Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 cacbonhidrat 62 câu từ đề thi thử năm 2018 các sở giáo dục & đào tạo....

Tài liệu Lớp 12 cacbonhidrat 62 câu từ đề thi thử năm 2018 các sở giáo dục & đào tạo.image.marked

.PDF
19
95
61

Mô tả:

Câu 1: (Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội) Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ không tham gia phản ứng công hiđro ( xúc tác Ni, đun nóng). (2) Metyl amin làm quỳ tím ẩm đổi sang màu xanh. (3) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường. (4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Đáp án D Các phát biểu đúng 2,3,4 Câu 2: (Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội) Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử X Thuốc thử Hiện tượng Nước brom Có kết tủa trắng Y,Z Cu(OH)2 Tạo thành dung dịch màu xanh lam Y,T Dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng Tạo thành kết tủa màu trắng bạc Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là A. Phenol, glucozo, glixerol, etyl axetat. B. Anilin, glucozo, glixerol, etyl fomat. C. Phenol, saccarozo, lòng trắng trứng, etyl fomat D. Glixerol, glucozo, etyl fomat, metanol. Đáp án B X có thể là phenol hoặc anilin Y vừa phản ứng với dd Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam vừa tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => Y là glucozo Z vừa phản ứng với dd Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam => Z là glixerol T tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => etylfomat. Vậy thứ tự X, Y,Z, T là anilin, glucozo, glixerol, etylfomat sẽ phù hợp với đáp án. Câu 3: (Sở GD & ĐT Tỉnh Nam Định ) Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Saccarozo. Xenlulozo. B. Amilozo. C. Glucozo. D. Chọn đáp án C Glucozo là monosaccarit ⇒ KHÔNG có phản ứng thủy phân ⇒ Chọn C Câu 4: (Sở GD & ĐT Tỉnh Nam Định ) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thủy phân saccarozo trong môi trường axit, thu được glucozo và fructozo. B. Trong nước, brom khử glucozo thành axit gluconic. C. Trong phân tử cacbohiđrat, nhất thiết phải có nhóm chức hiđroxyl (-OH). D. Glucozo và fructozo là đồng phân cấu tạo của nhau. Chọn đáp án B Trong công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozo có 1 nhóm –CHO ⇒ –CHO + Br2 + H2O → –COOH + 2HBr ⇒ Br2 là chất oxi hóa ⇒ brom oxi hóa glucozơ thành axit gluconic ⇒ Chọn B Câu 5: (Sở GD & ĐT Tỉnh Nam Định ) Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y và Z Chất X Y Z Thuốc thử Quỳ tím không đổi màu Không đổi màu Không đổi màu Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ Không có kết tủa Ag↓ Ag↓ Nước brom Mất màu và có kết tủa trắng Mất màu Không mất màu Các chất X, Y và Z lần lượt là: A. Benzylamin, glucozơ và saccarozơ B. Glyxin, glucozơ và fructozơ. C. Anilin, glucozơ và fructozơ. D. Anilin, fructozơ và saccarozơ. Chọn đáp án C Câu 6: (Sở GD & ĐT Tỉnh Nam Định ) Cho các phát biểu sau: (1) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon. (2) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức. (3) Thủy phân hoàn toàn este trong dung dịch kiềm là phản ứng một chiều. (4) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbonoxit. (5) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ. (6) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Chọn đáp án D Câu 7: (Sở GD & ĐT Tỉnh Thái Bình ) Cho các phát biểu sau: (1) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (2) Phản ứng thuỷ phân xenlulozo xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ. (3) Xenlulozo trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo. (4) Saccarozo bị hoá đen trong H2SO4 đặc. (5) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc. (6) Nhóm cacbohidrat còn được gọi là gluxit hay saccarit thường có công thức chung là Cn(H2O)m. (7) Fructozơ chuyển thành glucozo trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm. (8) Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O (9) Thủy phân (xúc tác H+ ,t°) saccarozo cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit (10) Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2 (11) Sản phẩm thủy phân xenlulozo (xúc tác H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng gương Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Chọn đáp án B (1) Sai vì hidro hóa hoàn toàn glucozơ thu được sobitol. (2) Đúng vì trong dạ dày của chúng có chứa các enzim thủy phân xenlulozơ. (3) Sai vì xenlulozơ trinitrat dùng để chế tạo thuốc súng không khói. H 2SO 4 (4) Đúng vì H2SO4 đặc có tính háo nước nên xảy ra phản ứng: C12H22O11   12CO2 + 11H2O (5) Đúng (6) Đúng (7) Sai vì fructozơ và glucozơ chỉ chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường kiềm. (8) Đúng vì mantozơ tạo bởi 2 gốc α-glucozơ. Trong dung dịch, gốc α-gluczơ có thể mở vòng tạo nhóm -CHO. (9) Sai vì thủy phân saccarozơ thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ. (10) Đúng vì fructozơ chứa nhiều nhóm -OH kề nhau. (11) Đúng vì sản phẩm thủy phân là glucozơ có thể tráng gương. ⇒ (2), (4), (5), (6), (8), (10) và (11) đúng ⇒ chọn B. Câu 8: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím. Polime X là A. xenlulozơ. B. glicogen. C. saccarozơ. D. tinh bột. Chọn đáp án D Câu 9: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Để tránh lớp tráng bạc lên ruột phích, người ta cho chất X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là A. tinh bột. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. etyl axetat. Chọn đáp án B Người ta thường dùng glucozơ để tráng ruột phích vì glucozơ giá thành rẻ, dễ tìm và không độc hại (anđehit độc) ⇒ chọn B. Câu 10: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Xenlulozo. B. Glucozo. C. Saccarozo. D. Tinh bột. Chọn đáp án B Xenlulozơ và tinh bột thủy phân trong môi trường axit tạo glucozơ. Saccarozơ thủy phân trong môi trường axit tạo glucozơ và fructozơ. ⇒ loại A, C và D ⇒ chọn B. Câu 11: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozo. Tên gọi của X là A. saccarozo. B. amilopectin. C. xenlulozo. D. fructozo. Chọn đáp án C Câu 12: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng A. Na B. dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Cu(OH)2. D. nước Br2. Chọn đáp án D Vì trong môi trường kiềm thì fructozơ chuyển hóa thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–)⇄ Glucozơ. ⇒ không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng các thuốc thử có môi trường kiềm ⇒ loại A, B và C ⇒ Chọn D. Nước Br2 tức là Br2 được hòa tan trong dung môi H2O ⇒ glucozơ sẽ xảy ra phản ứng: HOCH2(CHOH)4CHO + Br2 → HOCH2(CHOH)4COOH + 2HBr ⇒ làm nhạt màu nước brom. Trong khi fructozơ do không có nhóm chức anđehit (thay vào đó là nhóm chức xeton) nên không xảy ra hiện tượng gì. ⇒ dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. Câu 13: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc. C. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng. D. Glucozơ bị thủy phân trong môi truờng axit. Chọn đáp án A B sai vì tinh bột không có phản ứng tráng bạc. C sai vì xenlulozơ chỉ bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng. D sai bị glucozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân. ⇒ chỉ có A đúng ⇒ chọn A. Câu 14: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Cho các phát biểu sau: (a) Polietilen đuợc điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (b) Ở điều kiện thuờng, anilin là chất rắn. (c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. (f) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín. Số phát biểu đúng là A. 3. Chọn đáp án A B. 5. C. 4. D. 6. (a) Sai vì polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen. (b) Sai vì ở điều kiện thường anilin là chất lỏng. (c) Sai vì khác hệ số mắt xích n. (d) Đúng vì bản chất anbumin của lòng trắng trứng là protein. (e) Đúng vì triolein chứa πC=C có thể cộng H2. (f) Đúng. ⇒ (d), (e) và (f) đúng ⇒ chọn A. Câu 15: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím. Quỳ tím chuyển màu hồng. Y Dung dịch iot. Hợp chất màu xanh tím. Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. Kết tủa Ag trắng. T Nước brom. Kết tủa trắng. X, Y, Z, T lần lượt là: A. anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ. B. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. C. anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ. D. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. Chọn đáp án D X làm quỳ tím hóa hồng ⇒ loại A và C. Z có phản ứng tráng bạc ⇒ loại B ⇒ chọn D. Câu 16: (Sở GD&ĐT Tây Ninh ) Thủy phân 410,40 gam saccarozơ, thu được m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ (hiệu suất 80%). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của a là A. 414,72. B. 437,76. C. 207,36. Chọn đáp án A  H 1 saccarozơ + H2O  1 glucozơ + 1 fructozơ. 1 glucozơ → 2 Ag || 1 fructozơ → 2 Ag ⇒ 1 saccarozơ → 4 Ag. D. 518,40. nsaccarozơ = 1,2 mol ⇒ a = 1,2 × 0,8 × 4 × 108 = 414,72(g) ⇒ chọn A. Câu 17: (Sở GD& ĐT Bắc Ninh )Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân? A. Glucoza. B. Xenluloza. C. Saccaroza. D. Tinh D. Tinh D. tơ bột. Chọn đáp án A Vì glucozo và fructozo là monosaccarit ⇒ Glucozo và fructozo hông có phản ứng thủy phân. ⇒ Chọn A Câu 18: (Sở GD& ĐT Bắc Ninh )Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenluloza. B. Saccaroza. C. Glucoza. bột. Chọn đáp án B Trong phân tử saccarozo có 1 gốc α–glucozo và 1 gốc β–Fructozo ⇒ Saccarozo thuộc loại đisaccarit. Câu 19: (Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc ) Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. tơ tằm. capron. . Chọn đáp án B B. sợi bông. C. tơ nilon -6,6. Câu 20: (Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc ) Cho dãy các chất: glucozo, xenlulozo, saccarozo, tinh bột, fructozo. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Chọn đáp án A Polisaccarit và đisaccarit bị thủy phân trong môi trường axit tạo monosaccarit là glucozơ hoặc fructozơ. ⇒ các chất tham gia phản ứng thủy phân là xenlulozơ, saccarozơ và tinh bột ⇒ chọn A. Câu 21: (Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc ) Cho các chất: glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo. Số chất phản ứng dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng là: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Chọn đáp án C Cacbohidrat phản ứng với AgNO3/NH3 đun nóng là glucozơ, fructozơ và mantozơ. ● Do glucozơ có chứa nhóm chức anđehit trong phân tử ⇒ có xảy ra phản ứng tráng gương. ●Mantozơ gồm 2 gốc glucozơ ⇒ có tính chất hóa học tương tự glucozơ. ● Fructozơ do trong môi trường kiềm của NH3 thì chuyển hóa thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–)⇄ Glucozơ ⇒ cũng xảy ra phản ứng tráng gương tương tự glucozơ. ► Trong các chất trên, các chất phản ứng là glucozơ và fructozơ ⇒ chọn C. Câu 22: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Chất không tan trong nước lạnh là A. fructozo. B. glucozo. C. saccarozo. D. tinh bột. : Chọn đáp án D Tinh bột không tan trong nước lạnh (nước nguội) và nước nóng ⇒ chọn D. Câu 23: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Cho các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Chọn đáp án C Các chất bị thủy phân trong môi trường axit là etyl axetat, saccarozơ, tinh bột ⇒ chọn C.  0 H ,t  CH3COOH + C2H5OH. ● Etyl axetat: CH3COOC2H5 + H2O   0  0 H ,t  C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ). ● Saccarozơ: C12H22O11 + H2O  H ,t  nC6H12O6. ● Tinh bột: (C6H10O5)n + nH2O  Câu 24: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-GlyAla. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là A. 4. B. 2. C. 1 D. 3. Chọn đáp án B Các chất phản ứng với Cu(OH)2/OH– cho dung dịch màu xanh lam phải là poliancol. ⇒ các chất thỏa mãn là fructozơ và glucozơ ⇒ chọn B. Chú ý: Val-Gly-Ala có phản ứng màu biure nhưng tạo dung dịch phức chất màu tím. Câu 25: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucoza là A. 14,4%. B. 12,4%. C. 11,4%. D. 13,4%. Chọn đáp án A nX = nNaOH = 0,025 mol ⇒ MX = 2,15 ÷ 0,025 = 86 ⇒ X là C4H6O2 ⇒ chọn A. Câu 26: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozo và fructozo là đồng phân của nhau. B. Saccarozo và tinh bột đều tham gia phản ứng thủy phân. C. Glucozo và saccarozo đều có phản ứng tráng bạc. D. Glucozo và tinh bột đều là cacbohiđrat. Chọn đáp án C C sai vì saccarozơ không có phản ứng tráng bạc ⇒ chọn C. Câu 27: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Từ 32,4 tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozo) người ta sản xuất được m tấn thuốc súng không khói (xenlulozo trinitrat) với hiệu suất phản ứng tính theo xenluloza là 90%. Giá trị của m là A. 29,70. B. 25,46. C. 26,73. D. 33,00. Chọn đáp án C H SO ,t 0 2 4  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  nxenlulozơ = 32,4 × 0,5 ÷ 162 = 0,1 mol ⇒ m = 0,1 × 0,9 × 297 = 26,73(g) ⇒ chọn C. Câu 28: (Sở GD&ĐT Bình Thuận ) Thủy phân m gam saccarozo trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với A. 49. Chọn đáp án C B. 77. C. 68. D. 61.  0 H ,t  1 glucozơ + 1 fructozơ. Đặt nsaccarozơ ban đầu = x. 1 saccarozơ + H2O  ⇒ nsaccarozơ phản ứng = 0,8x; nsaccarozơ dư = 0,2x ⇒ nglucozơ = nfructozơ = 0,8x. Lại có: poliancol phản ứng với Cu(OH)2 theo tỉ lệ 2 : 1. ► 0,8x + 0,8x + 0,2x = 2 × 0,18 ⇒ x = 0,2 mol ⇒ m = 68,4(g) ⇒ chọn C. Câu 29: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Chất nào sau đây cho được phản ứng tráng bạc? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Chọn đáp án B Chỉ có glucozơ có nhóm chức -CHO trong phân tử ⇒ có phản ứng tráng bạc ⇒ chọn B. Câu 30: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong phân tử fructozơ có nhóm chức -CHO. B. Xenlulozo và tinh bột đều thuộc loại polisaccarit C. Thủy phân saccarozo thì thu được fructozo và glucozo. D. Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ. Chọn đáp án A A sai vì trong phân tử fructozơ chỉ có nhóm chức -OH và -C(=O)- ⇒ chọn A. Câu 31: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Phát biểu nào sau đây sai? A. Xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau. B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước lạnh, C. Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m. D. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Chọn đáp án B B sai vì tinh bột không tan trong nước lạnh ⇒ chọn B. Câu 32: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái rắn. B. Fructozo có nhiều trong mật ong. C. Metyl acrylat và tripanmitin đều là este. D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol. Chọn đáp án A A sai vì ở điều kiện thường triolein ở trạng thái lỏng (vì chứa gốc axit béo không no) ⇒ chọn A. Câu 33: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozo và saccarozơ, thu được 5,376 lít khí CO2 (đktc) và 4,14 gam H2O. Giá trị của m là A. 7,02. B. 8,64. C. 10,44. D. 5,22. Chọn đáp án A Hỗn hợp trên gồm các cacbohidrat ⇒ có dạng Cn(H2O)m ⇒ nC = nCO2 = 0,24 mol ⇒ m = mC + mH2O = 0,24 × 12 + 4,14 = 7,02(g) ⇒ chọn A. Câu 34: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag Y Nước Brom Mất màu nước Brom Z Nước Brom Mẩt màu nước Brom, xuất hiện kết tủa trắng? Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là A. fructozo, vinyl axetat, anilin. B. glucozo, anilin, vinyl axetat. C. vinyl axetat, glucozo, anilin. D. glucozo, etyl axetat, phenol. Chọn đáp án A X + AgNO3/NH3 → Ag↓ ⇒ loại C. Y + Br2 → mất màu ⇒ loại D. Z + Br2 → mất màu + ↓ trắng ⇒ chọn A. Câu 35: (Sở GD&ĐT Cần Thơ ) Cho các phát biểu sau: (a) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. (b) Amoni gluconat có công thức phân tử là C6H10O6N. (c) Muối natri, kali của các axit béo được dùng làm xà phòng. (d) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 4 mol NaOH. (e) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic. (g) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn natri etylat. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. Chọn đáp án B (a) Đúng vì chỉ có glucozơ làm nhạt màu nước brom. C. 3. D. 2. (b) Sai vì amoni gluconat là CH2OH(CHOH)4COONH4 hay C6H15O7N. (c) Đúng. (d) Đúng vì là tripeptit nhưng Glu thừa 1 -COOH tự do cũng phản ứng với NaOH. (e) Đúng vì axit stearic là axit no, đơn chức, mạch hở. (g) Sai vì tính bazơ natri etylat mạnh hơn metyl amin. ⇒ chỉ có (b) và (g) sai ⇒ chọn B. Câu 36: (Sở GD&ĐT Đà Nẵng ) Cho các dung dịch: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Chọn đáp án B Trong các chất đã cho, chất có thể hòa tan Cu(OH)2 gồm: Glucozo, fructozo và saccarozo ⇒ Chọn B Câu 37: (Sở GD&ĐT Đà Nẵng ) Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là A. glucozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. . Chọn đáp án D + Có vị ngọt ⇒ Loại B và C. + Không làm mất màu nước brom ⇒ Loại A. ⇒ Chọn D Câu 38: (Sở GD&ĐT Đà Nẵng ) Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Chọn đáp án A + Vì fructozo là 1 monosaccarit ⇒ Không có phản ứng thủy phân. ⇒ Chọn A Câu 39: (Sở GD&ĐT Đà Nẵng ) Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là A. glucozơ. saccarozơ. Chọn đáp án A B. fructozơ. C. amilozo. D. Con người cần Glucozơ để cung cấp năng lượng cho các quá trình. Lượng glucozơ trong máu người bình thường, khoẻ mạnh giữ ổn định là 0,1%. Những bệnh nhân trong quá trình hồi phục, hoặc chưa thể tự ăn uống, bên cạnh việc truyền đạm còn cần truyền đường glucozơ. Ngoài ra, khi đi thăm người ốm, ta nên chọn mua nho chín, do trong nho chín có nhiều glucozơ. ⇒ Chọn A Câu 40: (Sở GD&ĐT Đà Nẵng ) Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là A. 1. B. 2 C. 3 D. 4. Chọn đáp án A Poliisopren, zenlulozo và amilozo/Tinh bột: Mạch không phân nhánh. + Amilopectin/Tinh bột: Mạch phân nhánh + Cao su lưu hóa: Cấu trúc mạng không gian. ⇒ Chọn A Câu 41: (Sở GD&ĐT Đà Nẵng ) Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 60 gam. Chọn đáp án B + Ta có nGlucozo = nAg ÷ 2 = 0,2 mol. + Phản ứng lên men rượu: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2. ⇒ nCO2 = 2nGlucozo = 0,2×2 = 0,4 mol ⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,4 mol. ⇒ m↓ = mCaCO3 = 0,4 × 100 = 40 gam. ⇒ Chọn B. Câu 42: (Sở GD & ĐT Tỉnh Hưng Yên )Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là? A. Xenlulozơ, tinh bột, tristearin, anilin. B. Saccarozơ, tinh bột, tristearin, Gly-Gly-Ala. C. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, Gly-Gly-Ala. Gly-Gly-Ala. D. Saccarozơ, glucoza, tristearin, Chọn đáp án B Câu 43: (Sở GD & ĐT Tỉnh Hưng Yên ) Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh là do chuối xanh có chứa A. glucozơ. B. tinh bột C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Chọn đáp án B + Vì trong chuối xanh có tinh bột ⇒ Làm dung dịch iot chuyển sang màu xanh. ⇒ Chọn B Câu 44: (Sở GD & ĐT Tỉnh Hưng Yên ) Saccarozơ có thể tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? A. H2/Ni, t°; AgNO3/NH3. B. H2SO4 loãng nóng; H2/Ni,t°. C. Cu(OH)2; H2SO4 loãng nóng. D. Cu(OH)2; AgNO3/NH3. Chọn đáp án C + Saccarozo không tác dụng H2 ⇒ Loại A và B. + Saccarozo trong CTCT k có nhóm andehit ⇒ Không có phản ứng tráng gương. ⇒ Chọn C Câu 45: (Sở GD & ĐT Tỉnh Hưng Yên )Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy. B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thẻ kéo thành sợi, còn tinh bột thì không. C. Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn. D. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm. Chọn đáp án D D sai vì len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm. ⇒ Chọn D Câu 46: (Sở GD & ĐT Tỉnh Hưng Yên ) Cho các phát biểu sau đây: (1) Dung dịch anilin không làm quỳ tím đổi màu. (2) Glucozơ còn được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (3) Chất béo là điesste của glixerol với axit béo. (4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (5) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (6) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ. (7) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. (8) Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 5 D. 3. . Chọn đáp án C (3) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (5) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái lỏng. (8) Tơ xenlulozo axetat là tơ bán tổng hợp. ⇒ Chọn C Câu 47: (GD&ĐT An Giang) Loại đường nào sau đây có trong máu động vật? A. Saccarozơ. B. Mantozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. : Đáp án D Trong máu người lẫn máu động vật đều chứa 1 hàm lượng đường glucozo nhất định để nuôi cơ thể Câu 48: (GD&ĐT An Giang) Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây (trong O2 dư) thu được sản phẩm có chứa N2? A. Este. B. Tinh bột. C. Amin. D. Chất béo. Đáp án C Vì amin được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là C, H và N. ⇒ Khi đốt cháy amin ta sẽ thu được khí N2 Câu 49: (GD&ĐT An Giang) Chất nào thuộc loại đissaccarit trong các chất sau? A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. Đáp án B Cacbohidrat được chia làm 3 loại là: – Monosaccarit: gồm có glucozơ và fructozơ. – Đisaccarit: gồm có saccarozơ và mantozơ. – Polisaccarit: gồm có tinh bột và xenlulozơ. Câu 50: (GD&ĐT An Giang) Cacbohiđrat sau khi thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra sản phẩm glucozơ là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. Đáp án D Vì tinh bột được tạo ra từ nhiều gốc α–glucozo. ⇒ Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozo Câu 51: (GD&ĐT An Giang) Cho 72 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 43,2. B. 86,4. C. 10,8. D. 64,8. Đáp án B Phản ứng tráng gương: 1Glucozo → 2Ag. ⇒ nAg = 2nGlucozo = 72 × 2 = 0,8 mol. 180 ⇒ mAg = m = 0,8 × 108 = 86,4 gam Câu 52: (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. Đáp án B + Bài học phân loại các hợp chất gluxit: Câu 53: (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)Có các mệnh đề sau: (1) Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m. (2) Cacbohiđrat là hiđrat của cacbon. (3) Đisaccarit là những cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 loại monosaccarit. (4) Polisaccarit là những cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra nhiều loại monosaccarit. (5) Monosaccarit là những cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân. Số mệnh đề đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Đáp án D Câu 54: (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)Cho sơ đồ phản ứng:   H 2 O,H men ZnO,MgO/500 t  ,p,xt Xenlulozo   X    Y   Z  R Chất R trong sơ đồ phản ứng trên là A. buta-1,3-đien. B. cao su buna. C. polietilen. D. axit axetic. Đáp án B Ta có các phản ứng:  H  nC6H12O6 (X) (Glucozo). (C6H10O5)n + nH2O  LMR C6H12O6   2C2H5OH (Y) + 2CO2 ZnO,MgO,500 C 2C2H5OH    CH2=CH–CH=CH2 (Z). XT,T nCH2=CH–CH=CH2   –(–CH2–CH=CH–CH2–)–n (R). P ⇒ R là cao su buna Câu 55: (Sở GD&ĐT Ninh Bình) Chất nào dưới đây không tan trong nước? A. GLyxin. B. Saccarozơ. C. Etylamin. D. Tristearin. Đáp án D Câu 56: (Sở GD&ĐT Ninh Bình) Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lít O2 (đktc). Giá trị của m là: A. 3,9. B. 11,7. C. 15,6. D. 7,8. Đáp án D Metyl fomat là C2H4O2 || Glucozơ hay fructozơ là C6H12O6 = 3C2H4O2. ||⇒ quy X về C2H4O2. Phương trình cháy: C2H4O2 + 2O2 → 2CO2 + 2H2O. ⇒ nC2H4O2 = nO2 ÷ 2 = 0,13 mol ⇒ m = 0,13 × 60 = 7,8(g) Câu 57: (Sở GD&ĐT Ninh Bình) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột dễ tan trong nước. B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc. C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde. D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Đáp án A Chọn A vì tinh bột không tan trong nước lạnh và bị trương lên trong nước nóng. Câu 58: (Sở GD&ĐT Ninh Bình) Cho các phát biểu sau: (1) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%. (2) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng hiđro (xúc tác Ni, to) thu được sobitol. (3) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học. (4) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol. (5) Số nguyên tử N có trong phân tử đipeptit Glu–Lys là 2. (6)Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. : Đáp án A (1) Đúng. (2) Sai, hidro hóa hoặc khử hoàn toàn. (3) Đúng. (Dethithpt.com) (4) Sai vì phải este no, đơn chức, mạch hở. (5) Sai vì số nguyên tử N là 3 (do Lys chứa 2 gốc NH2). (6) Sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure. ⇒ chỉ có (1) và (3) đúng Câu 59: (Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu )Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có phản ứng nào sau đây? A. Thủy phân trong môi trường axit. B. Tráng gương. C. Tạo phức chất với Cu(OH)2/NaOH. D. Tác dụng với H2 (xúc tác Ni). Đáp án A Câu 60: (Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu ) Lên men rượu m gam glucozơ với hiệu suất 80%, hấp thụ hết lượng khí thoát ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 22,5. B. 45,0. C. 18,0. Đáp án A Ta có phản ứng lên men rượu: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2. + Ta có nCO2 = nCaCO3 = 20 ÷ 100 = 0,2 mol. ⇒ nGlucozo đã pứ = 0,2 ÷ 2 = 0,1 mol. ⇒ nGlucozo ban đầu = 0,1 ÷ 0,8 = 0,125 mol. D. 14,4. ⇒ mGlucozo = 0,125 × 180 = 22,5 gam Câu 61: (Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu )Cho các phát biểu: (a) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và saccarozơ đều cho cùng 1 sản phẩm. (b) Amilozơ có mạch không phân nhánh. (c) Fructozơ cho phản ứng tráng gương do phân tử có nhóm chức CHO. (d) Xenlulozơ do các gốc β–glucozơ tạo nên. (e) Glucozơ oxi hóa AgNO3/NH3 thành Ag. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Đáp án A Phát biểu đúng là (b) và (d) Câu 62: (Sở GD&ĐT Điện Biên)Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả thu được ghi ở bảng sau : Chất Thuốc thử Y Dd AgNO3/NH3 ↓ màu trắng bạc Z X T ↓ màu trắng bạc đun nhẹ Nước Br2 Nhạt màu ↓ màu trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Phenol, glucozo, glixerol, fructozo B. Glucozo, fructozo, phenol, glixerol C. Fructozo, glucose, phenol, glixerol D. Fructozo, glucozo, glixerol, phenol Đáp án D A sai do X là phenol không tạo kết tủa với dd AgNO3/ NH3 B sai do Y là fructozo không làm nhạt màu nước Br2 C sai do T là glixerol không làm xuất hiện kết tủa trắng với nước Brom D đúng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan