Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 các tr...

Tài liệu Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 các trường thpt ngoài công lập tại tp. hồ chí minh​

.PDF
98
97
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN XUÂN LUYỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. Hồ Chí Minh - năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN XUÂN LUYỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG TP. Hồ Chí Minh - năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày ... tháng ... năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Chức danh Hội đồng Họ và tên 1 TS. Trương Quang Dũng 2 PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Hải Quang Phản biện 2 4 TS. Mai Thanh Loan 5 TS. Hà Văn Dũng Chủ tịch Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 24 tháng 01 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Xuân Luyện Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 02/12/1986 Nơi sinh: Bình Thuận Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; MSHV: 1641820048 I. Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 các trường THPT ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh II. Nhiệm vụ và nội dung: - Xác đinh được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12 tại các trường THPT - Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chọn ngành nghề của học sinh viên lớp 12 tại các trường THPT ngoài công lập tại Tp. Hồ Chí Minh. - Đề xuất các hàm ý quản trị làm sao để việc lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 có định hướng rõ ràng giúp học sinh tự quyết định, lựa chọn cho mình một ngành nghề để theo đuổi. III. Ngày giao nhiệm vụ : 24/01/2017 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/2/2018 V. Cán bộ hướng dẫn CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Ngọc Dương KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 các trường THPT ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh. Mã ngành : 60340102 Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Dương. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của tôi. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Xuân Luyện ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi trân trọng cám ơn: Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Viện Đào tạo Sau Đại học, Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho người nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp tại Phòng Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông – Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) đã tạo điều kiện và hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn ! iii TÓM TẮT Hiện nay, việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông trung học tại Việt Nam đang là một trong những vấn đề cấp thiết cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước về vấn đề này tại Việt Nam, rất nhiều học sinh chuyển qua làm việc trong ngành nghề khác sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo nghề, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Bài nghiên cứu này đã chỉ ra những nguyên nhân tiêu biểu dựa trên những nghiên cứu trước cũng như dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua phiếu điều tra xã hội học. Kết quả cho thấy các hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh bậc phổ thông trung học thực sự chưa hiệu quả, ngoài ra, những yếu tố khác như ảnh hưởng của người thân, nguyện vọng, năng lực có mức độ ảnh hưởng cao đối với quyết định chọn nghề của học sinh. Kết quả nghiên cứu đồng thời khuyến nghị các bài nghiên cứu tiếp theo nên tập trung tìm hiểu và đưa ra giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh được thực hiện một các hiệu quả hơn. iv ABSTRACT In Vietnam, high school student career choice is one of the most emerging problems that needs to be solve efficently nowadays. According to previous researches, a majority number of students change their career right after graduating from colleges and universities despite of the career choice they have made at the end of their high school. The result from this research points out that career orientation activities for highschool students in Vietnam is not efficient, on the other hand, other aspects such as family influence, desire, and ability play an important role in students’ career choosing process. Thus, this research recommends futures researchers to investigate the effiency of career orientation program for highschool students in other to find out the solution for this matter. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ...............................................................................................................iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................1 1.1. Lý do hình thành đề tài .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .........................................................................................3 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ................................................3 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: ...................................................................3 1.6. Kết cấu đề tài: ...................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: .......................5 2.1.Giới thiệu: ..........................................................................................................5 2.2 Khái quát về nghề nghiệp:................................................................................5 2.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp: ........................................................................5 2.2.2 Khái niệm sự ảnh hưởng: ...........................................................................7 2.2.3 Khái niệm lựa chọn nghề: ..........................................................................7 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh phổ thông trung học: ..........................................................................................................................8 2.3.1 Những đặc điểm cơ bản về đối tượng học sinh lớp 12 phổ thông trung học: ....................................................................................................................8 2.3.1.1 Đặc điểm về sự hình thành thế giới quan: ...........................................8 2.3.1.2 Đặc điểm về đời sống tình cảm: ..........................................................9 2.3.1.3 Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ: ........................................................9 2.3.1.4 Đặc điểm về hoạt động học tập: ........................................................10 2.3.1.5 Đặc điểm về hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT: ......................................................................................................10 vi 2.3.2 Vai trò của việc chọn nghề đối với học sinh lớp 12:................................13 2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12: ......14 2.3.3.1 Nhân tố khách quan: ..........................................................................14 2.3.3.1.1Gia đình: ........................................................................................14 2.3.3.1.2 Bạn bè: ..........................................................................................15 2.3.3.1.3 Hoạt động hướng nghiệp tại các trường PTTH: ...........................16 2.3.3.1.4 Các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội:........17 2.3.3.1.5 Nhu cầu của thị trường lao động và thông tin việc làm: ..............18 2.3.3.2 Nhân tố chủ quan:..............................................................................20 2.3.3.2.1 Nhận thức về nghề: .......................................................................20 2.3.3.2.2 Nguyện vọng và sự hứng thú với nghề:........................................21 2.3.3.2.3 Năng lực nghề nghiệp: ..................................................................21 2.3.4 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của học sinh lớp phổ thông trung học 12: ...............................................................................22 2.3.4.1 Giới thiệu về địa bàn và khách thể điều tra: ......................................22 2.3.4.2 Thực trạng các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh:....................................................................................................23 2.3.4.2.1 Ảnh hưởng từ cha mẹ, người thân và bạn bè: ..............................23 2.3.4.2.2 Ảnh hưởng từ các hoạt động hướng nghiệp: ................................24 2.3.4.2.3 Ảnh hưởng của thị trường lao động và các nguồn thông tin đại chúng: ........................................................................................................26 2.3.4.3 Thực trạng các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh: ..........................................................................................................27 2.3.4.3.1 Nhận thức về nghề: .......................................................................27 2.3.4.3.2 Nguyện vọng và sự hứng thú với nghề:........................................27 2.3.4.3.3 Năng lực bản thân: ........................................................................28 2.3.5 Mô hình nghiên cứu dự kiến: ...................................................................29 2.3.5.1 Mô hình nghiên cứu: .........................................................................29 2.3.5.2 Yếu tố cấu thành các biến: ................................................................30 2.3.5.3 Các giả thuyết cần kiểm chứng: ........................................................34 2.4 Kết luận chương 2: .........................................................................................34 vii CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .....................................................35 3.1 Giới thiệu:.......................................................................................................35 3.2 Định hướng nghiên cứu:.................................................................................35 3.3 Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................36 3.4 Phương pháp thu thập thông tin từ nghiên cứu định lượng: ..........................36 3.4.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: .........................................................36 3.4.2 Phiếu điều tra xã hội học: .........................................................................38 3.4.2.1 Cấu trúc phiếu điều tra xã hội học:....................................................38 3.4.2.2 Yếu tố cấu thành các biến: ................................................................39 3.5 Phương pháp chọn mẫu: .................................................................................41 3.6 Khảo sát và xử lý thử dữ liệu: ........................................................................42 3.7 Phương pháp phân tích số liệu: ......................................................................42 3.7.1 Độ tin cậy: ................................................................................................42 3.7.2 Mã hóa dữ liệu: ........................................................................................42 3.7.3 Kiểm tra dữ liệu: ......................................................................................43 3.7.4 Quy trình xử lý số liệu: ............................................................................43 3.8 Đạo đức nghiên cứu trong quá trình thu thập dữ liệu: ...................................44 3.9 Kết luận chương 3: .........................................................................................44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................45 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu: .............................................................................45 4.2 Đánh giá các thang đo: ...................................................................................46 4.2.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: ...46 4.2.2 Phân tích độ phân phối chuẩn: .................................................................47 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA): ...............................................................48 4.4 Hiệu chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu: ........................................49 4.4.1 Phân tích tương quan hệ số Pearson: .......................................................49 4.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình: ........................................................51 4.4.3 Phân tích hồi quy đa biến: ........................................................................51 4.4.5 Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân:.........................................53 4.5 Kết luận chương 4: ..........................................................................................54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ: ..............................................55 viii 5.1 Giới thiệu:.......................................................................................................55 5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu: ...........................................................................55 5.3 Kết luận: .........................................................................................................56 5.4 Hàm ý quản trị: ...............................................................................................56 5.5 Những hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo: ....................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58 PHỤ LỤC: ..................................................................................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh ĐH: Đại học CĐ: Cao đẳng THPT: Trung học Phổ thông TH: Tiểu học THCS: Trung học Cơ sở HS: Học sinh HS THPT: Học sinh Trung học phổ thông CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GDHN: Giáo dục hướng nghiệp GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo AHNT: Ảnh hưởng người thân HDHN: Hoạt động hướng nghiệp TTLD – TTDC: Thị trường lao động và thông tin đại chúng NTVN: Nhận thức về nghề NVHT: Nguyện vọng và hứng thú NLBT: Năng lực bản thân CN: Chọn nghề EFA: Nhân tổ khám phá x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Số lượng mẫu khảo sát theo từng trường. ................................................45 Bảng 4.2: Nghề nghiệp của phụ huynh .....................................................................46 Bảng 4.3: Giá trị Cronbach’s Alpha từng biến .........................................................46 Bảng 4.4: Phân Tích Độ Phân Phối Chuẩn. ..............................................................47 Bảng 4.5: Phân Tích Nhân Tố Khám Phá. ................................................................48 Bảng 4.6: Phân tích tương quan hệ số Pearson. ........................................................50 Bảng 4.7: Kiểm định sự phù hợp của mô hình. ........................................................51 Bảng 4.8: Phân Tích Hồi Quy Đa Biến. ....................................................................51 Bảng 4.9: Kiểm Định Các Giả Thuyết ......................................................................52 Bảng 4.10: Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân. .......................................53 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do hình thành đề tài Ngày nay, hầu hết mọi ngành nghề trong xã hội đều có sự thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện, muốn chọn một nghề không còn đơn giản như trước mà cần phải tìm hiểu kỹ những yêu cầu về năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối chiếu với khả năng của mình xem có phù hợp hay không, vì vậy trước khi chọn một ngành nghề nào đó ta cần phải có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp, định hướng tương lai luôn là chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của xã hội. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông cụ thể là học sinh lớp 12 được xem là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu chọn cho mình một nghề phù hợp, ngoài việc giúp cho mỗi cá nhân đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn giúp họ có được niềm vui, hạnh phúc và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Hiện nay, hầu hết học sinh lớp 12 vẫn còn rất lúng túng và mơ hồ trước quyết định của mình, không dám chắc nghề mình chọn có phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định. Đa phần học sinh lớp 12 thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp cũng như về đặc điểm bản thân, từ đó dẫn đến việc các em có suy nghĩ chưa chính xác trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Định hướng chọn ngành đồng nghĩa với định hướng cuộc sống tương lai, là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời lập nghiệp của mỗi con người. Do đó, hơn bao giờ hết cần phải có sự hỗ trợ quan tâm và định hướng đúng mức từ gia đình, các tổ chức, mà đặc biệt là các trường THPT – Nơi quan trong để quyết định tương lai của các em để giúp các em có thể tự quyết định, tự lựa chọn cho mình một ngành nghề để theo đuổi, vừa phù hợp với năng lực, sở thích, phẩm chất của các em, vừa phù hợp với nhu cầu xã hội. Để thành công trong cuộc sống, các em học sinh phải biết lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản thân với nhu cầu của xã hội. Để chọn được cho mình một nghề phù hợp, các em cần chú ý một vài yếu tố sau trước khi ra quyết định: 2  Tìm hiểu xã hội này có bao nhiêu ngành nghề: Tìm hiểu từng ngành nghề một, tư duy nghề nghiệp có hợp với cá nhân, sở thích, nhu cầu tuyển dụng, công việc cụ thể ra sao ....  Xác định sở thích bản thân: Các em phải biết xác định rõ mình thích nghề gì? Đam mê với nghiệp gì? Có còn "cả thèm chóng chán" hay không? Thực trạng hiện nay cho thấy việc nhảy ngành, nhảy trường đối vớ sinh viên năm 2,3 hay nhảy việc của các em đã ra trường đi làm xảy ra rất nhiều.  Xác định được điều kiện kinh tế gia đình, đây cũng chính là lý do khiến các em học sinh, sinh viên yên tâm về ngành - nghề mình lựa chọn để từ đó có phương hướng phát triển sự nghiệp cho tương lai. Muốn đạt được các yếu tố trên, các em cần phải biết tích cực học hỏi, tìm kiếm thông tin, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn Hướng nghiệp. Đặc biệt là các chương trình tư vấn hướng nghiệp từ phía nhà trường, để từ đó có thể chủ động đưa ra quyết định hợp lý. Các em phải luôn năng động, luôn mở rộng tầm mắt, đừng để tự đóng khung mình vào một quyết định nghề nghiệp vội vàng nào đó để rồi cả đời phải gắn mình vào một công việc mà mình không hề yêu thích và hứng thú. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 các trường THPT ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh với mong muốn xem xét và đưa ra những định hướng, những hướng đi phù hợp cho các em học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa vào đại học, vào đời.. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này hướng đến việc xây dựng mô hình hành vi lựa chọn nghề ghiệp dựa trên những yếu tố nội tại từ bản thân của học sinh cũng như những yếu tố tác động tích cực từ bên ngoài đối với sự lựa chọn ngành nghề. Các mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu này được đưa ra như sau:  Xác đinh được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12 tại các trường THPT  Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chọn ngành nghề của học sinh viên lớp 12 tại các trường THPT ngoài công lập tại Tp. Hồ Chí Minh. 3  Đề xuất các hàm ý quản trị làm sao để việc lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 có định hướng rõ ràng giúp học sinh tự quyết định, lựa chọn cho mình một ngành nghề để theo đuổi. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành của các học sinh lớp 12?  Các yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12?  Vai trò của gia đình, các tổ chức, nhà trường và bản thân học sinh có ảnh hưởng thế nào đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại các trường THPT ngoài công lập? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này là học sinh lớp 12 tại các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê của các trường dự định khảo sát, số lượng học sinh được phân bổ như sau: THCS và THPT Hồng Đức 236 THPT Thanh Bình 317 TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm 241 THPT Phan Châu Trinh 276 Tổng Cộng: 1070 Như vậy, đối tượng nghiên cứu sẽ có số lượng tất cả là 1070 học sinh lớp 12 đang trong quá trình lựa chọn nghề tại bốn trường THPT ngoài công lập tại TP. HCM là Hồng Đức, Thanh Bình, Ngô Thời Nhiệm và Phan Châu Trinh. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: Từ trước đến nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tâm lý học sinh phổ thông trung học trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường tập trung vào đối tượng học sinh phổ thông trung học nói chung mà chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện với đối tượng học sinh phổ thông trung học thuộc khối ngoài công lập. 4 Với định hướng đa dạng hóa các mô hình giáo dục tại Việt Nam ở thời điểm hiện nay, học sinh có rất nhiều lựa chọn trong việc học tập nâng cao trình độ để có thể lựa chọn một ngành nghề tùy theo sở thích, năng lực của bản thân. Tuy nhiên, học sinh cũng gặp một số khó khăn nhất định do số lượng mô hình đào tạo quá nhiều ảnh hưởng đến tính chính xác trong việc lựa chọn ngàng nghề của học sinh. Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ chỉ ra những yếu tố mang tính cốt lõi giúp học sinh có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn chính xác hơn. Không những thế, hiện nay các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề tại Việt Nam rất đa dạng. Do đó, các trường cần phải có chiến lược tiếp cận học sinh phổ thông trung học hợp lý nhằm thu hút thêm nhiều sinh viên mới. Theo các nghiên cứu gần đây, các trường đại học hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối trong sự lựa chọn của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp. Bài nghiên cứu này sẽ tìm ra những yếu tố thúc đẩy học sinh lựa chọn những ngành nghề tương lai, từ đó những cơ sở giáo dục thuộc khối cao đẳng và trung cấp nghề sẽ có định hướng chiến lược tốt hơn khi tiếp cận đối tượng người học tương lai của mình. 1.6. Kết cấu đề tài: Bài nghiên cứu này được bao gồm 5 chương với nội dung chính như sau:  Chương 1: Tổng quan về đề tài: Chương này giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, định hướng cũng như ý nghĩa của bài nghiên cứu này.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này giới thiệu tổng quát về tình hình học sinh lựa chọn nghề nghiệp tại Việt Nam, các lý thuyết nền được sử dụng làm cơ sở lý luận, giới thiệu mô hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến các biến của mô hình nghiên cứu.  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày những kết quả đã xử lý bằng phần mềm dựa trên thông tin thu thập được từ công cụ thu thập dữ liệu.  Chương 5: Kết luận và các kiến nghị: Chương này tóm tắt lại kết quả của nghiên cứu, đồng thời đưa ra những kiến nghị cho học sinh, nhà trường, và các nhà nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1.Giới thiệu: Ở các nước phương tây, quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh thường được bắt đầu từ rất sớm và trải qua một khoảng thời gian rất dài. Học sinh được trải nghiệm rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng các ngành nghề để các em có thể đưa ra lựa chọn chính xác hơn. Do đặc thù của hệ thống giáo dục tại Việt Nam và Đông Nam Á, quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh thường được bắt đầu từ những năm đầu của bậc phổ thông trung học và hoàn thiện dần trong năm học cuối của chương trình phổ thông trung học. Với đặc tính kéo dài trong quá trình khoảng 3 năm của quá trình lựa chọn nghề nghiệp, bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những nghiên cứu của các học giả đi trước về các vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của học sinh bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Ngoài ra, các mô hình nghiên cứu của học giả các nước cũng được phân tích nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh với các giả thuyết cần kiểm chứng. 2.2 .Khái quát về nghề nghiệp: 2.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp: Hiện nay trong nước cũng như trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp. Một trong những định nghĩa được sử dụng nhiều nhất được đưa ra bởi PGS. TS. Mai Quốc Chánh và PGS. TS. Nguyễn Xuân Cầu (2008) có nội dung như sau: “Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”. Trong một nghiên cứu khác, Th.s. Lương Văn Úc (2003) đưa ra khái niệm như sau: “Nghề là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp, thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Những công việc sắp xếp theo một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng”. Ngoài ra, các nghiên cứu của Th.s. Lương Văn Úc (2003) và PGS. TS. Mai Quốc Chánh, PGS. TS. Nguyễn Xuân Cầu cũng chỉ ra nghề là một hoạt động lao 6 động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những ký năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Từ những nghiên cứu trên, ta có thể định nghĩa được nghề là một hoạt động lao động, là toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà con người có thể được đào tạo (huấn luyện) với mục đích hoàn thành công việc được giao trong các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định. Các nghiên cứu trong nước và thế giới chỉ ra rằng, nghề nghiệp trong xã hội không phải cố định, nó có sự hình thành, phát triển và suy thoái dựa trên chu kỳ phát triển của xã hội và sự tiến hóa của văn minh nhân loại. Những nghiên cứu gần đây cho thấy với tốc độ phát triển rất nhanh ở các ngành công nghệ và dịch vụ là những ngành nghề này thường được lựa chọn nhiều hơn so với những ngành nghề khác. Mặc dù hệ thống ngành nghề rất đa dạng, tuy nhiên, hệ thống phân loại lao động từng ngành nghề khác nhau đều được chia làm hai đối tượng chính như sau:  Lao động chuyên môn, hệ kiến thức hàn lâm bao gồm chủ yếu lao động có trình độ đại học trở lên. Những lao động này được tập trung đào tạo về kiến thức hàn lâm, kiến thức kinh tế và làm những công việc như: nghiên cứu, phân tích thống kê, quản lý, chuyên gia trong các lãnh vực kinh tế xã hội khác nhau…  Lao động kỹ thuật hệ thực hành là lao động được đào tạo theo hệ thống từ trung cấp kỹ thuật đến sau đại học kỹ thuật thực hành. Những lao động thuộc nhóm này được tập trung đào tạo trong lĩnh vực thực hành nhiều hơn lý thuyết. Họ thường được phân công những công việc như: Kỹ sư, chỉ đạo sản xuất, giám sát, công nhân kỹ thuật… Ngoài ra, theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có khoảng 600 nghề mới xuất hiện và có 500 nghề bị đào thải. Ở nước ta hiện nay, hệ thống đào tạo nghề đang đào tạo khoảng 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn chính xác ngành nghề cho tương lai của học sinh phổ thông trung học là một vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu. Rất nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lựa chọn nghề của học sinh chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, đôi khi sự thiếu khách quan từ những yếu tố này dẫn đến việc chọn sai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan