Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp phong cách của ernest hemingway trong tiểu thuyết (khảo sát...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phong cách của ernest hemingway trong tiểu thuyết (khảo sát tiểu thuyết chuông nguyện hồn ai)

.PDF
74
1
111

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHONG CÁCH CỦA ERNEST HEMINGWAY TRONG TIỂU THUYẾT (KHẢO SÁT TIỂU THUYẾT CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI) Giảng viên hướng dẫn : ThS. MAI THẾ MẠNH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TUYẾT Lớp : D11NV02 Khóa : 2011 – 2015 Hệ : Chính quy Bình Dương, 5/2015 LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự cho phép của khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, cùng với sự đồng ý của thầy giáo ThS. Mai Thế Mạnh, tôi đã thực hiện đề tài “Phong cách của Ernest Hemingway trong tiểu thuyết (Khảo sát tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai)” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo ThS. Mai Thế Mạnh đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã nhiệt tình động viên, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ, bạn bè của tôi – những ngƣời luôn bên cạnh chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã hết sức nỗ lực, cố gắng, nhƣng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận đƣợc sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác. Sinh viên (Kí tên) Nguyễn Thị Tuyết MỤC LỤC Trang Mở đầu: .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3 2.1. Một số công trình nghiên cứu về Ernest Hemingway ở nƣớc ngoài................. 3 2.2. Một số công trình nghiên cứu về Ernest Hemingway ở Việt Nam ................... 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................... 10 1.1 Giải pháp thuật ngữ ................................................................................. 10 1.2 Nhà văn Ernest Hemingway ..................................................................... 15 1.2.1 Sơ lƣợc về tiểu sử ....................................................................................... 15 1.2.2 Con đƣờng đến với văn học và những sáng tác của E.Hemingway ........... 16 1.2.3 Đôi nét về phong cách viết của E.Hemingway .......................................... 19 1.3 Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai ......................................................... 20 1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác ..................................................................................... 20 1.3.2 Giá trị của tác phẩm trong sáng tác của E.Hemingway ............................. 20 1.3.3 Sơ lƣợc về nội dung tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai ............................ 21 CHƢƠNG 2: PHONG CÁCH CỦA E NEST HEMINGWAY X T T N PHƢƠNG I N NỘI UNG ............................................................................. 23 2.1 Đề tài ........................................................................................................... 23 2.2 Cảm hứng sáng tác ..................................................................................... 26 2.3 Tinh thần nhân đạo ................................................................................... 32 2.4 Đời sống nhân vật ...................................................................................... 37 CHƢƠNG 3: PHONG CÁCH CỦA E NEST HEMINGWAY X T T N PHƢƠNG I N NH THUẬT ......................................................................... 44 3.1 Kết cấu, cốt truyện ................................................................................... 46 3.2 Không gian, thời gian ............................................................................... 49 3.2.1 Không gian ................................................................................................. 49 3.2.2 Thời gian ..................................................................................................... 52 3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu ............................................................................... 55 3.4. Miêu tả tâm lý nhân vật ........................................................................... 61 K T LUẬN .......................................................................................................... 66 TÀI LI U THAM KHẢO .................................................................................. 68 MỞ Đ U 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XX là giai đoạn khó quên nhất trong lịch sử thế giới với những biến động lớn lao của nhân loại trên khắp mọi lĩnh vực từ triết học, kinh tế, khoa học kĩ thuật… cho đến an ninh thế giới. Chỉ trong vòng ba mƣơi năm, thế giới đã trải qua hai cuộc đại chiến, trật tự thế giới bị đảo lộn, cuộc sống con ngƣời trở nên xáo trộn hơn bao giờ hết. Trƣớc tình hình đó, văn học cũng dần có những bƣớc chuyển mình lớn lao. Sự đổi mới và phát triển của văn học giai đoạn này đƣợc đánh dấu với sự xuất hiện của nhiều nhà văn tên tuổi nhƣ: André Gide, Franz Kafka, Jean Paul Sartre, Albert Camus, Samuel Beckett… những tác phẩm kinh điển của họ đã làm phong phú và rực rỡ thêm cho văn học thế giới. Nhắc đến những nhà văn hiện đại tiêu biểu nhất của thế kỉ XX, chúng ta không thể không nhắc đến Ernest Hemingway. Ông đã đóng góp cho văn học thế giới những tuyệt tác (Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả…) đƣợc ông viết từ chính những trải nghiệm trong cuộc đời đầy phiêu lƣu của mình. Ernest Hemingway là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học chống chiến tranh và mô tả số phận của những con ngƣời trong chiến tranh. Ông nổi tiếng với khả năng biến văn chƣơng báo chí thành văn chƣơng tiểu thuyết và sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật nhƣ nghệ thuật tảng băng trôi, độc thoại nội tâm… Trong các tác phẩm của E.Hemingway, Chuông nguyện hồn ai đƣợc xem là bƣớc ngoặt trong sáng tác tiểu thuyết của ông. Tác phẩm chứa nhiều yếu tố nghệ thuật đặc trƣng và mới mẻ về tƣ tƣởng, phong cách sáng tác; cách xây dựng nhân vật; ngôn ngữ… Cuốn tiểu thuyết này mang đậm phong cách Hemingway về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Ngoài ra, tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai đƣợc xem là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách trữ tình trong sáng tác của E.Hemingway. Đó là những đoạn trữ tình sâu sắc ca ngợi những tâm hồn cao cả của con ngƣời của tình bạn, tình đồng chí, tình yêu đầy cảm động giữa Jordan và Maria, sự kiên cƣờng, lòng dũng cảm và tình yêu nƣớc sâu sắc của El Sordo, Anselmo, Pilar… cùng với 1 đó là những đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật và những dòng trữ tình ngoại đề khiến cốt truyện của Chuông nguyện hồn ai tƣởng nhƣ đơn giản lại trở nên sinh động, phong phú trong các tình tiết, nhuần nhuyễn và linh hoạt trong kết cấu… đã cuốn hút hàng triệu độc giả trên khắp thế giới khi đọc nó. Nhƣ vậy, là một cây đại thụ của văn học thế kỉ XX, Ernest Hemingway với những đóng góp to lớn của mình cho lịch sử nhân loại xứng đáng trở thành nhà văn mang tầm vóc thế giới và thời đại, là tấm gƣơng sáng cho các nhà văn ở thế hệ sau tiếp nối. Đƣợc biết đến tên tuổi của E.Hemingway với những trang viết sâu sắc cùng nguyên lí tảng băng trôi trong Ông già và biển cả khi còn học ở phổ thông, bản thân tôi rất ngƣỡng mộ tài năng, nhân cách và con ngƣời của ông cũng nhƣ các tác phẩm mà ông sáng tác. Tình cảm ấy càng lớn hơn khi tôi đƣợc tiếp cận và biết đến cuốn tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai đƣợc ông viết rất chân thực và sâu sắc theo chủ nghĩa hiện thực lãng mạn. Với những trang viết vừa hiện thực vừa trữ tình và mang đậm phong cách viết của Hemingway, Chuông nguyện hồn ai đã làm nên thành công vang dội và có sức ảnh hƣởng lớn trên văn đàn thế giới. Chính sự đặc biệt và mới mẻ này trong tác phẩm cũng nhƣ trong sáng tác của ông đã khơi dậy và thôi thúc tôi đi nghiên cứu về nó. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy hiện tại chƣa có công trình nghiên cứu nào thật sự sâu sắc, có hệ thống về phong cách của E. Hemingway trong tác phẩm Chuông nguyện hồn ai. Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn “Phong cách của Ernest Hemingway trong tiểu thuyết (Khảo sát tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai)” là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Việc tìm hiểu phong cách của E.Hemingway trong tác phẩm sẽ tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của E.Hemingway cũng nhƣ tác phẩm Chuông nguyện hồn ai. Đồng thời giúp tôi nhận thức đƣợc rõ hơn những đóng góp của E.Hemingway trong văn học tiến bộ Mỹ và văn học hiện đại thế giới thế kỉ XX. Ngoài ra, việc nghiên cứu sẽ góp phần làm tƣ liệu mới, quý báu để cung cấp thêm vốn hiểu biết phục vụ việc học tập và giảng dạy của thầy và trò trong nhà trƣờng. 2 2. Lịch sử vấn đề Chuông nguyện hồn ai là tác phẩm hiện thực lãng mạn nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemingway. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình văn học bởi bên cạnh những lời khen, tác phẩm cũng nhận đƣợc một số lời nhận xét về nhƣợc điểm tồn tại trong đó. Tuy nhiên qua tìm hiểu,ngƣời viết nhận thấy dù tác phẩm đã có khá nhiều công trình nghiên cứu nhƣng hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu nào thật sự sâu sắc và có hệ thống về phong cách của E.Hemingway trong tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai. Điều này không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các công trình đã nghiên cứu về Hemingway. Trƣớc một nhà văn lớn và đặc biệt nhƣ Hemingway, ngƣời ta có vô số lựa chọn và mỗi nhà nghiên cứu lại tìm cho mình một con đƣờng riêng để đến với ông. Có ngƣời thì nghiên cứu về về tiểu sử, những thăng trầm trong cuộc đời của Ernest Hemingway. Lại có ngƣời đi vào một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật sáng tác của ông. Thậm chí có ngƣời chỉ đi sâu vào nghiên cứu một tác phẩm cụ thể mà họ yêu thích nhƣ đề tài của tôi chẳng hạn… Thật khó để kể hết những công trình tâm huyết ấy nhƣng bằng những hiểu biết và tiếp cận ban đầu của mình, ngƣời viết sẽ cố gắng giới thiệu đến bạn đọc một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất có thể. Để đạt đƣợc mong muốn đó và tạo cho bài viết có hệ thống mạch lạc, tôi tạm tách các công trình nghiên cứu về Ernest Hemingway thành hai phần. Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về E.Hemingway ở nƣớc ngoài. Thứ hai, một số công trình nghiên cứu về E.Hemingway ở Việt Nam. 2.1. Một số công trình nghiên cứu về Ernest Hemingway ở nƣớc ngoài Trong giới phê bình văn học thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu lớn và có giá trị cao về E.Hemingway và những tác phẩm của ông. Về nguyên lí tảng băng trôi – một thi pháp sáng tác nổi tiếng của E.Hemingway, nhà nghiên cứu Carlos Baker là ngƣời đầu tiên chú ý đến vấn đề này và có trong công trình “Hemingway: Nhà văn như một nghệ sĩ” (Hemingway: The Writer as Artist)đƣợc xuất bản tại New York năm 1952. Trong công trình, ông đã 3 khảo sát hầu hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của Hemingway để từ đó đi lí giải nguyên lí tảng băng trôi. Cũng đề cập đến nguyên lí tảng băng trôi, bên cạnh nhà nghiên cứu Lionel Trilling (Hemingway và các nhà phê bình – Hemingway and His Critics) hay nhà nghiên cứu H.E.Bates (Truyện ngắn của Hemingway – Hemingway’s Short Stories) cùng cho rằng lối viết của E.Hemingway “có thể truyền tải nhiều thứ trên giấy mà không phải nói chút nào về chúng”, còn có nhà nghiên cứu James Fent, ông xem thao tác lƣợc bỏ của nguyên lí tảng băng trôi nhƣ một kĩ thuật buộc ngƣời đọc suy ra phần bị lƣợc bỏ và ông coi “đây là tinh chất Hemingway”. Bàn về tiểu thuyết của E.Hemingway, trong giới nghiên cứu đã có rất nhiều nhà phê bình đề cập về chủ đề này nhƣ Maxwell Geismar (Writers in Crisis), ông đã cho rằng E.Hemingway là nhà tiểu thuyết chiến tranh; hay John Killinger (Hemingway và những vị Chúa đã chết, New York, 1965) đã tiếp cận sáng tác của Hemingway từ phạm trù Hiện sinh chủ nghĩa hoặc nhận định của William Flint Thrall và Addison Hibbad (A Handbook a Literature, New York, 1960) cho rằng E.Hemingway đã tạo nên một kiểu tiểu thuyết mới nhƣng chủ yếu là lãng mạn với những hàm ý… Nhân vật là phƣơng diện đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý đến nhiều nhất đối với sáng tác của E.Hemingway. Hầu hết nhà nghiên cứu nào cũng đề cập đến phƣơng diện này. Tiêu biểu nhất là bài viết của Maxwell Gesimar (Writers in Crisis, 1947) với thừa nhận “nhân vật của Hemingway mang dấu ấn quan niệm của chính tác giả hay nhân vật chƣa hẳn là hóa thân của tác giả” nhƣng mặt khác, “hƣ cấu nghệ thuật – của chủ thể ấy, là cái tôi quan niệm của E.Hemingway: thoát ly và nhập cuộc vẫn luôn luôn gắn với xã hội Mỹ, nƣớc Mỹ, với nền văn hóa Mỹ, với tình hình nƣớc Mỹ những năm 20, 30.”. Tiếp sau đó là công trình nghiên cứu tổng hợp về nhân vật có hệ thống của Philip Young (Ernest Hemingway) và Carlos Baker (Hemingway: The Writer as Artist) đã mở ra những hƣớng mới về ngôn ngữ nhân vật, thi pháp… 4 Những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài nêu trên là những đóng góp quý giá về E.Hemingway cho văn học thế giới nói chung và cho các nhà nghiên cứu phê bình nói riêng. Trƣớc một nhà văn tài năng và có sức ảnh hƣởng lớn nhƣ E.Hemingway, rất nhiều nhà nghiên cứu đã dày công nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc về ông và các sáng tác của ông. Ở Việt Nam đã có hàng trăm công trình (bao gồm các giáo trình, luận án, luận văn trong các trƣờng Cao đẳng và Đại học, các công trình nghiên cứu in riêng, các tiểu luận, các bài viết và bài giới thiệu đăng trên tạp chí, báo...) nghiên cứu về nhiều khía cạnh, phƣơng diện. Để bạn đọc có thể tiếp cận và biết thêm về những nghiên cứu ấy, ngƣời viết sẽ giới thiệu một số bài nghiên cứu tiêu biểu mà ngƣời viết bƣớc đầu đã tìm hiểu đƣợc trong mục “Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam” dƣới đây. 2.2. Một số công trình nghiên cứu về Ernest Hemingway ở Việt Nam Những sáng tác của Hemingway đều đƣợc các thế hệ đọc giả Việt Nam đón đọc. Điều này cũng cho thấy đƣợc giá trị và vị trí của E.Hemingway và bản thân những tác phẩm của ông trong lòng bạn đọc Việt Nam. E.Hemingway là một nhà văn Mĩ quen thuộc đối với đọc giả Việt Nam, ông có những ảnh hƣởng lớn trong sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam. Hơn nữa, tác phẩm của ông còn đƣợc đƣa vào chƣơng trình học bắt buộc ở bậc Trung học và Đại học (ngành văn học) ở Việt Nam. Chính những điều trên đã đặt ra và đòi hỏi những công trình nghiên cứu thật sự sâu sắc, nghiêm túc và có hệ thống về E.Hemingway ở Việt Nam. Trong số những công trình nghiên cứu về Hemingway ở Việt Nam, không thể không nhắc đến Lê Đình Cúc với các bài viết trên Tạp chí Văn học nhƣ: Bi kịch Hemingway (số 6, 1983) hay Nghệ thuật tiểu thuyết Ernest Hemingway (số 2, 1985). Năm 1985, Lê Đình Cúc cũng thực hiện luận án phó Tiến sĩ của mình với đề tài Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway. Trong luận án của mình, Lê Đình Cúc đã đi phân tích, lí giải đƣợc quan niệm thái độ của E.Hemingway đối với chiến tranh. Đây cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong sáng tác của Hemingway ở Việt Nam. 5 Năm 1999, Lê Huy Bắc, một chuyên gia với nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu đã cho ra đời cuốn sách Hemingway và những phương trời nghệ thuật (NXB Giáo dục, Hà Nội), trong đó ông cho rằng “Thế giới của Hemingway không chỉ là thế giới của những căng thẳng, đổ vỡ mà còn là thế giới của nhiều cạm bẫy”. Ngoài ra trong cuốn sách ông còn nhắc đến yếu tố không gian tác động đến tính cách nhân vật “Hemingway xây dựng không gian này là để khắc họa nên tính cách chủ đạo chung cho các nhân vật, tính cách anh hùng”. Đến năm 2001 ông tiếp tục cho ra mắt cuốn Ernest Hemingway Núi băng và hiệp sĩ (NXB Giáo dục, Hà Nội). Trong Ernest Hemingway Núi băng và hiệp sĩ, Lê Huy Bắc đã phân tích và khái quát những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật E.Hemingway nhƣ nguyên lí tảng băng trôi, cách xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ… Nối tiếp Lê Huy Bắc, năm 2003, Đào Ngọc Chƣơng cũng đã giới thiệu đến văn đàn Việt Nam cuốn Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway (NXB Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh). Trong đó, Đào Ngọc Chƣơng đã đi sâu và lí giải nhiều vấn đề trong sáng tác của Hemingway nhƣ: nguyên lí tảng băng trôi, thi pháp, nhân vật… Năm 2000, Trần Thị Thuận cũng đã nghiên cứu về Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua truyện ngắn của Enest Hemingway để thực hiện luận án Tiến sĩ của mình. Trong đó, Trần Thị Thuận đã thông qua nhân vật chủ đạo Nick Adam để khái quát lên đặc điểm thể loại truyện ngắn của E.Hemingway. Đặc biệt là nghiên cứu của Đặng Anh Đào trong “Chƣơng IV: Ơnixt Hêmingway” (Văn học phương Tây, tập 3, NXB Giáo Dục, 1992 do Phùng Văn Tửu chủ biên) đã khái quát về cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp và phong cách sáng tác của E.Hemingway, nhất là nguyên lí tảng băng trôi. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã có những đóng góp lớn về E.Hemingway ở nhiều phƣơng diện, khía cạnh khác nhau nhƣ: thể loại, nhân vật, phong cách nghệ thuật, đề tài… Tất cả những công trình nghiên cứu ấy là những gợi ý cho đề tài khóa luận của tôi trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, 6 các đề tài trên chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về phong cách trữ tình trong sáng tác của E.Hemingway hoặc phong cách trữ tình trong tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai. Chính vì lí do này, tôi đã quyết định đi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Phong cách của Ernest Hemingway trong tiểu thuyết (Khảo sát tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai). Trên đây là tất cả những công trình nghiên cứu điển hình mà ngƣời viết có thể cung cấp cho bạn đọc, đồng thời đó cũng là cơ sở để tôi có thể hoàn thành tốt nội dung khóa luận. Và những công trình cũng nhƣ những tài liệu có liên quan đến đề tài khóa luận, ngƣời viết sẽ liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai là một sáng tạo nghệ thuật xuất sắc và là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Enest Hemingway trong tiểu thuyết. Vƣợt lên trên những giá trị lịch sử, đặc trƣng trong sáng tác tiểu thuyết đã đƣợc E.Hemingway đƣa vào trong tác phẩm và khiến nó trở thành cuốn tiểu thuyết mang một giá trị to lớn, trở thành bản hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ cộng hòa, kéo dài từ năm 1936 đến 1939. Vì vậy, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đặt ra ở trên, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung đi vào những vấn đề sau:  Thứ nhất, phong cách của E.Hemingway biểu hiện qua nội dung.  Thứ hai, phong cách của E.Hemingway biểu hiện qua nghệ thuật. Với nhiệm vụ trên, trong đề tài này ngƣời viết sẽ lần lƣợt đi khảo sát: đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật (tiêu biểu là nhân vật Robert Jordan, María, Anselmo, El Sordo, Pilar), cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện... trong tác phẩm. Từ đó cho ta thấy đƣợc bức tranh hiện thực sinh động về cuộc chiến chống Franco của nhân dân Tây Ban Nha trong cuốn tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai với nội dung nhân đạo sâu sắc cũng nhƣ phong cách của E.Hemingway trong tiểu thuyết. Đồng thời qua đó ta cũng thấy đƣợc sự sáng tạo 7 nghệ thuật và những đóng góp lớn lao của nhà văn cho lịch sử phát triển văn học tiến bộ Mỹ và văn học hiện đại thế giới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Phong cách của Ernest Hemingway trong tiểu thuyết. - Phạm vi nghiên cứu: + Tập trung nghiên cứu tác phẩm Chuông nguyện hồn ai qua bản dịch tiếng Việt của hai dịch giả Nguyễn Vĩnh – Hồ Thể Tần, NXB Văn học, 2010. + Tìm hiểu thêm một số tác phẩm khác của E.Hemingway, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết nhƣ: Giã từ vũ khí, Mặt trời vẫn mọc, Ông già và biển cả. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt bài luận văn, tôi sẽ thực hiện các phƣơng pháp sau trong quá trình nghiên cứu: - Phƣơng pháp phân tích: đi sâu vào vấn đề, mổ xẻ từng chi tiết nhỏ và lí giải chúng bằng sự hiểu biết của bản thân trên cơ sở kiến thức nhất định và những căn cứ văn bản (để cho việc phân tích có sức thuyết phục thì ngƣời viết sẽ sử dụng các luận cứ và luận điểm một cách hợp lí). - Phƣơng pháp tổng hợp: khảo sát, thu thập các vấn đề có liên quan, sau đó tổng hợp và ghi nhận lại những vấn đề, những tƣ liệu giúp ích cho bài nghiên cứu. - Phƣơng pháp đối chiếu so sánh: đƣa các yếu tố trong phong cách Hemingway trong tác phẩm với các tác phẩm khác trƣớc đó của E.Hemingway để làm bật lên ý nghĩa cũng nhƣ vai trò của phong cách E.Hemingway trong tác phẩm. - Phƣơng pháp lịch sử: đặt E.Hemingway trong nền văn học đƣơng thời để nghiên cứu và làm nổi bật phong cách E.Hemingway trong tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai. 6. Cấu trúc đề tài 8 Chƣơng 1: Những cơ sở lí luận 1.1 Giải thích thuật ngữ 1.2 Nhà văn Ernest Hemingway 1.2.1 Sơ lƣợc về tiểu sử 1.2.2 Con đƣờng đến với văn học và những sáng tác của E.Hemingway 1.2.3 Đôi nét về phong các viết của E.Hemingway 1.3 Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai 1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác 1.3.2 Vị trí của tác phẩm trong sáng tác của E.Hemingway 1.3.3 Sơ lƣợc về nội dung tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai Chƣơng 2: Phong cách của Ernest Hemingway xét trên phƣơng diện nội dung 2.1 Đề tài 2.2 Cảm hứng sáng tác 2.3 Tinh thần nhân đạo 2.4 Đời sống nhân vật Chƣơng 3: Phong cách của Ernest Hemingway xét trên phƣơng diện nghệ thuật 3.1 Kết cấu, cốt truyện 3.2 Không gian, thời gian 3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu 3.4. Miêu tả tâm lý nhân vật K T LUẬN TÀI LI U THAM KHẢO 9 Chƣơng 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giải thích thuật ngữ Khái niệm về “phong cách” từ lâu đã đƣợc sự quan tâm trong rất nhiều ngành khoa học, mỗi ngành lại có những khái niệm khác nhau tùy theo đặc trƣng của từng ngành. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, phong cách là “vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một ngƣời hay hạng ngƣời nào đó: phong cách sống, phong cách lãnh đạo.” [18;1261]. Trong ngôn ngữ học, phong cách là “phiên dạng của ngôn ngữ có những đặc điểm lựa chọn, kết hợp và tổ chức phƣơng tiện ngôn ngữ liên quan đến nhiệm vụ giao tiếp.”[18;1261], từ đó xuất hiện khái niệm: phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận. Không giống với khái niệm về phong cách trong ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách trong nghiên cứu văn chƣơng luôn đƣợc hiểu một cách rộng rãi đa dạng và cho đến nay. Theo “Đại từ điển tiếng Việt”, đó là: “toàn bộ thủ pháp sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ đặc trƣng cho từng nhà văn, tác phẩm, thể loại.” [18;1261]. Có thể nói, phong cách ở mỗi phƣơng diện lại mang đến cho ta rất nhiều các hiểu khác nhau, song trong khi tìm hiểu nghiên cứu cần phân biệt rõ ba phạm trù phong cách: phong cách trong sinh hoạt hằng ngày, phong cách ngôn ngữ phong cách nghệ thuật. Trong văn học, giới nghiên cứu đã có rất nhiều những quan niệm thuật ngữ, định nghĩa khác nhau về “phong cách” nhƣng vốn chƣa có sử dụng thống nhất cao. Có thể nói đây là một vấn đề khá phức tạp trong lí luận văn học. Với những cách tiếp cận và nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại đƣa ra những quan niệm riêng. Trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và s phát triển văn học, M.Khrapchenco cho rằng có một số lƣợng lớn những định nghĩa khác nhau 10 về phong cáh văn học, chúng “xòe ra nhƣ cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là những phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát nhất và sự nhìn nhận nó nhƣ những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ.” [46;130]. Ông đã minh chứng bằng việc đƣa ra hàng loạt những ý kiến nhƣ của V.Turbin: “Phong cách – đó là ngôn từ đƣợc xét trong mối quan hệ của nó với hình tƣợng, đó là tác động qua lại thƣờng xuyên giữa những khái niệm và những ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật”[17;132]. Ngƣợc lại với ý kiến của V.Turbin, Ar.Grigôiran lại cho rằng: “Phong cách không thể vô can với phƣơng pháp, với thế giới quan và bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ về thời đại, với đặc thù dân tộc trong sách tác của anh ta… Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó.” [17;130]. Còn VKovalev cho rằng: “Phong cách – đó là sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn, đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là những quy định lẫn nhau của những yếu tố đó.” [17;132]. Riêng L.Norichenko lại tìm thấy sự gần gũi giữa phong cách và cá tính của ngƣời nghệ sĩ. Ông viết: “Phong cách văn học hiểu theo nghĩa chung nhất là vẻ đặc thù trong những tác phẩm của nhà văn (hoặc của một nhóm văn bản), vẻ đặc thù này đƣợc quy định bởi những quan điểm chung về cuộc sống và thể hiện trong những đặc điểm có tính chất đặc trƣng về nội dung với hình thức của những tác phẩm ấy.” [17,133]. Trong công trình của mình, M.Khrapchenco cũng đã khái quát: “Phong cách là một tổng thể toàn vẹn những sự kiện biểu cảm khiến cho lời phát ngôn có một sắc thái ý nghĩa đặc biệt, bất chấp cấu trúc ngữ nghĩa cơ bản của phát ngôn ấy. Cần coi những “sự kiện biểu cảm” này là những “sự kiện phong cách” sẽ đƣợc nghiên cứu không phải trong thi pháp học và từ chƣơng học mà là trong bộ môn ngữ văn đặc biệt. Phong cách học cần nắm bắt những sự kiện này không phải một cách tách biệt mà bao giờ phải nắm bắt trong tính toàn bộ của chúng vốn đặc trung của từng tác phẩm, từng tác giả (hoặc từng giai đoạn phát triển sáng tác của tác giả ấy), từng trƣờng phái, từng nƣớc, từng thời đại…”[17;135]. Nhƣ vậy ta có thể thấy rằng, mỗi nhà nghiên cứu khi nhìn nhận ở những khía 11 cạnh khác nhau sẽ đƣa ra những nhận định, khái niệm khác nhau, không đồng nhất. Nhƣng rõ ràng, để gây ấn tƣợng và định hình đƣợc phong cách của mình trong lòng ngƣời đọc thông qua những tác phẩm văn học là điều không hề đơn giản và dễ dàng đối với mỗi nhà văn. Các nhà văn lớn đều đi tìm cho mình những con đƣờng và phƣơng pháp riêng nhằm thể hiện những tƣ tƣởng, hình tƣợng trở nên lôi cuốn, gần gũi, hấp dẫn ngƣời đọc, từ đó xây dựng phong cách riêng cho mình. Sự độc đáo về tƣ tƣởng và cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật khéo léo, tài tình mang đậm chất thẩm mĩ đƣợc xuất hiện một cách thƣờng xuyên, nhất quán, sáng tạo và không ngừng đổi mới đã giúp cho các nhà văn ấy có thể tạo nên phong cách riêng biệt của mình trong thế giới văn học rộng lớn và tạc nên bức tƣợng bất diệt trong lòng đọc giả. Trong văn học Việt Nam, thuật ngữ “phong cách” gần đây đã đƣợc giới nghiên cứu bắt đầu quan tâm, tìm hiểu; các tác giả, tác phẩm cũng dần đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ phong cách. Tuy còn nhiều điều chƣa thống nhất nhƣng bƣớc đầu đã thấy đƣợc những quan niệm đổi mới và sáng tạo trong giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Trong sách í luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên, “phong cách” là “chỗ độc đáo về tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ƣu tú”[13;89]. Theo Phƣơng Lựu, “Phong cách tuy là cá tính sáng tạo nhƣng nó vẫn mang dấ ấn dân tộc và thời đại”[13;93]. Trong nhìn nhận và đánh giá của Phƣơng Lựu, “Độc đáo là một cách đa dạng, bền vững mà luôn luôn đổi mới – bấy nhiêu điều đó là những tiền đề quan trọng nhƣng chƣa đủ làm nên phong cách. Bởi vì trong văn học cũng có cái dở đến “độc đáo”, thậm chí đến gàn dở, mà cũng rất ngoan cố, thì đó là quái gở chứ không phải là phong cách. Phong cách, do đó, phải có tính chất thẩm mĩ, nghĩa là nó phải đem lại cho ngƣời đọc một sự hƣởng thụ mĩ cảm dồi dào.”[13;90]. Ông cho rằng không phải cái riêng nào cũng là phong cách, nhà văn nào cũng có phong cách bởi mỗi con ngƣời mỗi nhà văn đều là một sự khác biệt, đều có những nét riêng biệt. Với ông, “Phong cách không những là dấu hiệu trƣởng thành của một nhà văn, hơn thế nữa, khi nó đã đƣợc nở rộ, 12 thì đó chính là bằng chứng của một nền văn học đã trƣởng thành”[13;91]. Mặt khác, sự thể hiện phong cách nhà văn còn bộc lộ ở mọi khía cạnh, phƣơng diện trong tác phẩm bao gồm cả việc chọn đề tài, cảm hứng chủ đạo, thể loại, việc xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ… tất cả đều là những điều thƣờng thấy trong thực tiễn phê bình khi bàn về phong cách nhà văn. Khác với quan điểm của Phƣơng Lựu trong cuốn í luận văn học, trong thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, ông cho rằng phong cách ngôn ngữ và phong cách trong văn học là hai phạm trù khái niệm khác nhau. Theo Lại Nguyên Ân, trong ngôn ngữ học, phong cách là hệ thống các yếu tố ngôn ngữ, các phƣơng thức lựa chọn, sử dụng và kết hợp chúng, nghĩa là chỉ những dạng chức năng của ngôn ngữ văn học, đồng thời, “Cấu trúc của phong cách ngôn ngữ bị quy định bởi những nhiệm vụ xã hội của việc giao tiếp bằng ngôn từ trong từng lĩnh vực giao tiếp của con ngƣời”[1;253]. Bên cạnh đó, khái niệm phong cách trong văn học theo Lại Nguyên Ân là “nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt”[1;254]. Ngoài ra, ông còn cho rằng những đặc điểm phong cách trong văn học có sự thể hiện cụ thể, trực tiếp qua bề mặt của tác phẩm, nhƣ một sự thống nhất giữa hiển thị và cảm giác của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Cũng tìm hiểu và nghiên cứu về khái niệm “phong cách” trong văn học, Nguyễn Đăng Mạnh đã đƣa quan niệm của mình trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách khá chi tiết và thuyết phục. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mĩ, tức nhà văn phải thực sự có tài năng và đặc biệt phải thực sự sáng tạo ra đƣợc những tác phẩm hay có giá trị nghệ thuật cao mới đƣợc xem là nhà văn có phong cách. Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Mỗi nhà văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật ấy dù phong phú, đa dạng thế nào cũng có tính thống nhất. Cơ sở của tính thống nhất này là một nhỡn quan riêng về thế giới và sâu xa hơn nữa là tƣ tƣởng nghệ thuật riêng của nhà văn. Chừng nào chƣa nhận ra tính thống nhất ấy, thì chừng đó, chƣa thể xem là đã nắm đƣợc phong cách của một nhà 13 văn. Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm, của một nhà văn từ nội dung đến hình thức. Nhƣng phong cách là một cái gì cụ thể, hữu hình có thể và phải mô tả đƣợc. Cho nên nói đến phong cách dù có đề cập đến nội dung tƣ tƣởng, cũng phải chỉ ra đƣợc nội dung ấy đã đƣợc hình thức hóa nhƣ thế nào.” [14;6]. Cũng có cùng quan điểm với một số nghiên cứu đi trƣớc, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng dù đổi mới vận động nhƣ thế nào, phong cách vẫn vận động trên một cơ sở thống nhất, khiến cho các tác phẩm của nhà văn dù có những nét rất khác nhau thì vẫn là tác phẩm của nhà văn đó chứ không ai khác. Bên cạnh đó, phong cách nghệ thuật luôn chuyển biến từ tác phẩm này đến tác phẩm khác vì viết văn là không ngừng sáng tạo và đổi mới. Phong cách nghệ thuật khi định hình sẽ có tính bền vững vì để tạo ra phong cách, ngoài thế giới quan còn rất nhiều nhân tố khác nhƣ truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trƣờng sống xung quanh, thói quen, suy nghĩ, cảm xúc… những tác động, những thói quen ấy không dễ gì thay đổi. Tuy vậy, ảnh hƣởng lớn nhất đối với một nhà văn thƣờng là những ấn tƣợng về tuổi thơ của nhà văn đó từ khi còn nhỏ. Nhƣ vậy, để xác định phong cách nghệ thuật của một nhà văn ta cần phải có cái nhìn tinh tế, sâu sắc, khoa học và phải có sự nhìn nhận, phân biệt đúng đắn giữa phong cách và phƣơng pháp riêng. Bởi nếu phong cách là dấu hiệu trƣởng thành của một nhà văn lớn thì phƣơng pháp riêng lại là một tài sản tất yếu của mỗi nhà văn. Nhà văn không thể sáng tác mà không có phƣơng pháp. Nói đúng hơn, nhà văn cũng có những nét riêng thể hiện trong sáng tác nhƣng không phải ai cũng tạo dựng đƣợc phong cách cho riêng mình. Nói chung, phong cách là một chỉnh thể thống nhất, bền vững của các yếu tố nghệ thuật mang tính thẩm mĩ. Mặc dù vậy, không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách, phong cách chỉ tồn tại với những nhà văn có bản lĩnh, tài năng. Phong cách đƣợc thể hiện ở các tác phẩm và lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn đó, làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này và nhà văn khác. 14 Tóm lại, để có thể thống nhất khái niệm “phong cách” trong văn học là một điều rất khó, cần nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu hơn nữa. Tuy nhiên, qua đây ta cũng có thể hiểu đƣợc “phong cách” nhƣ một dấu ấn riêng, nét độc đáo mang tính ổn định có biến đổi của nhà văn chứ không phải đơn thuần là một sự lặp lại nghèo nàn, đơn điệu. 1.2 Nhà văn Ernest Hemingway 1.2.1 Sơ lược về tiểu sử. Nhà văn Ernest Hemingway tên đầy đủ là Ernest Miller Hemingway, sinh ngày 21-07-1899 tại thị trấn Oak Park nằm ở ngoại ô Chicago, thuộc bang Illinois (Mỹ) và mất vào ngày 02-07-1961 tại thị trấn Ketchum, Idaho. Ông đƣợc biết đến với vai trò là tiểu thuyết gia, nhà văn và nhà báo ngƣời Mỹ. Ernest Hemingway là ngƣời con thứ hai trong gia đình có sáu anh chị em. Cha E.Hemingway là ông Clarence Edmonds Hemingway làm nghề bác sĩ. Mẹ E.Hemingway là bà Grace Hall, bà là giáo viên dạy âm nhạc. Từ nhỏ E.Hemingway đã bộc lộ rõ tƣ chất thông minh và năng khiếu của bản thân trong việc học ngoại ngữ, đọc sách, quan sát, nghe ngóng và ghi nhận…Ông thích đấu võ quyền Anh, bản tính chuộng chủ nghĩa cá nhân của ông cũng đƣợc thể hiện bằng các phản kháng nhỏ nhặt, để rồi sau khi lớn lên nó đã bộc lộ bằng những hành động mang tầm vóc lớn hơn. Năm mƣời hai tuổi, sau khi đƣợc ông ngoại tặng cho khẩu súng săn, sau một thời gian tập luyện, ông đã trở thành một tay thiện xạ. Lên trung học, ông hăng hái tham gia những hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ thể thao, văn hóa. E.Hemingway còn là biên tập viên của tờ Trapeze, tuần báo của trƣờng. Các thầy cô nhận xét về ông: là ngƣời rất có ý thức cố gắng vƣơn lên và khao khát muốn làm ngƣời nổi tiếng. Và chƣa đến mƣời năm sau, tên tuổi của ông đã vang dội trong giới văn học. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông tới thành phố Kansas làm phóng viên cho tờ báo Star. Tuy chỉ làm việc cho tờ báo Star trong một thời gian ngắn nhƣng ông 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất