Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 tổng hợp hóa hữu cơ 46 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên vũ khắc n...

Tài liệu Lớp 12 tổng hợp hóa hữu cơ 46 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên vũ khắc ngọc.image.marked (1)

.PDF
16
132
134

Mô tả:

Câu 1: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Chất hữu cơ nào dưới đây có số nguyên tử hiđro trong phân tử là số chẵn? A. axit glutamic. B. hexametylenđiamin. C. vinyl clorua. D. clorofom. Câu 2: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Điều chế anđehit fomic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa metanol. B. Điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng hiđrat hóa etilen. C. Có thể nhận biết etanal và axit acrylic bằng dung dịch brom. D. Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương. Câu 3: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các dung dung dịch sau: Na2CO3 (1); FeCl3 (2); H2SO4 loãng (3); CH3COOH (4); C6H5ONa (thơm) (5); C6H5NH3Cl (thơm) (6); (CH3)2NH2Cl (7). Dung dịch CH3NH2 tác dụng được với các dung dịch: A. (3); (4); (6); (7). B. (2); (3); (4); (6). C. (2); (3); (4); (5). D. (1); (2); (4); (5). Câu 4: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các dung dịch sau: glucozơ (1); mantozơ (2); saccarozơ (3); axit axetic (4); glixerol (5); axetanđehit (6). Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 5: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các phát biểu sau: (a) Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat (b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch. (c) Axit fomic là axit yếu nhất trong dãy đồng đẳng của nó. (d) Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, ... (e) Trong công nghiệp axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các phát biểu sau: (a) Alanin và anilin đều là những chất tan tốt trong nước. (b) Miozin và albumin đều là những protein có dạng hình cầu. (c) Tristearin và tripanmitin đều là những chất rắn ở điều kiện thường. (d) Saccarozơ và glucozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh thẫm. (e) Phenol và anilin đều tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2. (f) Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu quỳ tím. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 7: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho phản ứng hóa học sau: t X  NaOH   CH 3CHO   COONa 2  C2 H 5OH Kết luận nào dưới đây về X là không đúng? A. X tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1 : 2 về số mol. B. X có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. C. X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. D. Không thể điều chế X từ axit cacboxylic và ancol tương ứng. Câu 8 (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Chất nào dưới đây còn gọi là “đường nho”? A. Glucozơ B. Fructozơ C. Mantozơ D. saccarozơ Câu 9 (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Chất hữu cơ nào dưới đây chỉ có tính bazơ? A. Lysin. B. Anilin. C. axit glutamic D. metylamoni clorua. Câu 10: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Ancol đa chức có nhóm -OH cạnh nhau hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh thẫm. B. CH3COOH hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh nhạt. C. Anđehit tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch. D. Phenol hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh nhạt. Câu 11: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với Na2CO3? A. ancol etylic, axit fomic, natri axetat. B. axit axetic, phenol, axit benzoic. C. axit oxalic, anilin, axit benzoic. D. axit axetic, axit fomic, natri phenolat. Câu 12: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các phát biểu sau: a, Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử b, Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen c, Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một d, Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2 e, Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ g, Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 13: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, C6H5NH2 (anilin), CH3COOH và HCl. Ở 25oC, pH của các dung dịch (cùng có nồng độ 0,01M) được ghi lại trong bảng sau: Chất X Y Z T pH 8,42 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. X có phản ứng tráng gương. B. Y có thể điều chế trực tiếp từ ancol etylic. C. Z tạo kết tủa trắng với nước Br2. D. T có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Câu 14: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho Z là chất hữu cơ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng O2 tiêu tốn cho hai phản ứng cháy này đúng bằng lượng O2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết MX = 90 và Z có thể tác dụng với Na tạo H2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. X có 2 công thức cấu tạo phù hợp. B. Z có 4 đồng phân cấu tạo. C. Trong Z, Oxi chiếm 40,68% về khối lượng. D. Cả X và Z đều là hợp chất tạp chức. Câu 15: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho X là hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có KLPT nhỏ hơn 160 đvC. Đun nóng 18,24 gam X với dung dịch KOH 28 tới phản ứng hoàn toàn. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được phần chất rắn Y và 63,6 gam chất lỏng Z gồm nước và một ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phẩm gồm 28,16 gam CO2; 5,76 gam H2O và 27,6 gam K2CO3. Dẫn toàn bộ Z đi qua bình đựng Na dư thu được 38,528 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối trong Y gần nhất với A. 74%. B. 72%. C. 76%. D. 78%. Câu 16: (GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Hợp chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm –CH2–). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X → Y + H2O (2) X + 2NaOH → 2Z + H2O (3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O (4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4 CaO,t (5) T + NaOH   Na CO + Q (6) Q + H2O → G Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q, G đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Trong các phát biểu sau: (a) P tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol P phản ứng. (b) Q có khả năng thúc cho hoa quả mau chín. (c) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, to) thì thu được Z. (d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17 (GV VŨ KHẮC NGỌC) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn. B. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol. C. Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa. D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. Câu 18: (GV VŨ KHẮC NGỌC) Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức. Đun nóng hỗn hợp X với NaOH thu được 1 ancol và 2 muối. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. X gồm 2 este của cùng 1 ancol đơn chức với 2 axit khác nhau. B. X gồm 1 axit và một este của axit khác. C. X gồm 2 este của cùng 1 ancol đơn chức với 2 axit khác nhau hoặc là hỗn hợp gồm 1 axit và một este của axit khác. D. X gồm 1 axit và 1 ancol. Câu 19: (GV VŨ KHẮC NGỌC) X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5 và thỏa mãn tính chất: t C X + 2NaOH  2Y + H2O Y + HCl (loãng) → Z + NaCl Nếu cho 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2? A. 0,05 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,15 mol. Câu 20: (GV VŨ KHẮC NGỌC) Có các phát biểu: 1. Các axit béo no thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn axit béo không no. 2. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C. 3. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β). 4. Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng α (vòng 5 hoặc 6 cạnh). 5. Trong phân tử saccarozơ không có nhóm OH hemiaxetal. 6. Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại polisaccarit. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 21: (GV VŨ KHẮC NGỌC) Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminoaxit và ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là A. 52,5 B. 55,5 C. 59,5 D. 48,5 Câu 22:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ rằng trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm hiđroxyl? A. C6H5OH + NaOH   C6H5ONa + H2O Ni,t B. C6H5OH + 3H2   C6H11OH C. C6H5OH + 3Br2   C6H2Br3OH↓ + 3HBr D. C6H5ONa + CO2 + H2O   C6H5OH + NaHCO3 Câu 23:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các nhận định sau: (1) Axit béo là các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh và có chẵn nguyên tử cacbon (12C-24C). (2) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. (3) Lipit gồm nhiều loại: chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …. (4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. Số nhận định đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 24:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Chất nào dưới đây tan tốt trong nước? A. xenlulozơ. B. anilin. C. fomanđehit. D. keratin. Câu 25:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các phát biểu sau: a, Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. b, Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit. c, Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. d, Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. e, Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 1 C. 4 Câu 26:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho sơ đồ chuyển hoá sau D. 3  H 2 ,t  xt,t  Z C2 H 2   X   Y   Caosu buna-N Pd ,PbCO3 t  ,xt,p Các chất X, Y, Z lần lượt là A. benzen; xiclohexan; amoniac. B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien. C. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren. D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin. Câu 27:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol): Tỉ lệ x : y trong đồ thị trên là A. 5 : 6. B. 4 : 5. C. 7 : 8. D. 9 : 10. Câu 28:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ mạch hở, đơn chức có cùng công thức phân tử là C3H4O2. Đun nóng nh 14,4 gam X với dung dịch KOH dư đến hoàn toàn thu được dung dịch Y (giả sử không có sản phẩm nào thoát ra khỏi dung dịch sau phản ứng). Trung hòa bazơ còn dư trong dung dịch Y bằng HNO3, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam kết tủa. Nếu cho 14,4 gam X tác dụng Na dư thì thu được tối đa bao nhiêu lit H2 ở đktc? A. 2,24 lit B. 1,12 lit C. 3,36 lit D. 4,48 lit Câu 29:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 30:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C8H12O5, mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X thu được glixerol và 2 axit hữu cơ đơn chức Y, Z (trong đó Z hơn Y một nguyên tử cacbon). Kết luận nào dưới đây là đúng? A. X có 2 đồng phân thỏa mãn điều kiện trên. B. X có khả năng làm mất màu dung dịch brom. C. Phân tử X có 1 liên kết π. D. Y, Z là 2 đồng đẳng kế tiếp. Câu 31:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glixin (3), axit glutamic (4), axit 2,6- điaminohexanoic (5), H2NCH2COONa (6). Các dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là A. (1), (2). B. (2), (5), (6). C. (2), (5). D. (2), (3), (6). Câu 32:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; C2H2; CH3COONa; HCOOCH=CH2; CH3COONH4. Số chất có thể được tạo ra từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 33:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p- crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 34:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 7,5 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 2,23 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là A. C2H5COOH và C2H5COOCH3. B. HCOOH và HCOOC2H5. C. CH3COOH và CH3COOC2H5. D. HCOOH và HCOOC3H7. Câu 35:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch thẳng, chỉ chứa C, H, O trong phân tử) đều có khối lượng phân tử là 82 (trong đó X và Y là đồng phân của nhau). Biết 1,0 mol X hoặc Z đều tác dụng vừa đủ với 3,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1,0 mol Y tác dụng vừa đủ với 4,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Khi nhận xét về X, Y, Z, kết luận nào dưới đây là không đúng? A. Số liên kết π trong X, Y và Z lần lượt là 4, 4 và 3. B. Số nhóm chức -CHO trong X, Y và Z lần lượt là 1,2 và 1. C. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là 7,32% và trong Z là 2,44%. D. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 39,02% và trong Z là 19,51%. Câu 36:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Lấy 7,32 gam muối A có công thức là C3H10O3N2 cho phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc III, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là A. 6,90 gam. B. 11,52 gam. C. 6,06 gam. D. 9,42 gam. Câu 37( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là A. (3), (4), (5) và (6) B. (1), (3), (4) và (6) C. (2), (3), (4) và (5) D. (1), (2), (3) và (4) Câu 38:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các loại quần áo dệt từ tơ tằm, len lông cừu, ... không nên giặt trong xà phòng có tính kiềm. B. Từ hỗn hợp glyxin và alanin có thể trùng ngưng thành tối đa 3 đipeptit khác nhau. C. Thủy phân hoàn toàn hemoglobin chỉ thu được các α-amino axit. D. Lysin là chất chỉ có tính bazơ. Câu 39:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các chất: phenylamoni clorua, phenol, đồng (II) axetat, glyxin, tơ nilon-6,6. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 40:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho sơ đồ sau: xt,t  X  H 2   ancol X1. xt,t  X  O 2   axit hữu cơ X2. xt,t  X1  X 2   C6 H10 O 2  H 2 O. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2CHO. B. CH2=CH-CHO. C. CH3-CHO. D. CH2=C(CH3)-CHO. Câu 41:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các phát biểu sau: (1) Xà phòng hóa hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol (2) Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic. (3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, t0) (4) Để phân biệt glucozơ và mantozơ có thể dùng nước brom (5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau (6) Để phân biệt anilin và phenol có thể dùng dung dịch brom (7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm (8) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng (9) Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa trong nước cứng Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7 Câu 42:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử tổng quát dạng CxHyO4 và thỏa mãn các dữ kiện sau: (1) A + NaOH → X + Y + Z (2) X + H2SO4 → E + Na2SO4 (3) Y + H2SO4 → F + Na2SO4 Đun nóng F với H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được axit C3H4O2, các chất E và Z đều có phản ứng tráng gương. Các hệ số của các chất trong sơ đồ trên không nhất thiết là hệ số tối giản khi phản ứng. Giá trị nhỏ nhất của MA (g/mol) là A. 160. B. 188. C. 112 D. 144. Câu 43:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Có 3 chất hữu cơ thuần chức, mạch hở, thuộc các nhóm chức của chương trình phổ thông. Công thức phân tử lần lượt là C3H4O2, CH2O2 và C2H4O2. Nhóm chức của mỗi chất đều khác nhóm chức của 2 chất còn lại. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Cả 3 chất đều tham gia phản ứng tráng gương. B. Cả 3 chất đều có thể phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng. C. Có 2 chất có thể phản ứng với H2, đun nóng trong Ni. D. Có 1 chất là hợp chất chưa no. Câu 44:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho chất hữu cơ A đơn chức (chứa các nguyên tố C, H, O) không có khả năng tráng bạc. A tác dụng vừa đủ với 96 gam dung dịch KOH 11,66%, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 23 gam chất rắn Y và 86,6 gam nước. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phẩm gồm 15,68 lít CO2 (đktc); 7,2 gam nước và một lượng K2CO3. Công thức cấu tạo của A là A. CH3COOC6H5 B. HCOOC6H4CH3 C. CH3C6H4COOH D. C2H3COOC6H5 Câu 45:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Cho các phát biểu sau: (1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo. (2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. (3) Để khử mùi tanh của cá (do các amin có mùi gây ra) người ta thường dùng dung dịch giấm ăn. (4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử. (5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải. (6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. (7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 46:( GV VŨ KHẮC NGỌC 2018) Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử là C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z chỉ gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là A. 480 B. 420 C. 960 D. 840 ĐÁP ÁN Câu 1: Đáp án là B. Axit glutamic = C5H9NO4 Hexametylenđiamin = C6H14N2O2 Vinyl clorua = C2H3Cl Clorofom = CHCl3 Câu 2: Đáp án là A. Ag  2HCHO  2H 2 O A đúng, 2CH 3OH  O 2  600  7000 C B sai, không điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm. C sai, cả etanal (C2H5CHO) và axit acrylic (CH2=CHCOOH) đều là mất màu nước brom. D sai, glucozơ có tham gia phản ứng tráng gương còn saccarozơ thì không. Câu 3: Đáp án là B. Dung dịch metylamin tác dụng được với FeCl3 (2); H2SO4 loãng (3); axit axetic (4); phenylamoni clorua (6). FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl 2CH3NH2 + H2SO4 loãng → (CH3NH3)2SO4 CH3NH2 + CH3COOH → CH3COOH3NCH3 C6H5NH3Cl + CH3NH2 → CH3NH3Cl + C6H5NH2. Câu 4: Đáp án là C. Dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: (1); (2); (3); (4); (5). Câu 5: Đáp án là B. Phát biểu đúng là: (a); (d); (e). (b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng một chiều. (c) Axit fomic là axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng của nó. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Câu 6: Đáp án là B. Phát biểu đúng là: (c); (d); (e); (f). (a) Alanin tan tốt trong nước; anilin ít tan trong nước. (b) Miozin (trong cơ bắp) là protein hình sợi; anbumin (trong lòng trắng trứng) là protein hình cầu. (f) Axit glutamic làm quỳ tím chuyển đỏ; lysin làm quỳ tím chuyển xanh. Câu 7: Đáp án là C. X = C2H5OOC-COOC2H3. C sai, X không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Câu 8 Chọn đáp án A Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho Câu 9 Chọn đáp án B A. Glyxin có CTCT: NH2- [CH2]3-CH(NH2)- COOH => có 2 gốc NH2 và 1 gốc COOH nên có cả tính axit và bazo B. Anilin có CTCT: C6H5NH2 => chỉ có tính bazo C. Axit glutamic: HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)- COOH => có cả tính axit và bazo D. metylamoni clorua: CH3NH3Cl là muối có tính axit Câu 10. Chọn đáp án D A,B, C đúng D sai vì phenol không hòa tan được Cu(OH)2 Câu 11. Chọn đáp án B A. loại ancol etylic và natri axetat không tác dụng B. đúng 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑ C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3 2C6H5COOH + Na2CO3 → 2C6H5COONa + H2O + CO2↑ C. Loại anilin không tác dụng được D. Loại natri phenlat không tác dụng được Câu 12. Chọn đáp án B Các phát biểu đúng là: a), c), d), g) => có 4 phát biểu đúng Câu 13. Chọn đáp án D X có pH = 8,42 > 7 => có môi trường bazo => X là C6H5NH2 Z có pH = 2 => là axit mạnh => Z là HCl Y có pH = 3,22 < pH của T = 3,45 => tính axit của Y mạnh hơn của T => Y là HCOOH và T là CH3COOH. A. Sai vì C6H5NH2 không có phản ứng tráng gương. B. Sai HCOOH không thể điều chế được từ C2H5OH C. Sai vì HCOOH chỉ làm mất màu dung dịch nước brom chứ không tạo kết tủa với dd nước brom D. Đúng vì CH3COOH có thể làm giấm ăn,… Câu 14. Chọn đáp án C Đốt cháy X cho nCO2 = nH2O => X có dạng: CnH2nOx MX = 90 => 14n + 16x = 90 => n = x = 3 phù hợp Vậy CTPT của X là C3H6O3: 0,03 (mol) ( nX = nCO2 /3) BTNT: O => nO2 đốt X = (2nCO2 + nH2O – 3nC3H6O3)/2 = ( 2.0,09 + 0,09 – 3.0,03)/2 = 0,09 (mol) nO2( để đốt Y) = 0,135 – 0,09 = 0,045 (mol) nY = nH2O – nCO2 = 0,045 – 0,03 = 0,015 (mol) Y có dạng C2H6Oy: 0,015 (mol) BTNT: O => 0,015y + 0,045.2 = 0,03.2 + 0,045 => y = 1 CTCT của Y là C2H5OH BTKL cho phản ứng thủy phân: mZ + mH2O = mX + mY => mH2O = 0,03. 90 - 0,015.46 – 2,85 = 0,54 (g) => nH2O = 0,03 (mol) Phản ứng thủy phân có dạng: Z + 3H2O → 2X + Y CTCT của Z là thỏa mãn HO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-COO-C2H5 HO-CH(CH3)-COO-CH2-CH2-COO-C2H5 HO-CH2-CH2-COO-CH(CH3)-COO-C2H5 HO-CH(CH3)-COO-CH(CH3)-COO-C2H5 A. Đúng X có 2 CTCT phù hợp là HO-CH2-CH2-COONa và HO- CH(CH3)-COONa B. Đúng ( viết như trên) C. sai vì Z: C8H14O5 => % O = [(16.5): 190 ].100% = 42% D. Đúng cả X và Z đều chứa nhóm –OH và –COOH nên thuộc hợp chất tạp chức. Câu 15. Chọn đáp án A 18, 24 gX(M X  160g / mol)  KOH : 28%   ROH  NaOH 38,528 63, 6 g Z   H 2 :  1, 72(mol) 22, 4 H 2O 28,16  CO 2 : 44  0, 64 (mol)  5, 76   O2 Y   H 2O :  0,32 (mol) 18  27, 6  K 2 CO3 : 138  0, 2 (mol)  Bảo toàn e: => nROH + nH2O = 2nH2 = 3,44 (mol) BTNT K : => nKOH = 2nK2CO3 = 0,4 (mol) m KOH 0, 4.56 .100%  .100%  80(g) 28% 28%  m H2O (trong dd)  m ddKOH  m KOH  80  22, 4  57, 6(g) m ddKOH   n H2O  57, 6  3, 2 (mol) 18 TH1: Nếu X + KOH không tạo ra H2O thì Z gồm ancol và H2O từ dd KOH => nROH = 3,44 – 3,2 = 0,24 (mol) và mROH = 63,6 – 3,2.18 = 6 (g)  M ROH  6  25  loai 0, 24 TH2: Nếu X + KOH tạo ra H2O => hỗn hợp Z gồm ancol ; H2O từ dd KOH và H2O từ phản ứng sinh ra => nROH + nH2O (sinh ra) = 3,44 – 3,2 = 0,24 (mol) => nROH = nH2O (sinh ra) = 0,12 (mol) (Vì tỉ lệ sinh ra nH2O = nROH) Ta có: 0,12 (R + 17) + 0,12. 18 = 63,6 – 3,2.18 => R= 15. Vậy ancol là CH3OH CTPT của X là HOC6H4COOCH3 ( Vì X chứa vòng benzen và có phân tử khối < 160) BTKL ta có: mX + mddKOH = mZ + mY => mY = mX + mddKOH - mZ = 18,24 + 80 – 63,6 = 34,64 (g) HOC6H4COOCH3 + KOH → KOC6H4COOK + CH3OH 0,12 => mKOC6H4COOK = 0,12. 214 = 25,68 (g) ← 0,12 (mol)  % KOC6 H 4 COOK  25, 68 .100%  74,13% 34, 64 Gần nhất với giá trị 74% Câu 16. Chọn đáp án C C6H10O5 có độ bất bão hòa k  6.2  2  10 2 2 X + NaHCO3 hoặc với Na đều thu được số mol khí = số mol X => X có 1 nhóm – COOH và 1 nhóm –OH X không chứa nhóm –CH2− trong phân tử => X có CTCT là: CH3- CH- COO- CH- COOH OH CH3 (1) CH3-CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (X) → CH2=CH(OH)-COO-CH(CH3)COOH (Y) + H2O (2) CH3-CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (X) + 2NaOH → 2CH3-CH(OH)-COONa (Z) + H2O (3) CH2=CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (Y) + 2NaOH → CH3CH(OH)COONa (Z) + CH2=CHCOONa (T) +H2O (4) 2CH3-CH(OH)-COONa (Z) + H2SO4 → 2CH3-CH(OH)-COOH (P) + Na2SO4 CaO,t (5) CH2=CHCOONa + NaOH   Na2CO3 + CH2=CH2 (Q) (6) CH2 = CH2 (Q) + H2O → C2H5OH (G) a) đúng: CH3-CH(OH)-COOH + Na → CH3-CH(ONa)-COONa + H2 b) đúng: C2H4 có thể làm hoa quả mau chín c) sai vì CH2=CHCOONa + H2 → CH3CH2COONa d) đúng vì “ xăng sinh học” là trộn 95% xăng thông thường với 5% etanol => có 3 phát biểu đúng Câu 17 Đáp án B. Câu 18: Đáp án C. Câu 19: Đáp án B. X = HOC2H4COOC2H4COOH; Y = HOC2H4COONa; Z = HOC2H4COOH  n H2  0,1. Câu 20: Đáp án B. Phát biểu đúng là: (2); (3); (5); (6). Câu 21: Đáp án A. M X  103  X  C4 H 9 NO 2 H NCH 2 COONa : 0,5  X  H 2 NCH 2 COOC2 H 5 : 0,5   2  m  52,5.   NaOH : 0,1 M ancol  32 Câu 22: Đáp án A. Gốc phenyl hút electron làm cho nguyên tử H trong nhóm -OH linh động hơn nên có thể phản ứng với NaOH. Câu 23: Đáp án A. Nhận định đúng là: (1); (2); (3); (6). (4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất lỏng ở nhiệt độ thường. Chất béo chứa các gốc axit béo no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (hay phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều. Câu 24: Đáp án C. Câu 25: Đáp án A. Phát biểu đúng là: (a); (c). Câu 26: Đáp án D. 0 t 2CH≡CH   CH2=CH-C≡CH xt Câu 27: Đáp án B.  n FeCl3   x  0, 2.3  0, 6 0,15  0, 05  n AlCl3  0, 2  0, 05  0,15    x : y  4 : 5. 3  y  0, 6  0,15  0, 75 0  H 2 ;t CH2=CH-C≡CH + H2   CH2=CH-CH=CH2 Pd;PbCO3 0 t ;p nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN  (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-)n. xt Câu 28: Đáp án B. HCOOH n HCOOC2 H 3  X  CH 3CHO  n HCOOC2 H3  Ag  0,1  n C2 H3COOH  0,1  n H2  0, 05  V  1,12. 4 C2 H 3COOH  C2 H 3COOH Câu 29: Đáp án A. Chất tham gia phản ứng tráng gương là: HCHO; HCOOH; HCOOCH3. Câu 30: Đáp án B. X có 5 nguyên tử oxi nên có 2 nhóm -COO- và 1 nhóm -OH → CY + CZ + 3 = 8; CZ = CY + 1 → CY = 2; CZ = 3 → X = CH3COO-C3H5(OH)-OOCC2H3 → B. A sai, X có 3 đồng phân. C sai, X có 3 liên kết π. Câu 31: Đáp án B. Câu 32: Đáp án A. Chất có thể tạo ra từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng là: CH3COOH; C2H5OH; CH3COONa; CH3COONH4. Mn 2  2CH3COOH. 2CH3CHO + O2  Ni  C2H5OH. CH3CHO + H2  t0 0 t  CH3COONa + Cu2O + 3H2O CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  0 t  CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 CH3CHO + 2AgNO3 +3NH3 + H2O  Câu 33: Đáp án A. Chất tác dụng với dung dịch NaOH là: etyl axetat; axit acrylic; phenol; phenylamoni clorua; p-crezol. Câu 34: Đáp án D. BTKL   m CO2  m H2O  7,5  2, 23  5, 27 X phản ứng với dung dịch NaOH thu được 1 muối và 1 ancol; nancol < nmuối nên có các trường hợp: + X chứa 1 axit và 1 ancol axit:Cn H 2 n O 2  n axit  0, 04; n ancol  0, 015  m CO2  m H2O  0, 04.62n  0, 015.  62m  2   5, 27 ancol:Cm H 2 m2 O 524  VN 31 + X chứa 1 axit và 1 este tạo bởi axit đó  8n  3m   n este  0, 015; n axit  0, 025  n CO2  n H2O  5, 27  0, 085  0, 015Ceste  0, 025Caxit 44  18 Caxit  1  HCOOH  3Ceste  5Caxit  17   Ceste  4  HCOOC3 H 7 Câu 35: Đáp án C.  C5 H 6 O M 82 C x H y O z  12x  y  16z  82   C4 H 2O 2 + 1 mol Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 4 mol AgNO3/NH3, đun nóng → Y = OHCC≡C-CHO. + X và Y là đồng phân của nhau và 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3 mol AgNO3/NH3, đun nóng → X = CH≡C-CO-CHO. + 1 mol Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3 mol AgNO3/NH3, đun nóng → Z = CH≡CCH2CH2CHO. → D sai, phần trăm khối lượng H trong X và Z lần lượt là 2,44% và 7,32%. Câu 36: Đáp án A. KNO3 : 0, 06 n KOH  0,075 A = (CH3)3NHNO3  n A  0, 06   m cr  6,9.  KOH : 0, 015 Câu 37 Đáp án B. Câu 38: Đáp án A. A đúng, các loại quần áo dệt từ tơ tằm, len lông cừu, … có thành phần là các protein, do đó không nên giặt trong xà phòng có tính kiềm. B sai, từ hỗn hợp Gly và Ala có thể trùng ngưng thành tối đa 4 đipeptit là Gly-Gly; Gly-Ala; Ala-Ala; Ala-Gly. C sai, hemoglobin là protein phức tạp nên khi thủy phân ngoài thu được các α-amino axit còn thu được các thành phần phi protein. D sai, Lysin có tính lưỡng tính, tức là có cả tính axit và tính bazơ. Câu 39: Đáp án A. Các chất tác dụng với dung dịch NaOH là: phenylamoni clorua; phenol; đồng (II) axetat; glyxin; tơ nilon-6,6. Câu 40: Đáp án B. X 2  C2 H 3COOH  CX  CX1  CX2  3  C6 H10 O 2  C2 H 3COOC3 H 7    X  C2 H 3CHO. X1  C3 H 7 OH Câu 41: Đáp án A. Phát biểu đúng là: (1); (2); (3); (7); (9). (4) Cả glucozơ và mantozơ đều làm mất màu nước brom. (5) Tinh bột và xenlulozơ có cùng công thức chung là (C6H10O5)n nhưng do hệ số n khác nhau nên chúng không là đồng phân của nhau. (6) Cả anilin và phenol đều phản ứng với nước brom sinh ra kết tủa màu trắng. (8) Tơ nilon-6,6 chỉ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ađipic và hexametylenđiamin. Câu 42: Đáp án D. H 2SO 4  d  F   CH 2  CHCOOH  F  HO  C2 H 4  COOH  Y  HO  C2 H 4 COONa 1700 C E; Z đều tham gia phản ưng tráng gương và để MA nhỏ nhất thì E = HCOOH; Z = CH3CHO → A = HCOO-C2H4-COOCH=CH2 = C6H8O4 → MA = 144. Câu 43: Đáp án A. CH2O2 = HCOOH; C2H4O2 = HCOOCH3; C3H4O2 = CH2(CHO)2. Câu 44: Đáp án A. BTKL  n KOH  0, 2  m H2O dd KOH   84,8  n H2Osra   0,1   m A  13, 6 BT  C     n C  0,8  BT H   n K 2CO3  0,1  A   n H  0,8  A  C8 H8O 2  CH 3COOC6 H 5 .  BTKL  n O  0, 2   Câu 45: Đáp án A. Phát biểu đúng là: (2); (3); (4). (1) Không sản xuất chất béo trong công nghiệp. (5) Không dùng amilozơ để sản xuất tơ sợi dệt vải. (6) Dung dịch amino axit có làm đổi màu quỳ tím hay không còn phụ thuộc vào số nhóm -NH2 và -COOH trong phân tử amino axit. (7) Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới tác dụng với Cu(OH)2/OH- sinh ra hợp chất màu tím hoặc đỏ tím (phản ứng màu biure). Câu 46: Đáp án C. X gồm C2H5NH3NO3; (CH3)2NH2NO3; H2NCH2NH3HCO3; CH2(NH3)2CO3.  NaNO3 : x 85x  106y  29, 28  x  0,12 BT Na   Y    n NaOH  0, 48  V  960.  y  0,18  Na 2 CO3 : y  x  y  0,3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan