Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 cacbonhidrat 42 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên lê phạm thành.im...

Tài liệu Lớp 12 cacbonhidrat 42 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên lê phạm thành.image.marked

.PDF
14
142
72

Mô tả:

Câu 1: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Saccarozơ B. Tinh bột. C. Fructozơ D. Glucozơ Câu 2: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là A. 17,1 B. 18,5 C. 22,8 D. 20,5 Câu 3: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là A. 60 B. 24 C. 40 D. 36 Câu 4: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ, fructozơ, glixerol, phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau: Chất X Y Dung dịch AgNO3/NH3, Xuất hiện kết Xuất hiện kết đun nhẹ tủa bạc trắng tủa bạc trắng Nước Br2 Nhạt màu Z T Xuất hiện kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ C. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol D. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol Câu 5: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ trong môi trường axit, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng (dùng dư), thu được 34,56 gam Ag. Giá trị của m là A. 41,04 gam. B. 27,36 gam. C. 54,72 gam. D. 47,88 gam. Câu 6: ( GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho các chất glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, glixerol và các phát biểu sau: (a) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, to. (b) Có 2 chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm. (c) Có 3 chất mà dung dịch của nó có thể hòa tan được Cu(OH)2. (d) Cả 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu7: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl ở vị trí kề nhau, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng B. Kim loại Na C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường D. Nước brom Câu 8 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Đốt cháy hoàn toàn 48,96 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,28 mol hỗn hợp gồm CO2 và nước. Nếu cho 48,96 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được x gam Ag. Giá trị của x là: A. 43,2 gam B. 34,56 gam C. 25,92 gam D. 17,28 gam Câu 9 : (GV LÊ PHẠM THÀNH) Trong các loại hạt và củ sau, loại nào thường có hàm lượng tinh bột lớn nhất? A. Gạo. B. Ngô. C. Sắn. D. Khoai tây. Câu 10: : (GV LÊ PHẠM THÀNH) Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 36,00. B. 66,24. C. 33,12. D. 72,00. Câu 11: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng Kết tủa Ag T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. hồ tinh bột, alanin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. C. hồ tinh bột, lòng trắng trứng, alanin, glucozơ. D. lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. Câu 12: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Fructozo có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozo có nhóm chức CHO B. Thủy phân xenlulozo thu được glucozo C. Cả xenlulozo và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc D. Thủy phân tinh bột thu được glucozo và fructozo Câu 13: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu (ancol) etylic. Tính thể tích dung dịch rượu 40o thu được ? Biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. A. 2875,0 ml B. 3194,4 ml C. 1150,0 ml D. 1278,8 ml Câu 14: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 15: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hiện nay do sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ, con người bắt đầu chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế là etanol. Với mục đích này, etanol được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp nào dưới đây ? A. Hiđrat hóa etilen thu được từ quá trình sản xuất dầu mỏ. B. Hiđro hóa (khử) axetanđehit với xúc tác Ni. C. Thủy phân etyl halogenua trong môi trường kiềm. D. Lên men tinh bột. Câu 16: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit ? A. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, polietilen. C. Tinh bột, xenlulozơ, poli(vinyl clorua). D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo. Câu 17: (GV LÊ PHẠM THÀNH) X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (C6H5NH2), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau: Nước Br2 X T Z ↓ Nhạt màu ↓ Dd AgNO3/NH3,t0 Dd NaOH ↓ (-) (-) Y ↓: kết tủa ↓ (+) (+) (+): phản ứng (-): không phản ứng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. phenol, fructozơ, anilin, glucozơ B. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin. C. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ. D. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ. . Câu 18: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh như sau: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 + 2813 kJ. Trung bình một phút, mỗi cm2 bề mặt trái đất cần nhận được khoảng năng lượng mặt trời là bao nhiêu Calo để trong 22 giờ 26 phút 10 lá xanh với diện tích mỗi lá là 10 cm2 tạo ra được 1,8 gam glucozơ. Biết năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10 % vào phản ứng tổng hợp glucozơ: A. 0,05 cal B. 0,48 cal C. 5 cal D. 0,5 cal Câu 19: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là A. 15 lít. B. 16,5 lít. C. 14,5 lít. D. 14,39 lít. Câu 20: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột là hỗn hợp gồm amilozơ và amilopectin đều tan tốt trong nước nóng B. Fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa bạc trắng C. Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam Câu 21: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây ? A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 22: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 20 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,8 gam so với ban đầu, hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của a là A. 10 gam. B. 20 gam. C. 30 gam. D. 40 gam. Câu 22: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử X Quỳ tím Y Dung dịch iot Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng T Nước brom X, Y, Z, T lần lượt là Hiện tượng Quỳ tím chuyển màu hồng Hợp chất màu xanh tím Kết tủa Ag trắng Kết tủa trắng A. anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ. B. anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ. C. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. D. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. Câu 23: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí O2 và tạo ra cacbohiđrat nào dưới đây? A. Xenlulozơ B. Tinh bột C. Glucozơ. D. Saccarozơ Câu 24: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cho 720 gam glucozơ lên men rượu. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư thu được 636 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là A. 80,0%. B. 62,5%. C. 75,0%. D. 50,0%. Câu 25: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào về cacbohiđrat là đúng? A. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, các sản phẩm đều làm mất màu nước brom B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ C. Glucozơ kém ngọt hơn so với saccarozơ D. Amilopectin và xenlulozơ đều là polime thiên nhiên và có mạch cacbon phân nhánh Câu 26: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực ? A. Xenlulozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Glucozơ Câu 27: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 46o cần dùng m gam glucozơ (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml). Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là A. 900 B. 720 C. 1800 D. 90 Câu 28 (GV LÊ PHẠM THÀNH) X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ, fructozơ, glixerol, phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau: Chất Y Z X Dung dịch AgNO3/NH3, Xuất hiện kết tủa Xuất hiện kết đun nhẹ. bạc trắng tủa bạc trắng Nước Br2 Nhạt màu T Xuất hiện kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ. B. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol. C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol. D. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol. Câu 29: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác đun nóng 24,48 gam X trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 25,92 gam B. 43,20 gam C. 34,56 gam D. 30,24 gam Câu 30 (GV LÊ PHẠM THÀNH) Ở điều kiện thường, X là chất rắn, màu trắng, dạng vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ. Tên gọi của X là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. fructozơ. Câu .31: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam Y Nước brom Mất màu dung dịch Br2 Z Quỳ tím Hóa xanh Các chất X, Y, Z lần lượt là A. saccarozơ, glucozơ, anilin. B. Ala-Ala-Gly, glucozơ, etylamin. C. Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin. D. saccarozơ, glucozơ, metylamin Câu 32: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 46o cần dùng m gam glucozo (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml). Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là? A. 1800 B. 720 C. 90 D. 900 Câu 33: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hòa tan hoàn toàn 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là A. 3,42 gam B. 3,24 gam C. 2,70 gam D. 2,16 gam Câu 34: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Lên men 4,5 kg tinh bột tạo thành V lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Giá trị V là A. 6,0 B. 5,5 C. 5,0 Câu 35: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào sau đây sai? A. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ D. 4,5 B. Tinh bột là lương thực của con người C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau D. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện Câu 36: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ, saccarozơ và mononatri glutamat đều là chất rắn, tan tốt trong nước cho dung dịch có vị ngọt B. Có thể sản xuất đường saccarozơ từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt C. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng tạo glucozơ D. Có thể phân biệt glucozơ, fructozơ và anilin bằng nước brom Câu 37: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là A. Fructozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Saccarozơ Câu 38: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2726 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,15 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 7h00 – 17h00), diện tích lá xanh là 1m2 thì lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu ? A. 90,26 gam B. 88,32 gam C. 85,18 gam D. 90,32 gam Câu 39: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Chất X trong công nghiệp thực phẩm là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ uống. Trong công nghiệp dược phẩm được dùng để pha chế thuốc. Dung dịch chất Y làm đổi màu quỳ tím trong đời sống muối mononatri của Y được dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). Tên của X và Y theo thứ tự là A. Saccarozơ và axit glutamic C. Saccarozơ và lysin B. Glucozơ và lysin D. Glucozơ và axit glutamic Câu 40: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl. người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. nước brom B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường C. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng D. kim loại Na Câu 41: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong X là A. 48,70%. B. 81,19%. C. 18,81%. D. 51,28%. Câu 42: (GV LÊ PHẠM THÀNH) Lên men 54 kg glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được V lít etanol có độ cồn là 46o. Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất bằng 0,8 gam/cm3. Giá trị của V là: A. 15,00 lít. B. 60,00 lít. C. 37,50 lít. D. 18,75 lít. Câu 1: Đáp án D Trong máu người luôn luôn có nồng độ glucozo không đổi khoảng 0,1%. Nếu lượng glucozo trong máu giảm đi thì người mắc bệnh suy nhược. Khi đó người bệnh sẽ được dịch truyền glucozo để bổ sung nhanh năng lượng. Câu 2: Đáp án C C12H22O11 → C6H12O6 (Glucozo) + C6H12O6 (Fructozo) Ta có: n(Glucozo) = 0,06 mol → n(C12H22O11) = 0,06 : 0,9 = 1/15 mol → m = 22,8 (g) Câu 3: Đáp án C Bỏ qua hệ số n trong tính toán cho đơn giản. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 3.63 297 34,02 ← 53,46 kg Vì H = 60% → m(HNO3 lý thuyết) = 34,02 : 0,6 = 56,7 kg. → m(dd HNO3) = 56,7 : 94,5% = 60 kg → V = m : D = 40 lít. Câu 4: Đáp án C Fructozo không có nhóm chức CHO, tuy nhiên trong môi trường bazo, fructozo và glucozo có sự chuyển hóa qua lại (glucozo có chứa CHO) → có phản ứng tráng bạc với AgNO3/NH3. Glucozo có chứa CHO → vừa có phản ứng tráng bạc, vừa làm nhạt màu nước Br2. Glixerol là ancol đa chức có công thức C3H5(OH)3 → không có các tính chất trên → không có hiện tượng. Phenol: C6H5OH, tác dụng với nước brom: brom thế hidro trong vòng của phenol tại 3 vị trí 2, 4, 6 → tạo kết tủa trắng Câu 5: Đáp án B C12H22O11 → C6H12O6 (Glucozo)+ C6H12O6 (Fructozo) Ta có: n(Ag) = 0,32 → 2n(Glu) + 2n(Fruc) = 0,32 → n(Glu) = n(Fruc) = 0,08 →n(Saccarozo) = 0,08 → m = 27,36 g Câu 6: Đáp án D (a) Có 1 chất tác dụng dụng với AgNO3/NH3: glucozơ. (b) Không có chất nào thủy phân trong môi trường kiềm. Lưu ý. 2 chất thủy phân trong môi trường axit: saccarozơ, xenlulozơ. (c) Có 3 chất mà dd của nó hòa tan được Cu(OH)2: glucozơ, saccarozơ, glixerol. (d) Cả 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử. Số phát biểu đúng: 2. Câu 7: Đáp án C Trong dung dịch, ở nhiệt độ thường glucozo hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồngglucozo màu xanh lam. Câu 8: Đáp án C X gồm C6H12O6 (x mol) và C12H22O11 (y mol) → 180x + 342y = 48,96 Ta có: n(CO2) = 6x + 12y (theo BTNT (C)) và n(H2O) = 6x + 11y (BTNT (H)) → 12x + 23y = 3,28 → x = 0,12 và y = 0,08 Saccarozo không tráng gương, chỉ có glucozo có tráng gương. → n(Ag) = 2n(Glu) = 0,24 → m(Ag) = 25,92 (g) Câu 9: Đáp án A Hàm lượng tinh bột trong gạo khoảng 80%, trong ngô khoảng 70%, trog củ khoai tây tươi khoảng 20%. Câu 10: Đáp án C C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (Glucozo) + C6H12O6 (Fructozo) Ta có: n(saccarozo) = 0,2 → n(glucozo) = 0,2. 92% = 0,184 mol → m(glucozo) = 33,12 (g) Câu 11: Đáp án B + Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. + Lòng trắng trứng (protein) có phản ứng màu biure (tạo dung dịch màu tím đặc trưng) + Glucozo có chứa nhóm CHO → có phản ứng tráng bạc. + Anilin C6H5NH2 tác dụng với nước brom xảy ra phản ứng thế 3H ở vị trí -o, -p tạo kết tủa trắng Câu 12: Đáp án B Câu 13: Đáp án A V= 2,5.80% 46 .2. .0,9.1000  2875 180 0,8.0, 4. Câu 14: Đáp án A Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh vì nó dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng Câu 15: Đáp án D Lên men tinh bột: (C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH là phương pháp hợp lí thay thế cho việc sử dụng dầu mỏ. + Với các phương pháp Thủy phân etyl halogenua và Hiđro hóa (khử) axetanđehit dùng trong phòng thí nghiệm, không dùng để sản xuất công nghiệp. Câu 16: Đáp án D poli(vinyl clorua) :–(CH2–CHCl)n; glucozơ, polietilen không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit. Câu 17: Đáp án D X, Z đều tạo kết tủa với nước Br2. Nhưng Z tác dụng với NaOH nên Z là phenol, X là anilin. Nên đáp án: anilin, fructozơ, phenol, glucozơ Câu 18: Đáp án D nglucozo  0, 01 mol  NL LT = 2813.0,01 = 28,13 kJ = 6720,34 Cal Thực tế cần: NL = Mỗi cm2 cần nhận 6720,34  67203, 4 Cal 10% 67203, 4  0,5 Cal 10.10.(22.60  26) Câu 19: Đáp án D C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 3.63 → C6H7(NO2)3 + 3H2O. 297 29, 7.3.63 H 90  21   29,7 297.0,9 H=96% →m(dd HNO3) = V(dd HNO3) = 21 = 21,875 kg 0,96 m 21,875.1000  = 14391 ml = 14,391 lít D 1,52 Câu 20: Đáp án A Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt gọi là hồ tinh bột Câu 21: Đáp án C Saccarozo có trong nhiều loại thực vật và là thành phần chủ yếu của đường mía (từ cây mía), đường củ cải (từ củ cải đường), đường thốt nốt (từ cụm hoa thốt nốt) Câu 22: Đáp án C mCO2  20  6,8  13, 2gam  nCO2  0,3 mol  nGlu  0,3 1   mglu  30gam 2.90% 6 Câu 23: Đáp án C Axit glutamic: HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH → quỳ chuyển hồng Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. Glucozo có chứa CHO → có phản ứng tráng bạc. Anilin có phản ứng thế ở nhân thơm với brom tạo kết tủa trắng Câu 24: Đáp án B Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí CO2 và H2O nhờ ánh sáng mặt trời. Khí CO2 được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rễ cây hút từ đất. Chất diệp lục hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp Câu 25: Đáp án C nGlu  4 mol Quá trình lên men rượu: C6 H12 O6  2C2 H 5OH+2CO2 Hấp thụ hết khí CO2 vào NaOH dư thì muối thu được là Na2CO3  nNa2CO3  6 mol  H= 6  75% 4.2 Câu 26: Đáp án C Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, chỉ có glucozo làm mất màu brom còn fructozo thì không. Xenlulozo mạch không phân nhánh. Trong môi trường bazo, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ Câu 27: Đáp án D Glucozo là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucozo được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, glucozo được dùng để tráng gương, tráng ruột phíc và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ancol etylic từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và xenlulozo Câu 28: Đáp án A C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2. Ta có: m(dd C2H5OH) = DV = 1000. 0,8 = 800 → m(C2H5OH) = 800. 46% = 368 → n(C2H5OH) = 8 → n(C6H12O6) = 8 : 2 : 0,8 = 5 → m = 900 (g) Câu 29: Đáp án D fructozơ có phản ứng tráng bạc do nó chuyển hoá thành glucozơ trong môi trường kiềm. Còn glucozơ có thể có phản ứng tráng bạc và làm mất màu nước Br2 do nó có nhóm –CHO, glixerol thì không có 2 phản ứng này. Còn phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu trắng, do hiệu ứng e của nhóm –OH lên vòng benzen. Câu 30: Đáp án D Gọi số mol glucozơ và saccarozơ lần lượt là x và y. Ta có 180x  342y  24, 48 Ta không cần viết phương trình đốt cháy các chất này vì cacbohidrat có đặc điểm là Cm(H2O)n nên khi đốt cháy cần m O2  6x  12y  0,84 Giải hệ x=0,06; y=0,04 mol. Khi thuỷ phân hỗn hợp trên thu được Y, Y sẽ chứa Fructozơ và Glucozơ, khi hai chất này tác dụng với AgNO3/NH3 thì thu được sản phẩm giống như nhau nên ta gọi chung là đường C6. n C6 trong Y  x  2y  0,14  n Ag  2n C6  0, 28  m  30, 24gam Câu 31: Đáp án C Thủy phân saccarozơ thu được hỗn hợp glucozơ và fructozơ Câu 32: Đáp án D X tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 nên X phải là saccarozơ. Y làm mất màu nước brom nên Y là glucozơ. Z làm quỳ tím hóa xanh nên Z là etylamin hoặc metylamin nhưng dựa vào đáp án nên Z là metylamin Câu 32: Đáp án D V(rượu) = 0,46 lít = 460ml. → m(rượu) = 460.0,8 = 368 Với H= 80%. m(glucozơ) = 368.180  900 2.46.0,8 Câu 33: Đáp án A nAg  0, 03  nglu  0, 015  msac  6,12  0, 015.180  3, 42 gam Câu 34: Đáp án C V= 4,5 46 .2. .72%  5 162 0,8.46% Câu 35: Đáp án C Xenlulozơ và tinh bột đều có CTPT dạng (C6H10O5)n nhưng hệ số n của mỗi chất khác nhau nên phân tử khối khác nhau Câu 36: Đáp án C + Tinh bột, xelulozo, saccarozo bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng tạo glucozo + Dùng nước brom, phân biệt: glucozo (mất màu brom), anilin (tạo kết tủa trắng), frutozo (không hiện tượng) Câu 37: Đáp án C Fructozo mặc dù không thủy phân trong môi trường axit nhưng X không làm mất màu dd brom Saccarozo và tinh bột là polisaccarit, có bị thủy phần trong axit và cũng không làm mất màu dd brom Câu 38: Đáp án C Từ 7h đến 17h là 600 phút 1 phút → 1cm2 → 0,215 J tổng hợp Glucozơ 600 phút → 1 cm2 → 129 J . Vậy trong 1m2 → 1290 kJ Mà 2726 kJ tạo thành 1 mol glucozơ nên 1290 kJ có ≈ 0,473 mol glucozơ → m= 0,4732.180 = 85,176 Câu 39: Đáp án A - Saccarozo được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát....Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc - Axit glutamic: là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại hạt ngũ cốc, nó đống vai trò quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là các cơ quan não bộ, gan, cơ , nâng cao khả nang hoạt động của cơ thể. Bột ngọt (hay mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat. Bột ngọt dùng làm gia vị nhưng vì tăng ion Na+ trong cơ thể làm hại các notron thần kinh do đó được khuyến cáo không nên lạm dụng. Câu 40: Đáp án B Các thực nghiệm để tìm ra công thức dạng mạch hở của glucozo bao gồm: + Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan -----> glucozo có 6C tạo thành mạch hở không phân nhánh + Glucozo có phản ứng tráng bạch, tác dụng với nước brom tạo axit gluconic -----> glucozo có -CHO + Glucozo tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam ----> glucozo có nhiều nhóm OH kề nhau + Glucozo tạo este chứa 5CH3COO ----> glucozo có 5 -OH Câu 41: Đáp án D Gọi n(glu) = x; n(sac) = y Ta có: Tổng khối lương 2 chất là 7,02 g nên 180x + 342y = 7,02 Thủy phân 2 chất thì lượng glu ban đầu vẫn giữ nguyên ( tráng bạc cho ra 2 Ag) , còn sac thì thủy phân ra 2 phân tử glu mới (tráng bạc cho tổng 4Ag) Vậy 2x + 4y = 8,64/ 108 Tìm được x= 0,02 và y= 0,01 Vậy % glu ban đầu = 0,02. 180 . 100% / 7,02 = 51,28% Câu 42: Đáp án B C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH 180 2.46 54 kg → 27,6 kg Với H = 80% thì m(C2H5OH thu được) = 27,6. 80% = 22,08 gam → V(C2H5OH) = 22,08 : 0,8 = 27,6 lít. => V(cồn 460) = 27,6 : 0,46 = 60 lít.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan