Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm 88 câu từ đề thi thử năm 201...

Tài liệu Lớp 12 kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm 88 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên lê phạm thành.image.marked

.PDF
28
122
76

Mô tả:

Câu 1: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là: A. Thủy luyện. B. Điện phân dung dịch. C. Điện phân nóng chảy. D. Nhiệt luyện. Câu 2: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Dung dịch X chứa a mol ZnSO4; dung dịch Y chứa b mol AlCl3; dung dịch Z chứa c mol NaOH. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch X; – Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch Y. Lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm biến đổi theo đồ thị sau đây: Tổng khối lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm khi dùng x mol NaOH gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 9,0. B. 8,0. C. 8,5. D. 9,5. Câu 3 ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hoá, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại A. Cu B. Zn C. Ag D. Pb Câu 4: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 5: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 8,5 B. 2,2 C. 2,0 D. 6,4 Câu 6: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho một mẫu hợp kim Na-K-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 0,784 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch X là A. 70ml. B. 200ml. C. 140ml. D. 150ml. Câu 7: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết 0,6 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,08 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng là 103,3 gam và 0,1 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cô cạn dung dịch Y, lấy muối đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 31,6 gam rắn khan. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 42,75 gam hỗn hợp các hiđroxit. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong X là: A. 30,01% B. 43,90% C. 40,02% D. 35,01% Câu 8: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch Y; a gam kết tủa Z và hỗn hợp khí T. Lọc bỏ kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí T rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Y thu được thêm a gam kết tủa nữa. Trong hỗn hợp X, tỉ lệ mol giữa Al4C3 và CaC2 được trộn là A. 1 2. B. 1 : 1. C. 1 3. D. 2 : X 1. Câu 9 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội ? A. Mg. B. Cu. C. Cr. D. Al. Câu 10 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do A. nhôm có tính khử mạnh hơn sắt B. trên bề mặt nhôm có lớp Al(OH)3 bảo vệ C. nhôm có tính khử yếu hơn sắt D. trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ Câu 11 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc) thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là A. 5,1 B. 3,9 C. 6,7 D. 7,1 Câu 12: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí 0,448 lít X duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 22,7 gam chất rắn khan. Khí X là A. N2 B. NO C. N2O D. NO2 Câu 13: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho hỗn hợp gồm Al và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và m gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 91,8 gam; đồng thời thu được 75,36 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 16,64 gam B. 14,40 gam C. 18,88 gam D. 15,52 gam Câu 14: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na2O và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Với trị số của x = 0,64 và y = 0,72. Đem cô cạn X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 77,44 gam B. 72,80 gam C. 38,72 gam D. 50,08 gam Câu 15: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hỗn hợp X gồm Na, Al, Mg. Tiến hành 3 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam X vào nước dư thu được V lít khí. Thí nghiệm 2: Cho 2m gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 3,5V lít khí. Thí nghiệm 3: Hòa tan 4m gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V lít khí. Các thể tích đều đo ở đktc và coi như Mg không tác dụng với nước và kiềm. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Số mol Al gấp 1,5 lần số mol Mg. B. Trong X có 2 kim loại có số mol bằng nhau. C. Ở thí nghiệm 1, Al bị hòa tan hoàn toàn. D. Phần trăm khối lượng của Na là 23,76%. Câu 16: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. - Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc). - Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra. Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 58,20. B. 50,40. C. 57,93. D. 50,91. Câu 17: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho phương trình hóa học hai phản ứng sau: (1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. (2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2; Nhận định đúng là: A. Al có tính lưỡng tính B. Ở phản ứng (2), H2O đóng vai trò là chất oxi hóa C. Ở phản ứng (1), anion Cl‒ trong axit HCl đóng vai trò là chất oxi hóa D. Ở phản ứng (2), NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa Câu 18: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Nhận xét nào sau đây không đúng A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử. B. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước. C. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều lưỡng tính và có tính khử. D. SO3 và CrO3 đều là oxit axit. Câu 19: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,16 mol. B. 0,06 mol. C. 0,08 mol. D. 0,10 mol. Câu 20: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M vào 0,5 lít hỗn hợp NaAlO2 1M và NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,9. B. 1,4. C. 0,7. D. 2,5. Câu 21: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết 15,08 gam Ba và Na vào 100 ml dung dịch X gồm Al(NO3)3 3a M và Al2(SO4)32a M thu được dung dịch có khối lượng giảm 0,72 gam so với X và thoát ra 0,13 mol H2. Giá trị của a là A. 0,20 B. 0,05 C. 0,15 D. 0,10 Câu 22: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho các phát biểu sau : (a) Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Ba2+. (b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. (c) Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp gồm Al và Fe2O3. (d) Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2 đều là hiđroxit lưỡng tính. (e) Mg được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 23 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 B. 7,84 C. 6,72 D. 4,48 Câu 24: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào sau đây sai ? A. Xesi (Cs) là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại kiềm B. Liti (Li) là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại C. Ở điều kiện thường, các kim loại kiềm đều khử được nước tạo dung dịch kiềm D. Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần Câu 25: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho m gam kim loại gồm Mg và Al vào 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO31M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m + 57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại vừa thu được tác dụng với HNO3 dư thu được 6,72 lít NO (đktc). Giá trị của m gần nhất với A. 15 B. 8 C. 9 D. 11 Câu 26: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho dãy các chất sau: Al2O3, Zn(OH)2, FeO, MgO, Pb(OH)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 27: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho m gam hỗn hợp gồm Al4C3, CaC2 và Ca vào nước (dùng rất dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X và 3,12 gam kết tủa. Cho hỗn hợp khí X đi chậm qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa các hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 9,45. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy lượng Br2 phản ứng là 19,2 gam. Giá trị của m là. A. 25,48 gam B. 23,08 gam C. 21,12 gam D. 24,00 gam Câu 28: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,875. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là A. 12,70% B. 7,94% C. 6,35% D. 8,12% Câu 29: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg, Fe (trong đó Fe chiếm 39,264% về khối lượng) thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch Y thì thu được 90,435 gam kết tủa. Cho phần 2 tác dụng hết với khí clo (dư) thì thu được hỗn hợp muối Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 93,275 gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với A. 5,6. B. 22,8. C. 28,2. D. 11,3. Câu 30 ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Để tiêu huỷ kim loại Na hoặc K dư thừa khi làm thí nghiệm ta dùng A. dầu hoả B. nước vôi trong C. giấm ăn D. ancol etylic Câu 31: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Dung dịch X chứa các ion: Ca2+ (0,2 mol); Mg2+; SO42‒ (0,3 mol) và HCO3‒. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, thu được 16,3 gam kết tủa. Phần 2 đem cô cạn, sau đó nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là. A. 20,60 gam B. 43,40 gam C. 21,00 gam D. 23,25 gam Câu 32: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho dung dịch muối X vào dung dịch KOH dư, thu được dung dịch Y chứa ba chất tan. Nếu cho a gam dung dịch muối X vào a gam dung dịch Ba(OH)2dư thu được 2a gam dung dịch Z. Muối X là: A. KHS B. KHCO3 C. NaHSO4 D. AlCl3 Câu 33: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 4,86 gam bột Al vào dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biễu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của x là A. 0,35 B. 0,32 C. 0,30 D. 0,36 Câu 34: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 27,68 gam hỗn hợp gồm MgO và Al2O3 trong dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 1M đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của x là A. 0,90 B. 0,84 C. 0,86 D. 0,88 Câu 35: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Al, Zn, Al(NO3)3, ZnCO3 trong dung dịch chứa 0,36 mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 48,4 gam. Phần trăm khối lượng của Al đơn chất trong hỗn hợp X là A. 8,6% B. 5,4% C. 9,7% D. 6,5% Câu 36: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 +NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi phản ứng cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là A. 24 B. 25 C. 28 D. 26 Câu 37: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Thí nghiệm nào dưới đây thu được lượng kết tủa là lớn nhất? A. Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch loãng chứa 0,20 mol H2SO4 B. Cho 0,150 mol Ca vào dung dịch chứa 0,225 mol NaHCO3 C. Cho 0,40 mol K vào dung dịch chứa 0,40 mol CuSO4 D. Cho 0,70 mol Na vào dung dịch chứa 0,20 mol AlCl3 Câu 38: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 0,8M và CuCl2 0,6M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X và 1,8275m gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 109,8 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 31,2 gam. Giá trị của m là A. 10 B. 12 C. 6 D. 8 Câu 39: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và 5,712 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho 500 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,6M và NaOH 0,74M tác dụng với Y thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 2M vào dung dịch Z thì nhận thấy khối lượng kết tủa lớn nhất khi thêm V ml dung dịch. Giá trị của V là A. 140. B. 150. C. 70. D. 120. C âu 40: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết 31,47 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, ZnCO3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,585 mol H2SO4 và 0,09 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,65 gam các muối trung hòa và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2 và H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy trong NaOH phản ứng là 76,4 gam. Phần trăm khối lượng của Zn đơn chất trong hỗn hợp X là A. 39,2%. B. 43,4%. C. 35,1%. D. 41,3%. Câu 41: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là: A. 15,44% B. 42,88% C. 17,15% D. 20,58% Câu 42: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho a gam AlCl3 vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 650 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được 2m gam kết tủa. Nếu cho 925 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của a là A. 13,35 gam. B. 53,4 gam. C. 26,7 gam. D. 40,05 gam. Câu 43: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,12 B. 0,10 C. 0,08 D. 0,06 Câu 73: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho x gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH– như sau: Giá trị của x là A. 27,0. B. 32,4. C. 26,1. D. 20,25. Câu 74: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là A. 10,44 gam B. 8,12 gam C. 18,56 gam D. 116,00 gam Câu 75 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Dung dịch X chứa các ion: 0,1 mol Na+ ; 0,2 mol Ca2+ ; 0,3 mol Mg2+ ; 0,4 mol Cl‒ và x mol HCO3–. Đun sôi dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y là A. nước cứng toàn phần B. nước cứng vĩnh cửu C. nước mềm D. nước cứng tạm thời Câu 76: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Oxi hóa hoàn toàn 11,60 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi dư thu được 17,20 gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì lượng muối tạo ra có giá trị gần nhất với A. 36,5 gam B. 61,5 gam C. 24,5 gam D. 17,5 gam Câu 77: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với A. 23,90%. B. 23,95%. C. 23,85%. D. 24,00%. Câu 78 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, hiện tượng quan sát được là A. Có kết tủa lục xám, sau đó tan hết. B. Có kết tủa keo trắng, không tan trong kiềm dư. C. Có kết tủa keo trắng, sau đó tan hết. D. Có kết tủa lục xám, không tan trong kiềm dư. Câu 79: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch hỗn hơp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A là : A. 0,4 lít B. 0,2 lít C. 0,5 lít D. 0,3 lít Câu 80: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Đun sôi nước cứng toàn phần. (b) Sục khí CO2 vào dung dịch nước thủy tinh (hay thủy tinh lỏng). (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 (d) Dẫn khí etilen qua dung dịch KMnO4. (e) Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư. (g) Cho một lượng phân nitrophotka vào dung dịch nước vôi trong dư. Sau khi thí nghiệm kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 81: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M. B. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%. C. Số mol kim loại M là 0,025 mol. D. Kim loại M là sắt (Fe). - Xét dung dịch Y: BT (Cl ) : nHCl  nAgCl  0,125 mol và BT ( H )nHCl( du )  nHCl  2nH 2  0,02mol Nồng độ HCl cần dùng là: CM  0,125  1, 25M 0,1 Kim loại M là Mg Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50% và , Số mol kim loại M là 0,0225 mol. Câu 82: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 25,0. B. 19,6. C. 26,7. D. 12,5. Câu 83: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau: Cho các phát biểu: (a) Chất X là Al nóng chảy. (b) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy. (c) Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí. (d) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và O2. (e) Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 84: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào 500ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng dung dịch ban đầu là 19,59 gam. Sục khí CO2 (dư) vào X thì thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 7,85. B. 1,55 C. 3,95. D. 5,55. Câu 85: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan kết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của m là A. 26,52 gam. B. 25,56 gam. C. 23,64 gam. D. 25,08 gam. Câu 86: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Đốt cháy 6,48 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được a mol khí H2 và dung dịch Y có nồng độ là 8,683%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là: A. 0,24. B. 0,15. C. 0,12. D. 0,18. Câu 87: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 18,64 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào lượng nước dư, thu được a mol khí H2; đồng thời còn lại 6,8 gam rắn không tan. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,16. C. 0,06. D. 0,08. Câu 88: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Dung dịch X gồm Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X thu được kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây: Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây ? A. 88 B. 84 C. 86 D. 82 Câu 1: Đáp án C Na, Ca, Al là những kim loại mạnh → phương pháp điều chế chúng là dùng điện phân nóng chảy hợp chất (muối, bazơ, oxit) của chúng. Câu 2: Đáp án C Thí nghiệm 1: 2OH- + Zn2+ → Zn(OH)2 2OH- + Zn(OH)2 → ZnO22- + H2O Thí nghiệm 2: 3OH- + Al3+ → Al(OH)3 OH- + Al(OH)3 → AlO2- + H2O. Ở thí nghiệm 2, từ đồ thị thấy 4a = 3b Và 4b = 0,32 → b = 0,08 → a = 0,06 Với x mol NaOH nZn( OH )2  4a  x 0, 24  x x   nAl ( OH )3   x  0,144 2 2 3  nZn( OH )2 =nAl ( OH )3  0, 048mol Tổng khối lượng kết tủa = 0,048.(78+99) = 8,496g Câu 3 Đáp án B Lời giải chi tiết Để bảo vệ vỏ ống thép, người ta gắn các khối Zn vào phía ngoài ống. Phần ngoài bằng thép là cực dương, khối Zn là cực âm. Kết quả là ống thép được bảo vệ, Zn là “vật hi sinh” bị ăn mòn. Ở anot (cực âm): Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e Ở catot (cực dương): O2 bị khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH Câu 4: Đáp án C Các chất vừa phản ứng được với dd NaOH, vừa phản ứng HCl: Al, Al2O3, Al(OH)3. Câu 5: Đáp án C Ta có: n(H2) = 0,2 → n(Zn) = 0,2 → m(Zn) = 13 (g) → m(Cu) = 2 (g) → m = 2 (g) Câu 6: Đáp án C M + nH2O → M(OH)n + n/2 H2. Ta có: n(H2) = 0,035 mol → n(OH-) = 0,07 mol → n(H+) = 0,07 → V = 0,07 : 0,5 = 0,14 lít Câu 7: Đáp án D Quy đổi hỗn hợp X về Mg a mol, Fe b mol và NO3 c mol. Câu 8: Đáp án B Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3 CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 . Al4 C3 x mol T  CaC2 y mol CH 4 3x O2 ,t 0 H 2 O   3x + 2y  C 2 H 2 y CO 2 2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O 4x y 2y ← y→ y - y 4x – 2y Ca(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3 + Ca(HCO3)2. CO 2  H 2 O  Al(OH)3 (2y) Y : Ca(AlO2 ) 2 ( y )    Z : Al(OH)3 (4x - 2y) Vì cùng thu được a gam kết tủa nên có: 4x – 2y = 2y → x = y Nên tỉ lệ trong hh X là: 1 : 1. Ta có: a  b  0, 6 Cô cạn Y, nung muối đến khối lượng không đổi thu được rắn là MgO a mol và Fe2O30,5b mol.  40a  80b  31, 6 Giải hệ: a=0,41; b=0,19.  n OH trongkt  42, 75  0, 41.24  0,19.56  1,31 17 Muối trong Y gồm các muối nitrat kim loại và NH4NO3.  n NH4 NO3  103,3  1,31.62  0, 41.24  0,19.56  0, 02 mol 80 Bảo toàn H: n H2O  1, 08  0, 02.4  0,5 mol 2 Bảo toàn O: 3c  0,5  0,1  1,31.3  0, 02.3  1, 08.3  1,35  c  0, 45 Giải được số mol Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong X lần lượt là 0,12 và 0,07 mol.  %Fe(NO3 )3  35, 01% Câu 9 Đáp án A Mg + CuSO4 → Cu + MgSO4. 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O. Câu 10 Đáp án D Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ. Câu 11 Đáp án A {Mg; Al} + 0,125 mol O2 → 9,1 gam hỗn hợp oxit. Bảo toàn khối lượng có: m = 9,1 – 0,125. 32 = 5,1 gam. Câu 12: Đáp án C Ta có: nAl  0,1 mol ; nX  0, 02 Cô cạn dung dịch thu được rắn khan chứa Al(NO3)3 0,1 mol và NH4NO3  nNH4 NO3  0, 0175 mol Gọi n là số e trao đổi của X  n= 0,1.3  0, 0175.8  8 thỏa mãn X là N2O 0, 02 Câu 13: Đáp án D Cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch chứa FeCl3 và CuCl2 sau phản ứng thu được dung dịch X và rắn Y. Cho AgNO3 dư vào X thấy AgNO3 phản ứng 0,54 mol và thu được kết tủa là AgCl và Ag. Giải được số mol AgCl và Ag lần lượt là 0,48 và 0,06 mol. Gọi số mol FeCl3 lần lượt là a thì số mol CuCl2 là 1,5a Bảo toàn Cl: 3a  1,5a.2  0, 48  a  0, 08 Ta có số mol Ag là 0,06 nên số mol FeCl2 trong X phải là 0,06 mol. Do vậy chỉ có Al phản ứng với dung dịch muối ban đầu vì số mol FeCl2 nhỏ hơn FeCl3.  n Al  0, 08  0, 02.2  0,12.2  0,12  n Fe 3 Do vậy rắn Y chứa Fe 0,14 mol, Cu 0,12 mol  x  15,52gam. Câu 14: Đáp án D Hòa tan hết Na2O và Al tỉ lệ 1:1 ta thu được dung dịch chứa Na2SO4, Al2SO4 và H2SO4 dư có thể có. Ta có: n H2  6a  n Al  4a Nhận thấy lúc thêm x và y y mol NaOH đều trong giai đoạn kết tủa giảm tức hòa tan kết tủa nên lúc này tương ứng 1 mol Al(OH)3 bị hòa tan thì có 1 mol NaOH được thêm Do vậy: 2a  0, 72  0, 64  0, 08  a  0, 04  n Al  0,16  n Na 2O X chứa Al2(SO4)3 0,08 mol và Na2SO4 0,16 mol  m  50, 08 Câu 15: Đáp án B Thí nghiệm 1 cho m gam X vào H2O thu được V lít khí còn khí cho 2m gam vào NaOH thì thu được 3,5V lít tương đương khi cho m gam X vào NaOH thu được 1,75V lít.Do vậy trong X số mol Al nhiều hơn Na. Gọi số mol của Na trong m gam X là x, suy ra khi cho m gam X vào H2O thì Al dư, nên Al phản ứng theo Na.  n H2  x  3x  2x 2 Khi cho m gam X tác dụng với NaOH thu được 1,75V lít khí tức 3,5x mol khí. Lúc này cả Al và Na đều hết.  n Al  3,5x.2  x  2x 3 Mặt khác cho 4m gam X vào HCl thu được 9V lít hay cho m gam X vào HCl thì thu được 2,25V lít hay 4,5x mol khí.  n Mg  4,5x.2  x  2x.3 x 2 Vậy số mol Mg và Na bằng nhau. Câu 16: Đáp án A Ta có khối lượng mỗi phần là 30,66 gam. Cho phần một tác dụng với NaOH dư thu được 0,09 mol H2 do vậy trong X chứa Al dư. Vậy trong mỗi phần chứa Fe, Al2O3 và Al dư 0,06 mol. Cho phần 2 tác dụng với 1,74 mol HNO3 thu được 0,18 mol NO. Cô cạn dung dịch Y thu được các muối, nung rắn tới khối lượng không đổi thu được rắn chứa Al2O3 và Fe2O3 có số mol bằng nhau. Gọi số mol của Fe, Al2O3 trong mỗi phần lần lượt là a, b  56a  102b  0, 06.27  30, 66 Và a  2b  0, 06 Giải hệ: a=0,3; b=0,12. Gọi x là số mol NH4NO3 có thể tạo ra. Bảo toàn N: n NO  trong muoi KL  1, 74  0,18  2x  1,56  2x 3 Bảo toàn e: 1,56  2x  0,12.6  0,18.3  8x Vậy NO3– trong muối là 1,5 mol. Muối trong Y gồm Al(NO3)3 0,3 mol, Fe(NO3)2 0,3 mol và NH4NO3 0,03 mol. Cho Y tác dụng với Na2CO3 dư thu được kết tủa là Al(OH)3 0,3 mol và FeCO3 0,3 mol.  a  58, 2 gam Câu 17: Đáp án B ở phản ứng (2), trong H2O số oxi hóa của H là +1, sau phản ứng trong H2 số oxi hóa là 0 → chất oxi hóa Câu 18: Đáp án C Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều lưỡng tính Câu 19: Đáp án D nCr2O3  0, 03 mol Cho toàn bộ X tác dụng với HCl loãng nóng thu được 0,12 mol H2. Ta thấy 0,12  nCr  0, 06 do vậy Al dư Vậy X chứa Cr 0,06 mol, Al2O3 0,03 mol và Al dư  nAl  0,12  0, 06  0, 04 mol 1,5 X tác dụng với lượng dư NaOH  nNaOH  0, 03.2  0, 04  0,1 mol Câu 20: Đáp án A Cho HCl 0,5M và H2SO4 0,25M vào 0,5 mol NaAlO2 và 0,5 mol NaOH thu được dung dịch X và 0,2 mol kết tủa Al(OH)3 Để cho lượng axit lớn nhất thì axit phải tham gia trung hòa hết NaOH, tạo kết tủa tới tối đa rồi sau đó hòa tan kết tủa tới khi còn 0,2 mol  nH  0,5  0,5  (0,5  0, 2).3  1,9mol  V= 1,9  1,9 0,5  0, 25.2 Câu 21: Đáp án D n H2  0,13mol  n OH  0, 26 mol  2n Ba  n Na Đồng thời ta cũng giải được số mol Ba, Na lần lượt là 0,1 và 0,06 mol. Ta có: m kettua  0, 72  15, 08  0,13.2  15,54gam Trong X chứa 0,3a mol Al(NO3)3 và 0,2a mol Al2(SO4)3. Giả sử số mol SO42- lớn hơn số mol Ba2+ suy ra 0, 6a  0,1  a  0,167 vậy kết tủa chứa BaSO4 0,1 mol.  m Al(OH)3  0 vô lý Vậy số mol SO42- nhỏ hơn số mol Ba2+ vậy kết tủa chứa 0,6a mol BaSO4  a  0,167  Số mol Al(OH)3 tối đa có thể tạo ra là 0,7a mol  nOH ktmax  2,1a  0, 2333 do vậy kết tủa có bị hòa tan một phần  n Al(OH)3  4n Al3  n OH  4.0, 7a  0, 26  2,8a  0, 26  233.0, 6a  78(2,8a  0, 26)  15,54  a  0,1 Câu 22: Đáp án C Phát biểu đúng là c. + Phát biểu a: Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+. + Phát biểu b: Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màuvàng sang màu da cam. + Phát biểu d: Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính. + Phát biểu e: các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân Câu 23 Đáp án D nH2  0,1  0,1.3  0, 2mol  V=2, 24 2 Câu 24: Đáp án D Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy giảm dần Câu 25: Đáp án C Cho m gam kim loại Mg, Al tác dụng với 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,5 mol Ag sau phản ứng thu được (m+57,8) gam 2 kim loại chắc chắn là Cu và Ag Do sinh ra Cu nên Ag hết do vậy thu được 0,5 mol Ag và x mol Cu. Cho lượng kim loại tác dụng với HNO33 dư thu được 0,3 mol NO Bảo toàn e: x  0,3.3  0,5  0, 2  m  57,8  0,5.108  0, 2.64  m  9gam 2 Câu 26: Đáp án B Các chất là Al2O3; Zn(OH)2 và Pb(OH)2. Các chất này đều lưỡng tính → tác dụng được với HCl và NaOH Câu 27: Đáp án D Ta có: n Al(OH)3  0, 04 mol Ta có: M Y  18,9 Dẫn Y qua bình đựng Br2 dư thấy Br2 phản ứng 0,12 mol. Gọi số mol Al4C3, CaC2 và Ca lần lượt là a, b, c. Do vậy khí X thu được gồm 3a mol CH4, b mol C2H2 và c mol H2. Mặt khác: n Al(OH)3  4a  2b  2c  0, 04 Cho X qua Ni thu dược hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon nên số mol của Y là 3a+b mol  16.3a  26b  2c  18,9 3a  b Mặt khác bảo toàn liên kết π: 2b  c  0,12 Giải hệ: a=b=0,1; c=0,08  m  24gam Câu 28: Đáp án B Cho 5,52 gam Mg, Al tác dụng với 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3 thu được dung dịch X chỉ chứa muối trng hòa và hỗn hợp Y gồm 3 khí không màu Ta có: M Y  15, 75 do vậy Y có H2, N2 và N2O Cho NaOH dư vào X thu được kết tủa là Mg(OH)2  n Mg  0,14  n Al  0, 08 mol Do dung dịch X chứa chứa muối trung hòa nên H+ hết, mặt khác do sinh ra khí H2 nên NO3hết. Dung dịch X sẽ chứa Mg2+ 0,14 mol, Al3+ 0,08 mol, NH4+, Na+ 0,54 mol và SO42-0,54 mol. Bảo toàn điện tích: n NH   0, 02 mol 4 Bảo toàn N: n N2  n N2O  0, 08  0, 02  0, 03 mol 2 Gọi số mol N2, N2O và H2 lần lượt là a, b,c  a  b  0, 03  28a  44b  2c  15, 75 abc Bảo toàn e: 10a  8b  2c  0, 02.8  0,14.2  0, 08.3 Giải hệ: a=0,01; b=0,02; c=0,05  %H 2  7,94% Câu 29: Đáp án B Cho phần 1 tác dụng với HCl thì thu được Y chứa muối của Al, Zn, Mg và FeCl2. Cho AgNO3 vào Y thì thu được kết tủa AgCl và Ag. Phần 2 tác dụng với Cl2 thu được muối gồm muối của Al, Zn, Mg và FeCl3. Cho Z tác dụng với AgNO3 thu được 93,275 gam kết tủa AgCl. Lượng kết tủa chênh lệch là do FeCl2 ở Y và FeCl3 ở Z. Gọi số mol của Fe là a  93, 275  90, 435  a.(108  35,5)  108a  a  0, 08  n Fe(X)  0,16  m  22,82gam Câu 30 Đáp án D Tiêu hủy kim loại Na, K bằng ancol etylic với phản ứng: Na + H2O → NaOH + ½ H2và K + H2O → KOH + ½ H2. Phản ứng này khá êm dịu, không gây nguy hiểm, không tạo ra chất độc hại, dễ xử lí Câu 31: Đáp án A Đặt n(Mg2+) = a và n(HCO3-) = b → BT điện tích: 0,2. 2 + 2a = 0,3. 2 + b → 2a – b = 0,2 Khi cho ½ X tác dụng với Na2CO3 dư: kết tủa là MgCO3 và CaCO3→ 84. a/2 + 100. 0,2/2 = 16,3 → a = 0,15 → b = 0,1 Phần 2: Ca2+ (0,1); Mg2+ (0,075); SO42- (0,15); HCO3- (0,05) Cô cạn, nung nóng: 2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O và CO32- → O2-+ CO2. → m(chất rắn) = 0,1. 40 + 0,075. 24 + 0,15. 96 + 0,025. 16 = 20,6 (g) Câu 32: Đáp án D AlCl3 + 4KOH (dư) → KAlO2 + 3KCl + 2H2O → 3 chất tan gồm KAlO2, KCl, KOH dư (Nếu cho a gam dung dịch muối X vào a gam dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2a gam dung dịch Z chứng tỏ phản ứng không tạo kết tủa hoặc khí) Câu 33: Đáp án A Nhìn vào đồ thì, phải mất 1 khoảng mol NaOH mới bắt đầu xuất hiện kết tủa chứng tỏ X có H2SO4 dư, và lượng mol đó tác dụng với axit. X gồm: Al2(SO4)3 và H2SO4 dư. Ta có: n(Al) = 0,18. BTNT (Al): n(Al3+ trong X) = 0,18; gọi n(H+) dư = y Tại thời điểm n(NaOH) = 0,28 → 0,28 = y +3a Tại thời điểm n(NaOH) = 0,76 → 0,76 = y + 3a. 3 + (0,18 – 3a). 4 → y = 0,16 và a = 0,04 → n(H2SO4) dư = 0,08 → x = 0,08 + 3 n(Al2(SO4)3) = 0,08 + 3. 0,09 = 0,35 Câu 34: Đáp án C Al3 (a)  Ba (OH)2 ) MgO H2SO4 Mg 2 (b) 27, 68(g)      H (c) Al2 O3  SO 24 (1,5a  b  0,5c) Tại thời điểm: m(kết tủa) = const → Mg(OH)2 và BaSO4. → n(kết tủa) = b + (1,5a + b + 0,5a) = 0,94 Tại thời điểm đó, n(Ba(OH)2) = 1,1 → n(OH-) = 2,2 → 4a + 2b + c = 2,2 Khối lượng chất rắn ban đầu: 40b + 51a = 27,68 → a = 0,48 và b = 0,08 và c = 0,12 → x = n(SO42-) = 0,86 Câu 35: Đáp án A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan