Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp chính sách ngoại thương của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp chính sách ngoại thương của chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ xvi – xviii

.PDF
88
1
85

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2011 - 2015 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI – XVIII Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch sử Giảng viên hƣớng dẫn : TS. HUỲNH NGỌC ĐÁNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THANH MAI MSSV : 1156020018 Lớp : D11LS01 BÌNH DƯƠNG, THÁNG 5 NĂM 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI - XVIII NGUYỄN THỊ THANH MAI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 5 NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, khoa Lịch sử, quý Thầy Cô trong khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy Huỳnh Ngọc Đáng ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin biết ơn đến gia đình, bạn bè những ngƣời thân đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Và cuối cùng xin kính chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp trồng ngƣời, đào tạo nên thế hệ trẻ cho đất nƣớc. Bình Dƣơng, tháng 05 năm 2015. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Mai. i LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …..……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Bình Dƣơng, tháng 5 năm 2015 GV HƢỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên ii LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Bình Dương, tháng 5 năm 2015 GV PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN PHẦN DẪN LUẬN ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu....................................4 3.1 Mục đích nghiên cứu .....................................................................................4 3.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................5 5. Nguồn tài liệu ................................................................................................5 6. Đóng góp đề tài ..............................................................................................................6 7. Kết cấu ...........................................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................8 CHƢƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG ...............................................8 1.1 Những yếu tố bên ngoài tác động đến việc hình thành chính sách ngoại thƣơng của Chúa Nguyễn...........................................................................................................8 1.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới vào thế kỉ XV – XVI......................................................8 1.1.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ...............................................................................10 1.2 Những yếu tố bên trong tác động đến chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn ..........................................................................................................................................13 1.2.1 Áp lực chính quyền Lê – Trịnh và cuộc chiến tranh ..........................................13 1.2.2 Điều kiện tự nhiên Đàng Trong thuận lợi phát triển ngoại thƣơng ................15 1.2.3 Xây dựng các điều kiện cần thiết để phục vụ cho chính sách ngoại thƣơng …………………………………………………………………………………………..19 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................................26 iv CHƢƠNG 2 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI-XVIII ..................................................................................................................................27 2.1 Chính sách hƣớng biển của Chúa Nguyễn ............................................................27 2.1.1 Tầm nhìn hƣớng biển trong lựa chọn mô hình phát triển .................................27 2.1.2 Thiết lập các dinh trấn thể hiện chính sách hƣớng biển của chúa Nguyễn .28 2.1.3 Chính sách cởi mở trong buôn bán bằng việc mở cửa, mời gọi, viết thƣ - tặng quà và củng cố bằng quan hệ .........................................................................................31 2.2 Chính sách về quản lý hoạt động buôn bán của các thuyền buôn nƣớc ngoài……………………………………………………………………………….36 2.2.1 Những quy định, bộ máy trông coi – quản lý .......................................................36 2.2.2 Chính sách sử dụng ngƣời Hoa trong buôn bán và sử dụng ngƣời các nƣớc để phục vụ bộ máy .....................................................................................................................45 2.2.3 Chính sách thuế, đãi ngộ thuế...................................................................................52 2.2.4 Thiết lập đội Hoàng Sa - Bắc Hải, khai thác kinh tế - thực thi chủ quyền biển đảo .........................................................................................................................................54 2.3 Tác động của chính sách ngoại thƣơng đối với kinh tế - xã hội ở Đàng Trong ...........................................................................................................................................61 2.3.1 Tác động kinh tế ...........................................................................................................61 2.3.2 Tác động an ninh - văn hóa, xã hội ..........................................................................64 2.4 Đánh giá chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn..........................................66 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................................73 KẾT LUẬN ................................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................78 v PHẦN DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XVI đất nƣớc rơi vào cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến: Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cho đến năm 1672 sau cuộc chiến không phân thắng bại, Trịnh - Nguyễn đã lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt làm hai: Đàng Ngoài, Đàng Trong. Trong tiến trình lịch sử đó, đây là thời kì từng đƣợc coi là giai đoạn khủng hoảng, với tội của Trịnh – Nguyễn đã chia cắt nƣớc ta. Nhƣng lịch sử thời kì này còn chứng kiến một thành tựu phi thƣờng của dân tộc là lãnh thổ mở rộng về phƣơng Nam, đạt mức hoàn chỉnh nhƣ ngày nay. Đây là đóng góp to lớn của chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Vì thế mà nổi bật trong nghiên cứu về lịch sử giai đoạn này ngƣời ta thƣờng chú ý về lịch sử khẩn khoang của vùng đất phƣơng Nam. Tuy nhiên thời kì Đàng Trong của chúa Nguyễn còn có một thành tựu phát triển rực rỡ trong lĩnh vực kinh tế ngoại thƣơng. Lần đầu tiên quan hệ buôn bán đƣợc chú trọng, trở thành nền kinh tế chủ đạo. Mở rộng buôn bán với bên ngoài, đặc biệt là phƣơng Tây, đƣa nền kinh tế Đàng Trong dự nhập vào khu vực và thế giới. Để có sự phát triển vƣợt bậc này chính là nhờ vào vai trò của các chúa Nguyễn, đã đề ra chính sách hƣớng biển mạnh mẽ. Chính chính sách phát triển ngoại thƣơng này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội Đàng Trong. Đây là mảng đề tài mới có ý nghĩa quan trọng. Không chỉ đánh giá công của chúa Nguyễn trong lịch sử mà có căn cứ khoa học khi khẳng định chủ quyền thiêng liêng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là của Việt Nam đã đƣợc chúa Nguyễn thực thi bảo vệ. Chính sách còn có ý nghĩa thiết thực cho hiện nay khi mở cửa giao lƣu hội nhập nền kinh tế thế giới. Có những bài học kinh nghiệm hữu ích trong việc đề ra sách lƣợc phát triển đất nƣớc. Với tầm quan trọng đó đề tài chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn sẽ là đề tài thú vị, mới mẻ và cần thiết đối với những ai quan tâm về đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu Trƣớc đây khi nghiên cứu về các chúa Nguyễn thƣờng đề cập đến tội chia cắt đất nƣớc, là thời kì khủng hoảng. Nhƣng đến nay thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, bên cạnh những mặt tiêu cực của chúa Nguyễn là những đóng góp của chúa 1 trong lịch sử dân tộc. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu nhƣ các nhà sử học Việt Nam: Phan Huy Lê, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Kim, Lê Quỳnh Hoa, Dƣơng Văn Huy, Thành Thế Vỹ, Phan Khoang… các học giả nƣớc ngoài nhƣ Li Tana, Borri, Poivre…Có nhiều cuộc Hội thảo khoa học đƣợc tổ chức đánh giá lại chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn. Và mảng đề tài nghiên cứu chung về Đàng Trong của chúa Nguyễn ngày càng nhiều công trình và nhiều khía cạnh. Tuy nhiên về mảng đề tài chuyên về ngoại thƣơng Đàng Trong lại còn khiêm tốn, có nghiên cứu nhƣng chƣa đi sâu vào các chính sách của chúa Nguyễn đối với ngoại thƣơng. Sau đây là những công trình nghiên cứu về đề tài ngoại thƣơng của chúa Nguyễn. Lê Quý Đôn với Phủ biên tạp lục biên soạn năm 1776 do NBX Văn hóa thông tin, xuất bản năm 2007. Là tập bút ký viết về Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Quảng về tình thế, núi sông, ruộng đất, thuế khóa, nhân tài, văn thơ, phong tục. Trong đó có vấn đề liên quan đến chính sách ngoại thƣơng của chúa. Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn bộ sử Đại Nam thực lục Tiền biên, NXB Khoa học Sử học Hà Nội, năm 1962: ghi chép lại các sự kiện dƣới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong mở đầu chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần. Tác giả nƣớc ngoài nhƣ Li Tana viết về Xứ Đàng Trong – Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch), NXN Trẻ, năm 2013: nghiên cứu về kinh tế, xã hội dƣới thời chúa Nguyễn ở thế kỉ 17, 18. C. Borri (ngƣời dịch Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghi)viết về Xứ Đàng Trong 1621, NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 1988: Trình bày xứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên vùng đất mới, trong hoàn cảnh mới và những vấn đề mới, trong đó lĩnh vực kinh tế, xã hội đƣợc tác giả đề cập tới nhiều nhất. Ngoài ra có các tác giả trong nƣớc nhƣ Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, NXB Hà Nội: Văn học, năm 1969. Đề cập đến cuộc Nam tiến trong lịch sử, hệ thống lại các vƣơng triều trƣớc đó, nêu rõ về thời kì chúa Nguyễn về các mặt. Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ 17, 18, đầu thế kỉ 19, NXB Sử học, Hà Nội, năm 1961. Nghiên cứu rõ về tình hình ngoại thƣơng thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, cung cấp nhiều về những quy định, chính sách về kinh tế 2 thƣơng nghiệp, hoạt động kinh tế ngoại thƣơng của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong lịch sử. Phan Huy Lê, Đỗ Bang (chủ biên), Nguyễn Hoàng người mở cõi, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Giới thiệu những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của chúa Nguyễn Hoàng đối với lịch sử dân tộc. Tƣ duy mở cửa và hƣớng biển, đặc biệt là sự nghiệp mở mang bờ cõi về phƣơng Nam. Cung cấp những tƣ liệu mới về vùng đất Quảng Trị, những di tích liên quan đến thời Nguyễn Hoàng trên đất Quảng Trị. Nguyễn Văn Kim, Người Việt với biển,NXB Thế giới, năm 2011 - mối quan hệ giữa đất nƣớc Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài bằng đƣờng biển qua các nội dung: Truyền thống và tƣ duy hƣớng biển, quan hệ giao thƣơng, chủ quyền và an ninh biển, vị trí và tầm quan trọng của biển, tiềm năng phong phú đa dạng của biển đồng thời góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Trong đó có nêu rõ dƣới thời chúa Nguyễn. Và Việt Nam trong thế giới Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2011. Trình bày một số đặc trƣng lịch sử, văn hóa tiêu biểu và vị thế của Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam qua các thời kì lịch sử; đồng thời nhìn nhận những diễn tiến cơ bản của lịch sử, văn hóa và vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ đa chiều, trong sự tƣơng quan và tƣơng tác quyền lực khu vực Đông Á của chúa Nguyễn, ứng đối của chính quyền chúa Nguyễn đối với các nƣớc đến buôn bán. Trần Nam Tiến, Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2014. Giới thiệu về sự ra đời đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải từ khi thành lập, trải qua thời các chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn, đóng vai trò là lực lƣợng chủ yếu dƣới danh nghĩa nhà nƣớc xác lập và thực thi chủ quyền ở Biển Đông, cụ thể trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Ngoài ra còn có các công trình Hội thảo khoa học đánh giá lại chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn diễn ra ở Thanh Hóa vào năm 2008. Đây là Hội thảo có giá trị lịch sử cao, tập trung nhiều tham luận các tác giả sử học đầu ngành viết về các mặt của thời kì chúa Nguyễn và triều Nguyễn với những đánh giá khoa học khách 3 quan, trung thực. Tạp chí nghiên cứu về ngoại thƣơng của chúa Nguyễn, vai trò chúa Nguyễn trong xây dựng Đàng Trong nhƣ: Lê Quỳnh Hoa về Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong – cơ sở hội nhập và phát triển của Đại Việt thế kỷ XVII – XVIII, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 – Việt Nam hội nhập và phát triển: trình bày khái quát về các tiền đề thuận lợi cho ngoại thƣơng, chính sách của chúa đối với ngoại thƣơng. Dƣơng Văn Huy (2007), Chính sách hướng biển của chính quyền Đàng Trong (thế kỉ XVI-XVIII), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8: trình bày cơ sở sự lựa chọn chính sách hƣớng biển chúa Nguyễn và chính sách hƣớng biển. Phan Thị Lý, Vai trò của chúa Nguyễn đối với sự phát triển của ngoại thương Đàng Trong, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1/2011: trình bày chính sách chúa đề ra phát triển ngoại thƣơng, từ đó nêu bật lên vai trò của chúa đƣa ngoại thƣơng phát triển.Hội sử học thành phố Đà Nẵng, Hoạt động của Ty tào vụ ở cảng thị Hội An dưới thời chúa Nguyễn, nghiên cứu lịch sử xứ Quảng, số 1/2012: trình bày về bộ máy quản lý ngoại thƣơng là Ty tàu vụ. Đỗ Quỳnh Nga, Công cuộc khai thác và bảo vệ vùng biển Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn (nghiên cứu, trao đổi), tạp chí Khoa học Xã hội, số 3/2010: quá trình khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo dƣới thời chúa Nguyễn. Các tác phẩm, các công trình nêu trên là thành quả của các nhà sử học và các tác giả nƣớc ngoài đã dày công nghiên cứu. Tuy số lƣợng các tác phẩm còn chƣa đáng kể nhƣng nó là những nguồn tài liệu quý giá giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở để phát triển về vấn đề liên quan đến chúa Nguyễn. Tuy nhiên các tác phẩm còn khái quát, chƣa cụ thể, đầy đủ các mặt của chính sách mà chỉ nghiên cứu tách rời các mảng đề tài với nhau. Chính vì vậy mà đề tài cố gắng hệ thống, tập hợp lại cho mọi ngƣời thấy đƣợc chính sách của các chúa Nguyễn đối với ngoại thƣơng ở thế kỉ XVI – XVIII để có sự đánh giá khách quan và cụ thể hơn, vẫn trên cơ sở kế thừa các công trình đã nêu trên. 3. Mục đích nghiên cứu và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, tìm hiểu tiền đề góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ngoại thƣơng dƣới thời chúa Nguyễn. 4 Thứ hai, tìm hiểu cụ thể về các chính sách mà chúa Nguyễn đề ra để phát triển ngoại thƣơng, thấy đƣợc tác động của chính sách đối với Đàng Trong. Thứ ba, từ đó có sự đánh giá đúng đắn về chính sách của chúa và rút ra bài học kinh nghiệm. 3.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là chính sách của chúa Nguyễn đối với ngoại thƣơng. Phạm vi nghiên cứu: Về niên đại thời gian là từ thế kỉ XVI cụ thể là năm 1558 Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa bắt đầu cho quá trình mới, xây dựng chính quyền độc lập của họ Nguyễn cho đến thế kỉ XVIII khi chính quyền các chúa Nguyễn dần tan rã. Về không gian nghiên cứu là ở khu vực Đàng Trong mà cụ thể vùng Thuận Quảng. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lí luận tƣ tƣởng trong suốt quá trình làm khóa luận. Phƣơng pháp nghiên cứu chính là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic. Hai phƣơng pháp sử dụng linh hoạt trong từng chƣơng, từng mục của đề tài. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá... 5. Nguồn tài liệu Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề ngoại thƣơng còn khá hiếm. Đây là trở ngại lớn trong quá trình nghiên cứu nhƣng để hoàn thành đề tài này đã tập hợp các tƣ liệu từ các bộ sử của Việt Nam viết về thời kì chúa Nguyễn, tập hợp những sự kiện có liên quan về chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn nhƣ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam thực lục Tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn sử dụng để đối chiếu với tài liệu tham khảo khác. Đây là những tác phẩm có giá trị lịch sử cao, là nguồn tài liệu gốc quan trọng trong việc thu thập, nghiên cứu giúp cho tôi thực hiện tốt đề tài này. Ngoài các bộ sử còn có những tài liệu sách đại cƣơng về lịch sử Việt Nam và lịch sử Đông Nam Á; sách tham khảo của các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc; các 5 tạp chí nghiên cứu khoa học lịch sử, Hội kỷ khoa học cũng đƣợc tập hợp xem xét khai thác một cách hợp lý phục vụ cho đề tài. Các nguồn tài liệu này đƣợc tập hợp ở các thƣ viện trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một, thƣ viện tỉnh Bình Dƣơng, thƣ viện Tổng Hợp TP HCM còn đƣợc thu thập trên các tạp chí, các trang Internet. 6. Đóng góp đề tài Về lí luận Đề tài góp phần hệ thống lại chính sách của chúa Nguyễn đối với ngoại thƣơng để có cái nhìn tổng quát nhất về những chính sách này. Thấy đƣợc chuyển biến kinh tế - xã hội mà chính sách của chúa Nguyễn mang lại. Thấy đƣợc tầm quan trọng của biển đảo trong lịch sử, khẳng định chủ quyền của dân tộc. Có những chứng cứ cụ thể về thời chúa Nguyễn thiết lập đội Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền dân tộc mà nó có giá trị trong thời đại ngày nay khi vấn đề biển đảo đang là một vấn đề quan trọng. Là bằng chứng sống động về công lao của các chúa Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Về thực tiễn Đề tài còn liên hệ đến thực tiễn xã hội hiện nay về xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, có những bài học lịch sử bổ ích về quản lý, tầm nhìn, chính sách hợp thời trong phát triển kinh tế, đặc biệt là ngoại thƣơng, có kinh nghiệm trong quan hệ ngoại giao với các nƣớc. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cung cấp nguồn tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam. 7. Kết cấu Ngoài phần dẫn luận, phần kết luận, nội dung đề tài có kết cấu gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Những tiền đề hình thành chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn ở Đàng Trong Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của thế giới, khu vực; bối cảnh lịch sử bên trong (sức ép từ chính quyền Lê - Trịnh, điều kiện của vùng đất khởi nghiệp Thuận Quảng). Đây là những yếu tố tác động đến chính sách ngoại thƣơng của chúa 6 Nguyễn. Từ việc nhận thức bối cảnh lịch sử, tiềm năng vùng đất mà chúa Nguyễn từng bƣớc xây dựng tiềm lực bên trong để tạo điều kiện phát triển ngoại thƣơng. Chƣơng 2: Chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn và những tác động đến kinh tế - xã hội ở Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII Chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn thể hiện ở nhiều mặt: chính sách hƣớng biển bằng việc xây dựng các dinh trấn ở nơi có vị thế thuận lợi vừa đảm bảo an toàn vừa giao lƣu buôn bán thuận lợi, mở cửa giao thƣơng, kêu gọi các nƣớc vào buôn bán, đề ra những quy định, bộ máy quản lý, quy định thuế và những ƣu đãi về thuế cho các thuyền buôn. Chính sách sử dụng ngƣời Hoa vào hoạt động buôn bán và sử dụng ngƣời ở các nƣớc vào bộ máy của chúa Nguyễn; tạo môi trƣờng buôn bán an toàn, thiết lập đội Hoàng Sa thực thi khai thác biển đảo và thực thi chủ quyền. Qua việc đề ra những chính sách giao thƣơng đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội ở Đàng Trong. Qua đó có những đánh giá khách quan về mặt tích cực và hạn chế của chính sách chúa Nguyễn. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG 1.1 Những yếu tố bên ngoài tác động đến việc hình thành chính sách ngoại thƣơng của Chúa Nguyễn Đàng Trong ra đời vào thế kỉ XVI, là thời điểm trên thế giới và khu vực trong thời đại thƣơng mại. Đây là những thời cơ quan trọng góp phần tạo điều kiện cho Đàng Trong phát triển theo mô hình kinh tế mà chúa Nguyễn lựa chọn. 1.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới vào thế kỉ XV – XVI Sự ra đời quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và nhu cầu khao khát nguyên liệu của các nước Tây Âu. Vào thế kỉ XIV – XV chế độ phong kiến ở các nƣớc Tây Âu dọc theo Địa Trung Hải và ven biển Tây Nam Âu tan rã, hình thành nên quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Quan hệ sản xuất kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu tăng cao và nhu cầu làm giàu ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt cơn sốt khan hiếm vàng ở Tây Âu lúc bấy giờ. Trƣớc thế kỉ XV do các nƣớc Tây Âu dùng vàng để trao đổi các hàng hóa ở phƣơng Đông. Phƣơng Đông từ lâu đã đƣợc giới Tây Âu biết đến là vùng đất giàu có về vàng, nguyên liệu quý. Điều này đã đƣợc tô vẽ trong truyện Ngàn lẻ một đêm hay hồi kí của nhà thám hiểm Marco Polo đã nói tới “khắp mặt đất đều là vàng; còn các hƣơng liệu thì ngoài đồng nơi đâu cũng có”. Đến giai đoạn thế kỉ XV thì các con đƣờng buôn bán trƣớc đây của Tây Âu với phƣơng Đông gặp khó khăn. Trƣớc đây hàng hóa phƣơng Đông đƣợc môi giới bởi ngƣời Ả Rập. Họ đã chiếm giữ gần nhƣ toàn bộ con đƣờng buôn bán phía Nam sang Ấn Độ hoặc con đƣờng Ai Cập và Hồng Hải, hoặc đi theo sông Tigơrơ và Ơphơrat đến vịnh Ba Tƣ. Do chiếm giữ các con đƣờng này nên hàng hóa bán ra cho Tây Âu thƣờng rất đắt, họ có thể lên giá gấp 8 đến 10 lần. Con đƣờng buôn bán cổ truyền của phƣơng Tây với phƣơng Đông là con đƣờng tơ lụa, nối từ đại lục châu Á đến Trung Quốc. Nhƣng đến thời điểm này đã bị dân du mục của Ápganixtan thay nhau chiếm giữ. Việc buôn bán bế tắc hơn khi ngƣời Thổ Nhĩ Kì chiếm lĩnh con 8 đƣờng qua Hắc Hải, vịnh Ba Tƣ. Mỗi lái buôn qua đây đều bị cƣớp đoạt hàng hóa khiến cho con đƣờng buôn bán phƣơng Đông gần nhƣ tuyệt vọng. Trƣớc nhu cầu phát triển ngày lên cao, vì thế mà các nƣớc phƣơng Tây bấy giờ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha muốn khám hiểm tìm ra con đƣờng mới để đến phƣơng Đông không lệ thuộc vào thƣơng nhân Ả Rập nữa. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lý ở thế kỉ XV - XVI diễn ra. Thời điểm này ở Tây Âu có những thành tựu khoa học, kĩ thuật về đóng tàu, la bàn, nam châm cùng với kiến thức về địa lý ở thế kỉ XIII đã góp phần đẩy nhanh các cuộc phát kiến địa lý thành công. Hệ quả của quá trình phát kiến địa lý mở ra con đường buôn bán rộng lớn. Các cuộc phát kiến địa lý đã hình thành nên môi trƣờng buôn bán mang phạm vi quốc tế, nối liền các châu lục với nhau, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại. Cuộc phát kiến địa lý đã tìm ra châu lục mới là châu Mĩ, đại dƣơng mới là Đại Tây Dƣơng, Ấn Độ Dƣơng, Thái Bình Dƣơng. Tìm ra các con đƣờng qua phƣơng Đông, châu Phi, châu Mĩ tạo nên tuyến thƣơng mại tam giác ba châu là châu Âu – châu Phi – châu Á. Với thành quả này đã tạo điều kiện cho các nƣớc Tây Âu kiếm lời và đẩy nền kinh tế công thƣơng nghiệp ở các nƣớc Tây Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp phát triển. Các nƣớc ở châu Âu bắt đầu đầu tƣ, thành lập nên các công ty buôn bán ở phƣơng Đông vào thế kỉ XVI. Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) là một công ty thƣơng mại, thành lập năm 1602, đại diện cho thƣơng mại ở phƣơng Đông. Năm 1600, công ty Đông Ấn Anh (EIC) thành lập, hoạt động mạnh mẽ ở các nƣớc phƣơng Đông từ năm 1640 khi cách mạng Anh nổ ra, kinh tế tƣ bản Anh phát triển. Công ty Đông Ấn Pháp (CIO) thành lập năm 1664. Quá trình phát kiến địa lý đã thúc đẩy các thƣơng thuyền phƣơng Tây có thể trực tiếp đến các quốc gia châu Á để trao đổi hàng hoá, khai thác tài nguyên. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của nền kinh tế châu Á vào hệ thống kinh tế thế giới. Đồng thời thúc đẩy quá trình tích luỹ tƣ bản buổi đầu cho các nƣớc Tây Âu. Mở ra một cuộc cách mạng thƣơng mại thực sự ở châu Âu. Thiết lập nên mạng lƣới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dƣơng nối từ châu Âu đến phƣơng Đông. 9 1.1.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á Tiềm năng của vùng Đông Nam Á. Đông Nam Á nằm trong khu vực châu Á. Có vị trí chiến lƣợc là vùng chuyển giao giữa Tây Nam Á và Đông Bắc Á tạo nên cầu nối trung chuyển hàng hóa cho các vùng. Có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng - ẩm gió mùa, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu sản vật quý nhƣ trầm, quế, các loại dầu, gỗ quý, nhục đậu khấu trên đảo Banda, đinh hƣơng, hồ tiêu, long não, nhựa thông, cánh kiến, đảo vàng, kim loại quý, mỏ khoáng sản…Có nhiều sông và biển bao quanh làm cho kinh tế vùng có nhiều đặc trƣng. Có nền kinh tế nông nghiệp chủ đạo hầu nhƣ ở Đông Nam Á lục địa và có nền kinh tế biển, thƣơng mại ở Đông Nam Á hải đảo. Lịch sử Đông Nam Á ngoài sự phát triển rực rỡ các quốc gia nông nghiệp thì từ rất sớm cũng hình thành nên những quốc gia thƣơng nghiệp phát triển rực rỡ nhƣ Phù Nam (thế kỉ I - VII), Champa (thế kỉ II – XV), Srivijaya (thế kỉ VII - XIII)… Sự hòa cùng dòng chảy thương mại của các nước. Cùng với sự thâm nhập thƣơng mại ngày càng mạnh mẽ của phƣơng Tây ở châu Á, làm cho bối cảnh khu vực có nhiều khởi sắc. Các nƣớc ở Đông Á đều tham gia vào các hoạt động thƣơng mại. Nhiều nƣớc trong khu vực Đông Nam Á đã tiến hành hoạt động giao thƣơng với nhau, giao lƣu với bên ngoài. Vƣơng quốc Srivijaya trên đảo Sumatra là nƣớc có thể chế biển, kinh tế thƣơng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong vƣơng quốc. Nhà nƣớc Ayuthaya hƣng thịnh trong thế kỉ XVII, giao lƣu buôn bán ở bán đảo Malacca, quần đảo Inđônêxia, sang miền Nam Trung Quốc, tập hợp các thƣơng nhân phƣơng Tây để trao đổi hàng hóa. Malacca thành lập thế kỉ XV có quan hệ buôn bán chủ yếu với: Pegu, vùng vịnh Siam ở phía Đông và quần đảo Java ở phía Nam…. Ở Đông Á, Nhật Bản và Trung Quốc có các hoạt động thƣơng mại diễn ra mạnh mẽ gắn với bối cảnh lịch sử đặc biệt. Chính bối cảnh này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho Đàng Trong giao thƣơng với Nhật Bản và Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản một bạn hàng quan trọng. Trung Quốc: Năm 1368 nhà Minh lên thay thế nhà Nguyên. Trƣớc bối cảnh việc Wako ẩn náo, cƣớp bóc trên các đảo của vùng biển Trung Quốc và các nơi. 10 Nhà Minh đã nhận biết kẻ cầm đầu thƣờng là Nhật Bản nên cùng phối hợp với khu vực và Nhật Bản để giải quyết nhƣng cũng sợ Nhật thi hành chính sách hai mặt. Đồng thời để bảo vệ an ninh cùng với phát triển kinh tế Minh Thái Tổ đã thực hiện chính sách “Hải cấm”, cấm buôn bán với bên ngoài, “không để một tấc đất cho bọn cƣớp biển và không một chiếc thuyền nào đƣợc phép ra biển” để bảo vệ chính quyền mới thành lập. Chính sách đã gây ra những khó khăn cho những cƣ dân Trung Hoa sống ở gần các biển nhƣ ở Quảng Đông, Phúc Kiến rơi vào cảnh khó khăn. Đạo luật còn trừng trị khắc khe đối với thuyền buôn nào vi phạm “Hải cấm” đã đẩy nhiều ngƣời Hoa thầm lặng ra đi đến các nƣớc Đông Nam Á. Chính sách đƣợc duy trì cho đến năm 1567 nhà Minh bãi bỏ chính sách “Hải cấm” nhƣng vẫn còn hạn chế. Chính quyền cho phép mậu dịch hàng hải với các nƣớc Đông Nam Á nhƣng tuyệt đối nghiêm cấm giao dịch với Nhật Bản. Với quy định này nó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến kinh tế Nhật Bản vì hơn 30 % hàng nhập khẩu là tơ lụa của Trung Quốc. Chính vì vậy để có hàng hóa của Trung Quốc, Nhật Bản phải di chuyển xuống khu vực Đông Nam Á, mà tiêu biểu là cảng Hội An nơi trung chuyển hàng hóa của Đàng Trong để mua các sản phẩm từ Trung Quốc. Sự kiện thứ hai là vào năm 1644 cuối nhà Minh, Trung Quốc rối loạn, nhà Thanh lên thay nhà Minh. Ở các tỉnh Chiết Giang, Phƣớc Kiến, Quảng Đông các di thần nhà Minh vẫn đứng lên kháng Thanh dƣới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công. Năm 1661, Thành Công ra Đài Loan xây dựng căn cứ. Nhà Thanh đã lệnh cho nhân dân duyên hải phải dời vào lục địa, cấm giao thƣơng với hải ngoại, chủ yếu làm cho lực lƣợng Thành Công không có lƣơng thực và mua các vật dụng vũ khí. Vì thế họ Trịnh phải hƣớng xuống các nơi khác để mua những vật dụng nhƣ đến Nhật Bản, Quảng Nam, Tiêm La mua khí giới, lƣơng thực. Nhà Thanh còn thi hành chính sách kì thị, bắt ép ngƣời Hán phải theo phong tục của nhà Thanh. Vì thế mà nhiều ngƣời Hán, di thần của nhà Minh, các thƣơng nhân đã xuống các nƣớc ở Đông Nam Á cƣ trú trong đó có Đàng Trong (Đại Việt). Đây là một trong những thuận lợi góp phần thúc đẩy các thƣơng nhân ngƣời Hoa tụ cƣ đông đảo ở Đàng Trong. Nhờ đó mà chúa Nguyễn đã đề ra chính sách tích cực trong việc sử dụng ngƣời Hoa trong hoạt động buôn bán. 11 Ở Nhật Bản: Để giữ vững ổn định, ngăn chặn nạn hải tặc đang hoành hành ở biển Nhật Bản, ở duyên hải miền Nam Triều Tiên và Đông Nam Trung Quốc, chính quyền Mạc phủ đã ban hành chính sách "Ngự châu ấn trạng" (Châu ấn thuyền). Với chế độ này, chỉ những tàu nào có mang giấy phép đóng dấu đỏ của Mạc phủ mới đƣợc phép đi ra nƣớc ngoài buôn bán. Các tàu nƣớc ngoài muốn đến Nhật để buôn bán cũng cần phải có giấy phép của Mạc phủ. Thông qua chế độ này, chính quyền Mạc phủ muốn bảo đảm an toàn cho các tàu buôn của Nhật và nƣớc ngoài, tránh khỏi nạn cƣớp biển, cũng nhƣ xác lập uy quyền của mình. Cùng với sự củng cố của chính quyền Mạc phủ, mối giao lƣu giữa Nhật và Việt ngày càng phát triển. Từ năm 1604 đến 1634 với số Châu ấn thuyền vào buôn bán ở Đàng Trong chiếm ¼ số Châu ấn thuyền đƣợc chính phủ Nhật cấp ở Đông Nam Á. Với chế độ này thị trƣờng buôn bán ở Đàng Trong ngày càng tấp nập, nhộn nhịp. Tuy nhiên, sau một thời kỳ hoạt động nhộn nhịp. Đến những năm 1635 1639, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề Thiên chúa giáo. Sự kiện có liên quan trực tiếp dẫn đến chính sách tỏa quốc là cuộc nổi loạn Shimabara năm 1637 1638 của 40.000 nông dân phần lớn theo Thiên chúa giáo. Sau việc này, Mạc phủ buộc tội các nhà truyền đạo xúi giục cuộc nổi loạn, trục xuất họ ra khỏi đất nƣớc đã đẩy không ít ngƣời Nhật di cƣ và nghiêm cấm tôn giáo. Chính quyền Mạc phủ đã thực thi chính sách tỏa quốc không cho phép thuyền Châu ấn ra nƣớc ngoài buôn bán. Với chính sách tỏa Quốc, Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản bƣớc vào thời kì buôn bán nhộn nhịp ở Hội An. Mặt khác, từ năm 1715, do những ảnh hƣởng tiêu cực từ kinh tế ngoại thƣơng và để khuyến khích sản xuất trong nƣớc. Chính quyền Mạc phủ đã đặt ra quy định hạn chế số thuyền Trung Hoa hằng năm đến Nhật xuống còn 30 chiếc. Chính sách đó làm cho thuyền Trung Hoa phải di chuyển xuống buôn bán ở Đông Nam Á, tạo điều kiện cho Đàng Trong buôn bán với đoàn thuyền Trung Quốc nhiều hơn. “Theo quan sát của Thomas Bowyear vào năm 1695 thì trong khoảng thời gian đó, hằng năm có từ 10 đến 12 thuyền buôn của Hoa kiều đến Hội An buôn bán. Nhưng kể từ khi chính quyền Edo chủ trương hạn chế thuyền Trung Hoa đến Nhật, trong khoảng 10 năm (1740 - 1750), số thuyền của Hoa thương đến Đàng Trong đã tăng lên mỗi năm chừng 80 chiếc” [13;465]. 12 Bối cảnh đó có nhiều thuận lợi cho nền hải thƣơng, các nƣớc đều tham gia vào hoạt động thƣơng mại để phát triển kinh tế. Và chính quyền Đàng Trong cũng đã nắm bắt và tham gia vào nền hải thƣơng cùng các nƣớc ở thế kỉ XVI. 1.2 Những yếu tố bên trong tác động đến chính sách ngoại thƣơng của chúa Nguyễn 1.2.1 Áp lực chính quyền Lê – Trịnh và cuộc chiến tranh Bối cảnh lịch sử Đại Việt vào thế kỉ XVI diễn ra quá trình đặc biệt. Chính môi trƣờng đầy sóng gió này đã tạo nên những nhận thức mới, tạo động lực góp phần làm thay đổi những con ngƣời vốn có tƣ tƣởng Nho giáo, dĩ nông ức thƣơng phải thay đổi cách phát triển cho riêng mình và chúa Nguyễn đã làm điều đó. Vậy bối cảnh lịch sử ở thế kỉ XVI nhƣ thế nào đã tác động mạnh mẽ nhƣ vậy? Để trả lời câu hỏi này sẽ tìm hiểu bối cảnh lịch sử bấy giờ để thấy động lực thúc đẩy sự chuyển biến này. Cuối triều đại Lê Sơ, đặc biệt vào đầu thế kỉ XVI, đất nƣớc rơi vào loạn lạc, chia cắt. Từ năm 1522 trƣớc tình cảnh nhà Lê ngày càng suy thoái, Mạc Đăng Dung đã cƣớp ngôi lập ra nhà Mạc. Năm 1532, Nguyễn Kim lập nên chính quyền mới nhà Lê ở Thanh Hóa, sử gọi là Nam Triều phân biệt với Bắc Triều của nhà Mạc. Nhƣng chẳng bao lâu Nguyễn Kim bị đầu độc chết. Vua Lê đã phong cho Trịnh Kiểm con rể của Nguyễn Kim làm Thái sƣ lạng quốc công, nắm giữ toàn bộ binh quyền. Cuộc chiến tranh hai tập đoàn Mạc – Lê diễn ra kéo dài đến năm 1592. Cuối cùng cuộc chiến chấm dứt, phe Nam Triều thắng nhƣng đất nƣớc lại tiếp tục những trận chiến mới. Kể từ ngày nắm quyền bính trong tay Trịnh Kiểm từng bƣớc diệt trừ các phe cánh của Nguyễn Kim, mà trƣớc hết là con trai của Nguyễn Kim. Vì thế mà Nguyễn Uông ngƣời con trai lớn của Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm sát hại. Ngƣời con thứ hai là Nguyễn Hoàng lúc bấy giờ cũng đang nằm trong tầm ngắm của Trịnh Kiểm. Chính vì vậy mà một thời gian Nguyễn Hoàng buộc phải giả điên để tìm cách thoát khỏi mối đe dọa tính mạng của mình. Nhận thức tính mạng mình khó giữ, Nguyễn Hoàng đã gửi ngƣời đến xin ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm một ngƣời học rộng tài cao và rất giỏi nghề thuật số. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn núi Non Bộ trƣớc sân mà 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất