Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn áp dụng bảng điểm cân bằng nhằm đánh giá thành quả hoạt động và nâng ca...

Tài liệu Luận văn áp dụng bảng điểm cân bằng nhằm đánh giá thành quả hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty kiểm toán afc việt nam​

.PDF
164
3
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU THẢO ÁP DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG NHẰM ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU THẢO ÁP DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG NHẰM ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN ************ Tôi xin cam đoan “Luận văn Áp dụng Bảng điểm cân bằng nhằm đánh giá thành quả hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực. Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Phạm Thị Thu Thảo MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Lý do thực hiện đề tài ..................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 Tổng quan các nghiên cứu BSC được thực hiện trong nước ......................................2 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................7 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................8 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................................9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD – BSC) VÀ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ........................................................................................................... 10 1.1. Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC)......................................10 1.1.1. Tổng quan về Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC.................10 1.1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Bảng điểm cân bằng ..................................10 1.1.1.2. Sự cần thiết của Bảng điểm cân bằng trong đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................................................................................11 1.1.1.3. Khái niệm Bảng điểm cân bằng ...................................................................13 1.1.1.4. Vai trò của Bảng điểm cân bằng ..................................................................14 1.1.2. Tầm nhìn, chiến lược ...................................................................................15 1.1.3. Bốn phương diện của Bảng điểm cân bằng .................................................17 1.1.3.1. Phương diện tài chính ..................................................................................17 1.1.3.2. Phương diện khách hàng ..............................................................................17 1.1.3.3. Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ...................................18 1.1.3.4. Phương diện học hỏi và phát triển ...............................................................18 1.1.4. Bản đồ chiến lược ........................................................................................19 1.1.4.1. Các mục tiêu của Bảng điểm cân bằng ........................................................19 1.1.4.2. Bản đồ chiến lược của Bảng điểm cân bằng ................................................23 1.1.5. Thước đo trong Bảng điểm cân bằng ...........................................................24 1.1.5.1. Các thước đo của bốn phương diện .............................................................24 1.1.5.2. Mối quan hệ nhân quả của các thước đo ......................................................29 1.1.6. Các chỉ tiêu ...................................................................................................29 1.2. Chất lượng hoạt động kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán ..................................................................................................29 1.2.1. Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ....................................29 1.2.1.1. Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập dưới góc nhìn của khách hàng ...........................................................................................................30 1.2.1.2. Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập dưới góc nhìn của chủ sở hữu, cổ đông, nhà đầu tư, Hội nghề nghiệp – VACPA ........................................30 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán ......................31 1.2.2.1. Đạo đức nghề nghiệp ...................................................................................32 1.2.2.2. Có đầy đủ hiểu biết, kinh nghiệm và thời gian để thực hiện công tác kiểm toán ...........................................................................................................32 1.2.2.3. Áp dụng quy trình kiểm toán chặt chẽ và thủ tục kiểm soát chất lượng......33 1.2.2.4. Cung cấp các báo cáo có giá trị và kịp thời .................................................34 1.2.2.5. Tương tác phù hợp với bên liên quan ..........................................................34 1.3. Mối liên hệ giữa BSC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán ...................................................................................................................35 KẾT LUẬN CỦA CHƢƠNG 1 .............................................................................. 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐO LƢỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM ............................................................................ 38 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Kiểm toán AFC Việt Nam.........................38 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................39 2.1.2. Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty ..........................................40 2.1.3. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ..........41 2.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động hiện tại của Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ..........................................................................................................41 2.2.1. Tầm nhìn và chiến lược của công ty ............................................................42 2.2.2. Đo lường thành quả hoạt động phương diện tài chính.................................42 2.2.2.1. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động trong phương diện tài chính tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ...........................................................................42 2.2.2.2. Đánh giá thành quả hoạt động về phương diện tài chính của công ty .........44 2.2.3. Đo lường thành quả hoạt động phương diện khách hàng ............................44 2.2.3.1. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động trong phương diện khách hàng tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ...........................................................................44 2.2.3.2. Đánh giá thành quả hoạt động về phương diện khách hàng của công ty.....46 2.2.4. Đo lường thành quả hoạt động phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ .................................................................................................................46 2.2.4.1. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động trong phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam...............................46 2.2.4.2. Đánh giá thành quả hoạt động về phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ...........................................................................................................51 2.2.5. Đo lường thành quả hoạt động phương diện học hỏi và phát triển..............52 2.2.5.1. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động trong phương diện học hỏi và phát triển tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam .....................................................52 2.2.5.2. Đánh giá thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và phát triển .........54 2.2.6. Hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ..........................................................................................................55 2.3. Đánh giá về thực trạng đo lường thành quả hoạt động và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty kiểm toán AFC Việt Nam ...........................57 2.3.1. Ưu điểm trong đo lường thành quả hoạt động và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ............................................57 2.3.2. Hạn chế trong đo lường thành quả hoạt động và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam.............................................58 2.3.2.1. Hạn chế ở phương diện tài chính .................................................................58 2.3.2.2. Hạn chế ở phương diện khách hàng .............................................................59 2.3.2.3. Hạn chế ở phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ .................60 2.3.2.4. Hạn chế ở phương diện học hỏi và phát triển ..............................................60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 62 CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) TRONG VIỆC: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM63 3.1. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động tại công ty kiểm toán AFC Việt Nam .........................................................................................63 3.2. Các yếu tố tác động đến sự hình thành Bảng điểm cân bằng trong việc: đánh giá thành quả hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty kiểm toán AFC Việt Nam .........................................................................................64 3.2.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................64 3.2.2. Các yếu tố chủ quan .....................................................................................64 3.3. Kết quả nghiên cứu của đề tài về mô hình Bảng điểm cân bằng được áp dụng tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam..............................................................65 3.3.1. Tầm nhìn và chiến lược của công ty Kiểm toán AFC Việt Nam .................66 3.3.1.1. Tầm nhìn ......................................................................................................70 3.3.1.2. Chiến lược ....................................................................................................70 3.3.2. Các mục tiêu ở từng phương diện trong mô hình Bảng điểm cân bằng được áp dụng tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam .........................................................71 3.3.2.1. Các mục tiêu ở phương diện tài chính .........................................................71 3.3.2.2. Các mục tiêu ở phương diện khách hàng .....................................................72 3.3.2.3. Các mục tiêu ở phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ..........73 3.3.2.4. Các mục tiêu ở phương diện học hỏi và phát triển ......................................74 3.3.3. Bản đồ chiến lược ........................................................................................77 3.3.4. Các thước đo ở từng phương diện trong mô hình Bảng điểm cân bằng được áp dụng tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ........................................................77 3.3.4.1. Các thước đo ở phương diện tài chính .........................................................77 3.3.4.2. Các thước đo ở phương diện khách hàng.....................................................79 3.3.4.3. Các thước đo ở phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ .........82 3.3.4.4. Các thước đo ở phương diện học hỏi và phát triển ......................................86 3.4. Các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện BSC thành công tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ....................................................................................90 3.4.1. Xác định sự mong muốn và quyết tâm của các nhà quản trị đối với việc triển khai BSC để đo lường thành quả hoạt động của công ty..................................90 3.4.2. Hướng dẫn thực hiện ....................................................................................90 3.4.3. Chuẩn bị cho sự thay đổi..............................................................................90 3.4.4. Cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và thước đo trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi phát triển...............91 3.4.5. Đảm bảo các mục tiêu và thước đo được truyền đến tất cả các nhân viên của công ty .................................................................................................................91 3.4.6. Vạch ra hành động thực hiện .......................................................................91 3.4.7. Theo dõi và đánh giá ....................................................................................91 3.5. Triển khai áp dụng Bảng điểm cân bằng tại Công ty kiểm toán AFC Việt Nam .....................................................................................................................92 3.5.1. Quy trình thực hiện ......................................................................................92 3.5.2. Xây dựng Bảng điểm cân bằng cho Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ....94 3.5.3. Phương thức tính điểm và xếp loại ..............................................................94 3.5.4. Vận dụng Bảng điểm cân bằng trên bảng tính Excel để đo lường thành quả hoạt động .................................................................................................................95 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bảng điểm cân bằng chuyển tầm nhìn và chiến lược thành hành động trên bốn phương diện ................................................................................................14 Hình 1.2. Mối quan hệ các mục tiêu cốt lõi phương diện khách hàng .....................20 Hình 1.3. Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ - mô hình chuỗi giá trị chung.....................................................................................................................22 Hình 1.4. Bản đồ chiến lược mô tả cách tạo ra giá trị cho cổ đông và khách hàng .24 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu các bộ phận – phòng ban trong công ty ..............................40 5 Hình 2.2. Quy trình tìm kiếm, tiếp nhận khách hàng của phòng kinh doanh ...........48 6 Hình 2.3. Quy trình tiếp nhận và thực hiện kiểm toán tại bộ phận kiểm toán .........48 7 Hình 2.4. Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ..............................50 8 Hình 2.5. Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn của Bộ phận tư vấn ...........................50 9 Hình 3.1. Bản đồ chiến lược mối quan hệ giữa các mục tiêu BSC áp dụng cho 10 công ty Kiểm toán AFC Việt Nam............................................................................77 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện tài chính .............................................................................................................25 Bảng 1.2. Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động theo phương diện khách hàng.........................................................................................................26 Bảng 1.3. Các mục tiêu và thang đo của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ..............................................................................................................27 Bảng 1.4. Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động phương diện học hỏi và phát triển ..................................................................................................28 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các thước đo, công thức đo lường thành quả hoạt động ở 5 phương diện tài chính ở công ty Kiểm toán AFC Việt Nam ....................................42 Bảng 2.2. Bảng chỉ số tài chính của công ty năm 2015 và 2014 ..............................43 6 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp thước đo thực tế đo lường thành quả hoạt động ở phương 7 diện khách hàng ở công ty Kiểm toán AFC Việt Nam .............................................44 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng năm 2015 của công ty .....................45 8 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp về thực trạng đo lường thành quả hoạt động ở phương 9 diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ở công ty Kiểm toán AFC ...................47 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp về thực trạng đo lường thành quả hoạt động ở phương 10 diện học hỏi và phát triển ở công ty Kiểm toán AFC Việt Nam...............................52 Bảng 3.1. Bảng đánh giá thành tích theo thang điểm tăng .......................................94 11 Bảng 3.2. Bảng đánh giá thành quả theo thang điểm giảm ......................................95 12 Bảng 3.3. Phương thức xếp loại ...............................................................................95 13 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do thực hiện đề tài Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, sự thất bại của nhiều tập đoàn lớn và các vụ bê bối ở các quốc gia, niềm tin của công chúng đối với Báo cáo tài chính và các công ty kiểm toán giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt sau vụ tập đoàn Enron sụp đổ vào năm 2001 với Báo cáo tài chính được một trong các Big five – công ty kiểm toán Arthur Andersen thực hiện. Kiểm toán là một ngành nghề đặc thù bởi vì thực hiện dịch vụ cho khách hàng nhưng lại vì lợi ích của đông đảo người sử dụng làm mục tiêu và mục đích hoạt động. Cụ thể hơn, các khách hàng của công ty kiểm toán là các đơn vị cần kiểm toán báo cáo tài chính, nhưng người sử dụng báo cáo tài chính lại là các nhà đầu tư, các chủ nợ, các ngân hàng,… Các công ty kiểm toán phải đưa ra được nhận xét về báo cáo tài chính của khách hàng để đảm bảo niềm tin của công chúng vào báo cáo tài chính. Niềm tin của công chúng chính là giá trị tồn tại của ngành kiểm toán. Một khi niềm tin bị mất đi, ngành kiểm toán cũng sẽ không tồn tại được. Vì vậy, chất lượng kiểm toán là một vấn đề không thể bỏ qua. Tuy nhiên, rất khó có thể đo lường chất lượng kiểm toán, đó là một khái niệm mơ hồ. Hầu như mọi trường hợp, những người không tham gia vào quá trình kiểm toán sẽ không thể quan sát thấy chất lượng hoạt động kiểm toán trong quá trình kiểm toán, mà chỉ có thể nhìn thấy kết quả kiểm toán thông qua báo cáo kiểm toán. Và một trong những nỗ lực để nâng cao chất lượng kiểm toán đó là yêu cầu kiểm toán viên thực hiện một số thủ tục mang tính bắt buộc trên mỗi cuộc kiểm toán để nâng cao cơ hội phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính. Mặc dù hiện nay đã có các chuẩn mực VSQC 1 cho doanh nghiệp thực hiện kiểm toán và VSA 200 cho kiểm soát chất lượng hoạt đôngj kiểm toán BCTC nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, tuy nhiên, đó chỉ là các quy định chung từ bên ngoài, chưa xuất phát từ trong chính các công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán hiện nay, nếu muốn cạnh tranh 2 lâu dài với các công ty khác, thì phải kiểm soát được chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng, tạo nên uy tín cho công ty. Các công ty nên thiết lập xây dựng một hệ thống quản lý nhằm đo lường hiệu quả hoạt động đồng thời phải kiểm soát được chất lượng hoạt động kiểm toán mà đơn vị cung cấp cho khách hàng. Hệ thống đó chính là Bảng điểm cân bằng (Balanced Scoredcard - BSC). Tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam, để khẳng định vị thế, khả năng và năng lực cạnh tranh của mình trong ngành kiểm toán ngày càng nhiều đối thủ như hiện nay thì việc có chiến lược phù hợp, mục tiêu cụ thể, hệ thống đo lường đánh giá thành quả hoạt động phù hợp và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán là điều cần thiết. Chính vì những lý do kể trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Áp dụng Bảng điểm cân bằng nhằm đánh giá thành quả hoạt động và nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu  Giới thiệu Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) như một hệ thống đo lường thành quả hoạt động của một tổ chức.  Giới thiệu tổng quát về chất lượng hoạt động kiểm toán và các yếu tố nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.  Mối liên hệ giữa BSC và các yếu tố kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại một doanh nghiệp kiểm toán.  Phân tích thực trạng đo lường thành quả hoạt động với mục tiêu kiểm soát chất lượng tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam.  Sử dụng bốn phương diện của BSC nhằm đo lường thành quả hoạt động với chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán ở Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Bảng điểm cân bằng là gì? 3 Câu hỏi 2: Chất lượng hoạt động kiểm toán là gì? Và các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán? Câu hỏi 3: Mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán và các phương diện của bảng điểm cân bằng như thế nào? Câu hỏi 4: Thực trạng đo lường thành quả hoạt động và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 5: Bảng điểm cân bằng dựa trên chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán được thực hiện và triển khai như thế nào tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam? Tổng quan các nghiên cứu BSC đƣợc thực hiện trong nƣớc Ngày nay, môi trường kinh doanh khó khăn, nền kinh tế suy thoái, dẫn đến hoạt động của các công ty không còn hiệu quả như trước đây. Kéo theo đó, ngành kiểm toán cũng đang phải cạnh tranh khốc liệt để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bài nghiên cứu chính thức nào về xây dựng BSC nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán tại công ty kiểm toán. Các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay về BSC có thể tóm gọn trong bốn lĩnh vực chính: các đơn vị hành chính sự nghiệp, các công ty sản xuất, các công ty dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cho thuê tài chính. Liên quan đến các nghiên cứu về việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể kể ra một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:  “Vận dụng Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên” là luận văn thạc sĩ kinh tế được công bố năm 2013 của tác giả Nguyễn Quỳnh Giang. Nội dung nghiên cứu của đề tài này giới thiệu Bảng điểm cân bằng BSC như một hệ thống đo lường thành quả hoạt động của tổ chức và vận dụng BSC để giải quyết những thực trạng 4 còn tồn tại trong việc đánh giá thành quả hoạt động của Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên.  “Vận dụng Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét – Kí sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn” là luận văn thạc sĩ kinh tế được công bố năm 2013 của tác giả Lê Trần Hạnh Phương. Nội dung nghiên cứu của đề tài này là giới thiệu BSC như một hệ thống đo lường thành quả hoạt động của tổ chức và vận dụng BSC để giải quyết những khó khăn mà Viện đang gặp phải. Liên quan đến các nghiên cứu về việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động ở các công ty sản xuất có thể kể ra một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:  “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard – BSC) để nâng cao năng lực cạnh tranh tại CTCP Pymepharco – chi nhánh miền Nam” là luận văn thạc sĩ kinh tế được công bố năm 2014 của tác giả Trần Thị Phương Chi. Nội dung nghiên cứu về BSC, năng lực cạnh tranh và mối liên hệ giữa BSC với năng lực cạnh tranh; xây dựng quy trình vận dụng BSC nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CP Pymepharco – Chi nhánh miền Nam.  “Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) để thực hiện chế độ khuyến khích tài chính đối với người lao động tại Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1” là luận văn thạc sĩ kinh tế được công bố năm 2014 của tác giả Hồ Thị Phương. Nội dung nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác khuyến khích tài chính, điều kiện áp dụng áp dụng BSC và KPI; tiến hành xác định sứ mệnh, tầm nhìn và phân tích SWOT để xác định mục tiêu chiến lược cho Công ty, từ đó xây dựng BSC và KPI cho tất cả các cấp độ trong công ty; từ đó đề xuất các cách thức sử dụng kết quả đánh giá BSC và KPI vào thực hiện các khuyến khích tài chính tại công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1. Các nghiên cứu trước đây đã công bố liên quan đến các công ty dịch vụ tại Việt Nam có thể liệt kê cơ bản như sau: 5  “Vận dụng Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần giáo dục Anh văn Hội Việt Mỹ” là luận văn thạc sĩ được công bố năm 2013 của tác giả Trần Thị Thanh Liêm. Nội dung nghiên cứu là giới thiệu tổng quan về BSC và các bài học áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua; phân tích thực trạng về qui trình đánh giá thành quả hoạt động của Công ty hiện nay; xây dựng BSC nhằm giải quyết những hạn chế trong việc đánh giá thành quả hoạt động của công ty.  “Áp dụng Bảng điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam” là bài nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hương được đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, từ trang 94-104, năm 2010. Bài viết chỉ nêu lên khái quát về BSC, một số điểm thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam khi áp dụng BSC trong thực tế. Các nghiên cứu trước đây đã công bố liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cho thuê tài chính tại Việt Nam có thể liệt kê cơ bản như sau:  “Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo mô hình Thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng TMCP Á Châu” là luận văn thạc sĩ được công bố năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Phương Hà. Nội dung nghiên cứu là phân tích những ảnh hưởng của việc áp dụng mô hình BSC vào đánh giá kết quả làm việc của nhân viên tại ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo mô hình BSC.  “Xây dựng hệ thống Thẻ điểm cân bằng tại công ty cho thuê tài chính quốc tế Chailease” là luận văn thạc sĩ được công bố năm 2013 của tác giả Tường Tuấn Linh. Nội dung nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về BSC, đánh giá thực trạng mô hình quản lý công việc, từ đó xây dựng hệ thống BSC cho Công ty cho thuê tài chính quốc tế Chailease. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về việc ứng dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động bao gồm: 6  “A proposed comprehensive framework for formulating strategy: a Hybrid of balanced scorecard, SWOT analysis, porter„s generic strategies and Fuzzy quality function deployment” là bài nghiên cứu được công bố năm 2011 của tác giả Nikzad Manteghi và Abazar Zohrabi. Nghiên cứu đề xuất một khuôn khổ để xây dựng chiến lược dựa trên chiến lược cạnh tranh của Porter. Nghiên cứu áp dụng mô hình SWOT để tìm ra chiến lược ban đầu của Porter, sau đó dựa vào chiến lược để xây dựng mô hình BSC được áp dụng cho tổ chức.  “Performance evaluation of outsourcing decision using a BSC and Fuzzy AHP approach: A case of the Indian coal mining organization” là bài báo được công bố trên tạp chí sciencedirect, số 52, từ trang 181- 191 của tác giả Mousumi Modaka, Khanindra Pathakb, Kunal Kanti Ghosha. Nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng một khuôn khổ đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên Balanced Scorecard (BSC) và Quy trình Phân cấp Fuzzy (FAHP) để phân tích sự phù hợp của quyết định chiến lược của tổ chức đối với hoạt động tổ chức khai thác than Ấn Độ. BSC quản lý các yếu tố chiến lược trong việc đưa ra quyết định đánh giá hiệu suất của công ty, trong khi đó FAHP được áp dụng để xác định tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí liên quan đến các mục tiêu của tổ chức, xem xét sự không chắc chắn của thông tin là các đặc điểm đưa ra các quyết định sai sót. Các phát hiện của nghiên cứu này đã thiết lập khuôn khổ đề xuất như một công cụ phân tích trong xây dựng chiến lược và cung cấp hướng dẫn cơ sở lý luận để quản lý liên quan đến cải thiện hiệu suất. Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về việc ứng dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động ở công ty kiểm toán được liệt kê như sau:  “Ứng dụng Bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH Kiểm toán AS” là luận văn thạc sĩ kinh tế được công bố năm 2013 của tác giả Ngô Bá Phong. Bài nghiên cứu này chỉ đi vào các nội dung: giới thiệu chung về BSC; phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong việc đánh giá thành quả hoạt 7 động hiện nay của công ty Kiểm toán AS; sử dụng bốn phương diện của BSC để xây dựng và hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động cho công ty.  “Vận dụng phương pháp Bảng điểm cân bằng tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA” là luận văn thạc sĩ kinh tế được công bố năm 2013 của tác giả Lê Phạm Minh Phúc. Nội dung bài nghiên cứu là sử dụng BSC như một công cụ chuyển đổi tầm nhìn, chiến lược thành các mục tiêu thước đo cụ thể gắn liền với hành động được lập kế hoạch. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có hai luận văn được liệt kê ở trên là nghiên cứu vận dụng phương pháp BSC tại công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên, ở hai nghiên cứu đều xây dựng mô hình BSC để đo lường thành quả hoạt động nhưng vẫn chưa quan tâm đến việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp đến cho khách hàng. Chất lượng hoạt động kiểm toán chính là giá trị tồn tại của ngành kiểm toán, nếu dịch vụ kiểm toán không đủ chất lượng, ngành kiểm toán sẽ không tồn tại. Một doanh nghiệp kiểm toán, muốn có chỗ đứng vững trong ngành này, việc tăng trưởng thị phần hay lợi nhuận là không đủ, phải tăng cả chất lượng dịch vụ cung cấp mới có thể phát triển bền vững. Từ những vấn đề trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu về mô hình BSC; các yếu tố kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán; liên kết các yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động kiểm toán vào việc thiết lập các thước đo để đánh giá thành quả hoạt động của công ty. Điều này là cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển lâu dài, bền vững của công ty. Đối tƣợng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu BSC cả bốn phương diện: phương diện tài chính, phương diện khách hàng, phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, phương diện học hỏi và phát triển. Nghiên cứu về chất lượng hoạt động kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động kiểm toán. 8 Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán, thiết lập mô hình BSC nhằm đo lường thành quả hoạt động của đơn vị và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cung cấp.  Đối tượng phỏng vấn: Các nhà quản trị trong công ty Kiểm toán AFC Việt Nam. Các nhà quản trị bao gồm Ban tổng giám đốc và các trưởng phòng.  Đối tượng khảo sát: Ban tổng giám đốc và tất cả các nhân viên công ty Kiểm toán AFC Việt Nam (Phụ lục 01). Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc vận dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động của đơn vị và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cung cấp tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam từ 2016 đến 2020. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tác giả nghiên cứu các vấn đề trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động, phát triển và kết hợp đồng bộ với các phương pháp như: quan sát, chọn mẫu, phỏng vấn, khảo sát, thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp và phân tích, đánh giá cụ thể như sau:  Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết về Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) của Robert S.Kaplan và David P.Norton, từ đó đưa ra sự kết nối giữa tầm nhìn và chiến lược với bốn phương diện của BSC: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi – phát triển.  Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết về chất lượng hoạt động kiểm toán như chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính và khuôn mẫu chất lượng kiểm toán được ban hành bởi IAASB (2014), từ đó đưa ra khái niệm về chất lượng kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán.  Đối với mục tiêu nghiên cứu 3: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra mối liên hệ giữa BSC và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động kiểm toán. 9  Đối với mục tiêu nghiên cứu 4: Tác giả sử dụng phương pháp: quan sát, phỏng vấn, thống kê, phân tích và tổng hợp các cách thức đo lường thành quả hoạt động và kiểm soát chất lượng hoạt động tại Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá các ưu điểm và hạn chế mà Công ty đang gặp phải làm cơ sở đề ra các giải pháp giúp công ty khắc phục và hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.  Đối với mục tiêu nghiên cứu 5: Tác giả tiến hành so sánh giữa tình hình thực tế và lý thuyết của hệ thống đo lường để tiến hành triển khai, thiết lập các mục tiêu, thang đo cho bốn phương diện của BSC dựa trên chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Sau đó sử dụng phương pháp khảo sát các nhà quản trị, tổng hợp kết quả khảo sát để thiết lập BSC ứng dụng thực tiễn năm 2016. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Niềm tin của công chúng đối với các công ty kiểm toán ngày càng giảm sút, các công ty kiểm toán và Hội nghề nghiệp đang vất vả tìm lại niềm tin cho chính mình. Vì vậy, chất lượng kiểm toán đang là một vấn đề đáng quan tâm của các công ty kiểm toán. Muốn chất lượng hoạt động kiểm toán cung cấp nâng cao, thì các công ty không chỉ cần tuân thủ theo các quy định của Hội nghề nghiệp mà cần có những chiến lược và mục tiêu của riêng mình. Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam là một trong những công ty tiên phong trong ngành kiểm toán tại Việt Nam, tuy nhiên hiện nay, ngành kiểm toán đang phải cạnh tranh rất lớn, muốn giữ được chỗ đứng cho mình điều duy nhất cần thiết lúc này chính là nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán với thời gian và giá phí không thay đổi. Đây chính là chiến lược lâu dài để cạnh tranh trong môi trường hiện nay. Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn thiết lập một hệ thống đo lường thành quả dựa trên chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty Kiểm toán AFC Việt Nam. Từ đó, giúp công ty giữ vững hình ảnh và chỗ đững của mình trong ngành, dần dần trở thành một trong những công ty đứng đầu chất lượng trong dịch vụ kiểm toán cung cấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan