Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 polime và vật liệu polime 49 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên ngu...

Tài liệu Lớp 12 polime và vật liệu polime 49 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên nguyễn anh phong.image.marked

.PDF
9
197
50

Mô tả:

Câu 1: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Chất nào sau đây có cấu trúc mạch polime phân nhánh? A. Amilopectin. B. Poli isopren. C. Poli (metyl metacrylat). D. Poli (vinyl clorua). Đáp án A Câu 2: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử? A.Polietilen. B. Poli(vinyl axetat). C. Poli(ure - fomanđehit). D. Poliacrilonitrin. Đáp án D Câu 3: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli(etilen terephtalat). B. Polipropilen. C. Polibutađien. D. Poli metyl metacrylat). Đáp án A Câu 4: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Có các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; nilon-7; tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH–CO–? A. 4. B. 3. C. 6. D. 5 Đáp án A Các chất là: protein, nilon-7, tơ capron, tơ ilon-6,6 Câu 5: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Chất nào trong số các polime dưới đây là polime tổng hợp? A. Xenlulozo fomandehit B. Cao su lưu hóa C. Xenlulozo nitrat D. Nhựa phenol Đáp án D Câu 6: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Những vật liệu polime có tính dẻo gọi là? A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ sợi D. Keo dán. Đáp án A Câu 7: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch không phân nhánh là A. 6 Đáp án C B. 7 C. 8 D. 9 Các chất có cấu tạo không phân nhánh là: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, xenlulozơ, nhựa novolac, tơ nilon-7 Câu 8: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Đáp án A Các chất tham gia phản ứng là: etilen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, và isopren Câu 9: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glicogen. Đáp án A Câu 10: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là A. H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. CH2=CH-CN. D. CH2=CH-Cl. Đáp án B Câu 11: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. A. 215 kg và 80 kg. B. 171 kg và 82 kg. C. 65 kg và 40 kg. D. 175 kg và 70 kg. Đáp án A Định hướng tư duy giải  CH 2  C(CH 3 )  COOCH 3 Ta có: CH 2  C(CH 3 )  COOH  CH 3OH    nCH2  C(CH3 ) COOCH3  1,2   nancol  naxit  1,2  2,5 0,6.0,8 mancol  2,5.32  80   maxit  2,5.86  215 Câu 12(Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018): Loại tơ không phải tơ tổng hợp là A. tơ capron. B. tơ clorin. C. tơ polieste. D. tơ axetat. Đáp án D Câu 13: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp. A. Axit -aminocaproic. B. Metyl metacrylat. C. Buta-1,3-đien. D. Caprolactam. Đáp án A Định hướng tư duy giải Chú ý: Để một monome có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp thì có 2 khả năng: - Có liên kết bội: Metyl metacrylat, Buta-1,3-đien... - Có vòng kém bền: Caprolactam, etylenoxit... Câu 14: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Cho các phát biểu sau (a) Xenlulozơ trinitrat có chứa 16,87% nitrơ (b) Xenlulozơ triaxetrat là polime nhân tạo (c) Đipeptit mạch hở có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 (d) Tơ nilon – 6,6 được tạo ra do phản ứng trùng hợp (e) thủy tinh hữu cơ plexiglas có thành phần chính là poli(metyl metacrylat) Số phát biểu sai là A. 4 B. 5 C. 2 D.3 Đáp án D Phát biểu sai là: a; c; d Câu 15: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli (etylen terephtalat). B. Poli acrilonnitrin C. PoliStiren Đáp án A D. Poli (metyl metacrylat). Câu 16: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6. Đáp án B Câu 17: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H? A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen. Đáp án D Câu 18: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào sau đây là polime thiên nhiên? A. Amilozơ. C. Cao su isopren. Đáp án A B. Nilon-6,6. D. Cao su buna. Câu 19: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Amilopetin. Đáp án A B. Xenlulozơ. C. Cao su isopren. D. PVC. Câu 20: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen), có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với dung dịch NaOH. Số lượng đồng phân thoả mãn tính chất trên là A. 4. Đáp án B B. 2. C. 3. D. 1. Định hướng tư duy giải Các chất thỏa mãn là : C6H5-CH(OH)-CH3 và C6H5-CH2-CH2OH. Chú ý thêm: Để xác định nhanh số đồng phân cần nhớ quy tắc 1 – 2 – 4 – 8 Với -CH3, -C2H5 có 1 đồng phân. Với –C3H7 có 2 đồng phân. Với –C4H9 có 4 đồng phân. Với –C5H11 có 8 đồng phân. Câu 21: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Loại vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Nhựa poli(vinyl clorua). C. Cao su buna. Đáp án D B. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6. Định hướng tư duy giải PVC điều chế từ CH2=CHCl Cao su buna điều chế từ CH2=CH-CH=CH2 Tơ visco điều chế từ xenlulozơ Tơ nilon-6,6 điều chế từ H2N(CH2)6NH6 và HOOC-(CH2)4-COOH Câu 22: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC,. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là A. 121 và 114. C. 113 và 152. Đáp án B Định hướng tư duy giải Cấu tạo của tơ nilon-6,6 và capron như sau : B. 121 và 152. D. 113 và 114. N (CH2)6 H C H O (CH2)5 N Và N C O n C O H (CH2)4 a 226n  27346 n  121   113a  17176 a  152 Suy ra:  Câu 23: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ nilon-6,6 B. Tơ nilon-6 C. Tơ olon D. Tơ lapsan. Đáp án C Câu 24: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon –6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là: A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Đáp án D Câu 25: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Trong những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu "mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa”. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đôla mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. B. (-NH-[CH2]6-CO-)n. C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n. D. (-NH-[CH2]5-CO-)n. Đáp án D Câu 26: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là A. 12500 đvC. Đáp án B B. 62500 đvC. C. 25000đvC. Định hướng tư duy giải Ta có: M  CH 2  CHCl   62,5   M Polime  1000.62,5  62500 Câu 27: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Cho các phát biểu sau: D. 62550 đvC. (a) Thủy phân hoàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là A. 2. Đáp án A B. 4. C. 5. D. 3. Định hướng tư duy giải (a). Sai vì thu được CH3CHO. (b). Sai PE được điều chế từ phản ứng trùng hợp. (c). Sai là chất lỏng. (d) và (e) là hai phát biểu đúng. Câu 28: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là A. 0,80. B. 1,25. C. 1,80. D. 2,00. Đáp án B Câu 29: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Trong các polime sau, polime nào có cấu trúc mạng không gian ? A. Amilopectin B.Cao su lưu hóa C. Amilozơ Đáp án B D. Xenlulozơ. Câu 30: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Thực hiện phản ứng chuyển hóa PVC thành tơ clorin bằng cách cho Cl2 tác dụng với PVC. Trong tơ clorin, clo chiếm 66,77% về khối lượng. Số mắt xích trung bình của PVC đã phản ứng với 1 phân tử clo là A. 2. Đáp án A B. 3. C. 4. D. 1. Định hướng tư duy giải Cl2    CH 2  CH  Cl k  0,6677  35,5k  35,5  k  2 62,5k  34,5 Câu 31: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng? A. Polistiren. B. Teflon. C. Poli(hexametylen-ađipamit). D. Poli(vinyl clorua). Đáp án C Câu 32: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng? A. Polistiren. B. Teflon. C. Poli(hexametylen-ađipamit). Đáp án C D. Poli(vinyl clorua). Câu 33: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5. C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. Đáp án C Câu 34: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. Đáp án D Câu 35: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của A. axit ađipic và etylen glicol. B. axit ađipic và hexametylenđiamin. C. axit ađipic và glixerol. D. etylen glicol và hexametylenđiamin. Đáp án B Câu 36: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron Đáp án B Câu 37: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây? A. Propilen. B. Acrilonitrin. C. Vinyl clorua. D. Vinyl axetat. Đáp án C Câu 38: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. amilopectin. B. PE. C. nhựa bakelit. D. PVC. Đáp án C Câu 39: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H. B. C, H, Cl. C. C, H, N. D. C, H, N, O. Đáp án C. Cau 40: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào dưới đây được đều chế bằng phản ứng trùng hợp ? A. tơ capron B. nilon – 6,6 C. tơ enang D. tơ lapsan Đáp án A. Câu 41: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon –6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là: A. 3. B. 6. C. 4. D. 5 Đáp án D. Câu 42: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Cho các phát biểu sau: (1). Các amin đều phản ứng được với dung dịch HCl. (2). Tripanmitin, tristearin đều là chất rắn ở điều kiện thường. (3). Phản ứng thủy phân chất béo trong (NaOH, KOH) là phản ứng xà phòng hóa. (4). Sản phẩm trùng ngưng metylmetacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ. (5). Các peptit đều có phản ứng màu biure. (6). Tơ nilon – 6 có chứa liên kết peptit. (7). Dùng H2 oxi hóa glucozơ hay fructozơ đều thu được sobitol. Tổng số phát biểu đúng là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Đáp án B. Câu 43: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ? A. PE B. PVC C. Tơ nilon-7 D. Cao su buna Đáp án C. Câu 44: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ nilon-6,6 B. Tơ nilon-6 C. Tơ olon D. Tơ lapsan Đáp án C. Câu 45: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng? A. Metyl amin B. Saccarozo C. Triolein D. Polietilen Đáp án C. Câu 46: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018) Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng? (1) Đường fructozơ có vị ngọt hơn đường mía. (2) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc β–glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β–1,6–glicozit. (3) Chất béo lỏng chứa nhiều axit béo không no như oleic, linoleic. (4) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo ra axit gluconic. (5) Bột ngọt là muối đinatri của axit glutamic. (6) Lysin là thuốc bổ gan, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. (7) Nilon–7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ω–aminoenantoic. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Đáp án A. Câu 47: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Tơ nilon -6,6 thuộc loại: A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp. Đáp án D. Câu 48: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là: A. poliacrilonitrin. B. polietilen. C. poli(metyl metacrylat). D. poli(vinyl clorua). Đáp án C. Câu 49: (Thầy Nguyễn Anh Phong năm 2018)Cho các phát biểu sau: (1). Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng có trong dầu thực vật. (2). Tơ nilon-6, tơ visco và tơ tằm đều thuộc loại tơ hóa học. (3). Trong thành phần của gạo nếp lượng amylopectin rất cao nên gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ. (4). Đun nóng nước giếng bơm, lọc bỏ kết tủa thu được nước mềm. (5). Đun nóng hỗn hợp gồm rượu trắng, giấm ăn và H2SO4 đặc thu được metyl axetat. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án B.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan