Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu thiền phái trúc lâm ở đông nam bộ qua ngh...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu thiền phái trúc lâm ở đông nam bộ qua nghiên cứu một số thiền viện ở long thành, đồng nai

.PDF
91
1
63

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THIỀN PHÁI TRÚC LÂM Ở ĐÔNG NAM BỘ QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIỀN VIỆN Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI NGUYỄN HỒNG THƯƠNG BÌNH DƯƠNG, 5/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2012 – 2016 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THIỀN PHÁI TRÚC LÂM Ở ĐÔNG NAM BỘ QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIỀN VIỆN Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI Chuyên ngành : SƯ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN PHƯƠNG LAN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HỒNG THƯƠNG MSSV : 1220820071 Lớp : D12LS02 Bình Dương, 5/2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Sử đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho em có một môi trường để học tập tốt. Có được sản phẩm khóa luận như hôm nay, em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Phương Lan người đã luôn đi theo sát và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Ban quản lý các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. Đặc biệt là các Thiền viện Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên Chiếu và các tăng ni, Phật tử trong Thiền đã tận tình giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin cũng như một số tài liệu về Thiền viện để em có đủ thông tin và tài liệu để hoàn thành bài nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm kiếm và thu thập tài liệu để phục vụ cho khóa luận. Sinh viên chịu trách nhiệm Nguyễn Hồng Thương MỤC LỤC I. DẪN LUẬN ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Nguồn tài liệu ....................................................................................................... 4 6. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 5 7. Bố cục ................................................................................................................. 10 II. NỘI DUNG ........................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM .............................. 11 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm ............ 11 1.2. Khái quát tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm .................................................... 15 1.3. Đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm ........................................................... 18 1.4. Khái quát Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ ....................................... 19 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG CÁC THIỀN VIỆN Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI. ......................................... 24 2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển một số Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai (Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu) ................... 24 2.2. Biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm qua kiến trúc của các Thiền viện. ..... 30 2.3. Biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm qua thờ tự của các Thiền viện ........... 37 2.4. Biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm qua đường lối tu hành và sinh hoạt Phật pháp trong các Thiền viện. ......................................................................... 42 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÁC THIỀN VIỆN Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI .............................................................................................................. 50 3.1. Vai trò của các Thiền viện trong quá trình phục hưng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. ............................................................................ 50 3.2. Vai trò của các Thiền viện đối với đời sống tu hành của các tăng, ni và Phật tử ............................................................................................................ 53 3.3. Vai trò của các Thiền viện đối với đời sống xã hội ..................................... 56 III. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 59 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62 V. PHỤ LỤC ............................................................................................................ 65 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu lịch sử tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là vấn đề mà chúng tôi cảm thấy thú vị và cần thiết cho việc tìm hiểu và nghiên cứu khoa học lịch sử. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử tôn giáo, giúp lý giải được các vấn đề của tôn giáo, tìm ra những mối liên hệ giữa lịch sử và tôn giáo cũng như những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa Phật giáo. Từ đó, giúp chúng ta nhìn nhận về lịch sử dân tộc một cách toàn diện và sâu sắc hơn. “Tôn giáo là một lĩnh vực của tinh thần, góp phần xây dựng nền đức lý cho xã hội, đem lại sự an lạc, hạnh phúc và trật tự cho nhân loại” [3: 288]. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong đó không thể không đề cập đến Phật giáo. Phật giáo một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Với những tư tưởng từ bi và hỷ xả, Phật giáo luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử nước nhà. Văn hóa Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo góp phần không nhỏ trong việc làm đa dạng, phong phú nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Việt Nam cũng đã xây dựng riêng cho mình một tông phái Phật giáo mang đặc trưng của dân tộc, đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – một Thiền phái mang khuynh hướng nhập thế tích cực, gắn liền với dân tộc, với đất nước do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập phát triển. Có thể khẳng định rằng: “Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Việt Nam cả về mặt lý luận lẫn tổ chức” [39: 1]. Tuy nhiên, sau triều đại nhà Trần, do nhu cầu củng cố nền thống trị của nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền ở Việt Nam, từ thời Lê sơ, Nho giáo đã được lựa chọn làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước Phong kiến, nên Phật giáo trong đó có cả Thiền phái Trúc Lâm đã không có điều kiện để phát triển. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và triều đại nhà Trần – triều đại thịnh trị của Đại Việt nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, do những yếu tố phù hợp với văn hóa, tâm linh và đời sống của cư dân Việt, nên dòng Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm vẫn luôn được các bậc Sư Tổ duy trì và phát triển không ngừng. Ngày nay, ở vùng 1 đất Đông Nam bộ đặc biệt là khu vực Long Thành, Đồng Nai, nơi tọa lạc của rất nhiều Thiền viện, mà các tăng, ni và Phật tử đang sinh hoạt và tu tập theo dòng Thiền Trúc Lâm do Hòa thượng Thích Thanh Từ phục hưng và hoằng hóa trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, chính tên gọi các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai như “Thiền viện Thường Chiếu”, “Thiền viện Viên Chiếu”, Thiền viện Linh Chiếu”… làm chúng tôi đặt vấn đề để tìm hiểu là các Thiền viện này có phải thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm hay không? Bởi chính tên gọi không có từ đệm “Trúc Lâm”. Ngược lại, các Thiền viện thuộc dòng Thiền Trúc Lâm như “Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng”, “Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên”, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã”… tất cả tên gọi các Thiền viện này đều có từ đệm “Trúc Lâm”. Hơn nữa, các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai là nơi đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trở lại của Thiền phái Trúc Lâm thời kỳ phục hưng mà hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu để cho thấy điều đó. Tuy nhiên, cũng có những tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai (Thiền viện Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu). Nhưng với tư cách là những Thiền viện phát triển dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử thì việc tìm hiểu và nghiên cứu các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai mang ý nghĩa bước đầu cho việc tìm hiểu và nghiên cứu Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ. Cùng với nhu cầu phát triển nghiên cứu lịch sử, văn hóa vùng đất Đông Nam bộ. Việc tìm hiểu và nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ qua nghiên cứu một số Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai”, góp phần làm sáng tỏ sự phong phú, ý nghĩa của đời sống tâm linh địa phương trong quá khứ và hiện tại, cũng như khẳng định sức sống bền bỉ và khả năng nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm ở vùng Đông Nam bộ. Ngoài ra, việc nghiên cứu nhằm góp thêm tư liệu cho việc học tập và nghiên cứu lịch sử, tạo nên một cách nhìn tổng quát phương diện văn hóa Nam bộ. Đặc biệt, Phật giáo không chỉ có những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn trên những giá trị nhân văn để làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp. Với tinh thần nhập thế tích cực của Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phục hưng và hoằng hóa ở vùng Đông Nam bộ được biểu hiện trong các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển đa dạng văn hóa Nam bộ và xa 2 hơn là Việt Nam. Với những lý do trên đã định hướng cho chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai và chúng tôi chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ qua nghiên cứu một số Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ qua nghiên cứu một số Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai” nhằm: - Tìm hiểu sự ra đời, phát triển và lan tỏa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Khái quát quá trình phục hưng và hoằng hóa Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ, hình thành nên các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. - Khái quát cho thấy những biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. - Chỉ ra được vai trò của các Thiền viện đối với sự phục hưng dòng Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ và một số vai trò đối với đời sống tu tập các Thiền sinh và an sinh xã hội của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Những biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. - Vai trò của các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai.  Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi giới hạn về không gian nghiên cứu là các Thiền Viện Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên Chiếu ở Long Thành – Đồng Nai ngày nay. - Phạm vi giới hạn về thời gian nghiên cứu là từ khi thành lập các Thiền Viện, đầu tiên là Thiền viện Thường Chiếu (Năm 1974). Sau đó hình thành nên các cụm Thiền viện như, Viên Chiếu, Linh Chiếu … và quá trình phát triển của các Thiền Viện cho đến ngày nay (2016). Tuy nhiên, việc tìm hiểu Thiền phái Trúc Lâm qua các Thiền viện ở Long Thành – Đồng Nai, tác giả đề tài mở rộng thời gian nghiên cứu là từ những năm hình thành Thiền phái Trúc Lâm (thế kỷ XII) để có cái nhìn xuyên suốt và bao quát hơn. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu lịch sử qua văn hóa tôn giáo, đặc biệt Phật giáo tác giả không những sử sụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic mà còn xem đây là hai phương pháp chính trong việc tìm hiểu và nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày quá trình hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, những giai đoạn phục hưng dòng Thiền Trúc Lâm ở vùng Đông Nam bộ dẫn đến sự hình thành các Thiền viện ở khu vực Long Thành, Đồng Nai. Qua đó có thể khái quát vai trò của các Thiền viện trong quá trình phục hưng và phát triển dòng Thiền Việt Nam cũng như vai trò đối với đời sống an sinh xã hội hiện nay. Để đảm bảo nguồn tư liệu và hình ảnh minh chứng, tác giả đề tài sử dụng phương pháp điền dã phỏng vấn sâu trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn vị Sư trụ trì, những vị am hiểu về lịch sử của các Thiền viện, các chư tăng, chư ni đang sinh hoạt và tu hành tại các Thiền viện cũng như cư dân địa phương để có cái nhìn bao quát và thực tiễn hơn. Từ đó, thấy được những ảnh hưởng của các Thiền viện đối với đời sống tinh thần của cư dân địa phương, thấy được tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra, phương pháp so sánh cũng được thực hiện trong đề tài này, để có sự so sánh, đối chiếu những biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm trong Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai với nhau, cũng như các Thiền viện Trúc Lâm khác như Thiền viện trúc Lâm Phụng Hoàng, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên tử…, để làm nổi bật và rõ ràng hơn biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện Long Thành, Đồng Nai. 5. Nguồn tài liệu  Nguồn tài liệu thành văn: Thu thập các tài liệu thành văn ở Thiền viện như Thiền viện Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên chiếu... Các tài liệu viết về quá trình phục hưng dòng Thiền Trúc Lâm ở Đông Nam bộ và hình thành nên các Thiền viện, chủ yếu do Hòa thượng Thích Thanh Từ viết và để lại cho hậu bối dựa theo và phát triển. Đặc biệt là những tập giảng dạy tu hành trong các Thiền viện, qua đó có thể khẳng định rằng các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai mang đậm dấu ấn và tu tập 4 theo Thiền phái Trúc Lâm. Những kỷ yếu của Thiền viện cũng là nguồn tài liệu quý giá để tác giả khai thác và sử dụng trong khóa luận. Thu thập tài liệu ở các thư viện như: thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thư viện tỉnh Bình Dương… để có nguồn tài liệu phong phú hơn. Các sách chuyên khảo về Phật giáo Việt Nam nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, cũng như các tư liệu viết về Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam Bộ thời phục hưng. Điển hình như “Việt Nam Phật giáo sử luận”, “Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại – chân dung và đối thoại”, “Thiền tông Việt Nam trên đường phục hưng và hoằng hóa”, “Thiền học đời Trần”, “Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định – Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh”… và những bài báo, tạp chí viết về Thiền viện Thường Chiếu, Linh Chiếu, Viên Chiếu.  Nguồn tài liệu điền dã: Điền dã ở các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai để quan sát và thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Trực tiếp phỏng vấn Hòa thượng Nguyên Thanh – trưởng tri khách Thiền viện Thường Chiếu, phỏng vấn Hòa thượng Quang Tuệ – trưởng phòng tư liệu của Thiền viện Thường Chiếu và các sư trong ni viện Linh Chiếu (Sư Minh Trí – trưởng tri khách Thiền viện Linh Chiếu) và Viên chiếu… Thâm nhập vào cuộc sống sinh hoạt của cư dân địa phương trong những ngày giảng pháp tại các Thiền viện để hiểu rõ hơn và xác thực hơn vai trò của Thiền viện đối với đời sống của họ. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiểu và nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm và cũng đã có rất nhiều công trình được công bố. Tuy nhiên, các công trình đó chủ yếu tập trung nghiên cứu các giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lịch sử truyền thừa của dòng Thiền… Các tác giả và nhà nghiên cứu chưa quan tâm nhiều trong việc tìm hiểu và nghiên cứu sự phục hưng lại dòng Thiền Trúc Lâm ở vùng Đông Nam bộ cũng như những dấu ấn của Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. Tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai đã có nhiều Hòa thượng, nhà nghiên cứu viết. Nhưng tìm hiểu về dấu ấn Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong các Thiền viện này thì chưa có. Tuy nhiên, vẫn có những công trình ít nhiều có liên quan, đề cập đến khía cạnh nhỏ vấn đề mà chủ nhiệm đề tài đang 5 tìm hiểu và nghiên cứu. Đây là những cứ liệu quan trọng để chủ nhiệm đề tài tham khảo và khai thác đề làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu và thực hiện. Các công trình nghiên cứu của giới học giả nghiên cứu về Phật học, nghiên cứu Phật giáo theo góc độ lịch sử, đặc điểm của Phật giáo Việt Nam… Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng được đề cập và biên niên dưới góc độ lịch sử như công trình của tác giả Nguyễn Lang (2000) “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nxb Văn học, tập 1, 2, 3. Đây là công trình biên niên công phu và luận giải một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm được nêu chủ yếu trong tập 1 và 2. Trong tập 1 từ chương IX, công trình nêu lên nền tảng và sự hình thành của phái Thiền Yên Tử. Trải qua các đời Vua Trần, đến Trần Nhân Tông thì lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Công trình cũng đề cập đến sự nghiệp truyền thừa dòng Thiền Trúc Lâm, qua các vị Thiền sư. Như vậy, sự khái quát và luận giải của công trình này cho thấy, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như là một sự ra đời tất yếu của lịch sử, một nền văn hóa độc lập của Đại Việt được nhà Trần xây dựng và phát triển. Trong tập 2, công trình khái quát sự phục hưng dòng Thiền Trúc Lâm vào thế kỷ XVII ở Đàng ngoài, luận giải một số nguyên nhân cần sự phục hồi. Tuy nhiên, công trình lớn về Phật giáo Việt Nam này cũng chỉ dừng lại ở phần biên niên sự kiện truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm đến vị sư thứ 23 (Đại sư Vô Phiền). Chưa nêu rõ sự phục hưng trở lại của Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ và vai trò của Hòa thượng Thích Thanh Từ trong quá trình phục hưng dòng Thiền Việt Nam. Nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm dưới góc độ tư tưởng triết học, có công trình của tác giả Trương Văn Chung (1996), “Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần”, Nxb Hà Nội. Công trình phân tích những tiền đề hình thành nên nền tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm, vai trò của các thiền sư nhà Trần đối với việc hình thành nên tư tưởng, từ đó rút ra một số đặc điểm mới về thiền phái Trúc Lâm trên lĩnh vực tư tưởng. Tuy nhiên, công trình chỉ khái quát trên những lý thuyết chưa cho thấy được ứng dụng từ thực tiễn khi xây dựng nên nền tư tưởng này qua từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, đây là công trình viết trên góc độ và cách nhìn của nhà tư tưởng, nhà triết học nên còn nhiều vấn đề chưa được đề cập như lịch sử truyền thừa của dòng Thiền Trúc Lâm, vai trò của Thiền phái Trúc Lâm đối với đời sống xã hội, cũng như quá trình phục hưng lại Thiền phái Trúc Lâm ở Đông Nam bộ. 6 Ngoài ra, còn có những công trình, ấn phẩm của các Hòa thượng tu Thiền, luôn có tâm huyết trong nghiên cứu cũng đề cập nhiều đến Thiền phái Trúc Lâm và các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. Công trình được sưu tầm và biên soạn của Hòa thượng Thích Đạt Ma Quán Hiền (2013) “Thiền tông Việt Nam – Trên đường phục hưng và hoằng hóa” tập 1, Nxb Tôn giáo. Đây là công trình được sưu tầm công phu viết dưới góc độ tôn giáo về Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX được phục hưng và hoằng hóa bởi một thiền sư xuất thân từ miền sông nước Hậu Giang – Hòa thượng Thích Thanh Từ. Trong tập 1 của công trình chủ yếu khái quát những giai đoạn hình thành công cuộc phục hưng và hoằng hóa Thiền tông Việt Nam. Do những điều kiện lịch sử, dòng Thiền đã có một thời mai danh ẩn tích. Vì vậy, công trình này được viết nhằm mở ra một lối nhìn thiết thực, sinh động và đa dạng hơn về Thiền Việt Nam và lấy đó làm nền tảng tu hành Phật pháp của giới tăng, ni và Phật tử trong thời kỳ mới. Trong công trình “Thiền tông Việt Nam – Trên đường phục hưng và hoằng hóa”, trong chuyên mục ba “Dòng đời duyên biến đổi – Bệ đá đạo nhân ngồi”, chương 3 của chuyên mục này đề cập trực tiếp đến các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. Khái quát trên các vấn đề như quá trình khai sơn lập viện, các giai đoạn hoạt động phát triển của Thiền viện… Nhưng chưa đề cập đến dấu ấn Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện này. Tuy nhiên, đây là một công trình làm tỏa sáng ánh lửa Thiền Trúc Lâm Yên Tử từ hơn 700 năm trước, một sức sống mạnh liệt của dòng Thiền Việt Nam được Hòa thượng Thích Thanh Từ phục hưng và hoằng hóa từ vùng Đông Nam bộ. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho chủ nhiệm đề tài có thể kế thừa trong việc tìm hiểu và nghiên cứu. Một ấn phẩm khác được viết bởi Hòa thượng Thích Thanh Từ (1997), “Ba vấn đề trọng đại trong đời tu của tôi”, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Đây là công trình viết mang tính chủ quan của Hòa thượng Thích Thanh Từ khi về cuộc đời tu hành của mình. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Thanh Từ là Tổ khai sơn Thiền viện Thường Chiếu cho nên việc tìm hiểu về cuộc đời tu hành của Hòa thượng sẽ giúp chúng ta thấy được con đường tu hành và hướng dẫn môn sinh của Ngài tu theo tông phái nào. Trong ấn phẩm này, Hòa thượng chủ yếu lý giải ba vấn đề trong cuộc đời tu hành của mình, đó là “tại sao tôi tu theo đạo Phật”, “tại sao tôi tu Thiền”, “tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần”. Như vậy, ấn phẩm “Ba vấn đề trọng 7 đại trong đời tu của tôi” nêu lên chủ trương và mong muốn khôi phục lại dòng Thiền đời Trần của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Đây là gợi ý quan trọng để tác giả thực hiện nêu lên được dấu ấn Trúc Lâm trong các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (1995), “Thiền học đời Trần”, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Đây là công trình tập hợp lại bài viết của các Hòa thượng về dòng Thiền đời Trần. Nội dung của công trình mang khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Những giá trị tư tưởng cũng như sự truyền thừa của dòng thiền này. Tuy nhiên, công trình chỉ đề cập sự truyền thừa dòng Thiền dừng lại ở tam Tổ Huyền Quang. Trong khi đó, sau triều đại nhà Trần, dòng thiền mang tính nhập thế tích cực này luôn được các bậc sư Tổ duy trì và phát triển, tùy vào mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy, công trình này chỉ đề cập đến các Thiền sư đời nhà Trần. Tuy nhiên, đây là tư liệu quan trọng để chủ nhiệm đề tài kế thừa trong quá trình thực hiện chương 1 của bài khóa luận tốt nghiệp. Trong hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định – Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh (2002), bài tham luận “Phục hưng Thiền Trúc Lâm Yên Tử” của hòa thượng Thích Thanh Từ. Bài tham luận không dài nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc khi đề cập đến những giá trị của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Qua đó chủ trương phục hưng lại dòng Thiền Việt Nam – Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trong bài tham luận này, Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng đã khái quát từng giai đoạn phục hưng lại dòng Thiền Trúc Lâm, nêu lên tư tưởng cốt yếu của dòng Thiền là “phản quan tự kỷ”. Tuy nhiên, bài tham luận cũng chỉ dừng ở mức luận giải vấn đề của Hòa thượng dưới góc nhìn của tôn giáo. Ngoài ra, sau chuyến đi ra Bắc nhằm tìm lại cội nguồn, gốc tích Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Hòa thượng Thích Thanh Từ (1990). Sau đó, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã cho ra đời công trình “Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ XX”. Đây là công trình Hòa thượng Thích thanh Từ đã đúc kết và đưa ra đường lối tu cho hành giả tu Thiền Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu của tăng ni và Phật tử tu Thiền. Công trình phần nào cũng cho thấy, sức sống bền bỉ của Thiền phái Trúc Lâm sau bao năm ẩn tích giờ đã mở ra một trang sử mới cho dòng Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với những giá trị lịch sử – văn hóa, những tư 8 tưởng mang tính thời đại, đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa quan tâm, không chỉ thể hiện qua các công trình mà còn thể hiện ở dưới dạng báo chí, tập san… Bài báo của Ths. Lê Bình Phương Luân (2012), “Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với sự chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn” đăng trên tạp chí Khoa học (Đại học Huế), tập 67A, số 7, trang 123. Nội dung bài báo đề cập đến là những tiền đề hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm. Với sự phát triển thịnh trị của triều Trần dưới tư tưởng của Thiền Trúc Lâm và sự phục hưng theo truyền thống đó của chúa Nguyễn để bảo vệ non sông Việt Nam. Đây được xem là sức sống tìm ẩn của dòng Thiền Trúc Lâm sau khi trải qua bao thăng trầm của từng triều đại trong lịch sử. Tuy nhiên, bài báo được nhìn nhận dưới góc độ tư tưởng triết lý nhưng đây là nguồn tài liệu minh chứng thêm và làm rõ hơn giá trị của Thiền Trúc Lâm trong lịch sử cũng như hiện tại. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (2008) “Kỷ yếu 700 năm ngày viên tịch sơ Tổ Trúc Lâm – 6 năm thành lập Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử”, Nxb Tôn giáo. Đây là công trình cho thấy, sự phục hưng lại dòng Thiền Trúc Lâm sau 700 năm ẩn danh. Qua đó thấy được những giá trị lịch sử và văn hóa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, để cho các bậc hậu bối tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa. Kỷ yếu là tập hợp các bài viết của các Hòa thượng về Thiền phái Trúc Lâm, cũng như những giá trị của việc tu Thiền. Kỷ niệm 6 năm thành lập Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, cho thấy sự tìm về cội nguồn của bậc ân sư (Hòa thượng Thích Thanh Từ) trong quá trình mồi đèn nối lửa cho sự phát triển Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra, đề cập trực tiếp đến các Thiền viện như Thiền viện Thường Chiếu có “Kỷ yếu 25 năm Thiền viện Thường Chiếu (1974 – 1999)”, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Thiền viện Viên Chiếu có kỷ yếu “Viên chiếu 30 năm (1975 – 2007”, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh… Các bài viết trong kỷ yếu chủ yếu do các Hòa thượng thực hiện. Vì vậy các số liệu về Thiền viện cũng được tin cậy. Tuy nhiên về việc nêu biểu hiện của Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện thì ít hoặc hầu như không đề cập đến và đặc biệt chưa thấy được giá trị to lớn của dòng Thiền này đối với đời sống cư dân địa phương. Các bài viết chủ yếu là những hoài niệm của các Thiền sư về một quá khứ xây dựng tông phong đầy chông gai và thử thách. 9 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nội dung của báo cáo khóa luận được cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM. CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG CÁC THIỀN VIỆN Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI. CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÁC THIỀN VIỆN Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI. Chương 1: Trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thấy được những tư tưởng tích cực mang đậm tính nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm. Qua đó, rút ra những đặc trưng cơ bản của Thiền Trúc Lâm làm nền tảng để đối chiếu với Thiền phái Trúc Lâm phục hưng ở Đông Nam bộ. Chương 2: Trình bày những yếu tố Trúc Lâm trong các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai như các tên gọi, kiến trúc Thiền viện, thờ tự trong Thiền viện hay đời sống tu tập theo tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm trong các Thiền viện (Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu) ở Long Thành, Đồng Nai. Chương 3: Qua những yếu tố trong chương 2, có thể khẳng định các Thiền viện ở Long Thành, Đồng Nai là Thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử. Từ đó, rút ra một số vai trò to lớn của các Thiền viện. Cho thấy được giá trị to lớn của dòng Thiền Việt Nam. 10 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm được hình thành trên cơ sở những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá nhất định trong tiến trình lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên cầm quyền (1226 – 1399), sau khi lên nắm quyền triều đại nhà Trần chủ trương thiết lập một hệ tư tưởng mới cho riêng mình nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc về ý thức hệ với nước ngoài, thống nhất ý thức dân tộc và duy trì trật tự xã hội. Việc thiết lập tư tưởng mới, nhà Trần không phủ nhận những giá trị tư tưởng của triều đại nhà Lý trước đó. Vì vậy, trong tác phẩm “Khóa Hư Lục” của Trần Thái Tông, Ông trình bày những học thuyết của mình cũng dựa trên cơ sở những tư tưởng của nhà Lý. Ngoài ra, ý tưởng sáng lập một hệ tư tưởng mới của nhà Trần trải qua ba cuộc chiến tranh xâm lược chống quân Mông – Nguyên, tiếp diễn đến đời vua Trần Nhân Tông – người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Thiền phái Trúc Lâm ra đời trong hoàn cảnh mà nền văn hoá, tư tưởng của Việt Nam lúc đó chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc, ba Thiền phái trước đó là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường là những Thiền phái mang màu sắc Ấn Độ và Trung Quốc. Tư tưởng văn hoá bao trùm là Phật giáo và Nho giáo. Nhà Trần luôn đề cao ý thức độc lập dân tộc tự cường của nước Đại Việt, điều này đòi hỏi cần có một ý thức hệ độc lập tương ứng, chính vì vậy mà Phật giáo phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử ra đời để đáp ứng những yêu cầu của dân tộc. Hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng đã có những tác động nhất định đối với sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm. Giai đoạn triều đại nhà Trần cầm quyền, nhà nước cho phép bán ruộng công thành ruộng tư. “Năm 1254 triều đình cho phép bán ruộng công làng xã làm ruộng tư, mỗi diện (mẫu) 5 quan” [12: 82]. Từ đó, ruộng đất biến thành hàng hoá và việc mua bán cướp đoạt ruộng đất trong giới quý tộc cũng như trong nhân dân trở nên phổ biến dưới triều đại nhà Trần. Việc sở hữu tư nhân về ruộng đất trong suốt chiều dài lịch sử nhà Trần đã tạo nên những biến đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội. Ngoài ra, nhà Trần một mặt thi hành chính sách hôn nhân trong dòng tộc nên phần lớn giai cấp lãnh đạo then chốt trong điều đình là người nhà Trần, nhưng mặt khác do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử mà trong giai cấp lãnh đạo luôn có sự bổ sung 11 những người ngoài tông tộc – những nhà Nho trí thức, vì vậy giai cấp quý tộc nhà Trần đã có sự phân hoá, một bên là tôn thất nhà Vua có thế lực và sản nghiệp, có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo và một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ và đề cao Nho giáo. Chính vì sự đả kích phủ nhận Phật giáo của giới Nho sĩ, nên giới quý tộc tôn thất nhà Trần luôn dùng quyền lực chính trị cũng như thế lực kinh tế để chấn hưng Phật giáo, nhằm tạo thế vững chắc cho triều đình, tạo được sự đồng lòng của nhân dân để duy trì trật tự xã hội. Vì vậy, dưới triều đại nhà Trần Phật giáo luôn phát triển rực rỡ. Quá trình hình thành và phát triển Thiền Phái Trúc Lâm là một quá trình lịch sử lâu dài gắn liền với từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền chính thống của Việt Nam đời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông (1278 – 1308) khai sáng. “Vua Trần Nhân Tông không chỉ được biết đến là vị vua anh minh, một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà tu hành mẫu mực” [37]. Thiền phái Trúc Lâm được xem là sự tiếp nối của phái Thiền Yên Tử. Tông phái Thiền Yên Tử xuất phát từ chùa Vân Yên (sau đổi thành Hoa Yên) ở núi Yên Tử mà vị Tổ khai sơn là thiền sư Hiện Quang (Thiền sư Hiện Quan là đệ tự của Thiền sư Thường Chiếu và là vị Tổ đầu tiên của dòng thiền Yên Tử). Sau khi Thiền sư Hiện Quang viên tịch, vị Tổ thứ hai của phái thiền Yên Tử là Thiền sư Viên Chứng (hiệu Trúc Lâm) là người thầy của Vua Trần Thái Tông, vị Tổ truyền thứ ba là Đại Đăng Quốc sư, Ngài đã từng về kinh thành Thăng Long để hành đạo và tiếp nhận thêm dòng Thiền Lâm Tế từ Thiền Sư Thiên Phong người Trung Hoa. Tiêu Dao Tổ sư (người thầy của Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng là người truyền giới pháp cho vua Trần Nhân Tông khi xuất gia) là vị tổ thứ tư của phái Thiền Yên Tử, vị tổ thứ năm của phái Thiền Yên Tử là Thiền sư Huệ Tuệ. Theo dòng truyền Yên Tử thì Đại đầu đà Trúc Lâm – Phật Hoàng Trần Nhân Tông thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống nhất ba dòng Thiền trước đó ở Việt Nam, đó là Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thiền Thảo Đường thành Thiền phái Trúc Lâm và trở thành Sơ Tổ đầu tiên của Thiền phái. Tuy nhiên “Ông (Trần Nhân Tông) vẫn tự xem mình là Tổ thứ sáu của thiền phái Yên Tử” [30: 107]. Như vậy, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là sự tiếp nối, phát triển và dung hợp tất cả các dòng Thiền lại với nhau tạo nên nền tảng Phật giáo chính thống của Việt Nam, một nền tư tưởng Phật giáo mang đậm tính nhập thế. 12 Phật Hoàng Trần Nhân Tông (là con của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu) mộ đạo từ khi còn nhỏ. Thuở thiếu thời, Ngài theo học Thượng sĩ Tuệ Trung và tư tưởng triết lý của Ngài cũng bị ảnh hưởng bởi người thầy của mình, chính Thượng sĩ Tuệ Trung là người giúp vua Trần Nhân Tông nhận được tông chỉ thiền, khi Ngài Thượng sĩ đáp về tông chỉ thiền “Phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa là soi sáng lại chính bản thân mình là cái gốc, không từ bên ngoài mà có được. Năm Ngài 21 tuổi lên ngôi Hoàng Đế (1279) lấy hiệu là Nhân Tông. Ngài phải cầm quân đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông hai lần (năm 1285 và năm 1288). Năm 35 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông (năm 1293), năm 41 tuổi Ngài vào núi Yên Tử xuất gia tu hành, lấy hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử [23: 231, 232]. Như vậy, xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu Đà thuộc thế hệ sáu, do Ngài có một trí tuệ đặc biệt và tri thức Phật học sâu sắc, Ngài đã thống nhất các Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm và trở thành Tổ đầu tiên của dòng Thiền này. Từ đây dân tộc Việt Nam có một Thiền phái với vị Tổ sư là người Việt Nam. Có thể nói, đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, như nhận định của Nguyễn Lang: “Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của một nền văn hóa Việt Nam độc lập, nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ được cá tính đặc biệt của mình” [6: 482]. Quá trình phát triển của Thiền phái Trúc Lâm gắn liền với sự hưng thịnh của triều đại nhà Trần và hoạt động truyền giáo của tam Tổ Trúc Lâm. Sau khi xuất gia, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đã đi khắp nơi trong nước giảng giải về đạo đức về mười điều Thiện của Phật giáo (Thập thiện). “Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), Điều Ngự (Trần Nhân Tông) đi khắp thôn quê, khuyên dân chúng phá bỏ các dâm từ (Những nơi thờ tự các tượng thần lõa thể và sinh thực khí), và thực hành giáo lý Thập thiện” [30: 117]. Việc làm của Trần Nhân Tông nhằm phổ biến giáo lý Phật giáo trên đất nước, xây dựng xã hội theo nền tảng Phật giáo. Đặc biệt bản thân Ngài là một vị Vua, đã vứt bỏ nếp sống vàng ngọc của một vị Vua theo một nếp sống thực sự đạo hạnh, giản dị và trong sáng của một nhà tu hành. Vì vậy, những 13 giáo lý của Ngài nhanh chóng thâm nhập vào đời sống của nhân dân và tạo sự phát triển vững chắc của Thiền phái Trúc Lâm. Trong công cuộc xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông nhận thấy cần phải có người để kế vị mình trong việc phát triển Thiền phái. Tuy nhiên, tìm người kế vị không chỉ cần người có học, có đức mà còn có tài năng tổ chức để giúp cho Thiền phái phát triển. Trong quá trình đi truyền đạo của mình tại thôn Nam Sách, Trần Nhân Tông đã gặp Đồng Kiên Cương (Nhị Tổ Pháp Loa). Nhận thấy được tài năng, trí tuệ cũng như đạo đức của Đồng Kiên Cương. Năm 1308 Điều Ngự (Trần Nhân Tông) đã tổ chức truyền y bát trong một buổi lễ long trọng tại chùa Siêu Loại có Vua và cả triều đỉnh tham dự [23: 249]. Đồng Kiên Cương đã trở thành nhị Tổ Trúc Lâm, lấy pháp hiệu là Pháp Loa. Nhị Tổ Pháp Loa là người rất thông minh, trí tuệ, mới sinh ra đã có biểu hiện của sự quy y. Thiền phái Trúc Lâm dưới sự hướng dẫn của nhị Tổ Pháp Loa cũng phát triển rất mạnh: “Trong thời gian Pháp Loa hành đạo, số lượng tự viện của giáo hội Trúc Lâm tăng lên rất nhiều, phong trào học Phật lan rộng, số lượng người xuất gia và quy y cũng tăng nhanh chóng, trong giới quyền quý cũng có nhiều người xuất gia hoặc quy y. Nhưng Phật sự đáng kể nhất của đời Pháp Loa là ấn hành Đại tạng Kinh” [6: 314]. Ngoài Nhị tổ Pháp Loa, sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm có sự đóng góp lớn của Tam Tổ Huyền Quang. Năm 1317, được Pháp Loa truyền tâm ấn, ngài trụ trì ở chùa Vân Yên núi Yên tử [23: 265]. Nơi đây đã qui tụ hàng nghìn tăng theo học. Ngài cũng in kinh, mở hội bố thí cho những người nghèo khổ…. Như vậy, Sư Điều Ngự cùng với các vị đệ nhị tổ Pháp Loa, tam tổ Huyền Quang đã nối tiếp truyền thừa và mở rộng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua 23 vị Thiền sư [xem phụ lục 1]. Tuy nhiên, triều đại nhà Trần suy sụp thì Thiền phái Trúc Lâm cũng vắng bóng. Sự vắng bóng này không phải là sự kết thúc của một dòng Thiền chính thống của Việt Nam. Bởi sự tác động của hoàn cảnh lịch sử (sự độc tôn Nho giáo sau triều đại nhà Trần) mà các Thiền sư của thiền phái Trúc Lâm buộc phải mai danh ẩn tích. Nhưng tâm thiền chính là mạng mạch duy trì, sức sống mạnh liệt của Thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra, khi nhà Minh đặt ách đô hộ nước ta (1407 – 1427) và nhìn nhận thấy được tính ưu Việt của Thiền phái Trúc Lâm – một Thiền phái mang tính nhập thế tích cực, không chỉ phục vụ cho việc hành đạo mà còn trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc. Vì vậy, 14 bằng mọi cách nhà Minh muốn xóa bỏ dòng Thiền chính thống này của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sự vắng bóng của Thiền phái Trúc Lâm trên nền văn hóa Đại Việt thời gian dài. Như vậy, hoàn cảnh lịch sử của đất nước đã làm cho các danh tăng tài giỏi của Thiền phái Trúc Lâm buộc phải sống ẩn dật. Sự vắng bóng của Phật giáo nói chung và Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, cũng là lúc Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Dưới triều Lê sơ, Nho giáo được đề cao như một tư tưởng chính thống và hạn chế các tôn giáo phi chính thống. “Các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như Phật, Đạo, lấy cớ là sợ lòng dân phân tán. Lê Thái Tổ quy định sư tăng phải trên 50 tuổi, phải qua kỳ thì khảo hạnh, nếu trượt phải hoàng tục. Triều đình Lê Sơ cấm quý tộc, quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (điều luật 301 luật Hồng Đức) cấm quan liêu trong triều đình kết giao với tăng, đạo” [12: 125]. Tuy vậy, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, do những yếu tố phù hợp với văn hóa, tâm linh và đời sống của cư dân Việt, nên dòng Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm vẫn luôn được các bậc Sư Tổ duy trì và phát triển không ngừng. Ngày nay, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử đã được hồi phục và phát triển mạnh mẽ bởi cách tu tập, triết lý vẫn mang đậm tính thời đại. 1.2. Tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Thiền phái Trúc Lâm ra đời đã mang một màu sắc mới cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Đại Việt. Bởi sự kết hợp từ ba dòng Thiền tồn tại trước đó ở nước ta là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thiền Thảo Đường. Thiền phái Trúc Lâm đã dung hợp tinh thần tích cực của Nho, Đạo và tín ngưỡng dân gian truyền thống của Đại Việt, chính sự kết hợp này đã giúp cho Thiền phái Trúc Lâm tồn tại lâu dài với dân tộc, thâm nhập vào đời sống xã hội (từ trí thức đến người ít học, từ quý tộc quan lại đến dân thường). Tư tưởng cốt yếu của Thiền Tông truyền thống Phật giáo là “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” [40]. Có nghĩa là sự giác ngộ không lệ thuộc vào các phương tiện di chuyển tải văn tự, kinh điển, chỉ cần thông qua tâm linh trực quán mà kiến tánh thành Phật. Đối với Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm cũng là “kiến tánh thành Phật” nhưng khác biệt là Thiền phái Trúc Lâm xuất phát từ nhận thức Phật giáo ở trong lòng, từ trong thân tâm của mỗi 15 con người, ai cũng có thể thành Phật. Điều này được minh chứng, sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông giác ngộ chân lý Thiền, Ngài đã chủ động kết hợp giảng kinh thuyết pháp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển những lời kinh chết trong sách vở thành những bài kinh sống trong mỗi con người và làm sáng thân tâm trong con người. Ngoài ra, tư tưởng của dòng Thiền Trúc Lâm còn thể hiện“Không kể là đại ẩn hay tiểu ẩn, không kể tại gia hay xuất gia, không kể là tăng hay tục, cốt yếu là biện tâm, không phân biệt trai gái, sao còn chấp tướng” [30: 111,112]. Đây là chủ trương, tôn chỉ mang đậm màu sắc của dòng Thiền Việt Nam, ai cũng có thể thành Phật, thành một thành viên của Thiền phái Trúc Lâm để chuyển hóa thân tâm của mỗi con người góp phần tích cực cho đời. Việc Tam Tổ Trúc Lâm đến các thôn cùng, xóm vắng thuyết pháp, khuyên dân tu Thập Thiện chính là việc hướng dẫn cho dân soi sáng lại chính mình để nhận ra Phật ở chính thân tâm mình. “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” là kim chỉ nam cho đường lối tu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng này ảnh hưởng bởi Thượng sĩ Tuệ Trung – bậc thầy của Vua Trần Nhân Tông. Giải thích cho việc tại sao phải “phản quan tự kỷ”, Hòa thượng Thích Thanh Từ (người khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm thời đương đại) viết bài tham luận trong Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định – Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh, nêu rõ “Người tu Phật phải biết đúng như thật nơi thân tâm mình. Chúng sanh mê lầm, nên mọi sinh hoạt đều phục vụ cho mình, mà thật sự không biết mình là gì. Do mê lầm sinh ra kiến chấp sai lạc, tạo không biết bao nhiêu lỗi làm khổ mình và khổ mọi người. Soi sáng lại thân tâm mình thấy đúng như thật thì mọi kiến chấp đều phá vỡ, đem lại sự an lạc cho mình và mọi người” [3: 301]. Thiền phái Trúc Lâm luôn khẳng định Phật luôn ẩn trong tâm mỗi con người, chẳng cần phải tìm kiếm nơi nào, hãy soi xét lại chính bản thân mình. Quan niệm này thể hiện rất rõ qua bài phú chữ Nôm “Cư Trần Lạc Đạo Phú” của Trần Nhân Tông Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa Khuân khuây bản nên ta tìm bụt. Đến biết hay chính bụt là ta Đây là những tinh túy của dòng Thiền Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm. Một tư tưởng Phật tại tâm thật sự lạc quan, đề cao yếu tố con người, mang đầy sức sống và tinh thần nhập thế của dòng Thiền. Ngoài ra, tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm còn thể hiện ở lối sống thanh tịnh và an lạc “ở đời vui đạo”, đây cũng chính 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất