Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in hàng k...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in hàng không

.PDF
74
87
68

Mô tả:

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các hoạt động quản trị doanh nghiệp, hoạt động đầu tư, hoạt động cho vay của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường với đặc trưng là tính cạnh tranh hiện nay, phân tích tài chính càng trở nên quan trọng hơn. Hầu hết các quyết định kinh doanh, cho vay hay đầu tư của doanh nghiệp đều xuất phát từ kết quả của quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có rất nhiều định nghĩa về phân tích tài chính doanh nghiệp. Từ cách thức và mục đích phân tích tài chính, có thể định nghĩa về phân tích tài chính là: “Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.” [1,tr.29] Phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết thường tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đồng thời kết hợp với các thông tin bổ sung khác từ bên ngoài doanh nghiệp, làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, chỉ ra những thay đổi, những xu hướng chuyển biến chủ yếu, tìm ra những nhân tố, những nguyên nhân cho những thay đổi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại và những dự báo trong tương lai. Vì vậy có thể nói phân tích tài chính là đề cập đến một nghệ thuật phân tích và giải thích báo cáo tài chính. Hay nói một cách tổng quát: “Phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở giúp cho nhà phân tích ra các quyết định tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó.”[4,tr.10] Mối quan tâm của các nhà phân tích tài chính là đánh giá các rủi ro ảnh hưởng tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng nghiên cứu để đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động và mức độ sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Hay nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở của dự đoán tài chính. Phân tích tài 1 chính của doanh nghiệp là cần được thực hiện thường xuyên đặc biệt là trong quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp bởi ý nghĩa mang tính chiến lược lâu dài của nó. 1.1.2. Vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người và phân tích tài chính doanh nghiệp với những người phân tích ở những cương vị khác nhau thì có vai trò khác nhau. Đối với các nhà quản trị tài chính: Nhà quản trị tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích của cô đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản trị tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp như sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp, tránh sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thị trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Phân tích tài chính giúp cho các nhà quản trị có thể nhìn nhận một cách toàn diện, thường xuyên về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó để xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, định hướng các quyết định như kế hoạch đầu tư, tài trợ, ngân quỹ, phân chia lợi tức cổ phần, lập kế hoạch dự báo tài chính và kiểm soát hoạt động quản lý. Do thông tin đầy đủ và hiểu rõ các hoạt động của doanh nghiệp nên các nhà quản trị tài chính có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Đối với các nhà đầu tư: Nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng có thể là cá nhân hay doanh nghiệp. Mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào đều là cơ cấu vốn hiện tại, thời gian hoàn vốn, mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các yếu tố tác động làm tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng như những triển vọng và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, thị phần và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường... Trong doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là người bỏ vốn đầu tư và có thể phải gánh chịu rủi ro nên họ cần biết tình hình thu nhập của mình có tương xứng với mức rủi ro của khoản đầu tư mà họ phải chịu. Vì vậy, họ cần tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, đó là một trong những căn cứ giúp các nhà đầu tư ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp để đầu tư hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp. Đối với người cho vay: Nếu các nhà quản trị tài chính và các nhà đầu tư thực hiện phân tích tài chính nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lời và tăng trưởng của doanh nghiệp thì những người cho vay sử dụng phân tích tài chính nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết doanh nghiệp có thực sự có nhu cầu vay vốn hay không, khả năng thực hiện các cam kết và 2 Thang Long University Library xử lý nợ trong quá khứ. Đặc biệt, người cho vay phân tích tài chính doanh nghiệp để dự đoán khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, đứng trước các quyết định khác nhau, ở những vị thế khác nhau, nội dung và kỹ thuật phân tích tài chính có thể khác nhau. Phân tích tài chính đối với những khoản vay ngắn hạn khác với những khoản vay dài hạn. Nếu những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, hay chính là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Nếu những khoản vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả vốn và khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những người cho vay có thể là các ngân hàng, các nhà tín dụng thương mại cho doanh nghiệp hay các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp mua chịu. Đối với ngân hàng hay nhà cho vay tín dụng, họ quan tâm chủ yếu đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý nhiều đến tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, sau đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ còn quan tâm đến số VCSH, bởi đó sẽ là số tiền bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Còn đối với các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho doanh nghiệp mua chịu hay không nên họ cần phân tích tài chính để biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại và trong thời gian sắp tới. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào việc phân tích tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính tiền tệ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quy định hay không, tình hình hạch toán chi phí và giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước…Cụ thể, cơ quan thuế có thể xác định doanh nghiệp có thực hiện đúng luật hay không? Các khoản thuế nộp đã đúng và đủ chưa? Lý do đề nghị xin giảm thuế, hoàn thuế, nộp chậm thuế có hợp lý không? Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Bên cạnh các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư, các chủ nợ cho vay và các cơ quan quản lý Nhà nước, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới các khoản tiền lương, thưởng của họ. Mặt khác, ở một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn bằng việc mua một lượng cổ phần nhất định. Khi đó, người lao động cũng là những nhà đầu tư vào doanh nghiệp vì vậy họ có quyền lợi và trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Như vậy, phân tích tài chính là hoạt động được rất nhiều đối tượng quan tâm. Thông qua phân tích tài chính, nhà phân tích vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái 3 quát vừa xem xét chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra những phán đoán, dự báo và đưa ra những quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 1.2. Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận chính xác và tinh tế về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.1. Nguồn thông tin ngoài thị trường Thông tin bên ngoài bao gồm rất nhiều nguồn thông tin khác nhau như thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu đầu vào, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, thông tin từ chính phủ, ngân hàng… Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khi xem xét thông tin này nhà phân tích cần xem xét những thông tin như hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng nguyên vật liệu đầu vào nào, mức độ biến động trên thị trường về loại nguyên vật liệu đó như thế nào, mức biến động đó có ảnh hưởng tới tính hình tài chính của doanh nghiệp hay không. Thông tin từ đối thủ cạnh tranh: Nhà phân tích cần xem đến vị trí, thị phần của doanh nghiệp, xem xét tới sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường nó đang hoạt động. Thông tin từ chính phủ, ngân hàng: Cần hiểu rõ những quy định mà chính phủ đã ban hành đối với lĩnh vực mà công ty hoạt động đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, tài chính… Từ đó, có cái nhìn tổng quan về phương thức hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà phân tích có cái nhìn tổng quan nhất. 1.2.2. Nguồn thông tin tài chính doanh nghiệp Những thông tin nội bộ doanh nghiệp là những thông tin quan trọng nhất trong quá trình phân tích, đó là các báo cáo tài chính. Qua việc phân tích các báo cáo này sẽ giúp nhà phân tích có cái nhìn toàn diện về thực trạng tài chính doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh khá rõ nét trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính cần quan tâm tới việc hoàn thiện các báo cáo tài chính vì đó là cơ sở để thực hiện phân tích. Các báo cáo tài chính bao gồm: 4 Thang Long University Library Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là vào cuối kỳ kinh doanh). Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán chia làm hai phần chính là phần phản ánh tài sản và phần nguồn vốn. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Đó là tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác) và tài sản dài hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác). Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn tài chính hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là các nguồn tài chính mà doanh nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng được, chia thành Nợ ngắn hạn (các khoản nợ dưới một năm) và Nợ dài hạn (các khoản nợ trên một năm). Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác. Về mặt kinh tế, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. 5 Hình 1.1. Mẫu Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính:… Thuyết Mã số minh TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền B C 100 110 (III.01) II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 (III.05) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 IV. Hàng tồn kho 140 V. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN 150 Số Số cuối năm 1 đầu năm 2 200 (200 = 210+220+230+240) I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) II. Bất động sản đầu tƣ 220 III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 230 IV. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 240 (III.05) 250 (250 = 100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 310 II. Nợ dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 320 400 (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 410 II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN III.07 430 440 (440 = 300 + 400 ) (Nguồn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp) 6 Thang Long University Library Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng như xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Vì vậy, Bảng cân đối kế toán là một nguồn thông tin quan trọng nhất trong việc phân tích tài chính, giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Một nguồn thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ. Khác với Bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích luỹ của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự báo khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình và các kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kì nhất định bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác. 7 Hình 1.2. Mẫu Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm trƣớc Chỉ tiêu Năm nay 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ 9. Doanh thu hoạt động tài chính 10. Chi phí tài chính 11. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 12. Thu nhập khác 13. Chi phí khác 14. Lợi nhuận khác 15. Tổng lợi nhuận trước thuế 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp 17. Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp) Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ, doanh, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…được chia làm hai phần chính: Phần một thể hiện tình hình kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp, phản ánh các chỉ tiêu chính là doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Qua các chỉ tiêu này, nhà phân tích có thể tính được tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên vốn của doanh nghiệp để biết tốc độ tăng trưởng của kỳ sau so với kỳ trước và dự đoán tốc độ phát triển trong tương lai. Phần hai cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí,…. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được làm rõ thông qua việc doanh nghiệp có nộp thuế đầy đủ và đúng hạn hay không. Nếu số 8 Thang Long University Library thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan. Phân tích, so sánh chỉ tiêu trong báo cáo KQKD qua từng thời kì sẽ giúp phản ánh rõ nét tình hình doanh thu, lợi nhuận và dự báo chiều hướng của nó trong tương lai. Ngoài ra, một số chỉ tiêu trong bảng này được sử dụng để tính các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhằm mô tả chi tiết hơn về khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ và khả năng sinh lời. 1.3. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính có thể sử dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp chênh lệch, phương pháp Dupont… Trong quá trình phân tích tài chính, các nhà phân tích sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu phân tích hoặc tùy thuộc vào nguồn số liệu thu thập được trong quá trình phân tích. Trong đó các phương pháp chủ yếu là: 1.3.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng và thường được thực hiện ở bước đầu của việc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh, để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, cần quan tâm tới tiêu chuẩn, điều kiện và kỹ thuật để so sánh. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có hai đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. Điều kiện so sánh: Thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính, thống nhất về đơn vị đo lường và phải được thu nhập trong cùng một độ dài thời gian. Ngoài ra, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Kỹ thuật so sánh: Đế đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chi tiết so sánh , quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh bằng số bình quân: So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng biến động của chỉ tiêu phân tích. 9 So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh được phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. So sánh số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, ta tiến hành phân tích theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. 1.3.2. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp tỷ lệ là phương pháp phân tích căn bản và được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phương pháp này liên quan đến việc xác định và sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đo lường và đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các chỉ số tham chiếu. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Trong hoạt động phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là: Các tỷ số về khả năng thanh toán Các tỷ số phản ánh cơ cấu vốn Các tỷ số về khả năng hoạt động 10 Thang Long University Library Các tỷ số về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phận của hoạt động tài chính. Trong những trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục đích của mình. Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính. Phương pháp tỷ số thể hiện được ý nghĩa các tỷ lệ đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính, qua đó, thể hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu này. Sử dụng phương pháp tỷ số giúp làm chuẩn hóa các con số khiến cho việc so sánh được tiến hành thuận lợi hơn. 1.3.3. Phương pháp Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình này được ứng dụng phổ biến trong việc so sánh những doanh nghiệp khác nhau cùng ngành kinh doanh, phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian, cung cấp những dữ liệu căn bản nhằm tác động tới hiệu quả kinh doanh. Điều kiện áp dụng Dupont: Số liệu kế toán đáng tin cậy. Công thức Dupont: Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới 2 dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích sẽ sử dụng công thức cho phù hợp. Dạng cơ bản: LN sau thuế ROA = = Tổng tài sản LN sau thuế Doanh thu * Doanh thu Tổng tài sản Từ đấy cho ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc 2 yếu tố: Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu và một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. ROE = LN sau thuế Vốn CSH LN sau thuế = Doanh thu * Doanh thu * Doanh thu * Doanh thu Tổng tài sản – Nợ Tổng tài sản LN sau thuế = Tổng tài sản 1 * Tổng tài sản 11 1 – Rd Với Rd = Nợ/Tổng tài sản là hệ số nợ Như vậy, có thể thấy ROE bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là lợi nhuận ròng trên doanh thu, vòng quay tài sản và hệ số nợ. Có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức ROE) doanh nghiệp có sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong 3 yếu tố trên. Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân kể trên từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diện vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp. 1.4.1. Phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào, tỷ trọng các loại tài sản trong tổng tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không mới là điều kiện tiên quyết. Điều đó có nghĩa là chỉ vốn lớn là không đủ mà quan trọng là sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải xem xét, phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp. 12 Thang Long University Library Để phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, phương pháp chủ yếu thường được áp dụng là phương pháp so sánh với hai kỹ thuật là so sánh dọc và so sánh ngang. So sánh ngang để có thể thấy được sự biến động theo thời gian về mặt quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó, đối chiếu với yêu cầu SXKD của doanh nghiệp, các chính sách bán hàng, dự trữ, các nhân tố tác động để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó. So sánh dọc (báo cáo theo tỷ trọng) thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu bằng cách biểu diễn các chỉ tiêu dưới dạng % của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan. Trên cơ sở đó, có thể chỉ ra tài sản - nguồn vốn thay đổi chủ yếu ở bộ phận nào, chính sách tài trợ của doanh nghiệp có những thay đổi gì… Kết hợp việc phân tích trên sẽ cho ta thấy sự biến động của khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất tác động như thế nào tới tổng tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp. Có những khoản mục biến động lớn qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ do đó tác động nhỏ tới tổng tài sản, nguồn vốn. Ngược lại, có những khoản mục biến động nhỏ nhưng do chiếm tỷ trọng lớn nên có ảnh hướng đáng kể tới tổng tài sản, nguồn vốn. Đánh giá tình hình tài sản Trong phân tích tài chính nói chung, tài sản của doanh nghiệp thường được phân loại theo chu kì sản xuất, bao gồm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Quan phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy sự thay đổi giữa các năm của tài sản doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản nói riêng như thế nào? Sự phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn có hợp lý hay không? Doanh nghiệp có ứ đọng tiền và hàng tồn kho hay không?...Để làm được điều này ta làm như sau: Thứ nhất, phân tích về sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Bên cạnh đó ta xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào. Qua đó để thấy được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thứ hai, ta xem xét đến cơ cấu tài sản có hợp lý hay không, cơ cấu tài sản tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh. Để làm được điều này ta phải tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, trong tài sản ngắn hạn cũng như trong tài sản dài hạn; sau đó so sánh các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ khác nhau để thấy được xu hướng biến động của cơ cấu tài sản, đánh giá việc phân bổ tài sản có hợp lý hay không. Phân tích cơ cấu tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp có một cơ cấu tài sản hợp lý thì các nguồn lực có sẵn đó sẽ được tận dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. 13 Đánh giá tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn VCSH. Phân tích tình hình nguồn vốn cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào, những chi tiêu nào ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể đánh giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, thông qua đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của công ty, đó là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà công ty bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó, bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Phân tích doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với số lượng. Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng vì doanh thu chính là cơ sở để xác định số thuế phải nộp cho Nhà nước, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xác định từ doanh thu. Chỉ tiêu doanh thu nói lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó định hướng sự phát triển kinh doanh trong tương lai. Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để khai thác tiềm năng tăng doanh thu, các nhà quản trị cần tiến hành phân tích thường xuyên để thấy được nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Phân tích chi phí Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể, hay nói cách khác đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động như sản xuất, giao dịch nhằm mua được các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhắc đến chi phí của doanh 14 Thang Long University Library nghiệp ta có thể nghĩ ngay đến các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp… Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì trước tiên phải quan tâm đến doanh thu, nhưng bên cạnh đó chi phí cũng là một yếu tố quan trọng. Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, được tính toán dựa trên doanh thu trừ đi các khoản chi phí, nó là chỉ tiêu trung gian phản ánh các giá trị doanh thu, chi phí có mỗi quan hệ đối ứng với nhau. Lợi nhuận là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cao hay thấp một cách chính xác, đòi hỏi phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được. 1.4.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Total asset turnover): Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Chỉ tiêu này phàn ánh một yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh sinh ra bao nhiêu kết quả đầu ra. Tỷ số này càng cao có nghĩa là một đơn vị tài sản doanh nghiệp bỏ ra thu về nhiều doanh thu hơn, hay doanh nghiệp cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra. Như vậy hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng lớn phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tài sản càng đạt hiệu quả và chứng tỏ tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh càng nhanh và ngược lại. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn (Long-term asset turnover): Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản dài hạn để tạo ra doanh thu, cho biết một đồng TSDH được đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu 15 thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSDH nhanh, hiệu quả sử dụng TSDH càng cao và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì tốc độ luân chuyển TSDH chậm, hiệu quả sử dụng TSDH thấp. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSDH = Tổng TSDH Doanh nghiệp cần chú ý đến chỉ tiêu này để đánh giá mức độ cần thiết của việc đầu tư vào TSDH có tạo ra doanh thu lớn hay không để có phương án nâng cấp hay mua sắm mới. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Short-term asset turnover): Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết một đồng TSNH được đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSNH chịu tác động của doanh thu thuần và tổng tài sản ngắn hạn của công ty trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh, hiệu quả sử dụng TSNH cao và ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm, hiệu quả sử dụng TSNH thấp. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSNH = Tổng TSNH TSNH bao gồm vốn lưu động được đầu tư, các khoản đầu tư, các khoản dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong đó nguồn vốn ngắn hạn được thể hiện qua các khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSNH của doanh nghiệp tăng khi tốc độ tăng của doanh thu thuần trong kỳ đạt được cao hơn so với tốc độ tăng của TSNH. Số lượng hàng hoá và dịch vụ cung cấp tăng, trong khi đó các khoản tiền, hàng tồn kho,…của doanh nghiệp tăng với tốc độ chậm hơn. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng TSNH có khả năng chuyển hoá thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn hay nói cách khác là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Trong đó TSNH thường bao gồm tiền, các khoản chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và hàng 16 Thang Long University Library tồn kho; nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác. Khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho) thành tiền. Vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi nhất trong các TSNH, nên loại bỏ khoản mục hàng tồn kho sẽ phản ánh chính xác hơn khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn của doanh nghiệp. Hệ số này được tính như sau: Tiền+ĐTTC ngắn hạn+Phải thu ngắn hạn Tỷ số khả năng = Tổng nợ ngắn hạn thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời: Nhiều trường hợp doanh nghiệp có chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Đó là do doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho chưa chuyển hoá được thành tiền hoặc các khoản phải thu ngắn hạn chưa thu hồi được lớn. Do đó, để biết chính xác năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người ta thường sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tiền+ĐTTC ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tương đương tiền) và khoản nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán tức thời thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhưng nếu tỷ số này quá cao tức doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội đầu tư sinh lời. Thông thường, các tỷ số trên cao là tốt vì nó thể hiện năng lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tỷ số này cao cũng có thể do doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Bởi vậy, các nhà phân tích thường xem xét những tỷ số này qua những giới hạn được cho là hợp lý: tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng 2, tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng 1 và tỷ số khả năng thanh toán tức thời bằng 0,5. Tuy nhiên trong thực tế, những giới hạn này chỉ mang tính chất tương đối, các tỷ số được cho là cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình chất, ngành kinh doanh và cơ cấu vốn, loại hình doanh nghiệp. 17 Chỉ tiêu phản ánh về khả năng quản lý nợ Trong tài chính doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp gọi là đoàn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủ ro. Do đó, quản lí nợ cũng quan trọng như quản lí tài sản. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: được đo bằng tỷ số giữa tổng số nợ phải trả với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp: Nợ phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản Tỷ số nợ cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (đi vay nợ) là bao nhiêu phần trăm. Dưới góc độ của các chủ nợ, họ thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì món nợ của họ càng được đảm bảo an toàn khi có rủi ro xảy ra. Ngược lại, cổ đông thích tỷ số nợ cao sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Muốn biết tỷ số nợ cao hay thấp phải so sánh với tỷ số nợ bình quân ngành mà doanh nghiệp tham gia. Tỷ số khả năng thanh toán lãi Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tỷ số khả năng = thanh toán lãi Chi phí lãi vay Tỷ số này một mặt đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay cho các chủ nợ bằng các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động trong kỳ, mặt khác phản ánh tính hợp lý trong việc đảm bảo cơ cấu vốn vay và VCSH trong doanh nghiệp. Tỷ số khả năng thanh toán tiền lãi vay trong doanh nghiệp cao được cho là rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản ánh về khả năng sinh lời: Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị tài chính, các nhà cho vay, các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt. Khả năng sinh lời có thể đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Khả năng sinh lời trên doanh thu (Return on sales - ROS) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định như sau: 18 Thang Long University Library Tỷ suất sinh lời doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh thu tăng, chi phí giảm làm cho hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm thấp. Khi đó, doanh nghiệp cần xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. Tuy nhiên không phải lúc nào tỷ suất này tăng cũng phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh tốt và giảm thì phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh kếm hiệu quả mà việc xem xét tăng giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào lý do của việc tăng giảm đó. Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (Return on assets - ROA): Khả năng sinh lời trên tổng tài sản phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản và được xác định bằng: Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) = LNST Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: cứ một đồng tài sản hiện có của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.. Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý đối với doanh nghiệp có quy mô TSNH quá lớn, hoặc tỷ trọng vốn vay cao thì tỷ số này thường rất thấp do chi phí lãi vay cao làm lợi nhuận thấp. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản tăng là tốt nếu: công ty tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay làm giảm chi phí lãi vay nên lợi nhuận đạt được cao hơn. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản tăng là dấu hiệu thể hiện công ty làm ăn không hiệu quả nếu: công ty giảm nợ vay do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, doanh thu lợi nhuận giảm nhưng giảm thấp hơn tốc độ giảm tổng tài sản. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm không phải là dấu hiệu tồi nếu: việc giảm là do công ty tăng VCSH nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng tổng tài sản tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng tổng tài sản Tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm là dấu hiệu tồi nếu: công ty tăng nợ vay, vốn chủ sở hữu giảm do kinh doanh lỗ vốn, hoặc hoạt động kinh doanh mở rộng những đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng, thậm chí còn giảm so với trước. 19 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE): Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn của chủ doanh nghiệp và được xác định bằng: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận VCSH Lợi nhuận trong công thức có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng nhiều hơn. Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, các nhà cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà học sẽ được hưởng. Tỷ số này phản ánh một đồng VCSH tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Nếu công ty đạt được một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn hợp lý, nó có thể: Duy trì trả cổ tức đều đặn cho các cổ đông Duy trì tỷ lệ lợi nhuận để lại hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp Tránh việc tìm kiếm các nguồn bổ sung từ bên ngoài có chi phí vốn cao Đưa ra một hình ảnh lành mạnh để thu hút đối tác, nhân viên và giới tài chính … Kết quả tính toán tỷ suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao. Ta thường dùng chi phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm …) làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn tự có. Một doanh nghiệp phải có tỷ số cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả. Việc xem xét chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá quy mô. Nếu doanh nghiệp có tỷ số này càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng, thì tỷ lệ VCSH/tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm. Ngược lại nếu doanh nghiệp có tỷ số này thấp, khả năng tích luỹ hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư mở rộng thì Doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn sẽ làm cho tỷ trọng VCSH/tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay. Tuy nhiên tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu, VCSH quá thấp. Ngoài ra khi phân tích cần so sánh với tỷ số này năm trước. 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng