Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong ki...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3

.PDF
81
104
71

Mô tả:

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÕN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về đòn bẩy trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về đòn bẩy Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn, tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển. Trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định (fixed cost) để gia tăng khả năng sinh lời của công ty. Đòn bẩy chính là liều thuốc kích thích và nhà quản trị thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ và nếu thành công, lợi nhuận đem lại rất cao cho công ty. Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là “con dao hai lưỡi” bởi nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần và ngược lại. Bất kỳ doanh nghiệp nào đều mong muốn có được số lợi nhuận cao nhất từ số vốn mà họ bỏ ra, trong đó đòn bẩy là một công cụ được sử dụng để “kích” năng lực hoạt động của doanh nghiệp mạnh hơn số vốn, tài sản hiện có. Các nhà quản trị thường áp dụng đòn bẩy để hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định chính xác đồng thời mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc dùng đòn bẩy như “con dao hai lưỡi”, lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro. Đòn bẩy trong doanh nghiệp được giải thích bằng một sự gia tăng rất nhỏ về sản lượng (hoặc doanh thu) có thể đạt được một sự gia tăng rất lớn về lợi nhuận. Có ba yếu tố cơ bản của đòn bẩy: lực tác động, cánh tay đòn, vật cần bẩy. 1.1.2. Phân loại đòn bẩy Doanh nghiệp thường hay sử dụng 3 loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp. Đòn bẩy hoạt động: liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Được thể hiện rõ ràng hơn thông qua tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòn cân nợ hoạt động bao nhiêu. - Phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Độ lớn của đòn bẩy hoạt động sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. - Nhưng đòn bẩy hoạt động chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. 1 Đòn bẩy tài chính: chỉ xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. - Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. - Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Đòn bẩy tổng hợp: phản ánh mối qua hệ giữa chi phí bất biến và chi phí khả biến, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí bất biến cao hơn chi phí khả biến. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, do đó, đòn bẩy tài chính tác động đến lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Bởi vậy khi ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó mà đòn bẩy tổng hợp ra đời, đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Bảng 1.1. Bảng báo cáo thu nhập – Hình thức điều chỉnh Doanh số Đòn bẩy hoạt động Trừ Chi phí hoạt động biến đổi Chi phí hoạt động cố định Tổng chi phí hoạt động Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) Trừ Chi phí tài chính cố định (lãi vay) Lãi trước thuế (EBT) Đòn bẩy tài chính Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp Lãi sau thuế (EAT) Lãi ròng phân phối cho cổ phần thường Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 1.2. Đòn bẩy hoạt động 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty. Ở đây chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất 2 Thang Long University Library cả các chi phí đều thay đổi. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền các loại vật tư đã tiêu hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất bán hàng của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Nó bao gồm: chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Dựa theo cách phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với qui mô sản xuất kinh doanh thì ta có chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí). Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí không biến đổi khi khối lượng sản phẩm hoặc công việc biến động trong phạm vi quy mô phù hợp, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý. Phương trình biểu diễn có dạng: y = a Trong đó: y là tổng chi phí cố định; a là hằng số. Biểu đồ 1.1. Tổng chi phí cố định - FC FC Biểu đồ 1.2. Chi phí cố định bình quân - AFC AFC y=a Q Q Chi phí biến đổi (biến phí) là loại chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động khối lượng sản phẩm hoặc công việc. Nếu quan sát chi tiết ta thấy có các khoản chi phí biến động. Đồng thời, có các khoản biến động không liên tục – biến động cấp, phụ thuộc vào biến động mức độ quy mô khối lượng sản phẩm hoặc công việc. Phương trình biểu diễn có dạng y = b*x Trong đó: y là tổng chi phí biến đổi; 3 b là giá trị chi phí biến đổi tính theo một đơn vị mức độ hoạt động; x là biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được. Biểu đồ 1.3. Chi phí biến đổi tuyến tính Biểu đồ 1.4. Chi phí biến đổi cấp bậc VC VC Q Q Trong kinh doanh, chúng ta đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). - Lực tác dụng – Chi phí cố định - Cánh tay đòn – Doanh thu - Vật cần bẩy – EBIT Ý nghĩa đòn bẩy hoạt động Một tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo ra được lợi ích rất lớn cho các công ty. Tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế hơn từ mỗi doanh số tăng thêm nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng làm được điều này nếu như có thể lựa chọn tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Tức là, doanh nghiệp có thể tạo ra được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí gia tăng nào. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định, do vậy lợi nhuận biên được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn. Ngược lại, một doanh nghiệp có mức độ đòn bẩy hoạt động thấp tức là công ty đã sử dụng chi phí cố định ở mức thấp trong khi chi phí biến đổi của nó lại rất lớn. 1.2.2. Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động Tỷ lệ chi phí cố định trên tổng chi phí Chi phí cố định = Tổng chi phí Tỷ số này cho biết trung bình trong mỗi một đồng chi phí bỏ ra có bao nhiêu đồng là chi phí cố định, bao nhiêu đồng là chi phí biến đổi. Nếu tỷ số này càng cao cho 4 Thang Long University Library thấy doanh nghiệp chủ yếu sử dụng chi phí cố định nhiều hơn so với chi phí biến đổi đồng thời nó cũng làm tăng mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động, và ngược lại. Tỷ lệ chi phí cố định trên tổng doanh thu Chi phí cố định = Tổng doanh thu Tỷ số cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu định phí. Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định trên tổng doanh thu cao chứng tỏ sự gia tăng trong doanh thu của doanh nghiệp phần lớn là từ chi phí cố định. Như vậy, doanh nghiệp đó đang có mức độ đòn bẩy hoạt động cao và có thể tạo những lợi ích nhất định. 1.2.3. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1 Phân tích điểm hòa vốn Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tồi thiểu hoặc mức thu nhập nhất định để bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích điểm hòa vốn cho phép xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp hết chi phí bỏ ra. Theo đó, phân tích điểm hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. Điểm hòa vốn là một điểm mà tại đó với một khối lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường, doanh nghiệp đạt được mức doanh thu đủ bù đắp toàn bộ hao phí sản xuất kinh doanh theo giá cả thị trường đã xác định hay giá cả dự kiến và doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ. Như vậy để xác định được điểm hòa vốn, chúng ta phải xác định được: - Số lượng sản phẩm sản xuất được - Doanh số tiêu thụ - Thời gian đạt hòa vốn Khi xác định được điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mà tại đó doanh nghiệp bắt đầu có thể thu được lợi nhuận nếu sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên hoặc ngược lại doanh nghiệp sẽ bị lỗ nếu sản lượng tiêu thụ giảm đi. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn Có 2 phương pháp phân tích điểm hòa vốn thường được áp dụng: phân tích hòa vốn bằng đồ thị và phân tích hòa vốn bằng phương pháp đại số. Phân tích hòa vốn bằng đồ thị Phân tích hòa vốn bằng đồ thị là biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng đồ thị minh họa. 5 Chi phí và doanh thu được thể hiện trên trục tung, sản lượng thể hiện trên trục hoành. Hàm số tổng doanh thu S sẽ thực hiện ở mỗi mức sản lượng, biết rằng giá bán đơn vị P là không đổi. Tương tự hàm số tổng chi phí hoạt động TC tiêu biểu cho tổng chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng số của định phí F độc lập với sản lượng và biến phí gia tăng theo một tỉ lệ không đổi theo mỗi đơn vị sản phẩm. Bước 1: Vẽ một đường thẳng đi qua gốc O với hệ số góc P để biểu diễn hàm doanh thu (S). Bước 2: Vẽ một đường thẳng cắt trục tung tại F và có hệ số góc V để biểu diễn hàm tổng chi phí (TC). Bước 3: Xác định giao điểm của hai đường S và TC sau đó vẽ một đường thẳng và vuông góc với trục hoành để xác định mức sản lượng hòa vốn. Các giả định giá bán đơn vị P và biến phí đơn vị V không đổi cho ta các mối liên hệ tuyến tính giữa các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí. Điểm hòa vốn xảy ra ở điểm QBE trong hình dưới đây, đó là mức sản lượng mà đường biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cắt nhau. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp thấp hơn sản lượng hòa vốn, tức là nếu S < TC, doanh nghiệp hoạt động bị lỗ. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp cao hơn điểm hòa vốn, tức là S > TC, doanh nghiệp hoạt động có lãi. Doanh thu và chi phí Biểu đồ 1.5. Phân tích điểm hòa vốn Doanh thu (S) Tổng chi phí (TC) Hòa vốn Biến phí - V Định phí – F Sản lượng QBE 6 Thang Long University Library Phân tích hòa vốn bằng phương pháp đại số Phân tích hòa vốn bằng phương pháp đại số là việc xem xét, tính toán mối quan hệ của các yếu tố bằng các phép toán đại số. Đặt: EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi P Đơn giá bán V Biến phí đơn vị (P – V) Lãi gộp đơn vị Q Sản lượng sản xuất và tiêu thụ F Định phí QBE Sản lượng hòa vốn S = P*Q Tổng doanh thu TC = V*Q + F Tổng chi phí hoạt động Để xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đại số, cần cho các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động bằng nhau (EBIT = S – TC = 0) và giải phương trình để tìm sản lượng hòa vốn và thay thể sản lượng hòa vốn QBE cho Q, ta có: Hay Cuối cùng ta giải phương trình để tìm điểm hòa vốn QBE ( ) (P – V) là chênh lệch giữa đơn giá bán và biến phí đơn vị, nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho định phí chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị. 1.2.3.2 Độ bẩy hoạt động Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ) gia tăng với tốc độ lớn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage – DOL). Độ bẩy hoạt động (DOL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Do đó ta có: 7 Phần trăm thay đổi lợi nhuận Độ bẩy hoạt động (DOL) ở mức sản lượng Q (doanh thu S) hoạt động = (1) Phần trăm thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu) ⁄ ⁄ Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó. Khi một công ty sử dụng nhiều chi phí cố định thì phần trăm thay đổi trong lợi nhuận liên quan đến sự thay đổi trong doanh số sẽ lớn hơn phần trăm thay đổi trong doanh số. Với chi phí hoạt động cố định lớn, mỗi 1% thay đổi trong doanh số sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn hơn 1% trong lợi nhuận hoạt động. Công thức (1) rất cần thiết để định nghĩa và hiểu được độ bẩy hoạt động nhưng rất khó tính toán trên thực tế do khó thu thập được số liệu EBIT. Để dễ dàng tính toán DOL, chúng ta thực hiện một số biến đổi. Biết rằng lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí, ta có: ( Trong đó: EBIT ) ( ) Lợi nhuận trước thuế và lãi (lợi nhuận hoạt động) P Đơn giá bán V Biến phí đơn vị (P – V) Lãi gộp Q Số lượng sản xuất và tiêu thụ F Định phí Bởi vì đơn giá bán P và định phí F là cố định nên ∆EBIT = ∆Q*(P-V). Như vậy: ( ) ( ) ( ) Thay vào công thức (1), ta được: ( ( ) ) ( ( ) ( ( ) ) )( ) ( ) 8 Thang Long University Library ( ( ) ) Chia tử và mẫu của (2) cho (P – V), công thức (2) có thể viết lại thành: ( ( ( ( ) ) ) ) ( ) Công thức (2) và (3) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q. Hai công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm có tính đơn chiếc, chẳng hạn như xe hơi hay máy tính. Đối với công ty mà sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau: ( ) Trong đó: S V Doanh thu Tổng chi phí biến đổi Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và độ bẩy hoạt động Để thấy được mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và độ bẩy hoạt động ta dựa trên những công thức tính đã trình bày ở trên tại những mức sản lượng khác nhau. Biểu đồ 1.6. Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động với số lượng sản phẩm bán ra DOL QBE Q Nếu độ bẩy cho biết với mỗi mức sản lượng và doanh thu thì lợi nhuận thay đổi bao nhiêu thì điểm hòa vốn lại cho biết tại một mức sản lượng bán ra nào đó thì doanh thu mà doanh nghiệp có được đủ để bù đắp cho những chi phí đã bỏ ra trước đó. Do vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xác định được điểm hòa vốn cho mình không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể sản xuất đúng tại mức hòa vốn đó mà có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn điểm hòa vốn đó mà ứng với mỗi mức sản lượng sẽ có 9 một mức các chi phí được sử dụng là khác nhau. Vì vậy, mà độ bẩy hoạt động cũng khác nhau. Ta có thể dễ nhận thấy được từ biểu đồ trên: - Khi DOL càng tiến đến vô cực thì Q càng gần đến QBE; - Còn khi Q vượt xa so với QBE thì DOL càng tiến dần đến 1. Như vậy, đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT nếu doanh thu vượt qua điểm hòa vốn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm EBIT nếu doanh thu dưới điểm hòa vốn. 1.2.3.3 Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp Rủi ro kinh doanh là rủi ro của các hoạt động kinh doanh của một công ty chưa xem xét đến ảnh hưởng của các khoản nợ vay. Rủi ro hoạt động là các biến động trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được đo lường bởi lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nó có thể được biểu hiện bởi độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian bằng công thức như sau: √∑( ) Trong đó: là EBIT kỳ vọng của nhà đầu tư ∑ là độ lệch chuẩn của EBIT là EBIT tại sản lượng thứ i là xác xuất xảy ra sản lượng thứ i Dựa vào độ lệch chuẩn của EBIT mà doanh nghiệp có thể dự đoán được mức độ dao động của EBIT là hớn hay nhỏ. Nếu độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì lãi hoặc lỗ mà doanh nghiệp có được sẽ càng lớn, dẫn đến nguy cơ rủi ro cao hơn và ngược lại. Vậy nên việc lựa chọn độ lệch chuẩn của EBIT lớn hay nhỏ phụ thuộc vào các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Nếu một doanh nghiệp ưa mạo hiển sẽ lựa chọn những dự án có độ lệch chuẩn EBIT lớn, mặc dù rủi ro cao nhưng nếu thành công thì phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sẽ rất lớn. Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là 2 yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp, còn đòn bẩy hoạt động sẽ làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt đồng của doanh nghiệp. Do vậy mà các nhà quản trị sẽ quan tâm nhiều hơn đến kết cấu chi phí đối với mức độ gặp rủi ro của doanh 10 Thang Long University Library nghiệp, khả năng tạo doanh thu đủ để trang trải các chi phí cố định trong hoạt động sản xuất. Có thể nói, việc đầu tư vào chi phí cố định để tạo ra sự thay đổi lớn trong số lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận hoặc lỗ, đồng thời cũng làm khuếch đại rủi ro trong kinh doanh. Đó là ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động. Từ góc độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi xuất hiện sự biến động giữa doanh thu và chi hí sản xuất. 1.3. Đòn bẩy tài chính 1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định. Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp cao mà phần vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ cho toàn bộ dự án. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi doanh nghiệp đó cho rằng tỷ suất sinh lời của tài sản hình thành từ nguồn nợ vay cao hơn lãi suất mà doanh nghiệp đi vay nợ. 3 yếu tố cơ bản của đòn bẩy tài chính: - Lực tác động: Nợ - Cánh tay đòn: EBIT - Vật cần bẩy: EPS Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Có một điều khác biệt giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch thì lại có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác. Không có công ty nào bị ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi để tài trợ cho hoạt động của minh mà thay vào đó công ty có thể sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu thường. Thế nhưng trên thực tế ít khi có công trình nào không sử dụng đòn bẩy tài chính. Vậy, lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính? Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, để tạo ra lợi nhuận hơn hơn 11 chi phí phải trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi phân tích quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) và lợi nhuận trên cổ phần (EPS). 1.3.2. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Để có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình hoạt động của công ty các nhà phân tích thường sử dụng các tỉ lệ đòn bẩy tài chính nhằm đánh giá sức khỏe tài chính và lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý cho công ty. Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ = Tổng tài sản Tỷ số này cho biết có bao nhiêu tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Nếu tỷ số này có giá trị cao đồng nghĩa với việc công ty có nguy cơ gặp rủi ro cao trong việc phải trả lãi vay cho chủ nợ và khó tiếp cận được với nguồn vốn vay khác. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Tổng nợ phải trả = Vốn cổ phần Tỷ lệ này là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất được sử dụng. Nếu tỷ lệ này ≥100 chứng tỏ phần nợ lớn hơn nhiều so với phần vốn cổ phần. Tuy nhiên, các khoản vay này thường là những khoản vay tín dụng phi lãi suất và là cũng khoản phải trả trong ngắn hạn. Vì vậy, để thấy được mức độ tài trợ vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính), người ta dung tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hệ số giúp đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của công ty và thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE. Nhìn chung, hệ số nhỏ thể hiện sự an toàn. 1.3.3. Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.3.1 Độ bẩy tài chính Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage - DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%. Do đó: 12 Thang Long University Library Phần trăm thay đổi EPS Độ bẩy tài chính = (DFL) ở mức EBIT Phần trăm thay đổi EBIT ⁄ ⁄ ( )( ( ) ) Chia cả tử và mẫu cho (1 – t) ta được: ( Với: ( ) ) I là lãi suất hàng năm phải trả EPS là thu nhập trên mỗi cổ phần thường EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay PD là cổ tức phải trả hàng năm t là thuế suất thuế thu nhập công ty Trường hợp đặc biệt chỉ xét độ bẩy tài chính khi sử dụng phương án tài trợ bằng nợ thì PD = 0. Khi đó: Câu hỏi đặt ra ở đây là khi nào thì độ bẩy tài chính của việc dùng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn hay nhỏ hơn độ bẩy tài chính của phương án dùng nợ? Điều này phụ thuộc vào vấn đề tiết kiệm thuế do sử dụng nợ so với chi phí trả cổ tức. Nếu chi phí trả cổ tức (PD) lớn hơn phần chênh lệch giữa lãi và tiết kiệm thuế do sử dụng nợ (1 – t)I, ta có: ( ) ( ) ( ( ( ) ) ) ( ) Nếu chi phí trả cố tức (PD) nhỏ hơn phần chênh lệch giữa lãi và tiết kiệm thuế do sử dụng nợ (1 – t)I, ta có: ( ) ( ) ( 13 ) ( ( ) ) ( ) 1.3.3.2 Phân tích mối quan hệ EBIT và EPS Phân tích quan hệ EBIT và EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ tìm một điểm bàng quan (indifferent point), tức là điểm của EBIT mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Trước hết, xác định EPS theo công thức sau: ( )( ) ( ) Với: NS là số lượng cổ phần thông thường Sự kết hợp giữa các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượng cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức trên được xác định trong mối quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất. Sau khi xác định EPS theo 3 phương án tài trợ: Cổ phiếu thường, nợ, cổ phiếu ưu đãi, thì ta sẽ xác định điểm bàng quan bằng một trong 2 phương pháp sau: phương pháp hình học và phương pháp đại số. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS chúng ta có thể tìm ra được điểm bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Để làm được ta xây dựng đồ thị, đối với mỗi phương án, ta sẽ vẽ lần lượt đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cả các điểm của EBIT. 14 Thang Long University Library Đồ thị 1.1. Xác định điểm bàng quan EPS CP ưu đãi Nợ CP thường EPSB B A EPSA EBIT EBITA EBITB Trên đồ thị, hai điểm cắt nhau giữa đường cổ phiếu thường với đường nợ và cổ phiếu ưu đãi cho chúng ta hai điểm bàng quan vì ở điểm đó các phương án tài trợ đều đem lại cùng EPS. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số Về mặt đại số, chúng ta có thể xác định điểm bàng quan bằng cách áp dụng công thức (6) tính EPS theo EBIT cho mỗi phương án, sau đó thiết lập phương trình cân bằng như sau: ( Với: )( ) ( )( ) EBIT1,2 EBIT bàng quan giữa 2 phương án tài trợ 1 và 2 I1,I2 lãi phải trả hàng năm ứng với phương án tài trợ 1 và 2 PD1, PD2 cổ tức phải trả hàng năm theo phương án tài trợ 1 và 2 t thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp NS1, NS2 số cổ phần thông thường ứng với phương án 1 và 2 Ý nghĩa của điểm bàng quan Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, ta tìm được: Điểm bàng quan A: là điểm bàng quan giữa 2 phương án tài trợ bằng nợ và bằng cổ phiếu phường. Nếu EBIT < EBITA thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT > EBITA thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. Điểm bàng quan B: là điểm bàng quan so sánh giữa 2 phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Nếu EBIT < EBITB thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi, nhưng nếu 15 EBIT > EBITB thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. Phân tích điểm bàng quan là kỹ thuật phân tích để xác định doanh nghiệp có nên áp dụng đòn bẩy tài chính hay không. Điểm bàng quan giữa các phương án tài trợ là căn cứ để nhà quản trị so sánh với EBIT dự đoán của dự án đầu tư, từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn phương án tài trợ hiệu quả. Việc nợ xuất hiện trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp có thể giúp làm tăng lợi nhuận nhưng cũng đồng thời gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích điểm bàng quan EBIT của doanh nghiệp là điều cần thiết trong việc lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. 1.3.3.3 Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên cổ phần kết hợp với rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng tiền cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cũng gia tăng. Kết quả là xác suất mất khả năng chi trả tăng theo. Rủi ro tài chính được đo bằng độ lệch chuẩn EPS. Công thức tính độ lệch chuẩn của EPS: ( ) Độ lệch chuẩn EPS phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EBIT. Khi thì càng lớn càng lớn, tức là mức độ biến động của EPS tương ứng với sự biến động trong EBIT càng lớn và ngược lại. Theo nguyên tắc đáng đổi rủi ro và lợi nhuận, khi , thu nhập mà mỗi cổ đông nhận được trên mỗi cổ phần càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Việc lựa chọn sẽ quyết định việc lựa chọn của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh thì sự biến động của EBIT càng nhiều và đồng thời các cổ đông cũng có thể nhận được EPS lớn đồng nghĩa với việc rủi ro cao và ngược lại. 1.4. Đòn bẩy tổng hợp 1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động sẽ tạo ra đòn bẩy tổng hợp (combined or total leverage). Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc công ty kết hợp sử dụng cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua 2 bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay 16 Thang Long University Library đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động). Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính). 1.4.2. Độ bẩy tổng hợp Để đo lương mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (degree of total leverage – DTL). Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (hoặc doanh thu) nào đó bằng phần trăm thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Độ bẩy tổng hợp ở mức sản lượng Q đơn vị (hoặc S đồng) Phần trăm thay đổi của EPS = Phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu) Về mặt tính toán, độ bẩy tổng hợp (DTL) chính là tích số của độ bẩy hoạt động với độ bẩy tài chính: ( ) Thay công thức (3), (4) và (5) vào (7), ta được: ( ( ) ) ( ( ) ) Kết luận: Đòn bẩy tổng hợp liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định nhằm nỗ lực gia tăng EPS cho cổ đông khi sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tăng. Tác động của đòn bẩy tổng hợp được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (DTL). Tác động này tổng hợp từ tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy hoạt động liên quan đến việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi (EBIT). Tác động của đòn bẩy hoạt động được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (DOL). Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nỗ lực gia tăng EPS cho cổ đông. Tác động của đòn bẩy tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL). Giám đốc tài chính cần lưu ý rằng đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. 1.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 1.5.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. 17 Hiệu quả sử dụng đòn bẩy là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lời cũng như thể hiện tình hình rủi ro của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được càng cao so với chi phí cố định bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy càng cao, được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu về mức sinh lời trên tổng tài sản, trên doanh thu, trên VCSH và một số chỉ tiêu liên quan. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một trong những nhân tố làm cho việc sử dụng các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp được nâng cao. 1.5.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong doanh nghiệp 1.5.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Để thấy rõ hiệu quả của doanh nghiệp trong tương lai và hiện tại, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trình tự sắp xếp phải thể hiện được nhu cầu thanh toán ngay, chưa thanh toán ngay, cũng như khả năng huy động để thanh toán ngay và huy động để thanh toán trong thời gian tới. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (K1) Phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp có với tổng số nợ. Tỷ số này cho biết được năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp, với 1 đồng đi vay thì được đảm bảo bằng bao nhiêu. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (K1) Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Nếu K1 ≥1 chứng tỏ tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định hoặc khả quan. Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng mang ra để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. Nếu K1<1 cảnh báo doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (K2) Phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngăn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi 1 bộ phận thành tiền. Hệ số số được xác định như sau: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (K2) Tổng tài sản ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn 18 Thang Long University Library Chỉ tiêu này cho biết tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau. Ngành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. Tuy nhiên, khi hệ số này có giá trị quá cao thì có nghĩ là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu K2 ≥1 chứng tỏ khả năng thanh toán tốt, một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu K2<1 cho thấy doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Khả năng thanh toán nhanh (K3) Các tài sản ngắn hạn dùng để thanh toán nợ đều phải được chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp sở hữu thì khoản mục hàng tồn kho không thể chuyển đổi thành tiền ngay tức thì do tính lỏng kém. Hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể xác định theo công thức: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (K3) Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho = Tổng nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho được gọi là các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Nếu giá trị K3 ≥1 thì công ty đảm bảo và có thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại nếu K3 <1 thì không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao quá mà kéo dài cũng không tốt do có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Còn chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài càng không tốt có thể xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phả sản có thể xảy ra. Hệ số khả năng thanh toán tức thời(K4) Hệ số khả năng thanh toán tức thời (K4) Tiền và các khoản tương đương tiền = Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu dồng tài sản có tính lỏng cao. Vì tính chất đặc thù của tiền và các khoản tương đương tiền nên khi xác định khả năng thanh toán tức thời, người ta thường xem xét các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng. Giống như các chỉ số khác trong nhóm phản 19 ánh khả năng thanh toán, nếu K4 ≥1 thể hiện khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp là tốt, nhưng nếu ở mức quá cao thì sẽ làm tăng chi phí cơ hội và chi phí quản lý của việc năm giữ tiền. Ngược lại, nếu K4<1 chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán tức thời. Trong trường hợp mẫu số của công thức được xác định là toàn bộ số nợ ngắn hạn, trị số của chỉ tiêu không nhất thiết phải bằng 1 mà có thể <1, doanh nghiệp vẫn đảm bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời vì mẫu số là toàn bộ các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong vòng 1 năm trở lại, còn tử số là các khoản có thể sử dụng để thanh toán trong vòng 3 tháng. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (K5) Lãi vay là khoản chi phí cố định bắt buộc đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn được huy động từ bên ngoài. Nguồn trả lãi thường đc xác định từ lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi các chi phí quản lý, chi phí bán hàng. So sánh phần nguồn trả lãi với phần lãi phải trả sẽ cho thấy mức độ mà doanh nghiệp sẵn sàng trả nợ đến đâu. Hệ số thanh toán = lãi vay (K5) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay phải trả trong kỳ Chỉ tiêu cho biết 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt, và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán chi phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã được sử dụng hiệu quả. Nếu K5 ≥1 thì doanh nghiệp có hoàn toàn khả năng trả lãi vay, còn nếu K5 <1 thì lại cho thấy công ty đã vay quá nhiều so với năng lực của mình hay lợi nhuận thu về không đủ để chi trả lãi vay. Chỉ tiêu này còn cho biết đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng là âm (K5<1) hay dương (K5≥1). 1.5.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Thành quả kinh doanh của công ty có thể được phân tích dưới nhiều hình thức khác nhau. Doanh thu, lợi nhuận gộp và thu nhập ròng là các thước đo thành quả được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, không thước đo riêng rẽ nào có thể cho được một đánh giá tốt nhất về thành quả mà công ty đạt được. Nguyên nhân là do chúng độc lập với nhau và độc lập với hoạt động kinh doanh. Có thể nói rằng, khả năng sinh lợi là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, để phân tích một cách toàn diện những gì mà công ty đạt được những nhà phân tích cần phân tích kết hợp các chỉ tiêu dưới đây: 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng