Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Làng nghề truyền thống tại huyện thường tín, hà nội trong cơ chế thị trường (trư...

Tài liệu Làng nghề truyền thống tại huyện thường tín, hà nội trong cơ chế thị trường (trường hợp làng thụy ứng)

.PDF
128
85
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ QUANG PHÁP LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG (Trƣờng hợp làng Thụy Ứng) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- LÊ QUANG PHÁP LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG (Trƣờng hợp làng Thụy Ứng) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60 22 01 13 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Thị Vân Chi Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Đặng Thị Vân Chi – giảng viên khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là quá trình tìm hiểu, đúc rút ra trong học tập, nghiên cứu và làm việc của tôi. Những số liệu, bảng biểu, ý kiến phục vụ cho việc phân tích, đánh giá đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có chú thích rõ ràng. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Tác giả luận văn Lê Quang Pháp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến trƣờng ĐHKHXNH&NV, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi tri ân tới TS. Đặng Thị Vân Chi (giảng viên Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, trƣờng ĐHKHXH&NV) – Ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong và ngoài trƣờng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Tôi xin cảm ơn tới các cấp chính quyền huyện Thƣờng Tín, xã Hòa Bình tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phƣơng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các hộ sản xuất và đặc biệt tới gia đình ông Vũ Văn Hiệu, nghệ nhân Nguyễn Văn Kiến, chị Nguyễn Thị Duyên, bác Nguyễn Văn Anh và rất nhiều ngƣời khác tại làng Thụy Ứng, xã Hòa Bình đã giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này. Trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 8 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 9 6. Các nguồn tƣ liệu ................................................................................................................... 10 7. Dự kiến đóng góp của đề tài .................................................................................................. 11 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................. 12 NỘI DUNG .................................................................................................................................... 13 Chƣơng 1: LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN.......................................................... 13 1.1. Các khái niệm ................................................................................................................... 13 1.1.1. Làng nghề .................................................................................................................. 13 1.1.2. Cơ chế thị trƣờng ....................................................................................................... 15 1.2. Khái quát về huyện Thƣờng Tín ........................................................................................ 16 1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ................................................................................ 16 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 18 1.2.3. Dân cƣ – xã hội .......................................................................................................... 19 1.3. Làng nghề tại huyện Thƣờng Tín....................................................................................... 22 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề tại huyện Thƣờng Tín ................ 22 1.3.2. Tình hình làng nghề ở Thƣờng Tín ............................................................................. 28 1.4. Yếu tố tác động tới phát triển làng nghề tại huyện Thƣờng Tín .......................................... 33 1.4.1. Chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền huyện Thƣờng Tín ......... 33 1.4.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................. 34 1.4.3. Văn hóa truyền thống ................................................................................................. 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .......................................................................................................... 39 Chƣơng 2: LÀNG NGHỀ THỤY ỨNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG............................ 41 2.1. Ví trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 41 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .......................................................................... 42 2.2.1. Làng nghề truyền thống Thụy Ứng trƣớc năm 1954 .................................................... 42 2.2.2. Làng nghề Thụy Ứng trong thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp 1954-1986....................... 53 2.3 Làng nghề Thụy Ứng trong cơ chế thị trƣờng ..................................................................... 55 2.3.1 . Làng nghề Thụy Ứng từ 1986 đến 1992 ..................................................................... 55 2.3.2. Làng nghề lƣợc sừng Thụy Ứng dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng từ 1993 đến nay 58 2.4. Một số nhận xét về làng nghề Thụy Ứng ........................................................................... 66 2.4.1 Quan hệ sản xuất làng nghề ......................................................................................... 66 2.4.2. Cơ hội và thách thức của làng nghề Thụy Ứng hiện nay .............................................. 69 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .......................................................................................................... 76 Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG – KINH NGHIỆM TỪ LÀNG THỤY ỨNG ........................................................................................................................................... 78 3.1. Tiềm năng phát triển làng nghề tại huyện Thƣờng Tín ....................................................... 78 3.1.1.Dân số và lực lƣợng lao động ...................................................................................... 78 3.1.2. Nguồn nguyên liệu và các ngành phụ trợ .................................................................... 79 3.1.3. Truyền thống văn hóa làng nghề ................................................................................. 80 3.1.4. Sản phẩm và thị trƣờng............................................................................................... 80 3.2. Những vấn đề đặt ra cho việc phát triển làng nghề tại huyện Thƣờng Tín hiện nay – bài học từ làng Thụy Ứng.................................................................................................................... 81 3.2.1. Cạnh tranh thị trƣờng và đầu ra sản phẩm ................................................................... 81 3.2.2. Vấn đề chuyên nghiệp hóa và thƣơng hiệu .................................................................. 83 3.2.3. Nguy cơ mất nghề và mai một nghề truyền thống ....................................................... 84 3.2.4. Vấn đề môi trƣờng ..................................................................................................... 85 3.3. Một số giải pháp cho phát triển làng nghề tại huyện Thƣờng Tín – Kinh nghiệm từ làng Thụy Ứng ................................................................................................................................ 86 3.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề trong cơ chế thị trƣờng từ làng Thụy Ứng............... 86 3.3.2. Một số giải pháp cho phát triển làng nghề tại huyện Thƣờng Tín ................................ 87 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................................... 96 KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 99 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 98 Phụ lục 1: Danh sách làng nghề huyện Thƣờng Tín ............................................................... 105 Phụ lục 2: Một số hình ảnh về các làng nghề ở huyện Thƣờng Tín ....................................... 112 Phụ lục 3. Lục cấp Cửu phẩm bá hộ của nghệ nhân Nguyễn Văn Phòng .............................. 121 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Tên sơ đồ, bảng biểu Trang Bảng 1.1: Thu nhập bình quân của một lao động có nghề 31 STT 1 truyền thống tại huyện Thƣờng Tin 2 Sơ đồ 1.2: Phân bố nghề thủ công tại huyện Thƣờng Tín 36 trƣớc đây 3 Sơ đồ 1.3: Phân bố nghề thủ công tại huyện Thƣờng Tín 37 hiện nay 4 Sơ đồ 2.1: Mô tả cấu trúc không gian tại làng Thụy Ứng 51 5 Biểu đồ 2.2: Giá trị thu nhập các ngành kinh tế tại xã Hòa 61 Bình thời kỳ 2016 – 2018 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng xã từ lâu đã là một đề tài đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bởi làng chính là một bức tranh thu nhỏ của đất nƣớc Việt Nam, là đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội nông thôn, mang trong mình tính truyền thống cao nhƣng cũng có giá trị mang tính quyết định cho diện mạo xã hội cho đến tận ngày nay. Làng là cơ tầng cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam từ quá khứ cho đến hiện tại và tiếp nối với tƣơng lai. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về làng xã chính là làm sáng tỏ hơn các giá trị văn hoá – xã hội cốt lõi để phục vụ cho quá trình định vị bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển xã hội, đất nƣớc. Dựa vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện lịch sử mà sẽ có những làng đi theo các hƣớng phát triển khác nhau nhƣ làng nông nghiệp, làng thủ công, làng chài, làng buôn... Các nghề thủ công truyền thống đƣợc tồn tại và bảo lƣu dƣới mô hình làng nghề có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế ở khu vực nông thôn xuyên suốt quá trình lịch sử. Hiện nay cả nƣớc có hơn 3000 làng nghề thủ công [84] trong đó có hơn 40% làng nghề có lịch sử tồn tại trên 100 năm. Các làng nghề không chỉ đóng vài trò quan trọng đối với sinh kế của ngƣời dân, cơ cấu kinh tế chung của đất nƣớc mà nó còn là cơ sở, môi trƣờng tồn tại của các giá trị văn hóa truyền thống. Nói cách khác, làng nghề là nơi nắm giữ tinh hoa của sự sáng tạo trong sản xuất của ngƣời Việt Nam và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc thù. Các làng nghề để có diện mạo nhƣ hiện nay đã phải trải qua quá trình hình thành và biến đổi liên tục, lâu dài. Đó là những biến thiên không ngừng trong tất cả các giai đoạn lịch sử, diễn ra có thể âm thầm từ những cá thể nhỏ nhất cho tới sự chuyển dịch đồng bộ của cả cộng đồng. Trên cơ sở đó, đã có không ít những làng nghề mới đƣợc sinh ra, mặt khác cũng có nhiều nghề của các làng bị mất đi, mai một hoặc biến đổi. Đối với mỗi nghề, làng nghề trong từng giai đoạn lịch sử đều đối diện với những cơ hội và thách thức riêng. Vì thế, việc tìm hiểu cụ thể ở mỗi trƣờng hợp nghề, làng nghề sẽ mang lại nhiều kết quả có giá trị dựa trên cơ sở thực tiễn đặc 3 thù để từ đó có thể có đƣợc bức tranh tổng thể về nghề và làng nghề, từ đó đƣa ra đƣợc những gợi ý, đóng góp, kiến nghị cho việc phát triển của làng đó. Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, các làng nghề ngày càng có nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong việc tiếp tục giữ nghề, làm nghề và phát triển nghề. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đối với từng trƣờng hợp là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết, giúp đi sâu vào các vấn đề nội tại còn đang bị bỏ ngỏ hoặc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong các nghề cũng nhƣ làng nghề. Từ đó sẽ thấy đƣợc những gì là ƣu thế có thể gìn giữ, bảo tồn và phát triển; những gì chƣa phù hợp với thời đại, có thể khắc phục, điều chỉnh lại cho phù hợp để thích ứng với xu thế mới. Huyện Thƣờng Tín, Hà Nội từ lâu đã đƣợc mọi ngƣời biết đến là “vùng đất tổ trăm nghề”. Tại đây có các làng nghề có lịch sử phát triển qua hàng trăm năm và hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển, nhƣng cũng có nhiều làng nghề thay đổi hoặc đã mất đi nghề truyền thống,… Mỗi làng là một trƣờng hợp mang những đặc thù riêng. Làng nghề Thụy Ứng đã trải qua quá trình phát triển, biến đổi liên tục qua các thời kì và hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng cũng đang đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức. Nghiên cứu về làng nghề Thụy Ứng có thể rút ra đƣợc nhiều kết quả có đóng góp cho việc phát triển làng nghề nói chung, làng nghề ở huyện Thƣờng Tín nói riêng. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn “làng nghề truyền thống tại huyện Thƣờng Tín, Hà Nội trong cơ chế thị trƣờng (trƣờng hợp làng Thụy Ứng)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Làng nghề trên địa bàn huyện Thƣờng Tín đã xuất hiện khá nhiều trong thƣ tịch trong đó phải nói tới Dư Địa chí của Nguyễn Trãi từ thế kỉ XV có viết về nghề nấu rƣợu tiến vua của làng Bình Vọng và các làng Văn thuộc xã Văn Bình hiện nay. Hệ thống địa chí thời Nguyễn cũng để lại tƣ liệu khá cụ thể về các làng nghề trong đó phải nói tới Đại Nam Nhất thống chí và Đồng Khánh dư địa chí. Đầu thế kỉ XX, học giả Phan Kế Bính cũng nói về các nghề thủ công và tên một số làng nghề của Thƣờng Tín nhƣ bút lông Bạch Liên, thợ tiện gỗ Nhị Khê, thợ 4 mộc Nhân Hiền trong cuốn Việt Nam phong tục, phần về nghề bách công. Địa chí Hà Tây phần các làng nghề (Tr. 571-572) có giới thiệu về nghề làm lƣợc sừng Thụy Ứng, sơ lƣợc quy trình làm nghề và các mặt hàng sản phẩm của làng. Những năm 30, Pierre Gourou trong Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ nghiên cứu địa lý nhân văn ở chƣơng hai về công nghiệp làng xã đã đƣa ra một bức tranh tổng quan về các loại hình sản xuất, phân bố, đặc điểm và tính chất các nghề thủ công ở Bắc kỳ thời điểm đó. Đây là một công trình có thể khai thác đƣợc lƣợng tƣ liệu lớn, có giá trị nhờ kết quả khảo sát tỉ mỉ và khoa học của tác giả. Các làng nghề và nghề thủ công ở Thƣờng Tín cũng đƣợc ông khảo sát, thống kê, và phân tích cụ thể. Đặc biệt là các nhóm nghề mộc, nghề sơn và nghề thêu. Nghề sừng ở Thụy Ứng cũng đƣợc nói tới tuy không đƣợc phân tích kĩ. Một số làng nghề của Thƣờng Tín trong đó có nghề lƣợc sừng cũng đƣợc GS. Trần Quốc Vƣợng viết trong tập Hà Nội như tôi hiểu (2009). Ở cuốn sách này, đặc trƣng làng nghề, quan hệ làng nghề - phố nghề; vị trí và quan hệ của vùng làng nghề với kinh thành Thăng Long – thủ đô Hà Nội cũng đƣợc tác giả phân tích. GS. Nguyễn Quang Ngọc trong Kết cấu kinh tế - xã hội làng Việt cổ truyền (2017) đã tổng kết về đặc điểm của thủ công nghiệp trong kinh tế làng xã truyền thống bao gồm nguồn gốc hình thành, vai trò đối với đời sống sản xuất, lịch sử và đặc biệt là quan hệ giữa làng nghề nghề với khu vực đô thị. PGS.TS Phạm Quốc Sử trong Phát triển du lịch làng nghề nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây (2007) cũng có phần viết về các làng nghề ở Thƣờng Tín, đƣa ra phân tích về thế mạnh và tiềm năng phát triển bền vững của các làng này theo hƣớng kết hợp sản xuất truyền thống với du lịch. Từ 1/8/2008, thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, trên cơ sở này, những nghiên cứu về Thƣờng Tín nói chung, làng nghề ở huyện nói riêng trở thành một bộ phận quan trọng trong mảng nghiên cứu nghề vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Trong thời điểm này, PGS.TS Phạm Quốc Sử cũng có bài viết Các làng nghề Hà 5 Tây trong khung cảnh hội nhập thủ đô Hà Nội 8 (2010) về những cơ hội và thách thứ của các làng nghề tại Hà Tây trƣớc việc trở thành một phần của thủ đô Hà Nội. Năm 2010, trong dịp Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, NXB Hà Nội đã xuất bản cuốn Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường phát triển do Vũ Quốc Tuấn chủ biên. Cuốn sách gồm ba chƣơng: Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử; Thực trạng làng nghề, phố nghề Hà Nội và Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trong thời kì phát triển mới. Các tác giả trong phần phụ lục cũng có giới thiệu sơ lƣợc về một số làng nghề tiêu biểu trong đó có bảy làng của Thƣờng Tín bao gồm Thụy Ứng. Một xuất bản gần đây nhất của thành phố Hà Nội là Bách khoa thư Hà Nội phần mở rộng phần kinh tế (2017) có thông tin đầy đủ về các làng nghề trong địa bàn thành phố nói chung, huyện Thƣờng Tín nói riêng nhƣng chỉ dừng lại ở việc thống kê các nhóm làng nghề (gồm 11 nhóm) và mô tả sơ lƣợc về các nghề. Huyện ủy Thƣờng Tín cũng đã nhiều lần tổ chức hội thảo khoa học và biên soạn sách địa phƣơng trong đó tiêu biểu nhất là 2 cuốn Thường Tín đất danh hương (2004) và Các nhà khoa bảng trí thức và nghệ nhân tiêu biểu huyện Thường Tín 1075 – 2015 (2017). Ở cả 2 cuốn sách này đều dành một chƣơng để viết về lịch sử hình thành và giới thiệu nhứng nét cơ bản về các làng nghề trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn phải nói tới các công trình nghiên cứu là các luận văn, luận án của các tác giả đi trƣớc. Tác giả Lê Tuấn Tú với đề tài luận văn Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội9 đã đƣa ra thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Thƣờng Tín, một số giải phát và phƣơng hƣớng phát triển làng nghề ở huyện nói chung dựa trên góc độ nghiên cứu kinh tế chính trị. Nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phát triển thực tế, tác giả không lựa chọn hƣớng nghiên cứu liên ngành mà chỉ đơn ngành nên chƣa đề cập sâu tới lịch sử phát triển, phân hóa và mối quan hệ làng nghề cũng nhƣ tìm hiểu đối tƣợng nghề và làng nghề cụ thể. Luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh của Nguyễn Việt Cƣờng với đề tài Giải pháp phát 8 Tham luận hội thảo Lê Tuấn Tú (2014), Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (LVThS), Học viện Chính trị, Hà Nội. 9 6 triển làng nghề truyền thống huyện Thường Tín10 đã đƣa ra kết quả khảo sát về thực trạng sản xuất, cơ hội - thách thức đang gặp phải và giải pháp cho các làng nghề thủ công nói chung ở trên địa bàn huyện Thƣờng Tín. Nghiên cứu về cấu trúc dân cƣ – xã hội của làng nghề theo trƣờng hợp có đề tài Cấu trúc xã hội của dân cư đồng bằng sông Hồng hiện nay (nghiên cứu trường hợp hai làng nghề ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội)11 của Nguyễn Ngọc Anh năm 2014 đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm và các yếu tố tác động đến cấu trúc dân cƣ làng nghề; trƣờng hợp làng nghề của hai xã Vạn Điểm và Duyên Thái. Luận văn thạc sĩ kiến trúc của Phạm Thị Thu: Đánh giá không gian kiến trúc làng nghề Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội12 tập trung nghiên cứu theo hƣớng chuyên ngành về cấu trúc không gian, những đặc điểm và tinh hoa kĩ thuật của ngƣời dân làng nghề chạm khắc gỗ Vạn Điểm. Đã có một số công trình nhỏ và một số bài báo, bài viết nghiên cứu và tìm hiểu về làng nghề lƣợc sừng Thụy Ứng, có thể nói tới nhƣ Quy hoạch bảo vệ môi trường làng nghề Thụy Ứng, Thường Tín, Hà Nội đến năm 203013 của Phạm Anh Đức; nghiên cứu Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt thôn sản xuất chế biến da Thụy Ứng – Thường Tín – Hà Nội14… Ngoài ra còn có một số bài báo giới thiệu nghề thủ công ở Thụy Ứng nhƣ Làng nghề lước sừng Thụy Ứng của Nguyễn Thị Hà trên trang Dân Việt, một số bài báo phản ánh về tình trạng môi trƣờng ở Thụy Ứng nhƣ Làng nghề Thụy Ứng: Nào cùng...gây ô nhiễm15, báo Hà Nội Mới với bài viết Ô nhiễm nhiễm môi trường tại làng nghề Thụy Ứng… Nhìn chung các bài viết, nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu, tìm hiểu chuyên ngành (chủ yếu là vấn đề môi trƣờng) mà chƣa khảo sát, phân tích chuyên sâu về làng nghề Thụy Ứng 10 Nguyễn Việt Cƣờng (2016), Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống huyện Thường Tín (LVThS), Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội. 11 Nguyễn Ngọc Anh (2014), Cấu trúc xã hội của dân cư đồng bằng sông Hồng hiện nay (nghiên cứu trường hợp hai làng nghề ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (LATS), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 12 Phạm Thị Thu (2018), Đánh giá không gian kiến trúc làng nghề Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội (LVThS), Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 13 Đồ án tốt nghiệp, Đại học Tài nguyên môi trƣờng Hà Nôi năm 2016 14 Nghiên cứu của nhóm sinh viên Khoa Môi trƣờng, Đại học tài nguyên môi trƣờng Hà Nội năm 2015 15 Xuân Đào (2017), Làng nghề Thụy Ứng: nào cùng gây ô nhiễm, báo điện tử Pháp Luật & xã hội 7 hay đƣa ra những giải pháp, những tham vấn để thúc đẩy sản xuất nghề thủ công tại đây. Nghiên cứu về làng xã Việt Nam nói chung và làng nghề nói riêng, đặc biệt là các làng nghề ở khu vực ngoại thành Hà Nội nhƣ Thƣờng Tín đã có một quá trình lâu dài và mới đƣợc quan tâm hơn trong thời gian gần đây. Dù các công trình nghiên cứu xuất phát từ các mục đích không giống nhau nhƣng cũng đã cung cấp đƣợc một nguồn tƣ liệu cụ thể và những nhận định chuyên môn sâu sắc về làng nghề. Mặc dù vậy, đa phần các công trình nghiên cứu đều chỉ tập trung dƣới một góc độ chuyên môn nhất định, riêng lẻ và hầu hết là mang tính chất khảo sát, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu xã hội học hoặc kinh tế chính trị mà chƣa có công trình nào theo hƣớng tiếp cận liên ngành về một đối tƣợng trƣờng cụ thể đó là làng nghề Thụy Ứng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đƣa ra bức tranh tổng thể, phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề Thụy Ứng và các làng nghề truyền thống trên địa Huyện Thƣờng Tín, Hà Nội trong cơ chế thị trƣờng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống hoá có bổ sung một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng quá trình hình thành và thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn Huyện Thƣờng Tín, trƣờng hợp làng Thụy Ứng. Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đƣa ra phân tích và nêu quan điểm, đề xuất một số giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thƣờng Tín trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các làng nghề ở huyện Thƣờng Tín, làng nghề Thụy Ứng và các nhân tố tác động tới sự phát triển làng nghề trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. Giới hạn nghiên cứu và phân tích bao gồm: điều kiện tự nhiên – xã hội tác động tới sự phát triển của làng nghề; sự ra đời, quá trình phát triển và tình hình sản xuất hiện nay của làng nghề; tác động của cơ chế thị trƣờng và các nhân tố từ nội tại tới sự phát triển làng nghề ở huyện Thƣờng Tín và trƣờng hợp làng Thụy Ứng. Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của làng nghề huyện Thƣờng Tín, làng nghề Thụy Ứng (từ thế kỷ XV) và tập trung tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực trạng giai đoạn từ 1986 tới nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về vấn đề này, luận văn đã sử dụng hƣớng tiếp cận liên ngành (inter – discriplinariti) trong nghiên cứu khu vực học để có thể tận dụng đƣợc nhiều tiêu chuẩn và các kết quả của nghiên cứu chuyên ngành khác nhau. Với cách tiếp cận này, luận văn có thể khai thác và xử lý các vấn đề ở nhiều phƣơng diện khác nhau một cách khoa học nhất bởi nghiên cứu làng xã là lĩnh vực vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn cao. Về phƣơng pháp cụ thể, khi xem xét làng nghề là một không gian xã hội – văn hóa, luận văn đã sử dụng phương pháp khu vực học để có đƣợc tri thức đầy đủ nhất về điều kiện tự nhiên, đời sống xã hội và quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời với tự nhiên ở một không gian cụ thể. Luận văn cũng sử dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc xem xét làng nghề là một hệ thống riêng gồm các yếu tố hợp thành. Từ sự phát triển đặc thù của các làng nghề, luận văn đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu cả các mối quan hệ trong hệ thống và ngoài hệ thống cấu trúc. Cụ thể ở trƣờng hợp này là mối quan hệ giữa các nghề khác nhau và quan hệ giữa các làng nghề trong địa bàn huyện. Phương pháp lịch sử cũng đƣợc luận văn sử dụng nhằm tìm hiểu quá trình phát triển của các làng nghề theo một trình tự liên tục, có hệ thống. 9 Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp, thủ pháp cụ thể trong giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ: nghiên cứu tài liệu (xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên cứu đề tài), điền dã dân tộc học (nhằm thu thập đƣợc những thông tin thực tế nhất), điều tra xã hội học (nhằm thu thập các tài liệu định lƣợng và định tính), phỏng vấn (nhằm thu thập đƣợc thông tin chuyên sâu, đa chiều về tình hính sản xuất, thực tế thị trƣờng, nhu cầu ngƣời tiêu dùng cũng), khung phân tích SWOT trong nghiên cứu khu vực học (về bao gồm: điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ của đối tƣợng là làng nghề). 6. Các nguồn tƣ liệu Luận văn tham khảo và có sử dụng tƣ liệu từ nhiều nguồn bao gồm: tƣ liệu chữ viết, tƣ liệu truyền miệng và tƣ liệu thu thập đƣợc qua quá trình điền dã. Về tƣ liệu chữ viết, luận văn đã tham khảo và khai thác tƣ liệu từ một số bộ sử cũ nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục,… Bên cạnh nguồn tƣ liệu là các bộ chính sử thì có một nguồn tƣ liệu quan trọng khác là thƣ tịch và khảo cứu của các triều đại phong kiến, các học giả lớn nhƣ: Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn; một số bài viết của Phan Kế Bính khi tìm hiểu về một số làng nghề của huyện Thƣờng Tín; một số tài liệu của ngƣời nƣớc ngoài trong đó có viết về làng nghề thủ công ở Việt Nam nhƣ Xứ Đông Dương của Paul Doumer, Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou… Luận văn đã tham khảo các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và văn bản chỉ đạo, kế hoạch, sử dụng các số liệu tổng kết từ chính quyền các cấp qua các thời kì. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo và sử dụng tƣ liệu từ nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, kinh tế - xã hội, nông thôn, làng xã từ một số tác giả đƣơng đại nhƣ: GS. Phan Huy Lê (Lịch sử & văn hóa Việt Nam – tiếp cận bộ phận, tìm về cội nguồn…), GS. Trần Quốc Vƣợng (Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Hà Nội như tôi hiểu…), GS. Hà Văn Tấn (Một số vấn đề lý luận sử học), GS. Ngô Đức Thịnh (Văn hóa vùng và phân vùng 10 văn hóa ở Việt Nam), GS. Nguyễn Quang Ngọc (Nông thôn và đô thị Việt Nam – Lịch sử, thực trạng và khuynh hướng biến đổi)…. Luận văn cũng đã tham khảo các gia phả, hƣơng ƣớc, bi ký và các chứng tích vật chất ở một số làng thực địa thuộc huyện Thƣờng Tín. Bên cạnh đó, nguồn tƣ liệu dã sử cũng đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm các truyền thuyết dân gian về lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của các làng nghề thuộc huyện Thƣờng Tín. Đã có nhiều tài liệu mang tính chất truyền miệng, phản ánh tƣơng đối khách quan về thực trạng của các làng nghề tại huyện Thƣờng Tín nhƣng đặc điểm chung của các tƣ liệu này thƣờng mang tính ƣớc lệ cao. Tuy nhiên, khi đặt nó trong mối tƣơng quan, liên hệ một cách tổng thể, chi tiết với các nguồn tƣ liệu khác thì dã sử cũng có thể cung cấp một lƣợng thông tin cơ bản, phong phú để có thể tìm hiểu về các làng nghề ở Thƣờng Tín. 7. Dự kiến đóng góp của đề tài Luận văn dựng lại quá trình hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm, tình hình và điều kiện hiện nay của các làng nghề tại huyện Thƣờng Tín. Từ nghiên cứu trƣờng hợp làng Thụy Ứng, luận văn đã chỉ ra đƣợc những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất thủ công tại đây hiện nay, những kinh nghiệm và những giải pháp khắc phục khó khăn đối với sản xuất làng nghề trong cơ chế thị trƣờng. Thông qua kết quả nghiên cứu về làng nghề ở huyện Thƣờng Tín và trƣờng hợp làng Thụy Ứng, luận văn đã đƣa ra những cơ hội, thách thức và các nhóm giải pháp đối với phát triển các làng nghề tại huyện Thƣờng Tín trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. Kết quả nghiên cứu có giá trị có tham mƣu cho các cấp chính quyền, ngƣời dân làm nghề, quản trị HTX, các hội nghề… phục vụ hoạt động qui hoạch, cải tạo và phát triển sản xuất. Ngoài ra luận văn còn có giá trị tƣ liệu tham khảo cho các nghiên cứu về làng nghề trên địa bàn huyện Thƣờng Tín và thành phố Hà Nội. 11 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm bốn phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần phụ lục, tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Làng nghề tại huyện Thƣờng Tín - Chƣơng 2: Làng nghề lƣợc sừng Thuỵ Ứng trong cơ chế thị trƣờng - Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra cho phát triền làng nghề tại huyện Thƣờng Tín trong cơ chế thị trƣờng – kinh nghiệm từ làng Thụy Ứng 12 NỘI DUNG Chƣơng 1: LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Làng nghề Làng nghề có thể hiểu là một không gian cộng cƣ, một thực thể kinh tế, văn hóa - xã hội mà ở đó phần lớn hoặc tất cả ngƣời dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công. Ở các làng này không nhất thiết toàn bộ ngƣời dân đều chỉ làm thủ công mà ngƣời nông dân cũng có thể đồng thời là ngƣời thợ. Nhiều trƣờng hợp làng có đa số ngƣời dân chỉ làm một nghề thủ công những cũng có làng có nhiều nghề cùng tồn tại16. Các nghề thủ công cũng phát triển vƣợt khỏi ranh giới làng và hình thành các vùng nghề, phƣờng nghề… Làng nghề có thể hình thành bằng nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ: làng cổ truyền hình thành trƣớc sau đó có vị tổ nghề truyền dạy hoặc ngƣời dân học nghề từ vùng khác về dần dần hình thành làng có thợ, có nghề; do một hoăc một số ngƣời có nghề lập ra theo kiểu phƣờng, trại sau phát triển thành nghề mới; làng kết hợp làm nông nghiệp với làm thủ công lúc nông nhàn, dần dần chuyển đổi cơ cấu sản xuất với nghề thủ công chiếm đa số. Do vậy, nghiên cứu về nghề thủ công và các làng nghề thủ công truyền thống không thể bó buộc không gian trong một đối tƣợng làng cụ thể cần dựa vào đặc thù nghề nghiệp, điều kiện lịch sử và hiện trạng sản xuất để đƣa ra đƣợc bức tranh toàn diện và khách quan nhất. Theo Nghị định số 66/2006/NĐ - CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn (năm 2016), nghề đƣợc công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau: - Nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận 16 Ví dụ: làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) có tới hơn 30 nghề thủ công [33, tr.39]; làng Duyên Thái (Thƣờng Tín, Hà Nội) có 4 nghề (sơn mài, làm vàng mã, làm ớt bột, làm mộc)…. 13 - Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề Cũng theo nghị định này, làng nghề đƣợc công nhận phải đạt cả 02 tiêu chí sau: - Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động vào nhóm nghề (để lấy căn cứ đặt tên cho làng nghề khi đƣợc công nhận). - Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Nhƣ vậy, làng nghề thủ công truyền thống phải đạt đồng thời cả 5 tiêu chí nêu trên để đƣợc công nhận. Tóm lại, làng nghề thủ công truyền thống có thể hiểu là một đơn vị dân cƣ hoàn chỉnh nhỏ nhất của xã hội nông thôn Việt Nam, là trung tâm sản xuất hàng hóa thủ công có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Ở các làng này có đa số ngƣời dân sản xuất thủ công; có lực lƣợng thợ, nghệ nhân nhiều thế hệ với kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên nghiệp; có liên kết sản xuất, mua bán, (có cùng Tổ nghề) và có ý thức về nghề và làng nghề của mình. Do đó, để tìm hiểu về đối tƣợng làng nghề truyền thống không chỉ quan tâm tới các khía cạnh đơn lẻ mà phải chú trọng tới nhiều mặt, nghiên cứu tổng thể về làng nghề đó theo hai chiều không gian và thời gian và xem xét tới các mối quan hệ của đối tƣợng cả bên trong lẫn bên ngoài. Làng nghề truyền thống có một số đặc điểm chung nhƣ sau: Thứ nhất, hoạt động sản xuất nghề song song và gắn liền với canh tác nông nghiệp và xã hội nông thôn. Thứ hai, sản xuất sản phẩm tại các làng nghề chủ yếu dựa vào kỹ thuật thủ công. Thứ ba, các làng nghề có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, có sự kế thừa, đóng góp công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân17. 17 Có thể ví dụ một số làng nghề nhƣ: làng gốm Bát Tràng đã có hơn 500 năm; làng nghề đúc đồng Ngũ Xã gần 500 năm; nghế sơn son thếp vàng Kiêu Kị gần 300 năm; làng nghề lƣợc sừng Thụy Ứng khoảng 400 năm [58]. 14 Thứ tư, các làng nghề truyền thống đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu tên nghề gắn liền với tên làng; ngƣời dân luôn có ý thức về nghề và làng nghề của mình. 1.1.2. Cơ chế thị trường Cơ chế thị trƣờng là cơ chế hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hóa đƣợc điều tiết theo yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế vốn có nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lƣu thông tiền tệ. Có thể hiểu cơ chế thị trƣờng là tổng thể các nhân tố kinh tế, giá cả, cung cầu, hàng tiền…. trong đó các đối tƣợng sản xuất và đối tƣợng tiêu dùng có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết ba vấn đề cơ bản: sản xuất gì? Sản xuất thế nào? Và sản xuất cho ai? Cơ chế thị trƣờng là một trật tự kinh tế, là “bộ máy tinh vi phối hợp một cách không tự giác nhân dân và doanh nghiệp” [38]. Ngƣời bán, ngƣời mua và giá cả, hàng hoá và giá cả hàng hoá là các yếu tố gắn liền với thị trƣờng và cơ chế thị trƣờng. Hàng hoá bao gồm tất cả hàng tiêu dùng, dịch vụ và các yếu tố sản xuất nhƣ lao động, đất đai, tƣ bản…Bán các yếu tố sản xuất đó mang lại thu nhập thông qua giá cả, và mỗi ngƣời lại sử dụng thu nhập đó để mua hàng hoá dịch vụ mình cần. Thông qua sự trao đổi cân đối giữa cung và cầu cơ chế thị trƣờng sẽ có một hệ thống tự cân bằng giữa giá cả và sản xuất, trong đó cung cầu chính là sự tƣơng quan giữa hai lực lƣợng ngƣời bán và ngƣời mua trên thị trƣờng. Đó cũng là nội dung quy luật cung cầu hàng hoá. Cơ chế thị trƣờng tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có thị trƣờng và do đó có cơ chế thị trƣờng hoạt động. Theo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thì cơ chế thị trƣờng là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó. Cơ chế thị trƣờng giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì, nhƣ thế nào và cho ai. Cơ chế thị trƣờng bao gồm các yếu tố cơ bản là cung, cầu và giá cả hàng hoá. Nhƣ vậy, có thể hiểu cơ chế thị trƣờng chính là cơ chế điều chỉnh của nền kinh tế hàng hoá cho phép xác định các vấn đề cơ bản về quy mô, hình thức sản 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất