Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc kh...

Tài liệu Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực tại việt nam​

.PDF
111
2
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- ĐẶNG THỊ THÙY DUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- ĐẶNG THỊ THÙY DUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2016 Tác giả Đặng Thị Thùy Dung MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................1 2.1 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1 2.2 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .............................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2 3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2 3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2 4. Đóng góp mới của luận văn ..............................................................................3 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN NỘI BỘ...................................................4 1.1 Tổng quan các nghiên cứu công bố ở ngoài nước .........................................4 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................10 1.3 Xác định khe hổng nghiên cứu ..................................................................12 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................15 2.1 Các khái niệm liên quan đến tổ chức công: .....................................................15 2.1.1 Định nghĩa ĐVC của các tổ chức ở Việt Nam và trên thế giới: ................15 2.1.2 Vai trò của khu vực công ..........................................................................16 2.2 Tổng quan về kiểm toán nội bộ .......................................................................17 2.2.1 Sự phát triển của kiểm toán nội bộ ............................................................17 2.2.2 Các quan điểm liên quan đến hiệu quả và hiệu quả KTNB ......................20 2.2.2.1 Quan điểm về hiệu quả .......................................................................20 2.2.2.2 Quan điểm về hiệu quả KTNB ............................................................22 2.3 Các lý thuyết nền phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn ..............................24 2.3.1 Lý thuyết quản trị công mới (NPM) .........................................................24 2.3.2 Lý thuyết ủy nhiệm....................................................................................25 2.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................29 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................30 3.1 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ...................................................31 3.1.1 Thiết kế thang đo .......................................................................................31 3.1.2 Xây dựng bảng câu hỏi ..............................................................................39 3.2 Mục tiêu, phương pháp và mẫu khảo sát ........................................................39 3.2.1 Mục tiêu khảo sát ......................................................................................39 3.2.2 Phương pháp khảo sát ...............................................................................40 3.2.3 Mẫu khảo sát .............................................................................................40 3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................41 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................44 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................45 4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................45 4.1.1 Phân tích thống kê tần số ...........................................................................45 4.1.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................................45 4.1.1.2 Thống kê tần số thang đo HQ KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến HQ KTNB ........................................................................................................48 4.1.2 Phân tích và đánh giá thang đo .................................................................56 4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................56 4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .....58 4.1.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...........................................62 4.1.3.1 Phân tích tương quan ..........................................................................63 4.1.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội .........................................................65 4.2 Bàn luận ............................................................................................................69 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................73 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ............................................................................................................74 5.1 Kết luận ............................................................................................................74 5.2 Kiến nghị .....................................................................................................74 5.2.1 Quan điểm của kiến nghị ...........................................................................74 5.2.1.1 Hội nhập với quốc tế và phù hợp với đặc điểm Việt Nam ..................74 5.2.1.2 Hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB ...............................75 5.2.1.3 Tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB ................76 5.2.2 Kiến nghị cụ thể ....................................................................................76 5.2.2.1 Tác động vào nhân tố tính độc lập của kiểm toán nội bộ ..............76 5.2.2.2 Tác động vào nhân tố hỗ trợ quản lý đối với KTNB ...........................78 5.2.2.3 Tác động vào nhân tố mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN .............79 5.2.2.4 Tác động vào nhân tố năng lực và số lượng nhân viên KTNB ...........80 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .............................80 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  PHẦN TIẾNG VIỆT NSNN: Ngân sách nhà nước KTNB: Kiểm toán nội bộ KSNB: Kiểm soát nội bộ DNNN: Doanh nghiệp nhà nước TT: Thông tư BTC: Bộ tài chính QĐ: Quyết định KTVNB: Kiểm toán viên nội bộ KTVBN: Kiểm toán viên bên ngoài HQKTNB: Hiệu quả kiểm toán nội bộ KPNSNN: Kinh phí ngân sách nhà nước  PHẦN TIẾNG ANH IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development) INTOSAI: Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao (The International Organisation of Supreme Audit Institutions IIA: Viện kiểm toán nội bộ (The Institute of Internal Auditors) IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants) ISPPIA: Chuẩn mực quốc tế về thực hành chuyên nghiệp kiểm toán nội bộ (International Standards for the Professional Practice of Internal Auditing) COSO: The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập BCTC) GAB: General Audit Bureau (Tổng cục Kiểm toán) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTNB ............................26 Bảng 2.2: Gỉa thuyết nghiên cứu...............................................................................28 Bảng 3.1: Thang đo hiệu quả kiểm toán nội bộ ........................................................32 Bảng 3.2: Thang đo năng lực và số lượng nhân viên KTNB ....................................33 Bảng 3.3: Thang đo mối quan hệ giữa KTVNB và KTVBN ....................................35 Bảng 3.4: Thang đo hỗ trợ quản lý đối với KTNB ...................................................36 Bảng 3.5: Thang đo tính độc lập của KTNB.............................................................38 Bảng 3.6: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo ...........................................................39 Bảng 4.1: Độ tuổi, giới tính, ngành học của đối tượng tham gia khảo sát................46 Bảng 4.2: Trình độ học vấn, chức vụ, KN làm việc của đối tượng tham gia khảo sát ...................................................................................................................................46 Bảng 4.3: Số lượng NV, NV KTNB trong đơn vị ....................................................47 Bảng 4.4: Thống kê tần số thang đo “Hiệu quả KTNB”...........................................48 Bảng 4.5: Thống kê tần số thang đo “Năng lực và số lượng nhân viên KTNB” ......49 Bảng 4.6: TKTS thang đo“MQH giữa KTVNB và KTVBN (KTV bên ngoài)” ...........51 Bảng 4.7: Thống kê tần số thang đo“Hỗ trợ quản lý đối với KTNB” ......................52 Bảng 4.8: Thống kê tần số thang đo“Tính độc lập của KTNB” ...............................54 Bảng 4.9: Kiểm định KMO and Bartlett ...................................................................58 Bảng 4.10: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ................................59 Bảng 4.11 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) ...................60 Bảng 4.12 Kiểm định KMO and Bartlett ..................................................................61 Bảng 4.13 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................61 Bảng 4.14 Ma trận nhân tố trước khi xoay (Component Matrix) .............................62 Bảng 4.15 Hệ số tương quan Pearson (Correlations) ................................................63 Bảng 4.16: Model Summary .....................................................................................65 Bảng 4.17: ANOVAa ................................................................................................66 Bảng 4.18: Coefficientsa ...........................................................................................66 DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................28 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................30 Hình 4.1: Mô hình mức độ tác động của các nhân tố ...............................................70 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kiểm toán nội bộ đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam kiểm toán nội bộ đã được tổ chức ở những doanh nghiệp có quy mô lớn và các đơn vị thuôc khu vực công, nhưng trên thực tế kiểm toán nội bộ ở Việt Nam chưa thực sự phát huy hiệu quả và bộc lộ nhiều bất cập, nhiều yếu kém. Chính sự suy thoái mạnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và các đơn vị thuộc khu vực công nói riêng trong những năm gần đây cộng với xu hướng cải cách quản lý tài chính công theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực công của Việt Nam đòi hỏi kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam phải mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nói riêng và các đơn vị khác trong khu vực công nói chung đang phải đối mặt với những tồn tại như năng lực quản trị điều hành yếu kém, công nghệ thông tin lạc hậu, nguồn vốn NSNN cấp ngày càng hạn hẹp, nợ công ngày càng gia tăng. Do đó, việc nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công để hướng đến đánh gía tính kịp thời của thông tin, đánh giá mức độ tin cậy và hữu dụng của các dự báo, đánh giá việc điều hành, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực là việc làm cấp thiết và rất hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam” để góp phần phát triển và hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam trong tiến trình đổi mới hội nhập kinh tế thế giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: 2 - Tăng hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoan trước mắt cũng như lâu dài.  Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. - Xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng hiệu quả KTNB các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động đến từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam như thế nào? 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hiệu quả kiểm toán nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu về hiệu quả kiểm toán nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. Tác giả thực hiện khảo sát tại các đơn vị thuộc vực công Việt Nam và tập trung vào hoạt động KTNB, không nghiên cứu các loại kiểm toán khác như kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước. 3.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để đưa ra được kết quả nghiên cứu 3 bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám pháp EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội. 4. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với một số đóng góp khoa học cơ bản sau: Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về khu vực công, kiểm toán nội bộ, hiệu quả kiểm toán nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ. Hai là, xác định và đưa ra được mô hình mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuôc khu vực công tại Việt Nam gồm 4 nhân tố ảnh hưởng: (1) Năng lực và số lượng nhân viên trong bộ phận kiểm toán nội bộ, (2) Mối quan hệ giữa kiểm toán bên ngoài và kiểm toán nội bộ, (3) Sự hỗ trợ của quản lý đến bộ phận kiểm toán nội bộ, (4) Tính độc lập của kiểm toán nội bộ. Ba là, đưa ra những kiến nghị tác động lên các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ nhằm tăng hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Luận văn có kết cấu gồm 5 chương:  Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ  Chương 2: Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu và Bàn luận  Chương 5: Kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu trong tương lai 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc khu vực công là một chủ đề nghiên cứu rất mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở các nước trên thế giới chủ đề này đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. 1.1 Tổng quan các nghiên cứu công bố ở ngoài nước a. Nghiên cứu đánh giá về vai trò và hiệu quả của kiểm toán nội bộ [1] Nghiên cứu của Dominic S.B. Soh và cộng sự (2011), “The internal audit function Perceptions of internal audit roles, effectiveness and evaluation” (Managerial Auditing Journal, Vol. 26 No. 7, 2011, pp. 605-62). Tác giả sử dụng công cụ khảo sát phỏng vấn bán cấu trúc. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu về các vai trò hiện tại và trách nhiệm của chức năng kiểm toán nội bộ và các yếu tố nhận thức để đảm bảo tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ. Bài nghiên cứu cho thấy rằng chức năng kiểm toán nội bộ đã trải qua một sự mở rộng và tái tập trung về vai trò trong quản trị doanh nghiệp, thay đổi văn hóa nói chung, cũng như tăng chất lượng của các cá nhân trong những vai trò quan trọng trong cả chức năng kiểm toán nội bộ và kế toán. Bài nghiên cứu cũng cho thấy sự đa dạng trong việc thực hành đánh giá hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ. Tác giả cho thấy rằng cơ chế đánh giá hiệu suất của chức năng kiểm toán nội bộ đã không phát triển đồng thời với vai trò của nó. Các sai lệch giữa vai trò và đánh giá làm phát sinh khó khăn trong việc đánh giá mức độ mà chức năng kiểm toán nội bộ được đáp ứng mong đợi của các bên liên quan. [2] Nghiên cứu của Dessalegn G. Mihret và cộng sự (2007), “Internal audit effectiveness: an Ethiopian public sector case study” (Managerial Auditing Journal, Vol.22 No.5, 2007 pp. 470-484). 5 Nghiên cứu này được phân tích chi tiết và sử dụng nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp trong một tổ chức giáo dục công lớn ở Ethiopia, các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và kiểm tra tài liệu được sử dụng để chứng thực cho các mô hình mà phát triển từ các dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên kiểm toán nội bộ và sự giảm thiểu thay đổi nhân viên làm thúc đẩy hiệu quả kiểm toán ở bộ phận kiểm toán nội bộ, nghiên cứu cũng cho thấy việc kiểm toán nội bộ thiếu hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát về ngân sách tài nguyên và nguồn ngân sách đã sử dụng. Tác giả cũng cho rằng để nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ thì cần phải mở rộng phạm vi dịch vụ bằng cách mở rộng phạm vi của các hệ thống và các hoạt động kiểm toán kết hợp với phân tích rủi ro thích hợp. Một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại tổ chức mà nghiên cứu đề cập đó là sự quan tâm của nhà quản lý đến các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ, và các chính sách đối với những nhân viên có trình độ tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kiểm toán nội bộ của tổ chức cải thiện nhu cầu trong các lĩnh vực lập kế hoạch kiểm toán, tài liệu về công tác kiểm toán, kiểm toán thông tin liên lạc và theo dõi các khuyến nghị. Hiệu quả kiểm toán có thể được tăng cường bằng cách đảm bảo tính nhất quán trong tài liệu công. [3] Nghiên cứu của Dessalegn G. Mihret và cộng sự (2010), “Antecedents and organizational performance implications of internal audit effectiveness”, (Pacific Accounting Review Vol. 22 No. 3, 2010 pp. 224-252). Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết thể chế và lý thuyết “mạch vốn công nghiệp” của Karl Marx để tổng hợp các tài liệu về kiểm toán nội bộ có liên quan phát triển các mệnh đề lý thuyết chính và từ đó làm nổi bật chương trình nghiên cứu. Tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành thực nghiệm về hiệu quả kiểm toán nội bộ trong khuôn khổ các lý thuyết nền. Một số tài liệu mà tác giả đã đưa ra như (Gramling et al, 2004;. Viện Kiểm toán nội bộ, 2004), tài liệu này nói lên rằng các tổ chức có kiểm toán nội bộ hiệu quả sẽ làm cho tổ chức đạt được mục tiêu đề ra nhưng khái niệm này chưa được thực nghiệm kiểm chứng do đó tác giả của bài nghiên cứu này 6 đã lập luận rằng việc kiểm chứng thực nghiệm vấn đề trên sẽ là một cách tiếp cận khác để đánh giá hiệu quả kiểm toán nội bộ, và nhân tố này thích hợp để xây dựng một giả thuyết trong nghiên cứu định lượng. Tác giả cũng cho rằng một nghiên cứu như vậy cũng có thể được tiến hành trong các tổ chức công và các tổ chức phi lợi nhuận bằng cách xác định các biện pháp thích hợp về hiệu suất. Sự đóng góp của kiểm toán nội bộ đến hiệu suất của tổ chức dự kiến sẽ được xác định bởi mức độ mà nhà quản lý có hành động dựa trên các khuyến nghị kiểm toán viên nội bộ. Vì vậy, nghiên cứu kiểm tra sự kết hợp của hiệu quả kiểm toán nội bộ với hiệu suất tổ chức cần phải xem xét mức độ của hoạt động quản lý của các khuyến nghị kiểm toán nội bộ như là một biến kiểm duyệt. b. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ [1] Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2009), “The effectiveness of internal audit in Malaysian public sector”, (Journal of Modern Accounting and Auditing Vol.5, No.9 Serial No.52). Nghiên cứu này khám phá ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong khu vực công của Malaysia, và mức độ tiếp theo của nó là ảnh hưởng trong hệ thống cấp bậc của khu vực công và ra quyết định. Dữ liệu được thu thập từ các câu trả lời của người đứng đầu kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ và các nhân viên khác của ban kiểm toán nội bộ trong các bộ phận của khu vực công và các cơ quan tại Malaysia. Nghiên cứu kết luận rằng các chức năng kiểm toán nội bộ trong khu vực công ở Malaysia bị cản trở bởi sự hỗ trợ của những nhà quản lý hàng đầu và kiểm toán viên ít khi mở rộng hợp tác với họ. Các kiểm toán viên thiếu kiến thức và chương trình đào tạo thích hợp về các phương pháp kiểm toán có hiệu quả. Các quan điểm tiêu cực đối xử dành cho kiểm toán nội bộ dẫn đến Ban Giám đốc không khuyến khích mà chỉ vô hiệu hóa những đóng góp tích cực kiểm toán nội bộ có khả năng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của khu vực công [2] Nghiên cứu của Aaron Cohen và cộng sự (2010), “The Effectiveness of Internal Auditing: An Empirical Examination of its Determinants in Israeli Organisations”, (Australian Accounting Review No. 54 Vol. 20 Issue 3, 2010). 7 Nghiên cứu nhằm mục đích phát triển một quy mô để đo lường hiệu quả kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu này khảo sát ở 180 tổ chức ở Israel có bộ phận kiểm toán nội bộ để nghiên cứu (tỷ lệ phản hồi 37%). Các dữ liệu về hiệu quả kiểm toán nội bộ được thu thập từ các nhà quản lý và các kiểm toán viên nội bộ của tổ chức trên, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng là phân tích tương quan và hồi quy, kết quả cho thấy sự hỗ trợ của quản lý là nhân tố quyết định chính đến hiệu quả kiểm toán nội bộ và một nhân tố khác được tìm thấy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ đó là tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. [3] Nghiêm cứu của Zulkifli Baharud-din và cộng sự (2013), “Factors that Contribute to the Effectiveness of Internal Audit in Public Sector” (International Proceedings of Economics Development Research, 2013, Vol. 70, p126). Bài nghiên cứu này khảo sát những yếu tố góp phần vào sự hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong khu vực công của Malaysia. Đó là xác định nhận thức của kiểm toán viên đối với hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ, ảnh hưởng bởi chất lượng công việc kiểm toán để thực hiện một cách hiệu quả là công cụ kiểm soát trong quản lý tài chính công. Nó cũng nhằm mục đích để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố góp phần vào hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong việc thúc đẩy sự minh bạch tốt hơn và toàn vẹn của quản lý công. Phạm vi nghiên cứu này bao gồm các kiểm toán viên nội bộ làm việc tại các bộ ở Putrajaya. Nghiên cứu này sử dụng một cuộc điều tra cắt ngang để điều tra hiệu quả của kiểm toán nội bộ. Một số kỹ thuật thống kê như số liệu thống kê, tương quan và hồi quy phân tích mô tả được sử dụng để phân tích các dữ liệu từ các cuộc điều tra. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố được phân tích trong nghiên cứu này như năng lực kiểm toán viên, tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên, hỗ trợ quản lý đều ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, kết quả bài nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hiệu quả kiểm toán nội bộ cao phụ thuộc vào năng lực và quản lý hỗ trợ kiểm toán, bất kỳ yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến những nhân tố này sẽ cung cấp cho một sự thay đổi đáng kể trong hiệu quả của kiểm toán nội bộ. Hỗ trợ quản lý là nhân tố ảnh hưởng nhất trong số các nhân tố góp phần vào sự biến đổi của chất lượng công việc 8 kiểm toán và là nhân tố rõ ràng ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ. [4] Nghiên cứu của Abdulaziz Alzeban và cộng sự (2014), “Factors Affecting the Internal Audit Effectiveness: A survey of the Saudi Public Sector” (Journal of International Accounting, Auditing and Taxation Volume 23, Issue 2, 2014, Pages 74–86). Tác giả sử dụng dữ liệu thu được từ hai cuộc điều tra, bảng câu hỏi riêng biệt đã được gửi đến 223 nhà quản lý của các bộ phận được kiểm toán trong 79 tổ chức khu vực công Ả-rập Xê-út và 396 kiểm toán viên trong các tổ chức này cùng một chủ đề để kiểm toán bởi GAB. Kết quả nghiên cứu này cho rằng các nhân tố như: năng lực của kiểm toán viên nội bộ, số lượng nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ, mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài, tính độc lập của kiểm toán nội bộ và mức độ hỗ trợ quản lý cho các chức năng kiểm toán nội bộ góp phần ảnh hưởng vào hiệu quả của các chức năng kiểm toán nội bộ trong khu vực công ở Ả-rập Xêút. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của tác giả làm nổi bật vai trò của quản lý hỗ trợ cho các chức năng kiểm toán nội bộ là động lực chính của kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu này còn cho biết thêm tài liệu về kiểm toán nội bộ hiện tại Ả-rập Xê-út, Do tầm quan trọng của khu vực công trong nền kinh tế Ả-rập Xê-út, nghiên cứu này giúp tăng cường sự hiểu biết về bản chất của kiểm toán nội bộ tại Ả-rập Xê-út và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ. [5] Nghiên cứu của Shewamene Hailemariam (2014), “Determinants of Eterminants of Internal Audit Effectiveness in the Public Sector, Case Study in Selected Ethiopiam Public Sector” (Thesic, Jimma University) Bài nghiên cứu này điều tra về các yếu tố quyết định đến hiệu quả kiểm toán nội bộ trong các văn phòng thuộc khu vực công ở Ethiopia. Cuộc điều tra tập trung vào 15 văn phòng khu vực công được lựa chọn đại diện cho tất cả các ngành khác. Các câu hỏi khảo sát được đưa cho đội ngũ quản lý và kiểm toán nội bộ của văn phòng khu vực công. Tác giả dùng mô hình hồi quy để nghiên cứu, kết quả bài nghiên cứu cho rằng các nhân tố nhận thức quản lý, hỗ trợ quản lý, tính độc lập của kiểm toán viên 9 nội bộ, thẩm quyền của kiểm toán viên nội bộ và sự hiện diện của điều lệ kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt đều ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ về sự quản lý khu vực công. Nhưng các nhân tố về hỗ trợ quản lý và tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ, thẩm quyền của kiểm toán viên nội bộ sự hiện diện của điều lệ kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt có ảnh hưởng đáng kể và tích cực hơn đến hiệu quả kiểm toán nội bộ so với các nhân tố còn lại. [6] Nghiên cứu của Drogalas George (2015), “Factors associated with Internal Audit Effectiveness: Evidence from Greece” (Journal of Accounting and Taxation, Vol. 7(7), pp. 113-122, July, 2015). Nghiên cứu này tác giả nghiên cứu về các nhân tố cụ thể gắn liền với hiệu quả kiểm toán nội bộ trong môi trường kinh doanh của Hy Lạp. Bằng chứng thực nghiệm được thu thập bằng một cuộc khảo sát. Tác giả sử dụng phương pháp định lưỡng phân tích nhân tố và phân tích hồi quy để chứng minh cho thông tin thu thập được. Kết quả cho thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ là: (1) chất lượng của kiểm toán nội bộ, (2) năng lực của đội ngũ kiểm toán nội bộ, (3) tính độc lập của kiểm toán nội bộ và (4) sự hỗ trợ từ quản lý. Cụ thể hơn, kết quả của tác giả cũng cho rằng tính độc lập của kiểm toán nội bộ là nền tảng hiệu quả kiểm toán nội bộ, vì nó là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình. Cuối cùng, tác giả kết luận rằng việc kiểm toán nội bộ có tầm quan trọng lớn đối với doanh nghiệp Hy Lạp. [7] Nghiên cứu của Tabandeh Salehi (2016), “Investigation Factors Affecting the Effectiveness of Internal Auditors in the Company: Case Study Iran” (Review of European Studies; Vol. 8, No. 2; 2016). Bài nghiên cứu phát triển và thử nghiệm qua 5 giả thuyết, thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được khảo sát tới 355 nhà quản lý kiểm toán nội bộ và 272 nhân viên kiểm toán nội bộ. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả kiểm toán nội bộ và năm nhân tố ảnh hưởng chính đó là: Năng lực của nhân viên kiểm toán nội bộ, số lượng nhân viên trong bộ phận kiểm toán nội bộ, thông tin liên lạc giữa bộ phận kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài, sự hỗ trợ của nhà quản lý cho bộ phận kiểm toán nội bộ . Những yếu tố 10 này được tác giả xác định dựa trên việc xem xét các nghiên cứu trước đây (Alzeban & Sawan, 2013; Soh & Bennie, 2011; Ahmad et al, 2009;. Mihret & Yiamaw, 2007; Ali et al, 2007;. Sarens & Beelde, 2006 ; Carcello et al, 2005;.. Brierley et al, 2001, 2003). Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả kiểm toán nội bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bỡi 3 nhân tố đội ngũ nhân viên kiểm toán nội bộ được đào tạo và có kinh nghiệm, sự hỗ trợ của nhà quản lý, nguồn lực của bộ phận kiểm toán nội bộ. Những phát hiện của tác giả cũng nhấn mạnh vào sự hỗ trợ của ban quản lý để thực hiện kiểm toán nội bộ, như người dẫn đầu quan trọng trong hiệu quả kiểm toán nội bộ. 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy các công trình nghiên cứu chuyên sâu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện khảo sát tại Việt Nam để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công cũng như doanh nghiệp. Nếu có nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán nội bộ thì cũng chỉ là những nghiên cứu mang tính định tính nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ tại một doanh nghiệp hoặc tại một đơn vị hành chính sự nghiệp cụ thể chứ chưa đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ như đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Một số nghiên cứu cụ thể như: [1] Đặng Thị Thanh Tâm ( 2010) “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ phục vụ công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đề tài nghiên cứu này tác giả thực hiện nghiên cứu tình huống tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phương pháp chủ yếu là định tính thông qua khảo sát, phỏng vấn sau đó tác giả thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra kết quả. Tác giả đã nghiên cứu phân tích về những rủi ro đã và đang tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, bài nghiên cứu đã đưa ra các khó khăn và lý giải được sự chưa hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 11 chưa có một bộ phận riêng biệt tiến hành nghiên cứu, soạn thảo các quy trình, quy chế kịp thời, khoa học và thống nhất, chưa tạo được một hành lang pháp lý vững chắc hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ, tác giả còn cho rằng do sự yếu và thiếu về chất lượng lẫn số lượng của nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ làm cho bộ phận này chưa thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chức năng nhiệm vụ được quy định. [2] Lưu Phước Vẹn (2012) “ Giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập và xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp, từ nguồn dữ liệu thu được tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để rút ra kết luận về đề ra giải pháp hoàn thiện KTNB tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng các mặt hạn chế của hệ thống KTNB tại Ngân hàng như sau: 1. Bộ máy nhân sự thiếu về chất lượng lẫn số lượng, 2. Tính độc lập của các cuộc kiểm toán không cao, chưa đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam, 3. Các quy chế, quy định về bổ nhiệm đề bạt, quy hoạch cán bộ làm công tác kiểm toán chưa triển khai một cách công khai. 4. Bộ phận KTNB còn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ, chức năng không đúng với chức năng của KTNB. Trên cơ sở xem xét những tồn tại trên tác giả đã đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị để khắc phục nhằm hoàn thiện KTNB tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. [3] Cù Thị Kiều Diễm (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả chú trọng phân tích các nội dung và quy trình KTNB tín dụng. Trong đó, tác giả đã nêu bật các nội dung kiểm toán chủ yếu bao gồm kiểm toán và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tín dụng, kiểm toán việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, kiểm toán việc kiểm soát nợ quá hạn, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Với từng nội dung kiểm toán tác giả đã thống kê số lượng sai sót được phát hiện qua công tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan