Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế [lshtkt] lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp của samuelson...

Tài liệu [lshtkt] lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp của samuelson

.DOCX
2
331
108

Mô tả:

LÝ THUYẾT NỀN KINH TẾ HỖN HỢP CỦA SAMUELSON 1. Hoàn cảnh: Vào thập niên 60-70 của thế kỉ 20, trường phái chính hiện đại đã xuất hiện do sự xích lại gần nhau của 2 trường phái: trường phái Keynes chính thống và trường phái Tân cổ điển. Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính hiện đại. 2. Nội dung 2.1. Cơ chế kinh tế thị trường: Cơ chế kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và nhà sản xuất tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để giải quyết 3 câu hỏi lớn: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa nào đó tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Giá cả là tín hiệu để người mua và người bán, hàng hóa và tiền tệ gặp gỡ. Sự biến động của giá cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung-cầu thường xuyên biến đổi và đó cũng chính là nội dung quy luật cung-cầu. Theo Samuelson, nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của 2 ông vua: người tiêu dùng và yếu tố kĩ thuật. Trong nền KTTT, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của các nhà sản xuất. Nền KTTT phải được hoạt động trong môi trường tự do cạnh tranh, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan (kế thừa quan điểm của Adam Smith). Theo Samuelson, nền KTTT không phải lúc nào cũng đem đến hiệu quả tốt nhất mà nó cũng tồn tại những khuyết tật nhất định, để sửa chữa những khuyết tật này cần có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước. 2.2. Vai trò của nhà nước: Theo Samuelson, mặc dù cơ chế thị trường có vai trò “thần kì” của sản xuất và phân phối hàng hóa, nhưng khuyết tật của nó lại dẫn tới nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Vì thế, nhà nước có thể tham gia sửa chữa những khuyết tật này thông qua 4 chức năng sau đây:         Thiết lập khuôn khổ hệ thống pháp luật Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả: Chống độc quyền để đảm bảo CTHH có hiệu quả. Có biện pháp hạn chế, ngăn chặn các tác động tiêu cực từ bên ngoài, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nền kinh tế. Đảm bảo sản xuất, cung cấp hàng hóa công cộng. Sử dụng công cụ thuế để sửa chữa những thất bại của thị trường. Đảm bảo công bằng xã hội Ổn định vĩ mô nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo Samuelson, bản thân nhà nước cũng có những trục trặc riêng của nó, gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nền kinh tế. Cần kết hợp vai trò của cả cơ chế thị trường và điều tiết của nhà nước trong vận hành nền kinh tế hiện đại, tạo nên nền kinh tế hỗn hợp. 3. Ý nghĩa:  Sự can thiệp của nhà nước vào nền KTTT là cần thiết trong việc khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động hiệu quả.  Các chức năng thiết lập khuôn khổ pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội và ổn định vĩ mô nền kinh tế là điều mà tất cả nhà nước cần quan tâm khi nghiên cứu xây dựng nền KTTT, đây là điều mà chúng ta cần nghiên cứu và vận dụng.  Đề ra những chính sách kinh tế, chương trình kinh tế phù hợp, sử dụng các công cụ vĩ mô hợp lý. Samuelson đã chỉ ra các công cụ như pháp luật, chương trình kinh tế, chính sách kinh tế trong đó rất coi trọng chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các công cụ kinh tế khác.  Không nên tuyệt đối hóa vai trò của cơ chế thị trường cũng như vai trò của nhà nước trong vận hành nền kinh tế mà cần nghiên cứu và kết hợp vai trò của cả hai. Đây là một tổng kết thực tiễn quan trọng mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu, vận dụng trong công cuộc đổi mới để vận hành nền KTTT định hướng XHCN có hiệu quả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan