Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 tổng hợp hóa hữu cơ 195 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên nguyễn m...

Tài liệu Lớp 12 tổng hợp hóa hữu cơ 195 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên nguyễn minh tuấn.image.marked

.PDF
70
187
50

Mô tả:

Câu 1( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được hai axit cacbonxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và M T  126 ). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng A. 10. B. 8. C. 6. D. 12. Câu 2( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Trong các chất sau đây, chất nào không tác dụng với kim loại Na ở điều kiện thường? A. C2H4(OH)2 B. CH3COOH C. H2NCH2COOH D. C2H5NH2. Câu 3( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. H2N-CH2-COOH B. CH3COONH4 C. NaHCO3 D. H2N-(CH2)6-NH2 Câu 4( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Chất phản ứng được với cả 3 chất: Na, NaOH và NaHCO3 là A. C6H5OH B. HOC2H4OH C. HCOOH. D. C6H5CH2OH Câu 5( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng. (d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 6( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:  H2O  O2 1500 X   Y   Z   T; HgSO 4 ,H 2SO 4  H 2 ,t   KMnO 4 T Y   P   Q  E Pd/PbCO3 H 2SO 4 ,t  Biết phân tử E chỉ chứa một loại nhóm chức. Phân tử khối của E là A. 132. B. 118. C. 104. D. 146. Câu 7( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 8( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Chất nào dưới đây còn gọi là “đường nho”? A. Glucozơ B. Fructozơ C. Mantozơ D. saccarozơ Câu 9( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Chất hữu cơ nào dưới đây chỉ có tính bazơ? A. Lysin. B. Anilin. C. axit glutamic D. metylamoni clorua. Câu 10( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Ancol đa chức có nhóm -OH cạnh nhau hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh thẫm. B. CH3COOH hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh nhạt. C. Anđehit tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch. D. Phenol hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh nhạt. Câu 11( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với Na2CO3? A. ancol etylic, axit fomic, natri axetat. B. axit axetic, phenol, axit benzoic. C. axit oxalic, anilin, axit benzoic. D. axit axetic, axit fomic, natri phenolat. Câu 12( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các phát biểu sau: a, Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử b, Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen c, Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một d, Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2 e, Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ g, Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 13( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, C6H5NH2 (anilin), CH3COOH và HCl. Ở 25oC, pH của các dung dịch (cùng có nồng độ 0,01M) được ghi lại trong bảng sau: Chất X Y Z T pH 8,42 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. X có phản ứng tráng gương. B. Y có thể điều chế trực tiếp từ ancol etylic. C. Z tạo kết tủa trắng với nước Br2. D. T có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Câu 14( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho Z là chất hữu cơ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng O2 tiêu tốn cho hai phản ứng cháy này đúng bằng lượng O2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết MX = 90 và Z có thể tác dụng với Na tạo H2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. X có 2 công thức cấu tạo phù hợp. B. Z có 4 đồng phân cấu tạo. C. Trong Z, Oxi chiếm 40,68% về khối lượng. D. Cả X và Z đều là hợp chất tạp chức. Câu 15( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho X là hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có KLPT nhỏ hơn 160 đvC. Đun nóng 18,24 gam X với dung dịch KOH 28 tới phản ứng hoàn toàn. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được phần chất rắn Y và 63,6 gam chất lỏng Z gồm nước và một ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phẩm gồm 28,16 gam CO2; 5,76 gam H2O và 27,6 gam K2CO3. Dẫn toàn bộ Z đi qua bình đựng Na dư thu được 38,528 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối trong Y gần nhất với A. 74%. B. 72%. C. 76%. D. 78%. Câu 16( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hợp chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm –CH2–). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X → Y + H2O (2) X + 2NaOH → 2Z + H2O (3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O (4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4 CaO,t (5) T + NaOH   Na CO + Q (6) Q + H2O → G Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q, G đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Trong các phát biểu sau: (a) P tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol P phản ứng. (b) Q có khả năng thúc cho hoa quả mau chín. (c) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, to) thì thu được Z. (d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn. B. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol. C. Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa. D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. Câu 18( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2,3đihiđroxi propanal, metyl fomiat, fructozơ và anđehit fomic bằng 22,4 lít O2 (đktc). Sau phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí và hơi Y có tỷ khối hơi so với H2 là 15,6. Xác định giá trị của m. A. 30 gam B. 20 gam C. 12 gam D. 18 gam Câu 19( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X,Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng X, Y, Z lần lượt là A. (3) metylamin,glucozơ, lòng trắng trứng B. .(2) metylamin, lòng trắng trứng, glucozơ C. (4) glucozơ, lòng trắng trứng, metyl amin D. .(1) glucozơ, metylamin, lòng trắng trứng Câu 20( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng Y giáo chủ được tách chiết từ 1 loài ốc biển. Đó là một hợp chất có thành phần nguyên tố như sau: C: 45,7%; H: 1,90%; O: 7,60%; N: 6,70%; còn lại là brom. Công thức đơn giản nhất của “phẩm đỏ” là A. C8H8ONBr B. C4H8ONBr C. C8H4ONBr D. C8H4O2NBr Câu 21( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho 3,52 g chất A có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với 0,6 lít NaOH 0,1M. Sau phản ứng cô cạn thu được 4,08g chất rắn. Vậy A là: A. C3H7OH B. HCOOC3H7 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3 Câu 22( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hỗn hợp X gồm hidro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol X thu được 39,6 gam CO2. Đun nóng X với Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,4 mol Y phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là: A. 0,5 B. 0,4 C. 0,6 D. 0,3 Câu 23( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau: Chất X Y Z T Thuốc thử Quỳ tím Hóa xanh Không đổi màu Nước Brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không đổi màu Hóa đỏ Không có kết tủa Không có kết tủa A. Metylamin, Anilin, Glyxin, Axit glutamic B. Glyxin, Anilin, Axit glutamic, Metylamin C. Axit glutamic, Metylamin, Anilin, Glyxin D. Anilin, Glyxin, Metylamin, Axit glutamic Câu 24( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O,C2H5OH,C12H22O11(saccarozơ), CH3COOH , Ca(OH)2,CH3COONH4. Số chất điện li là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 25( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch hở, không phân nhánh B. Tinh bột bị thủy phân hoàn toàn cho sản phẩm cuối cùng là glucozơ C. Tinh bột là chất rắn vô định hình, tan tốt trong nước lạnh D. Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot Câu 26( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. dung dịch phenolphtalein B. dung dịch NaOH C. nước brom D. giấy quì tím Câu 27( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) X là chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N . Đun X với dung dịch NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO, to được chất Z có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là A. H2NCH2COOCH(CH3)2. B. H2NCH2COOCH2CH2CH3. C. CH3(CH2)4NO2 D. H2NCH2CH2COOC2H5 Câu 28( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hợp chất hữu cơ X có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. Số công thức cấu tạo của X là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 29( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo sơ đồ phản ứng sau: t X  2NaOH   Y  Z  H 2 O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.(4) B. X có công thức cấu tạo là HCOO−CH2−COOH. (1) C. X chứa hai nhóm –OH. (2) D. Y có công thức phân tử là C2O4Na2. (3) Câu 30( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, xoắn vào nhau tạo thành sợi xenlulozơ B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 D. Saccarozơ làm mất màu nước brom Câu 31( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các chất sau : etan, axetilen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, phenol, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường là A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 32( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin là đồng đẳng kế tiếp, T có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là A. 7,31. Câu 33( B. 11,77. gv NGuyễn C. 10,31. Minh Tuấn 2018) D. 14,53. Cho các chất sau: C6H5OH(X),C6H5NH2(Y),CH3NH2(Z) và HCOOCH3(T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là A. Y và T B. X, Y, Z C. X, Y, T. D. X và Y Câu 34( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX axit axetic > axit cacbonic (b) Không thể phân biệt stiren và anilin bằng nước brom. (c) Polime (–NH–[CH2]5–CO–)n có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. (d) tripeptit và tetrapeptit đều cho phản ứng màu biure. (e) saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương. (g) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của triolein thấp hơn tristearin. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 74( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hỗn hợp X gồm metyl fomat, axit acrylic và glucozơ. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam X thu được V lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Giá trị của V là A. 12,32 B. 11,2 C. 10,08 Câu 75( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các phát biểu sau: D. 13,44 a) Thủy tinh hữu cơ plexiglas có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt, được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. b) Tương tự các amino axit, anilin là chất rắn, dễ tan trong nước. c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. d) Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên, đóng thành tảng là hiện tượng đông tụ protein. e) Trong công nghiệp, có thể chuyển hóa dầu thực vật thành mỡ động vật bằng phản ứng cộng H2 (xt: Ni, to). f) NaHCO3 có thể dùng làm thuốc hoặc làm bột nở. g) Hỗn hợp tecmit dùng để hàn nhanh đường ray tàu hỏa gồm Al và Fe3O4. Số phát biểu đúng là A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 76( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H, O. Lấy 0,1 mol X cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được 19,6 gam chất hữu cơ Y và 6,2 gam ancol Z. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ E. Khi E tác dụng với Na thì số mol khí H2 thoát ra bằng số mol E tham gia phản ứng. Kết luận không đúng về X là A. Trong X có 2 nhóm hiđroxyl B. X có 2 chức este C. X có công thức phân tử C6H10O6 D. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc Câu 77( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho dãy các chất sau: metyl fomat, tripanmitin, saccarozơ, anilin, valin, nilon–6,6. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là: A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 78( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (gồm glucozơ, anđehit fomic, metyl fomat) cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư), thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là A. 6,2. B. 3,1. C. 12,4. D. 4,4. Câu 79( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các phát biểu sau: (a). Nhiều este có mùi được dùng làm hương liệu như isoamyl axetat có mùi nhài, benzyl axetat có mùi chuối. (b). Tơ olon được dùng để đan áo rét. (c). Các amin là chất khí ở điều kiện thường đều có mùi khai, dễ tan trong nước và độc. (d). Bông nõn có hàm lượng xenlulozơ cao nhất. (e). Cho lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 trong NaOH thấy có màu xanh lam xuất hiện. (g). Trong công nghiệp người ta chuyển hóa dầu thực vật (lỏng) thành mỡ động vật (rắn) bằng cách thực hiện phản ứng hiđro hóa (xúc tác Ni). Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 80( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng CTPT C2H4O2. Biết: – X tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na. – Y tác dụng được với NaHCO3 giải phóng khí CO2. – Z vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc. Có các phát biểu sau về X, Y, Z: (a) Y có nhiệt độ sôi cao hơn X. (b) Z tác dụng với H2 (Ni, to) tạo hợp chất đa chức. (c) X là hợp chất hữu cơ tạp chức. (d) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 81( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Chất nào sau đây không thể làm mềm nước cứng tạm thời: A. Na2CO3. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na3PO4. Câu 82( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol KHCO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau: Tỉ lệ a:b là A. 2:1. B. 2:5. C. 1:3. Câu 83( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 D. 3:1. (2) Cho Ca vào dung dịch Ba(HCO3)2 (3) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng (4) Cho H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3 (5) Cho SO2 dư vào dung dịch H2S (6) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2 (7) Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là A. 5. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 84( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mo/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,032 Câu 85( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3? A. Cu B. Ni C. Ag D. Fe Câu 86.( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Chất X có CTPT là CnH2nO2. Đốt cháy hoàn toàn X cần 1,25V lít O2 thu được V lít CO2 (thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Vậy công thức phân tử của X là: A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C5H10O2. D. C4H8O2. Câu 87.( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. glucozơ, anilin. D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, Câu 88. ( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)Cho các polime sau: (1) polietilen (PE); (2) poli (vinyl clorua) (PVC); (3) cao su lưu hóa; (4) polistiren (PS); (5) amilozơ; (6) amilopectin; (7) xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. 7. B. 5 C. 4 D. 6 Câu 89. ( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)Cho các tính chất hoặc thuộc tính sau: (1) là chất rắn kết tinh, không màu; (2) tan tốt trong nuớc và tạo dung dịch có vị ngọt; (3) phản ứng với Cu(OH)2 trong NaOH ở nhiệt độ thường; (4) tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở; (5) có phản ứng tráng gương; (6) thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ. Những tính chất đúng với saccarozơ là A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5), (6). D. (2), (3), (5), (6). Câu 90. ( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dd NaOH, thu được dd Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dd H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MX < 126). Số nguyên tử H trong phân tử bằng A. 8. B. 12. C. 10. D. 6. Câu 91( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Số nguyên tử H có trong phân tử vinyl axetat là A. 8. B. 10. C. 4. D. 6 Câu 92( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Trong các dung dịch sau: NaCl, NaOH, HCl, CH3COONa, CH3COONa, CH3COOH, C2H5OH, glucozơ, fomon và phenyl amoniclorua. Hãy cho biết có bao nhiêu dung dịch dẫn được điện? A. 5. B. 4. C.3 D. 6. Câu 93( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ lapsan, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân trong dung dịch kiềm, đun nóng là A. 3. B. 5. C. 4 Câu 94( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018). Cho sơ đồ chuyển hóa sau: D. 6. 0 t  A + B. (1) C4H6O2 (M) + NaOH  (2) B + AgNO3 + NH3 + H2O   F + Ag + NH4NO3. (3) F + NaOH   A + NH3 + H2O. Chất M là A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH3. C. HCOOC(CH3)=CH2. D. HCOOCH=CHCH3. Câu 95( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018). Đốt cháy hoàn toàn 0,74 gam hợp chất X (có công thức phân tử trùng công thức đơn giản) ta chỉ thu được những thể tích bằng nhau của khí CO2 và hơi nước và bằng 0,672 lít (đktc). Cho 0,74 gam X vào 100 ml dung dịch NaOH 1M (d = 1,03 g/ml), đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô, làm lạnh cho toàn bộ phần hơi ngưng tụ hết. Sau thí nghiệm ta thu được chất rắn khan Y và chất lỏng ngưng tụ Z (mZ = 99,32 gam). Khối lượng chất rắn Y và công thức của X là A. 4,42 gam; CH3COOCH3. B. 4,24 gam; HCOOC2H5. C. 4,24 gam; CH3COOH. D. 4,42 gam; C2H5COOH. Câu 96( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Vinyl axetat có công thức cấu tạo là A. CH2=CHCOOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOCH3. Câu 97( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các chất: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 98( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Cho các phát biểu sau: (a) Axetilen và etilen là đồng đẳng của nhau. (b) Axit fomic có phản ứng tráng bạc. (c)Phenol là chất rắn, ít tan trong nước lạnh. (d) Axit axetic được tổng hợp trực tiếp từ metanol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 99( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018)( gv NGuyễn Minh Tuấn 2018) Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan