO. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận lý thuyết đại diện giải thích mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả tài chính. Tác giả đưa ra các biến độc lập (môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm soát) và biến phụ thuộc hiệu quả tài chính (tập trung vào tính thanh khoản và tính trách nhiệm trong thanh toán). Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm soát) với hiệu quả hoạt động tài chính. Nghiên cứu của Varipin Mongkolsamai, Phapruke Ussahawanitchakit (2012) kiểm tra tác động của chiến lược kiểm soát nội bộ về hiệu quả hoạt động của các tổ chức của 120 công ty Thái Lan được niêm yết. Kết quả cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, và thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hơn nữa, tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, đa dạng giao dịch kinh doanh, và người tham gia cũng cần có một tác động tích cực vào chiến lược kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu của Magara (2013), tác giả tìm hiểu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính tại các hợp tác xã tín dụng (SACCOs) ở Kenya. Tác giả cho rằng SACCOs đang đối mặt một số thách thức, quan trọng đó là các vấn đề về quản lý cái mà phần lớn gây ra những yếu kém của KSNB. Hiệu quả tài chính các tổ chức này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của sự yếu kém hay thiếu sự cần thiết KSNB dẫn đến kém hiệu quả tài chính trong hoạt động của SACCOs. Tác giả đã tiến hành trên 122 mẫu SACCOs ở Kenya dựa trên cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hàng năm của SACCOs. Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận lý thuyết đại diện và lý thuyết đối phó ngẫu nhiên để giải thích KSNB là một thành phần trong hệ thống các cơ chế quản trị nôi bộ. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra liệu KSNB được thiết lập bởi nhà quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Kết quả chỉ ra rằng có hai thành phần KSNB (hoạt động kiểm soát và giám sát) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính của SACCOs ở Kenya. 7 1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Nghiên cứu của Amudo & Inanga (2009) đã dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, phát triển một mô hình thực nghiệm các biến độc lập là các thành phần của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát, ngoài ra bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT tác động đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của KSNB được sử dụng để đánh giá hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công ở Uganda. Kết quả cho thấy một số thành phần của KSNB bị khiếm khuyết dẫn đến cấu trúc kiểm soát của hệ thống KSNB hiện nay chưa hiệu quả. Các biến độc lập xác định tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tính hiện hữu và hoạt động đúng đắn của tất cả các thành phần của các biến độc lập, đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu của Sultana và Haque (2011), cho rằng đánh giá cơ cấu KSNB trong một doanh nghiệp là cần thiết để xác định khả năng đảm bảo hoạt động doanh nghiệp được thực hiện phù hợp với mục tiêu đề ra. Nghiên cứu được thực hiện trên 6 Ngân hàng tư nhân được niêm yết tại Bangladesh. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO. Nghiên cứu này có mô hình tương tự như đã đề cập trên, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, họ đã bỏ qua một thành phần độc lập được sử dụng trong nghiên cứu trước đây, đó là công nghệ thông tin. Mô hình nghiên cứu đánh giá 5 thành phần KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (tính hiệu quả hoạt động Ngân hàng, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ yêu cầu pháp luật và các quy định có liên quan). Mô hình sẽ đạt ý nghĩa cao khi các biến độc lập được xác định có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của Ngân hàng, cụ thể hoạt động tốt của các thành phần kiểm soát (biến độc lập) cung cấp sự đảm bảo hợp lý tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (biến phụ thuộc). Kết quả cho thấy hầu như tất cả các ngân hàng trong đạt được hầu hết các thành phần của kiểm soát nội bộ. Chỉ có một hoặc vài ngân hàng đã thiếu một số các thành phần kiểm soát. Điều này cho thấy rằng nhiều hơn hoặc ít hơn cấu trúc kiểm soát nội bộ hiện có bao 8 gồm 5 nhân tố như trên đều hữu hiệu cho tất cả các ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu của Jokipii (2010) cho rằng, để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy thông tin và tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cần phải có KSNB tốt. Tác giả đã nhận định, khuôn khổ KSNB của COSO và CoCo cho thấy KSNB cần thay đổi tùy theo đặc thù của doanh nghiệp, điều này phù hợp với lý thuyết đối phó ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xem xét các đặc điểm đối phó ngẫu nhiên mà doanh nghiệp lựa chọn để thích ứng với cơ cấu KSNB có kết quả ảnh hưởng thuận lợi hơn đến tính hữu hiệu của KSNB. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp SEM để kiểm tra các mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp thích ứng với cơ cấu KSNB để đối phó với sự thay đổi của môi trường đạt được tính hữu hiệu của KSNB cao. Sự hiện diện đầy đủ và thực hiện đúng chức năng của năm thành phần sẽ đảm bảo cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Ngoài ra chiến lược doanh nghiệp có tác động đáng kể đến cơ cấu KSNB và có ý nghĩa thống kê. 1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Trần Thị Bích Duyên, 2014, Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Mục đích nghiên cứu là đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định theo khuôn mẫu COSO 2013. Tác giả đã tiến hành chọn toàn bộ 133 doanh nghiệp để khảo sát thông qua bộ câu hỏi được thiết kế. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tiến hành kiểm định giá trị bình quân nhằm đánh giá trung bình của các thành phần của hệ thống KSNB so với giá trị bình quân là 3, để thấy được thành phần nào là thực sự hữu hiệu; sử dụng phân tích phương sai ANOVA để trả lời câu hỏi: các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định thuộc các đối tượng khác nhau có khác nhau về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB không. Kết quả cho thấy, sau khi thống kê mô tả xác định giá trị trung bình của các thành phần môi trường kiểm soát, đánh 9 giá rủi ro và hoạt động kiểm soát vẫn còn yếu kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp giữa các loại hình doanh nghiệp, số lượng nhân viên và quy mô doanh nghiệp, không có sự khác biệt giữa nhóm thời gian thành lập doanh nghiệp. Nguyễn Hữu Bình, 2014, Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Nghiên cứu đã trình bày khái quát các đặc điểm của hệ thống KSNB hữu hiệu và xác định được ảnh hưởng của những thành phần của hệ thống KSNB hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Các thành phần của hệ thống KSNB hữu hiệu có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Trong số 5 thành phần thì thành phần môi trường kiểm soát được đánh giá là thành phần có vai trò quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng thông tin kế toán. Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2015), đã tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu và thực nghiệm về KSNB và tác động của KSNB đến các mục tiêu kiểm soát tại các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Nghiên cứu tổng hợp được khái niệm về KSNB, sử dụng khuôn khổ KSNB của COSO, Basel về KSNB ngân hàng thương mại để gợi ý hướng nghiên cứu và mô hình thực nghiệm về tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình lý thuyết tác động của KSNB đến 2 mục tiêu kiểm soát, cụ thể là tác động của 5 thành phần KSNB theo báo cáo COSO và Basel ảnh hưởng đến 2 mục tiêu hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ số ROA và mục tiêu quản lý rủi ro được đo lường bằng chỉ số ZScore tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Nghiên cứu của Vu, H.T. (2016), đã phân tích ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO và Basel đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các ngân hàng thương mại Việt Nam, bên cạnh đó nghiên cứu có bổ sung 2 10 biến độc lập là “thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” vào mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các số liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát tại 37 ngân hàng thương mại trong quý 4 của năm 2015 ở Việt Nam với 512 cán bộ quản lý (trong tổng số 1.000 cán bộ quản lý tại các ngân hàng thương mại Việt Nam) tham gia vào cuộc khảo sát này. Tác giả sử dụng sự kết hợp của các phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu. Kết quả cho thấy các biến độc lập “thành phần KSNB” và biến “thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là có ý nghĩa thống kê. 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu 1.1.3. Nhận xét Các nghiên cứu nước ngoài đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp như thế nào. Và các nhân tố trong hệ thống tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ra sao. Mặt khác, các thực nghiệm của tác giả chủ yếu nghiên cứu tại một số quốc gia phát triển có hoạt động KSNB ra đời từ lâu còn nghiên cứu tại một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam rất hiếm. Còn các nghiên cứu trong nước trong thời gian qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhưng đa số dừng lại ở phương pháp định tính. Chủ yếu sử dụng khuôn khổ báo cáo COSO để phân tích các thành phần KSNB doanh nghiệp, từ đó các tác giả đã nêu được thực trạng kiểm soát nội bộ, nhận thấy những mặt tồn tại của đơn vị để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB cho một công ty hoặc lĩnh vực cụ thể, tuy nhiên các giải pháp còn mang nặng tính lý thuyết, độ tin cậy chưa cao. Tuy đã có nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhưng còn rất hạn chế. Mặt khác mỗi ngành nghề có đặc thù khác nhau nên cần nghiên cứu vấn đề này riêng cho từng lĩnh vực, để có những hướng đi phù hợp. 1.1.4. Xác định khe hổng nghiên cứu Qua tổng quan một số nghiên cứu trước đã thực hiện liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tác giả thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về các nhân tố 11 ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB áp dụng trong lĩnh vực ngành chế biến thủy sản được công bố đến thời điểm hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu về đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa là cần thiết nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp CBTS ở Khánh Hòa. Kết luận chương 1 Mục đích của chương 1 là nhằm giới thiệu một cách tổng quát các nghiên cứu khác nhau trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó, làm cơ sở để tác giả xác định khe hổng cần nghiên cứu và làm nền tảng thực hiện các bước tiếp theo của luận văn. Để đạt được mục đích đó, việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày theo hai phần lần lượt ngoài nước và trong nước dựa trên cơ sở chọn lọc các công trình tiêu biểu đã công bố có nội dung liên quan đến luận văn. Sau đó, dựa trên cơ sở những nghiên cứu đã tổng kết, tác giả tiến hành đánh giá các nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cũng như định hướng nghiên cứu cho luận văn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan