Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp cộng đồng người stiêng tại thôn bom bo, xã bình minh, huyện...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp cộng đồng người stiêng tại thôn bom bo, xã bình minh, huyện bù đăng, tỉnh bình phước

.PDF
135
1
125

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG TẠI THÔN BOM BO, XÃ BÌNH MINH, HUYỆN BÙ ĐĂNG,TỈNH BÌNH PHƢỚC CHÂU HỮU TÚ BÌNH DƢƠNG, 05/2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2012 – 2016 CỘNG ĐỒNG NGƢỜI STIÊNG TẠI THÔN BOM BO, XÃ BÌNH MINH, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƢỚC Chuyên Ngành : SƢ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hƣớng dẫn: TS. TRẦN HẠNH MINH PHƢƠNG Sinh viên thực hiện : CHÂU HỮU TÚ MSSV : 1220820078 Lớp : D12LS02 BÌNH DƢƠNG, 5/2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................3 4. Cách tiếp cận và phƣơng nghiên cứu, nguồn tƣ liệu .....................................4 CHƢƠNG 1................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................................6 1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................6 1.1.1. Cộng đồng: ..............................................................................................6 1.1.2. Tộc ngƣời .................................................................................................7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. .................................................................7 1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..............................................................11 CHƢƠNG 2..............................................................................................................14 LỊCH SỬ CỘNG ĐỒNG STIÊNG Ở THÔN BOM BO ......................................14 2.1. Nguồn gốc hình thành cộng đồng tộc ngƣời ..............................................14 2.2. Lịch sử cộng đồng ........................................................................................15 2.2.1. Buổi đầu lập làng ..................................................................................15 2.2.2. Từ thời Pháp thuộc đến năm 1975 ......................................................17 2.2.3. Từ sau năm 1975 đến nay ....................................................................31 CHƢƠNG 3..............................................................................................................34 NHẬN DIỆN NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG STIÊNG Ở THÔN BOM BO HIỆN NAY..............................................................................................34 3.1 Đxặc điểm về kinh tế.....................................................................................34 3.1.1 Hoạt động kinh tế của ngƣời Stiêng thôn BomBo ..............................34 3.1.2 Nguồn nhân lực tại thôn BomBo ..........................................................36 3.2 Đặc điểm về xã hội ........................................................................................37 3.2.1 Tổ chức xã hội ........................................................................................37 3.2.2 Sự phân hóa xã hội của ngƣời Stiêng ở sok Bom Bo ..........................38 3.2.3. Biến cố về xã hội ...................................................................................40 3.3 Đặc điểm về văn hóa .....................................................................................41 3.3.1 Trang phục .............................................................................................41 3.3.2 Ăn uống, nhà ở, phƣơng tiện vận chuyển............................................42 3.3.3 Hôn nhân, tang ma ................................................................................48 3.3.4 Tín ngƣỡng – tôn giáo ...........................................................................55 3.3.5 Lễ hội ......................................................................................................57 3.3.6 Biến cố về văn hóa. ................................................................................63 Kết Luận...................................................................................................................65 Tài Liệu Tham Khảo ...............................................................................................67 Phụ lục ......................................................................................................................70 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngoài những nét văn hoá chung, mỗi tộc ngƣời có đặc điểm riêng, tất cả góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đa dạng. Trong đó văn hoá truyền thống của ngƣời Stiêng cũng có đóng góp khá quan trọng vào nền văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Bình Phƣớc nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng là một vùng đất mới đƣợc thành lập năm 1975, giàu tiềm năng về kinh tế, có vị trí chiến lƣợc về quốc phòng. Nơi đây rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cƣ trú và đã tạo nên bức tranh văn hóa đa màu sắc, mang nét đặc sắc của văn hóa Bình Phƣớc. Tộc ngƣời Stiêng là tộc ngƣời bản địa, cƣ trú khá lâu đời ở Bình Phƣớc. Là tộc ngƣời thuộc ngữ hệ Môn – Khmer có mối quan hệ và nhiều nét tƣơng đồng với các tộc ngƣời ở Trƣờng Sơn – Tây Nguyên nhƣ ngƣời Mnông, ngƣời Raglai. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 cộng đồng này chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh (Cục thống kê tỉnh Bình Phƣớc, 2009). Đây là tộc ngƣời bản địa có số lƣợng dân cƣ đông nhất. Trong quá trình định cƣ, cùng chung sống và phát triển với các dân tộc khác tại địa bàn, ngƣời Stiêng có những nét đặc trƣng và độc đáo riêng, tuy nhiên cũng nhƣ các tộc ngƣời khác, do nhiều biến cố lịch sử diễn ra ngƣời Stiêng đã và đang hội nhập mạnh mẽ đã dẫn đến những thay đổi lớn lao cả về kinh tế lẫn văn hóa xã hội một cách rõ nét. Những thay đổi lớn lao đó vừa giúp các dân tộc có điều kiện tiếp cận với những giá trị văn hóa mới tiến bộ hơn. Nhƣng song song đó sự phát triển hội nhập cũng đặt ra những thách thức cho quá trình bảo tồn và giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa của ngƣời dân tộc tiểu số. Trong đó có tộc ngƣời Stiêng có những giá trị văn hóa có nguy cơ mai một dần. Chính vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị của ngƣời Stiêng là một việc làm hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại. Quá trình hình thành cộng đồng dân tộc Stiêng ở Bình Phƣớc do phân bố rãi rác, hay di chuyển, và trải qua nhiều biến cố nên kho tàng văn hóa chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều, có nguy cơ bị phai tàn và mai mọt khi phát triển qua các thời kì lịch sử. Bản sắc riêng của dân tộc này là gì và thế nào để gìn giữ bản sắc đó là vấn 1 đề nghiêm trọng cần nghiên cứu, tạo điều kiện duy trì và phát triển trong giai đoạn xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc ngày nay. Huyện Bù Đăng, là nơi dân tộc Stiêng sinh sống rất đông và phân bố hầu hết ở các xã, đặc biệt là ngƣời Stiêng ở thôn Bom Bo, xã Bình Minh là cộng đồng cƣ trú lâu đời có dân số đông nhất có dân số đứng thứ 2 sau ngƣời Việt. Ngƣời Stiêng ở thôn Bom Bo đã có nhiều đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ để bảo vệ tổ quốc và có những đóng góp quan trọng trọng việc hình thành nên diện mạo của thôn Bom Bo nhƣ hiện nay. Cộng đồng ngƣời Stiêng ở thôn Bom Bo là một trong những phƣơng diện quan trọng mang tính bao quát và phản ánh đầy đủ các giá trị, đặc trƣng của một nền văn hóa, thể hiện rõ sự khác biệt văn hóa của từng tộc ngƣời. Vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi của cộng đồng chính là nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa. Việc nghiên cứu văn hóa của từng tộc ngƣời chính là bƣớc tiến quyết trong việc đề xuất và thực thi các chính sách dân tộc sau này. Thôn Bom Bo là một trong những địa bàn cƣ trú lâu đời của ngƣời Stiêng và cũng là một trong những nơi sự biến đổi văn hóa thể hiện vô cùng rõ nét. Tôi là sinh viên chuyên ngành lịch sử đã đƣợc đào tạo chuyên sâu. Vì thế tôi phải có ý thức trách nhiệm vào việc giử gìn bản sắc của dân tộc mình. Vì muốn nghiên cứu sự biến đổi văn hóa tộc ngƣời ngay từ nơi nền văn hóa đó hình thành, phát triển biến đổi nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc”. Mục tiêu nghiên cứu Lịch sử hình thành và phát triển của một cộng đồng cụ thể ở một địa bàn xác định. Từ mục tiêu chung này đề tài triển khai những vấn đề: Cung cấp thông tin một cách tổng hợp và tƣơng đối đầy đủ về lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo. Cung cấp cho ngƣời đọc biết đƣợc những đặc điểm cơ bản của cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo ngày xƣa. Nhận diện những thay đổi đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo hiện nay. 2 Phân tích và đánh giá những biến cố đã tác động làm thay đổi lớn đến đời sống của cộng đồng trên một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội từ đó đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cộng đồng của ngƣời Stiêng. Đƣa ra những kiến nghĩ cá nhân về việc bảo tồn cộng đồng ngƣời Stiêng trƣớc những tác động từ bên ngoài, và những biến cố đó. Có bƣớc đi đúng đắn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc nhằm duy trì, bảo tồn văn hóa cộng đồng của ngƣời Stiêng. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo Phạm vi nghiên cứu: thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Về khoa học Đề tài áp dụng lối tiếp cận lịch sử xã hội “là một lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, nhìn nhận những sự kiện lịch sử từ quan điểm của những khuynh hƣớng phát triển xã hội và phân tích các khía cạnh của xã hội dân sự để thấy đƣợc sự tiến triển của những chuẩn mực và hành vi xã hội (Constantin Iordachi, 2006)Việt Nam đang trải qua những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, những biến đổi này tác động lớn đến đời sống của mỗi con ngƣời Việt Nam và sử học phải phản ánh thực tế sinh động ấy nhƣng sử học Việt Nam hiện nay phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu lịch sử chính trị và lịch sử chiến tranh, trong khi đó lịch sử xã hội, mảnh đất màu mỡ còn tƣơng đối mới và xa lạ, ít ngƣời khai thác. Với đề tài này chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ nhoi vào một hƣớng nghiên cứu lịch sử mới, nghiên cứu sâu lịch sử một cộng đồng dƣới góc nhìn văn hóa xã hội, không nặng về biến cố chính trị. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lịch sử địa phƣơng. Cung cấp nguồn tƣ liệu khá đầy đủ về một cộng đồng cụ thể ở địa phƣơng: lịch sử hình thành cộng đồng, về hiện trạng của cộng đồng hiện nay thể hiện qua các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, về xu hƣớng phát triển của cộng đồng giúp chính quyền địa 3 phƣơng có những chính sách phù hợp với cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng tức là làm cho địa phƣơng phát triển. 4. Cách tiếp cận và phƣơng nghiên cứu, nguồn tƣ liệu Phƣơng Pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Cộng Đồng Ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc” chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Phƣơng pháp lịch sử: là nghiên cứu cộng đồng theo chiều lịch đại từ ngày xƣa đến ngày nay, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển cộng đồng, gắn lịch sử của cộng đồng với lịch sử của địa phƣơng. Phƣơng pháp điền dã dân tộc học: phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn sâu, quan sát tham dự để thu thập thông tin về hiện trạng của cộng đồng trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Phƣơng pháp quan sát – tham dự và phỏng vấn sâu là phƣơng pháp chính đƣợc tiến hành chủ yếu trong đề tài này vì việc quan sát sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc những biểu hiện cụ thể hơn về sự biến đổi về văn hóa. Với việc áp dụng “ba cùng” cùng ăn cùng ở, cùng sinh hoạt với các hộ gia đình. Thông qua đó chúng tôi đã có những thông tin về việc biến đổi của cộng đồng của ngƣời Stiêng nhƣ phong tục, tín ngƣỡng, lễ tết, tổ chức làng xã…cách chúng tôi có thể nhận ra đƣợc nó biến đổi nhƣ thế nào, nó biến đổi ra sao. Phƣơng pháp phỏng vấn sau: tiến hành phỏng vấn từ những ngƣời lớn tuổi nhất, những ngƣời có chức cao nhất trong làng cho đến những ngƣời dân bình thƣờng nhất nhằm tìm hiểu các vấn đề về tập tục, lễ tết, tổ chức làng xã để chúng tôi biết sâu hơn về sự biến đổi và những nguyên nhân biến đổi. . Phƣơng pháp so sánh: phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp cần thiết trong đề tài. Vì phƣơng pháp này giúp ta so sánh đƣợc nét văn hóa ngày xƣa và ngày nay khác nhau ở chỗ nào, và so sánh tại sao nó lại có điểm khác biệt đó. Nguồn tƣ liệu Để thực hiện đề tài khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành tập hợp tƣ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. 4 Trƣớc hết là nguồn tƣ liệu thành văn nhƣ tham khảo các tài liệu lý luận chuyên ngành dân tộc học và văn hóa học và sử học và các nguồn tài liệu của các học giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến cộng đồng ngƣời Stiêng ở Bình Phƣớc đã đƣợc công bố, có trích dẫn rõ ràng, các niên giám, số liệu thống kê và tài liệu liên quan đến đề tài, và qua các tài liệu đƣợc tập hợp từ các thƣ viện, Ban tuyên giáo tỉnh Bình Phƣớc, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phƣớc, Ban Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bình Phƣớc, phƣơng tiện truyền thông đại chúng, trên mạng internet.. Quan trọng hơn là những ghi chép điền dã do chính tác giả thực hiện tại thôn Bom Bo xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc từ ngày 4/1 đến ngày 20/1/ 2016. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Cộng đồng: Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa cộng đồng là “toàn thể những ngƣời sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối. Nhƣ Cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng tộc người” (Hoàng Phê, 1996, tr.205). Hay “cộng đồng – một nhóm ngƣời sống trong một khu vực địa lý nhất định, một tập hợp từ tất cả các thành phần trong cộng đồng” (http://cec.vcn.bc.ca, Truy cập ngày 20-3-2016). Đó là cách định nghĩa thông thƣờng. Phạm Hồng Tung(2009) đã trình bày rõ ràng về từ nguyên và nội hàm khái niệm của từ “cộng đồng” trong bài viết “Cộng đồng: khái niệm, cách tiếp cận và phân loại nghiên cứu” Trong lĩnh vực xã hội học theo ông Toennies, “cộng đồng” là một thực thể xã hội có gắn kết và bền vững hơn so với “hiệp hội” vì “cộng đồng” đƣợc đặc trƣng bởi “sự đồng thuận về ý chí” của các thành viên của cộng đồng. Ý thức cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ sở của việc mỗi thành viên của cộng đồng cảm nhận đƣợc rằng mình là một bộ phận của cộng đồng. Hình thái cộng đồng phổ biến và nhỏ nhất chính là gia đình trong đó có ba loại quan hệ cho thấy sự hình thành tình cảm và ý chí cộng đồng gia đình. Đó là mối quan hệ giữa mẹ và con, mối quan hệ giữa vợ và chồng, và mối quan hệ giữa các anh chị em. Tiếp cận theo hƣớng này có ba loại cộng đồng cơ bản: “cộng đồng dựa trên quan hệ huyết thống, cộng đồng dựa trên quan hệ láng giềng và cộng đồng dựa trên quan hệ gắn kết về tinh thần” (Phạm Hồng Tung, 2009, tr.22). Từ những khái niệm về cộng đồng nêu trên ta có thể đi đến một định nghĩa chung nhất nhƣ sau về “cộng đồng”: “cộng đồng là tập hợp ngƣời có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các 6 thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng” (Phạm Hồng Tung, 2009, tr.24). Cho dù có tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, có thể coi những dấu hiệu cốt ý nhất sau đây để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng: + Cộng đồng phải là một tập hợp của một số đông ngƣời. + Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc hoặc một bản thể riêng. + Mỗi cộng đồng đều có các tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng. + Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhƣng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng. 1.1.2. Tộc ngƣời “Tộc ngƣời là một tập đoàn xã hội riêng biệt không phải do ý chí của con ngƣời mà là kết quả của quá trình lịch sử tự nhiên. Tộc ngƣời dựa trên những mối liên hệ chung về địa vực cƣ trú, tiếng nói, sinh hoạt, kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt – văn hóa, trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi tộc ngƣời có một ý thức về thành phần tộc ngƣời và tên gọi riêng của mình” (Đặng Nghiêm Vạn, năm 2000, tr.20). Có thể hiểu tộc ngƣời là một tập thể ngƣời sống chung với nhau, một tộc ngƣời nào đó thì họ có những đặc điểm chung với nhau, mỗi tộc ngƣời đều có một đặc điểm riêng biệt của mình không nhầm lẫn vào tộc ngƣời khác, và mỗi tộc ngƣời đều có một ngôn ngữ có ý thức và văn hóa riêng để làm nên tộc ngƣời của mình. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về vấn đề biến đổi văn hóa của đồng bào ngƣời Stiêng, rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã tiếp cận với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau có thể kể đến: “Có những tƣ liệu đƣợc biết đến sớm nhất về ngƣời Stiêng là những ghi chép trong các thƣ tịch bằng chữ Hán của quốc sử quán nhà Nguyễn. Trong số đó có bản đồ nƣớc Đại Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ) đƣợc dẫn lại trong sách “Hoàng Việt dƣ địa chí” của Phan Huy Chú khắc in 1983, có ghi một địa danh “Xƣơng Tinh thành” có lẽ là phiên âm chữ Hán của từ “Stiêng”. Sách Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn có nhắc đến việc Minh Mạng (1820 – 1840) ban 7 các họ Điểu, Nhạn, Ngƣu, Mã… cho các “thổ dân” ở huyện Phƣớc Long, Phƣớc Bình, tỉnh Biên Hòa. Những ghi chép rất ít ỏi này cho thấy, tộc ngƣời Stiêng đã đƣợc biết đến khá sớm và là một trong những tộc ngƣời khá lớn mạnh ở Nam Tây Nguyên” (Dẫn theo Phan An, 2007, tr.10). “Ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX các nhà truyền giáo đã có mặt rất sớm ở vùng núi Stiêng, nơi ngọn nguồn sông Bé và sông Đồng Nai. Tác giả ngƣời phƣơng Tây đầu tiên nhắc đến vùng Stiêng là Taber: Trong bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” ấn hành năm 1983, Taber có ghi một địa danh là Xƣơng Tinh thành và ghi chú trong ngoặc là “Nƣớc Stiêng”. Năm 1887, tại Sài Gòn, H. AZémar xuất bản tác phẩm “Dictionnaire Stiêng” gồm khoảng 2.500 từ dịch ra tiếng Pháp. Đây không phải là công trình đầu tiên viết về ngƣời Stiêng của các học giả nƣớc ngoài, mà còn là những công trình sớm nhất của ngƣời Pháp viết về các dân tộc ít ngƣời ở Tây Nguyên” (Dẫn theo Phan An, 2007, tr.10). Công trình “Coutumier Stiêng” (Luật tục Stiêng) đƣợc công bố vào năm 1951 của th. Gerber là một trong số những bài viết có nhiều giá trị về ngƣời Stiêng. Tác phẩm này giúp cho ngƣời đọc hiểu biết về luật tục, tƣ duy xã hội và một số truyền thuyết về ngƣời Stiêng (Phan An, 2007, tr.12). Ngoài các tác giả nêu trên, còn có một số tác giả ngƣời Pháp khác nhƣ P. De Barthélémy, P Raulin… đều có những bài viết liên quan đến vùng Stiêng và ngƣời Stiêng. Những bài viết này nghiêng về miêu tả các phong tục tập quán, một số khía cạnh kinh tế, văn hóa…Trong tập sách dày nhiều chƣơng “Minority groups in the Republic of Viet Nam” đƣợc biên soạn xuất bản năm 1966, có dành một chƣơng riêng để giới thiệu về ngƣời Stiêng ở Việt Nam (Phan An, 2007, tr.14). Trong thời gian trƣớc ngày giải phóng miền Nam 1975, một số công trình nghiên cứu bằng Việt Ngữ về ngƣời Stiêng của một số tác giả ngƣời Việt đƣợc xuất bản tại Sài Gòn. Số lƣợng những công trình này không nhiều, và chủ yếu giới thiệu sơ lƣợc, khái quát về phong tục, tập quán, con ngƣời, cuộc sống…của ngƣời Stiêng. Từ sau năm 1975, một số các công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội của ngƣời Stiêng đã đƣợc công bố trên các tạp chí, các hội nghị khoa học của các viện nghiên cứu thuộc ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. 8 Các tác giả Hữu Ứng, Nguyễn Duy Thiệu, Ninh Lê Hiệp đã có những cuộc khảo sát điền giả tại các “poh” Stiêng ở xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé để tìm hiểu các ngôi nhà dài, các quan hệ thân thuộc, một số vấn đề xã hội của ngƣời Stiêng và đã công bố một số kết quả trên các tạp chí “Dân tộc học”, “Xã hội học”…Trần Tất Chủng, trong bài viết “Góp thêm tài liệu nghiên cứu ngƣời Stiêng” đã giới thiệu một số kết quả điều tra điền giả của tác giả tại Poh Stiêng thuộc hai vùng Bùlơ và Bùđek” (Phan An, 2007, tr.15). Trong tập sách “Các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam” và trong “Sổ tay các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam”, do viện dân tộc học ở Hà Nội biên soạn, đều có các bài viết giới thiệu khái quát về ngƣời Stiêng. Gần đây nhất là “Hệ thống xã hội tộc ngƣời Stiêng ở Việt Nam” là đề tài làm luận án phó giáo sƣ tiến sĩ khoa học lịch sử chuyên ngành Dân tộc học của tác giả Phan An hoàn thành vào năm 1992, đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu của tác giả về hệ thống xã hội tộc ngƣời Stiêng. Trong nội dung của luận án tác giả cũng đã miêu tả rõ nét về đời sống văn hóa, tổ chức gia đình, dòng họ, các tập hợp ngƣời, cơ chế vận hành…ngƣời Stiêng trong sự so sánh đối chiếu giữa ngƣời Stiêng Bùlơ và Stiêng Bùđék. Có thể nói đây là một công trình mang tính chuyên sâu, chi tiết dựa trên những quan sát ghi chép, tỉ mỉ về ngƣời Stiêng và là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu sau này tham khảo và đối chiếu sự biến đổi văn hóa. “Phục dựng trang phục và ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc Stiêng tỉnh Bình Phƣớc” Huỳnh Thanh làm chủ nhiệm, (2012). Đề tài thuộc nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học của sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phƣớc. Trong công trình này, những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật trong trang phục và ẩm thực ngƣời Stiêng đƣợc nêu ra và làm rõ. Tác giả cũng phân tích những tác động, nguyên nhân khiến các giá trị bị mai một từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm phục dựng trang phục và ẩm thực truyền thống của đồng bào. “Đời sống văn hóa ngƣời Stiêng tỉnh Bình Phƣớc”. Đây là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ doTiến sĩ Trần Văn Ánh làm chủ nhiệm (2010). Đề tài đã giới thiệu về các giá trị văn hóa cơ bản của ngƣời Stiêng, đƣa ra các nhận định, đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy đời sống văn hóa ngƣời Stiêng tại Bình Phƣớc. 9 “Những vấn đề dân tộc ở Sông Bé” năm 1984, ủy ban nhân dân tỉnh sông bé tổ chức một đợt khảo xác và nghiên cứu các dân tộc ít ngƣời trong tỉnh, đặc biệt là ngƣời Stiêng, một dân tộc ít ngƣời cƣ trú và tập trung huyện phía Bắc. Đây là một cuộc khảo xác rộng rãi và chuyên về một số vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội của ngƣời Stiêng từ sau năm 1975. Kết quả của đợt nghiên cứu đã đƣợc công bố với một số công trình trong sách “Vấn đề dân tộc sông bé” của tập thể tác giả do Mạc Đƣờng chủ biên.Tập sách đã bổ sung vào hệ thống một số tài liệu điều tra, phân tích khoa học về ngƣời Stiêng ở Sông Bé, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh văn hóa, kinh tế, xã hội của ngƣời Stiêng. Năm 1991, nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé đã ấn hành “Địa chí tỉnh Sông Bé”, trong sách có bài viết “miền núi tỉnh Sông Bé: Lịch sử phát triển xã hội và đời sống các dân tộc” của giáo sƣ Mạc Đƣờng, trong bài viết, tác giả đã dành nhiều trang đề cập đến các đặc điểm, kinh tế, xã hội, về điểm xuất phát và con đƣờng phát triển xã hội của ngƣời Stiêng cũng nhƣ các dân tộc miền núi tỉnh Sông Bé. Gần đây nhất, ngày 27/6/2008, Hội đồng khoa học tỉnh Bình Phƣớc đã nghiệm thu đề tài khoa học “Xây dựng hệ thống chữ viết tiếng Stiêng và biên soạn từ điển đối chiếu Stiêng – Việt, Việt – Stiêng”. Sau gần 2 năm triển khai, đề tài do Tiến Sĩ Lê Khắc Cƣờng Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, đã hệ thống chữ viết tiếng Stiêng mới gồm có 38 chữ cái, trong đó có 15 chữ ghi nguyên âm, và 23 chữ ghi phụ âm. Ngoài ra còn có những bài báo viết về cuộc sống, văn hóa của ngƣời Stiêng nhƣ “Ngày xuân trên sok Bom Bo” của tác giả Thùy Trang, đƣợc đăng trên trang Petrotime(http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/ngay-xuan-ve-tren-socbom-bo.html) bài báo viết về cuộc sống có nhiều đổi mới của ngƣời dân tại thôn Bom Bo, xã Minh Hƣng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc. “Quan niệm làm nhà ở truyền thống của ngƣời Stiêng tỉnh Bình Phƣớc” (Trang thông tin Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh bình Phƣớc ngày 18/05/2012) của tác giả Đình Nho Dƣơng và Phạm Hữu Tiến. Bài viết nay cho chúng ta thấy các quan niệm về nhà ở của ngƣời Stiêng, sự cấp thiết có chính sách bảo tồn những ngôi nhà truyền thống của ngƣời Stiêng đang dần có nguy cơ mai một theo thời gian. 10 Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát văn hóa cổ truyền và những biến đổi của ngƣời Stiêng bằng các phƣơng pháp tiếp cận và các mục đích nghiên cứu khác nhau. Các công trình này tiếp cận theo hƣớng dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ…nhƣng chƣa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu những biến động lớn của lịch sử tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo. Đề tài nghiên cứu “Cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc” đƣợc thực hiện sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc đồng thời áp dụng các quan điểm nghiên cứu sử học để đƣa ra những biến động lịch sử làm thay đổi Cộng đồng ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo. Qua các bài viết trên, chúng tôi đã tham khảo đƣợc rất nhiều thông tin cần thiết cho đề tài của mình. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu sẽ góp thêm những tƣ liệu khoa học vào việc tìm hiểu văn hóa cũng nhƣ những biến động của cộng đồng của ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo. 1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu “Tổng diện tích thôn Bom Bo là 926,5ha (theo điều tra năm 2014 của Trƣởng thôn Bom Bo), với diện tích đất rộng nhƣ vậy nhƣng dân số ở đây còn rất ít và thƣa thớt. Theo điều tra dân số, tổng dân số tại xã Bình Minh năm 2015 có 368 hộ gia đình và có 1786 dân. Và tại thôn Bom Bo, theo kết quả điều tra năm 2015 có 175 hộ, và 995 dân. Trong đó dân tộc Stiêng đã chiếm 161 hộ và 592 dân, qua điều tra cho thấy ở thôn Bom Bo chủ yếu là đồng bào ngƣời Stiêng sinh sống” (V.M.H, sinh năm 1955, trƣởng thôn Bom Bo). Mật độ dân số ở thôn Bom Bo phân bố không đồng đều, chỉ chủ yếu tập trung hai bên đƣờng nhựa đi vào thôn Bom Bo và xung quanh nhà của già làng Điểu Lên. Còn đi vào các con hẻm thì rất thƣa thớt nhà. Nhìn chung nhà của đồng bào Stiêng nơi đây cũng đã hiện đại rất nhiều, đa số nhà ở đều là nhà xây, chứ không còn sàn nhà gỗ nhƣ ngày xƣa. Theo quan sát của chúng tôi, địa hình của xã Bình Minh chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao địa hình khoảng từ 100m đến 300m. Địa hình có độ dốc dƣới 150 thuận lợi cho việc sử dụng đất nông nghiệp và mục đích sử dụng khác chiếm 59,31%. Tại những ngọn đồi này ngƣời dân có thể chạy xe lên đồi. Tại xã Bình 11 Minh có ba loại đất chính nhƣ Feralit, bazan, đất đen. Khí hậu tại thôn Bom Bo nằm trong vùng Tây Nguyên nên phần nào khí hậu nơi đây cũng rất mát mẽ, và không nắng nóng. Về nguồn nƣớc ngầm ở đây khá tốt nhà nào cũng có giếng nƣớc riêng và dễ dàng đào giếng ở bất cứ nơi nào. Chính những điều kiện đã nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhƣ trồng và phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm nhƣ điều, cao su, cà phê, ca cao…Tại thôn Bom Bo, nhìn chung ngƣời dân sống dựa vào kinh tế trồng cây công nghiệp là chủ yếu, ngƣời đồng bào nơi đây chỉ biết phát triển dựa trên sức lao động tay chân chứ không có ngành nghề nào khác.Tuy nhiên thu nhập hàng năm của các hộ dân ở đây tƣơng đối cao, do sự cần cù, chịu khó lao động của đồng bào nơi đây (Ghi chép điền dã, thôn Bom Bo, ngày10/1/2016). Ngày nay với sự phát triển cơ sở hạ tầng, từ quốc lộ 14 ngã ba Minh Hƣng đi đến thôn Bom Bo đã đƣợc trải nhựa, đó là con đƣờng chính để vào thôn, hai bên đƣờng đi vào đã có rất nhiều ngôi nhà đƣợc xây dựng lên rất khang trang, để đi qua đƣợc thôn Bom Bo phải đi ngang một chiếc cầu bắt ngang qua một con sông rất to. Đến với thôn Bom Bo, tại xã Bình Minh, ta thấy đƣợc một sự yên bình, tĩnh lặng của một vùng quê, đâu đó vẫn thấy những ngƣời phụ nữ trên lƣng mang chiếc gùi, đi chân đất, hay những ngƣời mẹ đèo con trên lƣng để ra ruộng làm việc. Buổi sáng ngƣời dân ở đây dậy rất sớm 5 giờ sáng đã dậy, vào bếp nấu đồ ăn cho buổi sáng cho cả gia đình cùng ăn trƣớc khi đi làm. Đến 7 giờ thì tất cả mọi ngƣời đều đi làm rất ít ai ở nhà, ngƣời thì lên rẫy, ngƣời thì đi chăn trâu… buổi sáng nơi đây rất vắng lặng (Ghi chép điền dã, thôn Bom Bo, ngày12/1/2016). Nhƣ vậy, dựa theo thông tin phỏng vấn hồi cố những vị cao niên trong thôn Bom Bo. Thôn Bom Bo đã có từ lâu đời, trƣớc khi Pháp xâm lƣợc, sok Bom Bo trƣớc đây có tên gọi là Bum Bo do trƣớc đây đồng bào Stiêng lập sok ở bên cạnh một con suối có tên là Bum Bo. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, do nơi đây thƣờng xuyên bị địch dùng bom mìn phá hoại nên ngƣời ta đặc lại tên thành Bom Bo (Bom – bom đạn). Vào những năm 1962 - 1963, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa dồn dân lập ấp chiến lƣợc nhƣng cả sok Bom Bo kiên quyết không vào ấp chiến lƣợc. Đến giữa năm 1963, hơn 100 ngƣời dân của sok Bom Bo đã lặng lẽ băng rừng, vƣợt suối vào 12 căn cứ "Nửa Lon" bên dòng suối Đăk Nhau và Đăk Liêng để lập ra sok mới cũng mang tên sok Bom Bo. Từ đó địa danh sok Bom Bo là hoàn toàn thống nhất cho đến ngày nay. Thôn Bom Bo là địa bàn cƣ trú lâu đời của ngƣời Stiêng đồng thời cũng là một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Bình Phƣớc. Dƣới thời triều Nguyễn địa danh Bom Bo thuộc trấn Biên Hòa, đến giữa thế kĩ XIX khi thực dân pháp chiếm đƣợc Nam kì và chia nơi này thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long Bát Xắc thì Bom Bo thuộc về tiểu khu Thủ Dầu Một của khu vực Sài Gòn (Cục thống kê tỉnh Bình Phƣớc, 2009). Sau khi tỉnh Bình Phƣớc tái lập ( 01\01\1997), chính phủ đã ký quyết định số 119 về việc thành lập xã Bom Bo dựa trên cơ sơ tách ra của xã Đăk Nhau và 1 phần xã Minh Hƣng, trực thuộc huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phƣớc vào ngày 28\12\1997. Tiếp theo đó, vào ngày 01\01\2008 theo nghị định số 22\2008\NĐ – CP về việc địa giới hành chính, xã Bình Minh đƣợc thành lập trên cơ sở điều chỉnh 12386,34 ha diện tích đất tự nhiên và 11201 nhân khẩu của xã Bom Bo (Cục thống kê tỉnh Bình Phƣớc, 2009). Tính đến tháng 12 năm 2015 có khoảng 592 nhân khẩu phân bố chủ yếu ở thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc (V.M.H, sinh năm 1955, trƣởng thôn Bom Bo). Trải qua nhiều thay đổi do việc phân chia địa giới hành chính. Từ năm 1998 cho đến năm 2011 sok Bom Bo đƣợc đổi tên thành thôn 1 thuộc xã Bình Minh. Đến năm 2012, thể theo nguyện vọng của ngƣời dân, UBND tỉnh Bình Phƣớc đổi tên thôn 1 thành thôn Bom Bo Về địa giới hành chính thôn Bom Bo giáp với: - Phía Đông giáp với xã Đoàn Kết - Phía Tây Nam giáp với xã Minh Hƣng - Phía Bắc giáp với thôn 2 Vì nhiều lý do hiện nay thôn Bom Bo không còn nằm trong địa phận của xã Bom Bo trƣớc đây dẫn đến nhiều nhầm lẫn cho du khách và những ngƣời muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử tại địa danh này 13 CHƢƠNG 2 LỊCH SỬ CỘNG ĐỒNG STIÊNG Ở THÔN BOM BO 2.1. Nguồn gốc hình thành cộng đồng tộc ngƣời Theo truyền thuyết sƣu tầm đƣợc ở vùng cƣ trú của ngƣời Stiêng thuộc các huyện Phƣớc Long, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc kể lại thì ông tổ của ngƣời Stiêng là một con trai của một vị thần ở trên trời đã kết hôn với một ngƣời đàn bà ở trần thế, truyền thuyết này gần với truyền thuyết đƣợc nhắc đến trong quyển “Minoryty groups in the Republic ở Việt Nam”. Theo truyền thuyết thì Djieng là ngƣời con trai trong cuộc hôn nhân giữa thần và ngƣời trần gian, đƣợc đƣa về nuôi nấng, huấn luyện thành thạo các nghề rèn kim khí, các nghề thủ công và kĩ thuật gieo trồng. Chính Djieng sau khi từ trời chở lại trần gian đã dạy lại cho đồng bào mình những nghề mà ông đã học đƣợc trên trời. Cũng có truyền thuyết, thì dân tộc Stiêng vốn có nguồn gốc ở Phía Bắc Đông Dƣơng, rồi thiện cƣ ở vùng đất hiện nay. Đó là vùng núi tiếp giáp giữa cao nguyên Phƣớc Long – An Lộc và những bậc thềm cổ của hệ thống sông Đồng Nai, nay thuộc địa phận tỉnh Sông Bé (cũ) và một phần của các tỉnh Tây Ninh (Viện nghiên cứu văn hóa, 2004, tr.7). Các nhà truyền giáo của Thiên Chúa Giáo đã sớm đến vùng Stiêng. Theo giáo sĩ H.Azemar đã ghi lại vùng cƣ trú của ngƣời Stiêng trƣớc thế kỉ XIX rộng lớn hơn bây giờ. Từ núi Bà Rá đến núi Bà Đen, từ cao nguyên Đăk Nông đến vùng Thủ Dầu Một, xƣa kia có lẽ là vùng cƣ trú của ngƣời Stiêng. Tuy nhiên do những biến cố lịch sử từ đầu thế kỉ XIX, nhất là từ khi có sự hiện diện của Pháp vào đầu thế kỷ XX, địa bàn cƣ trú của ngƣời Stiêng dần bị thu hẹp dần. Những nơi cƣ trú của ngƣời Stiêng phần lớn là những vùng có khí hậu khắc nghiệt và nắng nóng nhƣng với kinh nghiệm cộng với sức chịu đựng của mình họ đã dần thích nghi dƣợc với môi trƣờng đó và biết khai thác rừng để tồn tại và phát triển. Phía Bắc Tây Nguyên là nơi cƣ trú của ngƣời Stiêng, ranh giới giáp cao nguyên Đăk Nông, huyện Bù Đăng. Phƣớc Long là sự cƣ trú xen lẫn giữa ngƣời Stiêng và ngƣời Mnông. Ngƣời Stiêng ở phía Bắc này nói khá rành rọt tiếng Mnông, họ đã trao đổi giao tiếp với nhau trong hoạt động văn hóa. 14 Phía Nam, Tây Nam là nơi cƣ trú của ngƣời Stiêng với ngƣời Khơme, và ngƣời Việt, cùng với đó là sự xuất hiện của ngƣời Kinh vào cuối thế kỉ XVII, tuy là mối quan hệ đƣợc thiết lập sau cùng nhƣng sự giao lƣu kinh tế, văn hóa lại khá sâu rộng. Về mặt nhân chủng thì ngƣời Stiêng đƣợc xếp vào nhóm Nam Á, với các loại hình nổi bật là: mắt 2 mí, cánh mũi nở, màu da sậm nâu, tóc quăn gợn sóng với chiều cao trung bình là 1m60. Ngƣời Stiêng có sức khỏe tốt và cơ bắp rắn, chắc. Ngƣời Stiêng chia thành hai nhóm chính là Stiêng Bù Đek và Stiêng Bù Lơ. Hai nhóm này có những đặc điểm khác nhau cơ bản nhƣ: Nhà của Stiêng Bù Lơ là loại nhà nền đất, mái nhà chạm gần sát đất, cửa ra vào chính ở hai đầu, góc nhà hình tròn. Còn nhà của Stiêng Bù Đek là loại nhà sàn, mặt sàn cách đất từ 1,5 đến 2m, vách nhà hơi nghiêng ra bên ngoài. Đàn ông Stiêng Bù Đek không xỏ lỗ tai và đeo vòng tai nhƣ ngƣời Bù Lơ. Ở Stiêng Bù Lơ ngƣời Stiêng thƣờng nấu ăn trong các ống tre lồ ô lớn. Ở ngƣời Stiêng Bù Lơ, việc nộp sính lễ cho nhà gái khá tốn kém, nếu không ngƣời con trai phải ở bên nhà vợ, khi nào trả đủ mới đƣợc về nhà. Ở vùng Bù Đek, sau khi cƣới cặp vợ chồng trẻ cƣ trú bên nhà vợ. 2.2. Lịch sử cộng đồng 2.2.1. Buổi đầu lập làng Tộc ngƣời Stiêng là cƣ dân bản địa cƣ trú lâu đời tại Bình Phƣớc. Ngƣời Stiêng có nhiều nhóm địa phƣơng, một số nhóm địa phƣơng phổ biến nhƣ Stiêng Bùlơ (ngƣời Stiêng vùng cao), Stiêng Bùđek (ngƣời Stiêng vùng thấp), Bùđip, Bùfle…Ngƣời Stiêng tại thôn Bom Bo mà chúng tôi nghiên cứu là ngƣời Stiêng Bùlơ. Theo Đ.L (sinh năm 1945, Già Làng của thôn Bom Bo) thì cộng đồng ngƣời Stiêng ở thôn Bom Bo đã có từ rất lâu, nhƣng không thể xác định đƣợc thời gian. Gia đình ông đã trải qua 5 đời sinh sống ở đây. Đời đầu tiên cũng là đời lập nên sok này là đời của ông Ít, lúc đó sok Bom Bo chỉ có khoảng 10 ngƣời sinh sống với nhau. Ngoài dòng họ của ông Ít ra thì còn có nhiều dòng họ khác cùng sinh sống ở đây, họ chung sống với nhau một thời gian lâu dài sau đó lấy nhau và sinh ra con cháu nhƣ ngày nay. Theo Đ.L (sinh năm 1945, già làng thôn Bom Bo) ông cũng không xác định rõ là ông Ít sinh năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu, ông chỉ biết 15 là ông Ít lớn tuổi hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày xƣa thì mỗi gia đình sinh con ra rất nhiều trung bình từ 8 đến 9 ngƣời nhƣng về sau chỉ còn lại hai ba ngƣời. Ngày xƣa, cả một gia đình chục ngƣời sống trong một ngôi nhà dài đều ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt đều trong ngôi nhà đó. Các gia đình khác cũng lập nên những ngôi nhà gần nhau, ba bốn ngôi nhà dài nằm chung quanh nhau. Khi đến đây họ đã lập nên sok Bom Bo.Theo Đ.L (sinh năm 1945,già làng thôn Bom Bo) thì sok Bom Bo của ngày xƣa không nằm ở vị trí nhƣ ngày nay mà nó nằm sau bên trong nữa, cách thôn Bom Bo ngày nay khoảng 2 km, và mảnh đất đó bây giờ là rẫy của nhà ông Điểu Lên nó nằm gần con suối. Sok đã trải qua 2 lần dời đổi sok, lần thứ nhất dời từ chỗ mới lập là thôn Bom Bo ngày nay vào sâu hơn cách đó 10km đó thuộc xã Đăk Nhau hiện tại, sau một thời gian ổn định chuyển lại vị trí cũ là nằm cạnh con suối thôn Bom Bo và sok này giữ nguyên cho đến ngày nay không di dời thêm lần nào nữa. Lý do của sự dời đổi sok là do chiến tranh, bom nổ làm cháy nhà, và do sự càng quét của quân địch nên buộc phải di dời sok vào sâu hơn để tránh sự dòm ngó của địch để ta lập ấp chiến lƣợc. Theo Đ.L (sinh năm 1945, già làng của thôn Bom Bo) cho biết vị trí thôn Bom Bo mà chúng tôi đang sinh sống hiện nay là chúng tôi đang sống trên mảnh đất mà của ông tổ bao đời để lại, từ thời ông Nội và Ông ngoại đã sống cố định và hạn chế việc di dời sok vì mồ mã của ông bà tổ tiên ở đó nên họ không muốn di chuyển sok đến nơi khác. Và từ đời ông Nội thì sok Bom Bo đã cố định ở vị trí đó cho đến ngày nay. Qua lời kể của Điểu Lên thì có thể thấy đƣợc từ xƣa đến nay chỉ có duy nhất nhóm Stiêng Bùlơ sinh sống ở đây. Sau đời Ông Ít là đến đời của Ông Srăn, sau đó đến đời Ông Xéc và bây giờ đến đời của Ông Điểu Lên. Đời của ông Điểu Lên là đời thứ 4 đời của ông có 8 anh em, Điểu Lên là ngƣời anh đầu, sau đó đến Điểu Thị xarit, đến Điểu Sen, Điểu Thị Mai, Điểu Thị Pơ Rắp, Điểu Bắp, Điểu Dem, và một ngƣời đã mất. Điểu Lên có 8 ngƣời con đó là Điểu Dố, Điểu Điền, Điểu Lành, Điểu Thị Duyên, Điểu Đon, Điểu Thị Xia, Điểu Thị Bá, Điểu Khôn và cuối cùng là Điểu Thị Lục. Theo lời kể Điểu Xia thì ông Nội của Chị là Ông Xéc sinh năm 1912, và Ông Ngoại là Điểu Dố sinh năm 1918, từ thời ông Nội và Ông ngoại của chị đã sống cố định và hạn chế việc di dời sok vì mồ mã của ông bà tổ tiên ở đó nên họ không muốn di chuyển sok đến nơi 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất