Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong đ...

Tài liệu Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở tphcm​

.PDF
165
6
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN LÊ THANH THUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN LÊ THANH THUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TP. HCM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bích Liên TP. Hồ Chí Minh - 2017 LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP. HCM” do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả khảo sát thực tế, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 09 năm 2017 Tác giả Trần Lê Thanh Thuyên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 2.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ....................................... 6 6. Bố cục tổng quát của luận văn .......................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 7 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài .............................................. 7 1.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài............................................. 12 1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả ..... 15 1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ....................................................... 15 1.3.2 Hướng nghiên cứu của tác giả ..................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 18 2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán ....................................... 18 2.1.1 Hệ thống ...................................................................................................... 18 2.1.2 Hệ thống thông tin ....................................................................................... 19 2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán .......................................................................... 20 2.1.4 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán ........................................................ 21 2.2 Một số vấn đề chung về thông tin kế toán ...................................................... 24 2.2.1 Thông tin...................................................................................................... 24 2.2.2 Thông tin kế toán ......................................................................................... 25 2.2.3 Chất lượng thông tin .................................................................................... 25 2.2.4 Chất lượng thông tin kế toán ....................................................................... 28 2.3 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán36 2.3.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 36 2.3.2 Văn hóa tổ chức ........................................................................................... 37 2.3.3 Cam kết tổ chức ........................................................................................... 40 2.4 2.4.1 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................................... 41 Lý thuyết thông tin hữu ích ......................................................................... 41 2.4.1.1 Nội dung lý thuyết ....................................................................................... 41 2.4.1.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu.............................................. 42 2.4.2 Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (TOE)............... 42 2.4.2.1 Nội dung lý thuyết ....................................................................................... 42 2.4.2.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu.............................................. 44 2.4.3 Mô hình kim cương Leavitt 1965 ................................................................ 45 2.4.3.1 Nội dung mô hình ........................................................................................ 45 2.4.3.2 Vận dung mô hình vào nội dung nghiên cứu .............................................. 46 2.4.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean 2003 ............. 46 2.4.4.1 Nội dung lý thuyết ....................................................................................... 46 2.4.4.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu.............................................. 49 2.5 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 51 3.1 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 51 Phương pháp chung ..................................................................................... 51 3.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 52 3.3 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 54 3.3.1 Đo lường chất lượng hệ thống thông tin kế toán ......................................... 54 3.3.2 Đo lường chất lượng thông tin kế toán ........................................................ 55 3.3.3 Đo lường yếu tố cơ cấu tổ chức ................................................................... 57 3.3.4 Đo lường yếu tố văn hóa tổ chức................................................................. 58 3.3.5 Đo lường yếu tố cam kết tổ chức................................................................. 59 3.3.6 Xây dựng giả thuyết .................................................................................... 60 3.3.6.1 Cơ cấu tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán ........................... 60 3.3.6.2 Văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán ......................... 61 3.3.6.3 Cam kết tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán ......................... 62 3.3.6.4 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán ..... 62 3.4 Nghiên cứu định tính....................................................................................... 63 3.4.1 Thảo luận nhóm ........................................................................................... 63 3.4.2 Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................... 63 3.5 Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 65 3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .................................................................... 65 3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 65 3.5.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ................................ 65 3.5.2.2 Kiểm định giá trị thang đo bằng mô hình EFA ........................................... 66 3.5.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA.............................................................. 68 3.5.2.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................................... 69 3.6 Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu ......................................................... 69 3.6.1 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 69 3.6.2 Thiết kế mẫu ................................................................................................ 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 71 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 72 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................... 72 4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................................. 72 4.3 Thống kê mô tả thang đo ................................................................................ 73 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ........... 73 4.4.1 Thang đo “Cam kết tổ chức” ....................................................................... 73 4.4.2 Thang đo “Văn hóa tổ chức” ....................................................................... 73 4.4.3 Thang đo “Cơ cấu tổ chức” ......................................................................... 74 4.4.4 Thang đo “Chất lượng hệ thống thông tin kế toán” .................................... 74 4.4.5 Thang đo “Chất lượng thông tin kế toán” ................................................... 74 4.5 Đánh giá giá trị thang đo bằng mô hình EFA ................................................. 75 4.6 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................................. 76 4.7 Mô hình SEM .................................................................................................. 79 4.8 Kiểm định BOOTHSTRAP ............................................................................ 81 4.9 Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 84 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 85 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 85 5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 85 5.2.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức ........................................................................ 86 5.2.2 Giải pháp về cam kết tổ chức ...................................................................... 86 5.2.3 Giải pháp về văn hóa tổ chức ...................................................................... 87 5.2.4 Giải pháp về chất lượng hệ thống thông tin kế toán .................................... 87 5.2.5 Giải pháp về chất lượng thông tin kế toán................................................... 89 5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai .......................... 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 92 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT PHỤ LỤC III: MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC IV: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC V: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC VI: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT AIMQ Accounting Information Model Quality (Mô hình đo lường chất lượng thông tin kế toán) AIS Accounting Information System (Hệ thống thông tin kế toán) CFA Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định) CobIT Control Objectives for Information and Related Technology (Khuôn mẫu lý thuyết kiểm soát về công nghệ thông tin) DSS Decision Support Systems (Hệ thống hỗ trợ ra quyết định) EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) ERP Enterprise resource planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) ESS Executive Support Systems (Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo) FASB HNX HOSE HTTT Financial Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ) Ha Noi Stock Exchange (Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội) Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh) Hệ thống thông tin HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán IASB International Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) IQA Information Quality Analysis (Phân tích chất lượng thông tin) MIS Management Information Systems (Hệ thống thông tin quản lý) PSP/IQ Product and Service Performance Model for Information Quality (Mô hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho chất lượng thông tin) SEM Structural Equation Modeling (Mô hình cấu trúc tuyến tính) TAM Technology Acceptance Model (Mô hình chấp thuận công nghệ) TOE Technology – Organization – Environment (Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh) TPS Transaction Processing Systems (Hệ thống xử lý giao dịch) TTKT Thông tin kế toán DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp thang đo chất lượng hệ thống thông tin kế toán Bảng 2.2 Mô hình PSP/IQ Bảng 2.3 Tổng hợp thang đo chất lượng thông tin kế toán Bảng 2.4 Tổng hợp thang đo chất lượng thông tin kế toán giữa IASB, FASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam Bảng 2.5 Thang đo các biến chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin Bảng 3.1: Thang đo biến “Chất lượng hệ thống thông tin kế toán” Bảng 3.2: Thang đo biến “Chất lượng thông tin kế toán” Bảng 3.3: Thang đo biến “Cơ cấu tổ chức” Bảng 3.4: Thang đo biến “Văn hóa tổ chức” Bảng 3.5: Thang đo biến “Cam kết tổ chức” Bảng 3.6: Điều chỉnh nội dung thang đo “Chất lượng hệ thống thông tin kế toán” DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh Hình 2.2: Mô hình kim cương Leavitt Hình 2.3: Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean 2003 Hình 2.4: Mô hình lý thuyết nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn Hình 4.1: Mô hình CFA chuẩn hóa Hình 4.2: Mô hình SEM TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh dựa trên nền tảng lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết Công Nghệ - Tổ Chức – Môi trường kinh doanh, mô hình kim cương Levitt, mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone & McLean, chuẩn mực kế toán Việt Nam… Số liệu trong nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu khảo sát bằng cách phát trực tiếp và gửi qua email. Bảng câu hỏi khảo sát được phát triển dựa trên bảng khảo sát của các nghiên cứu trước đây có liên quan. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm kiểm định lại các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán, xây dựng bảng câu hỏi phù hợp để tiến hành khảo sát thực tế. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành để kiểm tra mô hình nghiên cứu thông qua thực hiện phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định Boothstrap. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhân tố “Cam kết tổ chức”, “Văn hóa tổ chức”, “Cơ cấu tổ chức” ảnh hưởng đến “Chất lượng hệ thống thông tin kế toán”, đồng thời “Chất lượng hệ thống thông tin kế toán” cũng tác động đến “Chất lượng thông tin kế toán”. Từ khóa: cam kết tổ chức, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, chất lượng hệ thống thông tin kế toán, chất lượng thông tin kế toán. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để nhà quản trị có được những thông tin hữu ích từ sổ sách, báo cáo làm cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị thì việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) vững mạnh là điều rất quan trọng. Đặc biệt, với sự phát triển khoa học và công nghệ thông tin như hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi việc cung cấp thông tin kế toán (TTKT) phải được thực hiện một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy để phục vụ cho việc quản lý và đưa ra quyết định. Nếu kế toán được xem là ngôn ngữ của kinh doanh thì HTTTKT là phương tiện thông minh cung cấp thông tin cho ngôn ngữ đó (Romney and Steinbart, 2014). Hệ thống thông tin (HTTT) nói chung và HTTTKT nói riêng được xây dựng để phục vụ cho lợi ích, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, các tổ chức cũng quan tâm và tiếp nhận sự ảnh hưởng từ công nghệ mới của HTTT. HTTTKT là thành phần không thể thiếu trong việc quản lý sự hoạt động của tổ chức (Fitriati and Mulyani, 2015). Theo tác giả Romney và Steinbart, một HTTTKT được tổ chức tốt sẽ làm tăng thêm giá trị của tổ chức như (1) nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm cũng như dịch vụ, (2) nâng cao hiệu quả, (3) chia sẻ kiến thức chuyên môn để cải thiện hoạt động, cung cấp lợi thế cạnh tranh và (4) cải thiện việc ra quyết định của nhà quản lý. Để đảm bảo mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau đòi hỏi TTKT phải thích hợp, trung thực, khách quan. Thông tin hữu ích làm giảm sự không chắc chắn, cải thiện việc ra quyết định, cải thiện khả năng lập kế hoạch và chiến lược (Romney and Steinbart, 2014), đồng thời đem lại lợi ích cho người ra quyết định (Rapina, 2014). Một HTTTKT thành công phụ thuộc vào khả năng đối phó với những hạn chế của tổ chức bao gồm yêu cầu cơ quan nhà nước, chính sách quản lý, nguồn nhân 2 lực, thái độ và trình độ chuyên môn của người sử dụng, công nghệ và tài chính. Sự tương tác giữa công nghệ thông tin và tổ chức khá phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trung gian như quy trình kinh doanh, văn hóa tổ chức, cấu trúc tổ chức, chính trị, môi trường xung quanh…(Laudon and Laudon, 2011). (Nicolaou, 2000) đưa ra vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu kế toán là mức độ phù hợp của TTKT với những điều kiện, tình huống có liên quan của tổ chức. Một trong những yếu tố chính cần xem xét ở đây là cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, cam kết tổ chức, kết cấu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, … (Laudon and Laudon, 2011), (Syaifullah, 2014), (Indahwati and Afiah, 2014), (Budi and Nusa, 2015). Trên thực tế tại Việt Nam, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung TTKT theo quy định và nội dung TTKT mà các doanh nghiệp công bố. Theo kết quả khảo sát tình hình tổ chức HTTTKT tại 15 doanh nghiệp là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thì việc tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có tính hệ thống, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, báo cáo kế toán chưa đầy đủ và thống nhất, mang tính rời rạc nên thông tin từ các báo cáo kế toán mang lại còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc áp dụng HTTTKT phù hợp, tương thích với nghiệp vụ đặc thù, điều kiện của từng doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý. Một trong những nguyên nhân thất bại trong việc ứng dụng ERP của một số doanh nghiệp là vì coi nhẹ yếu tố nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, tổ chức doanh nghiệp. Các nghiên cứu tại Việt Nam về mối quan hệ giữa các yếu tố tổ chức như văn hóa, cơ cấu, cam kết…và chất lượng HTTTKT và TTKT chưa nhiều; các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tổ chức công tác kế toán tại một doanh nghiệp cụ thể, giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống và thông tin. Từ những lý do trên, xác định đây còn là lỗ hổng trong nghiên cứu tại môi trường Việt Nam nên tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở TP. HCM” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT thông qua trung gian chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ hiểu rõ việc ứng dụng HTTTKT, từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng HTTTKT cũng như chất lượng TTKT. Mục tiêu cụ thể Kiểm định các nhân tố về tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT trong điều kiện áp dụng HTTTKT, cụ thể là yếu tố cam kết tổ chức, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Yếu tố cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT không? Câu hỏi 2: Yếu tố chất lượng HTTTKT có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT không? Câu hỏi 3: Mức độ tác động của các yếu tố đến chất lượng HTTTKT là như thế nào? 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố bên trong của tổ chức, cụ thể là văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, cam kết tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và yếu tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đang áp dụng HTTTKT. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu về chất lượng HTTTKT bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, thủ tục và con người; chất lượng TTKT là chất lượng của báo cáo tài chính đồng thời không đề cập đến chất lượng dịch vụ; các yếu tố nội bộ trong tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT là cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức. Tác giả tiến hành nghiên cứu chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT đối với các doanh nghiệp đang sử dụng HTTT trong công tác kế toán. Các doanh nghiệp đang thiết kế và thiết lập HTTTKT sẽ bị loại ra khỏi phạm vi của đề tài nghiên cứu. Vì khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu trên thế giới cũng như các nghiên cứu trong nước liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, tác giả tiếp cận hướng giải quyết vấn đề chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT trên góc độ của người sử dụng HTTTKT là kế toán viên. Phạm vi không gian Luận văn tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống thông tin kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 03 năm 2017. 5 Phương pháp nghiên cứu 4. Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, tác giả cần giải quyết 2 vấn đề chính có mối quan hệ với nhau, đó là (1) Chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT. Mục đích của phần này là tìm ra các tiêu chuẩn của chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT, mối quan hệ của chúng, (2) Các yếu tố bên trong tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTKT. Mục đích của phần này là kiểm định lại sự ảnh hưởng của các yếu tố cam kết tổ chức, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức đến chất lượng HTTTKT và thang đo của các yếu tố này tại các doanh nghiệp hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết vấn đề (1) Chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT, tác giả sử dụng phương pháp so sánh các lý thuyết nền về chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT, các quan điểm của các tổ chức nghề nghiệp có tính quốc tế và trong nước, từ đó chọn ra quan điểm phù hợp cho luận văn. Ngoài ra, tác giả sử dụng mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone và McLean để chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2. Để giải quyết vấn đề (2) Các yếu tố bên trong tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTTKT, tác giả sử dụng mô hình kim cương Leavitt phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa 4 thành phần con người, nhiệm vụ, cơ cấu và công nghệ; trong đó cơ cấu là đại diện cho cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức, công nghệ là đại diện cho chất lượng HTTTKT, kiểm định lại mô hình của (Carolina, 2014) và (Rapina, 2015) tại môi trường Việt Nam, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1. Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: - Phương pháp nghiên cứu định tính: khẳng định lại các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT thông qua ý kiến của các chuyên gia, góp phần giải thích sự tương quan có ý nghĩa từ các thang đo, từ kết quả này xây dựng bảng câu hỏi chính thức được hình thành sao cho phù hợp về mặt ý nghĩa các thang đo và đối tượng lấy mẫu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát với tổng mẫu là 240 nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp trên 6 địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hình thức khảo sát bao gồm phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi qua email. Dữ liệu được phân tích thông qua phần mềm SPSS và AMOS theo tuần tự các bước (1) đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, (2) kiểm định giá trị thang đo thông qua mô hình EFA cùng với kiểm định KMO và Barlett, (3) phân tích nhân tố khẳng định CFA, (4) sử dụng mô hình SEM, (5) kiểm định BOOTSTRAP. 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn Đóng góp về lý thuyết: Luận văn bổ sung thêm bằng chứng ở thực tiễn Việt Nam về các yếu tố văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, cam kết tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng TTKT thông qua trung gian chất lượng HTTTKT. Đóng góp về thực tiễn: Luận văn cung cấp luận cứ khoa học cho các giải pháp nâng cao chất lượng HTTTKT cũng như chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 6. Bố cục tổng quát của luận văn Luận văn được kết cấu bao gồm các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng