Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 tổng hợp hóa hữu cơ 27 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên tòng văn ...

Tài liệu Lớp 12 tổng hợp hóa hữu cơ 27 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên tòng văn sinh.image.marked

.PDF
9
57
135

Mô tả:

Câu 1: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Chất nào trong 4 chất dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. H-COO-CH3. B. CH3-COOH. C. HO-CH2-CHO. D. CH3-CH2-CH2-OH. Câu 2: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh? A. Ancol etylic. B. Anilin. C. Metylamin. D. Glyxin. Câu 3: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ, fructozơ, glixerol, phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau: Chất Y Z X T Dung dịch AgNO3/NH3, Kết tủa trắng Kết tủa trắng to bạc bạc Nước Br2 Nhạt màu Kết tủa trắng Các dụng dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol. B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ. C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol. D. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol. Câu 4: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol nước. Mặt khác, thủy phân 46,6g E bằng 200g dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z cóchứa chất hữucơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188,85g, đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 41,3%. B. 43,5%. C. 46,3%. D. 48%. Câu 5: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các phát biểu sAu: (1) Glucozơ và fructozơ đều tác dụngvới Cu(OH)2 tạo dung dịch xAnh lAm. (2) Saccarozơ và mantozơ thủy phân đều cho 2 phân tử monosAccArit. (3) Tinh bột và xenlulozơ có CTPT dạng (C6H10O5)n và là đồng phân củA nhAu. (4) Chất béo còn được gọi là triglixerit. (5) Gốc hiđrocacbon của Axit béo trong triglixerit có nguồn gốc từ thực vật là gốc không no. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho dãy các chất: stiren, phenol, toluen, Anilin, metyl Amin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 7: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Ancol và amin nào sau đây cùng bậc: A. (CH3)3COH và (CH3)2NH. B. C6H5NHCH3 và CH3-CHOH-CH3. C. C2H5OH và (CH3)2NH. D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CH-NH2. Câu 8: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T), alanin (G). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là: A. Z, T, Y, G, X. B. Y, T, X, G, Z. C. T, Z, Y, X, G. D. T, X, Y, Z, G. Câu 9: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức, đều có công thức phân tử C7H6O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 3,66 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 2,16 gam Ag. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng X trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là A. 4,72 gam. B. 4,04 gam. C. 4,80 gam. D. 5,36 gam. Câu 10: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các chất: phenol; axit acrylic; axit axetic; triolein; vinyl clorua; axetilen; và tert-butyl axetat. Trong các chất trên số chất làm mất màu dung dịch brom là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 11: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozơ. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là A. Quì tím. B. Dung dịch AgNO3/NH3. C. CuO. D. Quì tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2. Câu 12: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Số chất có CTPT C4H8O2 phản ứng được với NaOH là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 13: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau, MX< MY) và một amino axit Z (phân tử có 1 nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (đktc) và 12,6g H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. x = 0,075. B. %mY = 40%. C. X tráng bạC. D. %mZ = 32,05% Câu 14: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp X gồm hai este đơn chất thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là A. 38,792. B. 34,76. C. 31,88. D. 34,312. Câu 15: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lí? A. CH3OH < C2H5COOH < CH3COOCH3. B. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3. C. CH3COOCH3< C2H5COOH < C3H7OH. D. CH3COOCH3< C3H7OH < C2H5COOH. Câu 16: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Phát biểu nào sau đây đúng: A. Ancol etylic và phenol đều tác dụng với NaOH, NA. B. Phenol và anilin có tính bazơ nên chúng tác dụng với dung dịch Br2. C. Phenol và anilin đều tác dụng với dung dịch Br2 và HNO3. D. Ancol etylic và ancol isopropylic đều bị oxi hoá bởi CuO và tạo ra anđehit. Câu 17: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, m-crezol, mononatri glutamat. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. Câu 18: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilopectin là polime mạch không phân nhánh. B. Đồng trùng hợp là quá trình có giải phóng những phân tử nhỏ. C. Amino axit là hợp chất đa chứC. D. Xenlulozơ là polime mạch không nhánh, không xoắn Câu 19: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Phát biểu nào sau đây sai? A. Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozơ. B. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp. C. NH2CH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường. D. Dung dịch lysin làm quì tím hóa hồng. Câu 20: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các chất: phenol, axit axetic, etyl axetat, ancol etylic, tripanmitin. Số chất phản ứng được với NaOH là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2CH=CH-CH2-OH. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y lại thấy xuất hiện kết tủA. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A.8,2. B. 5,4. C. 8,8. D. 7,2. Câu 22: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các chất sau: ancol etylic (1), etylamin (2), metylamin (3), axit axetic (4). Sắp xếp theo chiều có nhiệt độ sôi tăng dần: A. (2) < (3) < (4) < (1). B. (3) < (2) < (1) < (4). C. (1) < (3) < (2) < (4). D. (2) < (3) < (4) < (1). Câu 23: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Hỗn hợp R chứa các hợp chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X), ancol (Y) và este (Z) (Z được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam este Z trong O2 vừa đủ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là A. HCOOH và C3H5OH. B. C2H3COOH và CH3OH. C. HCOOH và C3H7OH. D. CH3COOH và C3H5OH. Câu 24: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Có 5 ống nghiệm, mỗi ống chứa một trong các dung dịch sau: glixerol, glucozơ, lòng trắng trứng, natri hiđroxit, axit axetic. Để phân biệt 5 dung dịch này có thể dùng một loại thuốc thử là: A. Br2. B. AgNO3/NH3. C. Quì tím. D. CuSO4. Câu 25: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Hỗn hợp X gồm 7,5g H2NCH2COOH và 4,4g CH3COOC2H5. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 13,8. B. 15,8. C. 19,9. D. 18,1. Câu 26: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Các chất không làm đổi màu quì tím là A. X, Y. B. X, Y, Z. C. X, Y, T. D. Y, T. Câu 27: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm fructozơ, metyl fomat, anđehit fomic và glixerol. Sau phản ứng thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Thành phần % theo khối lượng của glixerol trong hỗn hợp X là A. 62,67%. B. 60,53%. C. 19,88%. D. 86,75%. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Nhiệt độ sôi của axit > ancol > (este, anđehit, xeton, hiđrocacbon)  Chọn B. Câu 2: Chọn C: CH3NH2. Câu 3: X, Y tráng bạc  Loại B (phenol không phản ứng). Y làm mất màu Br2  Y là glucozơ  Loại C. Z không phản ứng Br2  Chọn A. Câu 4: MT = 32  T là CH3OH Z gồm CH3OH và H2O E gồm a mol CnH2n-2O2 và b mol CmH2m-4O4 Đốt cháy E: CnH2n-2O2 + O2   nCO2 + (n – 1)H2O CmH2m-4O4 + O2   mCO2 + (m – 2)H2O Khi cho E tác dụng với NaOH: CnH2n-2O2 + NaOH   Muối + CH3OH CmH2m-4O4 + 2NaOH   Muối + H2O nCO2 – nH2O = (số liên kết π).số mol  0,43 – 0,32 = nX + 2nY  0,11 = nCOO = nNaOH phản ứng mE = mC + mH + mO = 0,43.12 + 0,32.2 + 0,11.2.16 = 9,32g  46,6g E thì nNaOH phản ứng = 0,55  nNaOH dư = 0,6 – 0,55 = 0,05 mbình tăng = mCH3OH + mH2O – mH2  mCH3OH + mH2O = 188,85 + 2.0,275 = 189,4g Bảo toàn khối lượng: mE + mddNaOH = mrắn + mZ  mrắn = 46,6 + 200 – 189,4 = 57,2g mZ = mH2O (dd NaOH) + mH2O (axit) + mCH3OH  mH2O (axit) + mCH3OH = 13,4g nNaOH phản ứng = nH2O (axit) + nCH3OH = 0,55  nH2O (axit) = 0,3 và nCH3OH = 0,25  nY = 0,15 và nX = 0,25 mE = 0,25(14n + 30) + 0,15(14m + 60) = 46,6  5n + 3m = 43  n = 5; m = 6  Y là C6H8O4  %mC6H8O4 = 46,35%  Chọn C. Câu 5: (1), (2), (4), (5) đúng. (3) sAi vì chúng không phải đồng phân.  Chọn C. Câu 6: Chọn B, gồm stiren C6H5-CH=CH2, phenol C6H5OH, Anilin C6H5NH2. Câu 7: A: ancol bậc ba, amin bậc hai; B: ancol bậc hai, amin bậc hai C: ancol bậc một, amin bậc hai; D: ancol bậc hai, amin bậc một  Chọn B. Câu 8: Chọn C. Câu 9: X gồm HCOOC6H5 và C6H5COOH  2Ag HCOOC6H5  nAg = 0,02  nHCOOC6H5 = 0,01 nX = 3,66/122 = 0,03  nC6H5COOH = 0,02  HCOOK + C6H5OK + H2O HCOOC6H5 + 2KOH   C6H5COOK + H2O C6H5COOH + KOH   m = mHCOOK + mC6H5OK + mC6H5COOK = 0,01.84 + 0,01.132 + 0,02.160 = 5,36g  Chọn D. Câu 10: Chọn C, bao gồm các chất: phenol; axit acrylic; triolein; vinyl clorua; axetilen. Câu 11: Chọn D. Axit axetic làm đỏ quì tím. Glucozơ tráng bạC. Glixerol tạo phức xanh lam với Cu(OH)2. Câu 12: Chọn D, gồm 4 este và 2 axit. Câu 13: nM = 0,4 0,15 mol HCOOH 0,1 mol HCOOH     0,3 0,1 mol CH 3COOH nCO2 = 0,65  0,4 0,15 mol CH 3COOH nH O = 0,7 0,1 mol H N-CH -COOH 0,075 mol H N-CH -COOH  2  2 2  2 2 x = nZ = 0,075  A đúng. X là HCOOH nên tráng bạc  C đúng. %mY = %mCH3COOH = 38,46%  Chọn B. Câu 14: BTKL  mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2  44nCO2 + 18nH2O = 25,56 + 1,09.32 – 0,02.28 = 59,88 (1) Mà nCO2: nH2O = 48 : 49 (2) (1), (2)  nCO2 = 0,96; nH2O = 0,98 Bảo toàn N  nZ = 2nN2 = 0,04 Bảo toàn O  2neste + 2nZ + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O  neste = 0,32 Ta có Ctb = 0,96/0,36 = 2,67 mà Z có C > 2  2 este là HCOOCH3 và CH3COOCH3 Khi cho X tác dụng với KOH dư thì mrắn = mX + mKOH – mCH3OH – mH2O = 25,56 + 0,36.1,2.56 – 0,32.32 – 0,04.18 = 38,792g  Chọn A Câu 15: Nhiệt độ sôi của axit cacboxylic > ancol > este  Chọn D. Câu 16: A sai vì ancol không tác dụng với NaOH. B sai vì phenol có tính axit, anilin có tính bazơ. Chúng tác dụng với dung dịch brom là do ảnh hưởng của nhóm OH, nhóm NH2 lên vòng benzen. D sai vì ancol isopropylic CH3-CH(OH)-CH3 bị CuO oxi hóa thành xeton CH3-CO-CH3.  Chọn C. Câu 17: Chọn A gồm etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, m-crezol, mononatri glutamat. Câu 18: A sai vì amilopectin có nhánh. B sai vì trùng hợp chỉ tạo polime chứ không giải phóng những phân tử nhỏ. C sai vì amino axit là hợp chất tạp chức  Chọn D. Câu 19: Chọn D vì NH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH làm xanh quì tím. Câu 20: Chọn C, gồm phenol C6H5OH, axit axetic CH3COOH, etyl axetat CH3COOC2H5 và tripanmitin (C15H31COO)3C3H5. Câu 21: CaCO3  to CaCO3   CaO   CO2   c« c¹ n  CO2 Ca(HCO3 )2  H O   2   nCO2 = nCaCO3 + 2nCaO = 20/100 + 2.5,6/56 = 0,4 X gồm C4H8O2, C4H12N2  nX = 0,4/4 = 0,1  mX = 0,1.88 = 8,8g  Chọn C. Câu 22: Nhiệt độ sôi của axit > ancol > amin có cùng số cacbon  Chọn B. Câu 23: nCO2 = nBaCO3 = 0,1 mCO2 + mH2O = 19,7 – 13,95  mH2O = 1,35g  nH2O = 0,075  nO = 2,15  0,1.12  0, 075.2  0, 05  nZ = 0,025 16 RCOONa = 1,7/0,025 = 68  R = 1 (H)  Loại B, D. 1 + 44 + R’ = 2,15/0,025  R’ = 41 (C3H5)  Chọn A. Câu 24: Chọn D. CuSO4 tạo kết tủa xanh với dung dịch NaOH. Cho Cu(OH)2 sinh ra lần lượt vào 4 dung dịch còn lại. Glixerol tạo phức màu xanh lam. Glucozơ tạo phức màu xanh lam ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. Lòng trắng trứng tạo phức màu tím. Axit axetic CH3COOH hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch muối đồng màu xanh. Câu 25: nGly = 0,1; neste = 0,05; nNaOH = 0,2  m = mH2NCH2COONa + mCH3COONa + mNaOH dư = 0,1.97 + 0,05.82 + 0,05.40 = 15,8  Chọn B. Câu 26: Chọn C. Câu 27: X gồm C6H12O6, HCOOCH3 (C2H4O2), HCHO (CH2O), C3H8O3. Dễ dàng nhận ra C6H12O6, C2H4O2, CH2O tạo nCO2 = nH2O  nglixerol = nH2O – nCO2 = 0,9 – 0,75 = 0,15 Mặt khác, cả 4 chất đều có số O = số C  mX = mC + mH + mO = 0,75.12 + 0,9.2 + 0,75.16 = 22,8  %mglixerol = 0,15.92 .100%  60,53%  Chọn B. 22,8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan