Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa pháp ở việt na...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa pháp ở việt nam dưới vương triều nguyễn (1802 – 1884)

.PDF
80
1
60

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2012-2016 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC VĂN HÓA PHÁP Ở VIỆT NAM DƯỚIVƯƠNG TRIỀU NGUYỄN Chuyênngành GVHD SVTH MSSV Lớp : SưphạmLịchSử : TS NgôHồngĐiệp : VũChiếnThắng : 1220820072 : D12LS02 BìnhDương, tháng 4 năm 2016 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Lịch sử đã nhìn nhận sự giao lưu tiếp biến văn hoá đã đang và sẽ luôn xảy ra trong lịch sử loài người. Đó là một nhu cầu tất yếu, một quy luật khách quan của sự phát triển. Bước sang thời kì cận đại, chủ nghĩa thực dân đã dùng chính sách văn hóa làm công cụ để tiến hành xâm lược các nước trên thế giới. Khiến các quốc gia lúc này phải đối mặt với một thử thách hoặc là phải thay đổi bản thân để trở nên phù hợp với sự phát triển của thời đại hoặc là sẽ trở thành một quốc gia bị tụt hậu so với thế giới và cuối cùng là bị xâm lược, mất chủ quyền. Việt Nam bấy giờ cũng phải đối mặt với thử thách đó. Tiếp xúc với văn hoá phương Tây và quá trình chuyển biến văn hoá – xã hội ở Việt Nam thời cận đại lúc này là một vấn đề lớn trong tiến trình lịch sử văn hoá nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Thời kỳ cận đại, Việt Nam trở thành một thuộc địa của thực dân Pháp. Từ rất sớm, thực dân Pháp đã có chính sách và ý đồ đồng hoá văn hoá nước ta, xoá bỏ ảnh hưởng Nho học, hạn chế những giá trị truyền thống, tạo một môi trường văn minh cưỡng chế những giá trị truyền thống, tạo ra một môi trường văn minh phương Tây cưỡng chế, du nhập hầu hết những loại hình sinh hoạt văn hoá Pháp vào Việt Nam nhằm thống trị nước ta lâu dài. Trong gần một thế kỷ thống trị nước ta, thực dân Pháp đã có hàng loạt chính sách nhằm đưa văn minh phương Tây vào nước ta với “sứ mệnh khai hoá văn minh”. Trong quá trình đó, văn hoá – xã hội Việt Nam đã dần dần có sự chuyển biến, cùng với sự thay đổi mô hình, thiết chế văn hoá, các hình thức sinh hoạt văn hoá mới cũng dần hình thành ở nước ta. Trên cơ sở văn hoá truyền thống, dân tộc ta đã tiếp thu - tiếp biến những giá trị văn hóa mới của phương Tây và biến nó thành những giá trị văn hoá mới. Cuộc đụng độ và tiếp xúc với nền văn hoá Pháp ở nước ta trong giai đoạn này đã để lại nhiều di sản văn hoá quý giá, đặc biệt là tạo ra tiền đề của sự phát triển đất nước theo hướng hiện đại hoá sau này. Sự chuyển sâu sắc về cơ cấu kinh tế - xã hội cũng như thể chế chính trị, trong đó sự sụp đổ của nhà nước phong kiến - triều Nguyễn, sự xuất hiện chế độ thuộc địa, sự giải thể xã hội truyền thống và sự ra đời một xã hội theo mô hình phương Tây, đặt văn hoá Việt Nam đứng trước áp lực của thời đại. Tất cả điều đó đã tạo nên những chuyển biến căn bản về mô hình, thiết chế, đến các thành tố văn hoá, kể cả lối sống. Do tầm quan trọng, phức tạp của vấn đề lịch sử đặt ra, để làm rõ những vấn đề của sự tiếp xúc văn hoá này, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra đánh giá, nhận xét, viết bài. Tuy nhiên, khoa học là vô cùng - đặc biệt là khoa học lịch sử. Thế nên với việc tìm hiểu về sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam, em xin được tập trung vào là làm rõ những vấn đề về sự tiếp xúc văn hoá Pháp – Việt trong những năm 1802 – 1884 khi mà đất nước về cơ bản vẫn còn nằm dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn. Chính vì những lý dó trên nên em đã chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp ở Việt Nam dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1884)” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành lịch sử. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Cho tới nay, vấn đề tiếp xúc văn hóa là vấn đề rất được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình chú ý và đồng thời cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề văn hoá ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong từng giai đoạn lịch sử khác trong. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp ở Việt Nam dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1884)”, em đã thừa hưởng được một số công trình nghiên cứu, nguồn tài liệu liên quan đến đề tài tiêu biểu như: Tác giả Huỳnh Công Bá với hai tác phẩm: Lịch sử văn hoá Việt Nam, Nxb. Thuận Hoá, 2012 và Cội nguồn và bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Thuận Hoá, 2012. Đã có những bài viết, công trình nghiên cứu và đã phần nào làm sáng tỏ một số vấn đề: Lịch sử văn hoá Việt Nam, Nxb. Thuận Hoá, 2012. Trình bày về những vấn đề của nền văn hoá Việt Nam từ khi hình thành cho đến tận giai đoạn ngày nay, tác phẩm đã có những dấu nhấn riêng biệt từ đó hình thành nên một hệ thống bố cục bài viết xuyên suốt vừa sinh động, vừa mang tính sử liệu cao rất phù hợp để phục vụ cho quá trình tìm hiểu về những vấn đề văn hoá trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, trong tác phẩm cũng có một phần viết về văn hóa Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp và tiếp biến văn hoá phương Tây với nội dung khá đầy đủ và toàn diện đặc biệt bắt đầu từ giai đoạn Pháp thuộc. Cội nguồn và bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Thuận Hoá, 2012. Trình bày lại hệ thống, rà soát những cội nguồn và giá trị đặc trưng trong bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, nhằm làm cơ sở cho công tác giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Không chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam về ý thức bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Việt mà còn trang bị cho họ những hiểu biết về bản sắc văn hoá dân tộc đã từng làm nên “cái hồn dân tộc Việt Nam”. Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam – phương Tây được viết ở phần ba trong chương số 4 cũng nhằm mục đích đó. Từ việc thấy được đặc điểm, tình hình cho tới sự tiếp nhận những tư tưởng mới của văn hoá phương Tây và tiếp biến nó để trở nên phù hợp với nền văn hoá Việt Nam. Tác giả Phan Ngọc với tác phẩm: Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá – Thông tin, 2013. Công trình này đã góp phần xây dựng một nghành khoa học đang trên đà hình thành ở nước ta đó là văn hoá học, nhằm cung cấp một số khái niệm để phục vụ cho nghiên cứu về bản sắc văn hoá Việt Nam. Trong đây có một chương về sự giao lưu văn hoá từ cổ chí kim đến hiện tại, vấn đề tiếp xúc văn hoá Đông Tây trong công trình này được được hiện thực hoá bằng bài viết về sự tiếp xúc văn hoa Việt – Pháp, qua đó cho thấy được sự khác biệt về mặt nhận thức luận của tiếp xúc văn hoá Việt – Pháp khác tiếp xúc văn hoá Việt – Hoa như thế nào. Tác giả Đào Duy Anh với tác phẩm: Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Nhã Nam Thế Giới, 2014. Trình bày về lược sử văn hoá của người Việt như một dân tộc, một văn hoá. Với những dòng mô tả, nhận xét nhẹ nhàng về cả sinh hoạt vật chất và tinh thần của dân tộc việt. Cuốn sách đã trình bày được cái di sản văn hoá trong dòng chảy lịch sử, đồng thời vẫn giữ được nét hồn nhiên, thoải mái, phóng khoáng khi viết. Với vấn đề tiếp xúc văn hoá của Việt Nam với phương Tây, tác giả đã lồng nó vào trong quá trình viết về văn hoá Việt Nam trên một chặng đường chung và đã làm rõ được một số vấn đề về thành tựu văn hoá Đông Tây thời cận đại như kiến trúc, văn học, chữ viết... Do trình bày về sự tiếp xúc văn hoá Đông Tây trong một bối cảnh văn hoá chung như thế nên người đọc phải cần có sự chọn lọc tinh tế để có thể lấy làm dẫn chứng hay dẫn luận cho những bài nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Khắc Thuần với tác phẩm: Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam tập 5, Nxb. Thời Đại, 2012. Đây là tập thứ năm, tập cuối cùng trong trong seri sách cùng tên. Ngoài tên gọi chung thì tập này có tên gọi riêng là “Văn hoá Việt Nam thế kỷ XIX” . Trình bày về sự chuyển biến văn hoá thế kỉ XIX - thế kỉ của nhà Nguyễn. Tuy rằng từ 1858, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta và cùng sau đó là hàng loạt các cuộc tấn công dồn dập, đến năm 1884, thực dân Pháp đã buộc triều đình Nguyễn phải kí hiệp ước đầu hàng, lúc này những chuyển biến của đời sống văn hoá lúc bấy giờ diễn ra chậm hơn nhiều so với chuyển biến của đời sống chính trị. Sự tiếp xúc văn hoá Đông – Tây được thể hiện qua những chương viết về mối quan hệ bang giao với phương Tây và sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam trước những thử thách mới. Tác giả Trần Ngọc Thêm với tác phẩm: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1999. Trình bày về những đặc trưng cơ bản cùng một số quy luật hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam. Theo đó đã hệ thống văn hoá Việt Nam thành bốn thành tố và xem xét nó một cách đồng đại, nhưng trong mỗi thành tố, mỗi bộ phận của thành tố lại hướng tới cái yếu đó lịch sử chung. Tiến trình văn hoá được bao trùm lên toàn bộ nội dung cuốn sách, đi từ khởi đầu hình thành nền văn hoá cho tới sự giao lưu văn hoá. Cuối cùng là xem xét cuộc đối mặt đang diễn ra giữa nền văn hoá cổ truyền với nền văn minh phương Tây. Tác giả Nguyễn Văn Hiệp với tác phẩm: Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trong đó có một chuyên đề về “Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây ở Việt Nam thời cận đại (1858 – 1945)” đã trình bày về sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và phương Tây bắt đầu hình thành từ thế kỷ XVI. Nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX (1858 – 1945), việc tiếp xúc văn hoá Đông – Tây, điển hình là với văn hoá Pháp diễn ra mạnh mẽ khiến cho giai đoạn này văn hoá Việt Nam vì thế mà có những đặc điểm khác giai đoạn trước. Chuyên đề đã làm rõ phần nào những nét nổi bật đó. Tác giả Bùi Minh Hiền với tác phẩm: Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học sư phạm, 2014. Trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về lịch sử giáo dục Việt Nam. Với vấn đề tiếp xúc văn hoá Đông – Tây thời cận đại ở Việt Nam, cuốn sách đã làm rõ sự du nhập của giáo dục Pháp vào nước ta cũng như tính cưỡng chế về giáo dục đối với người Việt, đồng thời cũng đã cho thấy sự tiếp biến trên khía cạnh giáo dục giữa Việt Nam với nền giáo dục Pháp thời cận đại. Tác giả Trương Bá Cần với tác phẩm: Nguyễn Trường Tộ con người và di cảo, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2002. Trình bày về sự thay đổi về mặt nhận thức, tư tưởng của những nhà Nho yêu nước thời bấy giờ, những người đã chủ động muốn đưa đất nước cải cách để thoát khỏi sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp. Tiêu biểu trong số những người đó là Nguyễn Trường Tộ, cuốn sách này đã lột tả chân thực sự tiếp biến văn hoá trong một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ bấy giờ. Tác giả Nguyễn Đăng Duy với tác phẩm: Tiến trình văn hoá Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, 2008. Trong cuốn sách có viết một chương khá đầy đủ về thời kì tiếp thu văn hoá phương Tây và công cuộc xây dựng đỉnh cao văn hoá từ thời kì cận đại cho tới hiện đại. Bài viết đã giải quyết được nhiều vấn đề gây thắc mắc như quá trình tiếp thu và cách tân văn hoá diễn ra như thế nào, đồng thời còn cho thấy sự không ngừng phản kháng văn hoá Đông – Tây tại Việt Nam và sự chuyển biến văn hoá từ cuộc xâm lược và khai thác bóc lột của thực dân Pháp. Tác giả Trần Thuận với tác phẩm: Thái độ của Sĩ Phu Việt Nam (thời tiếp xúc văn hoá Đông – Tây), Nxb. Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2014. Đã tập trung phân tích và làm rõ thái độ của sĩ phu Việt Nam trước sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây ở cả hai giai đoạn: trước 1858 và từ sau 1858. Trên cơ sở tìm hiểu chính sách của nhà nước Việt Nam trong quá trình tiếp xúc Đông – Tây, trước sự du nhập của tư bản phương Tây vào Việt Nam, cuốn sách đã phân tích và làm rõ được những diễn biến từ tưởng cho tới hành động của các sĩ phu tiêu biểu thời kì này. Tác giả Lại Phi Hùng với tác phẩm: Đại cương văn hoá Việt Nam, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, 2013. Trình bày một cách dễ hiểu về văn hoá Việt Nam với nội dung khá đầy đủ về tổng thể văn hoá Việt Nam. Thế nhưng với vấn đề tiếp xúc văn hoá Đông – Tây, trong suốt một chặng đường lịch sử cận đại thì vẫn còn nhiều khoảng trống, cuốn sách chỉ tập chung đề cập về một số thành tựu của quá trình tiếp xúc văn hoá Đông Tây như những thành tựu về kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo... mà chưa làm rõ được mối liên kết của vấn đề thời đại lịch sử đã dẫn đến những tác động như thế nào đối với sự tiếp biến văn hoá ở Việt Nam trong thời điểm này. Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu cũng viết về vấn đề tiếp xúc văn hoá Đông – Tây ở Việt Nam thời cận đại và được đăng trên các tạp chí như: Bài viết “Tiếp biến văn hoá Pháp - Việt: Một không gian chuyển tiếp” của tác giả Trần Thu Hương được in trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 2 (2014) 34-41. Trong bài viết này, đã trình bày khá cụ thể từ xu thế tất yếu của thời đại đã dẫn đến sự giao lưu, tiếp biến văn hoá Đông - Tây ở Việt Nam thời cận đại. Tác giả cũng đã làm rõ một số khái niệm về văn hoá và tiếp biến văn hoá. Đặc biệt, bài viết đã trình bày rõ nét sự chuyển dịch từ văn hoá Pháp đến văn hoá Việt Nam và đồng thời cũng đã cho thấy sự chống dịch chuyển giữ hai nền văn hoá trên nhiều khía cạnh. Bài tiếp “Dấu ấn của giao lưu văn hóa Đông – Tây trong trang phục áo dài Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Phương Thái – Lee Mi Jung được in trên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 163 – 166. Bài viết đã tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất từ bối cảnh lịch sử để cho thấy dấu ấn phương Đông và phương Tây trong thiết kế áo dài – một loại trang phục truyền thống, biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Từ sự nhận diện văn hóa Đông – Tây đó bài viết phần nào khái quát quá trình hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại. Đó là một trong những đặc trưng tiêu biểu cho sự tiếp xúc văn hoá Đông – Tây ở Việt Nam thời cận đại. Bài viết “Về đặc điểm của tầng lớp trí thức Tây học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ được in trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 195-202. Trình bày tóm tắt về Tầng lớp trí thức “Tây học” là nguồn cung cấp đội ngũ lãnh đạo cho hầu hết các phong trào yêu nước, cách mạng, các cuộc vận động xã hội văn hóa, v.v... ở Việt Nam. Đây là tầng lớp được hình thành và phát triển trong quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây ở Việt Nam thời cận đại. Trên đây là một số công trình nghiên cứu đã nói về vấn đề văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tất nhiên đây chỉ là một số nhỏ trong nhiều cuốn sách, nhiều bài viết về vấn đề này. Nhưng trên phương diện là một sinh viên cùng với đề tài khoá luận chỉ đang tập trung làm rõ trong thời gian từ những năm 1802 cho đến năm 1884 nên em đã sử dụng những tài liệu này làm cơ sở cho bài khoá luận của mình. Với đề tài “Bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp ở Việt Nam dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1884)”, là một cố gắng mà em muốn đem lại thêm một cái nữa về sự tiếp xúc văn hoá với Pháp của nền văn hoá Việt Nam thời cận đại. 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài “Bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp ở Việt Nam dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1884)”. Nhằm làm rõ những tác động của quá trình tiếp xúc văn hoá giữa một bên là văn minh phương Đông với một bên là nền văn minh phương Tây mà điển hình là văn hóa Pháp. Góp phần tìm hiểu về quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp – Việt, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu cho sinh viên và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những thành tựu - hạn chế của sự tiếp xúc văn hoá Pháp – Việt và đồng thời đó sẽ là một bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp ở Việt Nam dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1884)”, đặc biệt là nghiên cứu về tình hình văn hoá nước ta dưới thời của triều Nguyễn và sự tiếp biến văn hoá Pháp ở Việt Nam trong thời gian này. 3.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: Đề tài nghiên cứu về sự tiếp xúc văn hoá Pháp ở Việt Nam thời kì cận đại, từ những thành tựu cho đến những hạn chế của sự tiếp xúc văn hoá trong giai đoạn này. Về thời gian: Giới hạn của đề tài nằm trong khoảng thời gian từ năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thiết lập nên nhà Nguyễn đến năm nước ta hoàn toàn mất độc lập tự chủ với hiệp ước Hắc Măng – Pa tơ nốt . Từ đây, nhà Nguyễn vừa phải đối phó với phong trào nông dân liên tiếp xảy ra vừa phải tập trung đối phó với sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây mà cụ thể là thực dân Pháp. Lúc này sự tiếp xúc văn hoá đã đến giai đoạn bị “cưỡng ép”. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp lịch sử và phương pháp logic đây là hai phương pháp căn bản được sử dụng trong khóa luận. Vận dụng phương pháp lịch sử là dựa trên những sử liệu xác thực để miêu tả, khôi phục lại quá khứ như nó đã từng tồn tại. Cụ thể ở đây là khái quát lại các chính sách cụ thể đối với văn hoá của nhà Nguyễn và những chính sách áp đặt văn hoá của thực dân Pháp từ 1858 đến 1884. Phương pháp logic được vận dụng trong việc hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, hình thành ý kiến nhận xét, đánh giá khoa học về vấn đề được nghiên cứu. Hai phương pháp này được vận dụng phối hợp trong toàn bộ bài khóa luận, từ đó làm rõ được những vấn đề tiếp xúc văn hoá trong bài luận. Ngoài ra em còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh… để làm rõ vấn đề đặt ra. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt khoa học: Với những tư liệu có được, khóa luận giúp cho bạn đọc quan tâm có một cách nhìn, đánh giá, nhận xét rõ ràng và sâu sắc về quá trình tiếp xúc văn hoá Pháp – Việt ở Việt Nam thời cận đại. Cung cấp nguồn tư liệu và 1 số luận chứng, luận cứ để làm rõ vấn đề này. Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần tìm hiểu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, sự tiếp biến văn hoá Pháp – Việt trên từng khía cạnh, những chính sách văn hoá quyết định đến vận mệnh dân tộc, từ vấn đề đồng hóa cho tới chống đồng hóa với các nền văn hóa ngoại lai đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay khi Việt Nam đang tiến tới hòa mình hội nhập với thế giới về cả kinh tế lẫn văn hóa, quyết định đến khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Đồng thời khóa luận là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 6. NGUỒN TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã kế thừa về tư liệu và cả về lý luận của các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Thực tế đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề tiếp xúc văn hoá Pháp – Việt ở Việt Nam đầu thời kì cận đại nhưng không rõ ràng và thậm chí có sự trùng lập. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, em đã cố gắng khai thác các nguồn tư liệu sau: Một là, các bộ sách như: Đại Nam thực lục, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Đại cương văn hoá Việt Nam, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám, Lịch sử cận đại Việt Nam, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là những tài liệu gốc dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện, niên đại liên quan đến việc nghiên cứu về tiếp xúc văn hoá Đông Tây thời cận đại. Hai là, các tác phẩm giáo trình về vấn đề này như: Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 2, Chính sách văn hoá triều Nguyễn (1802 1884), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1884, Cội nguồn và bản sắc văn hoá Việt Nam... Các tác phẩm đã trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử và một vài nét về tình hình văn hoá của Việt Nam thời cận đại. Ba là, những bài nghiên cứu – những bài viết trên tạp chí khoa học như Tạp chí nghiên cứu lịch sử, các bài luận văn, bài báo cáo trong các hội thảo khoa học về tiếp xúc văn hoá Pháp – Việt. 7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp còn được chia thành 3 chương gồm: Chương 1: Những điều kiện lịch sử của quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp – Việt đầu thời cận đại. Trong chương này sẽ trình bày về những vấn đề lịch sử thời cận đại như tình hình quốc tế, khu vực cũng như tình hình Việt Nam bấy giờ. Đồng thời khái quát về một số chính sách văn hoá của triều Nguyền. Từ đó sẽ có hướng tiếp cận thích hợp để nghiên cứu thêm về sự tiếp xúc văn hoá Pháp – Việt. Chương 2: Quá trình tiếp xúc văn hóa pháp ở việt nam dưới vương triều Nguyễn (1802 – 1884) Trình bày toàn bộ về quá trình tiếp xúc văn hoá từ những năm 1802 cho đến 1884. Sự tiếp xúc văn hoá thời kỳ trước chủ nghĩa thực dân và sự tiếp xúc văn hoá thời kỳ xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Qua đó làm nổi bật được những thành tựu tiêu biểu của sự tiếp xúc văn hoá với phương Tây ở Việt Nam như sự du nhập của Thiên Chúa giáo, sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ đây là những nét tiêu biểu nhất, bên cạnh đó còn làm rõ về sự tiếp biến văn hoá trong một số loại hình văn hoá truyền thống. Chương 3: Một số nhận xét về quá trình tiếp xúc văn hóa Pháp – Việt ở việt nam từ thời 1802 - 1884. Chương này sẽ tập chung nói đến những đánh giá về chính sách văn hoá của Triều Nguyễn, từ đó sẽ có những nhận xét khách quan nhất về quá trình tiếp xúc văn hoá Đông Tây. Đây là những đánh giá được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, cùng đó là có một số suy nghĩ đánh giá riêng của người làm. CHƯƠNG 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC VĂN HÓA PHÁP Ở VIỆT NAM ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI 1.1. Một số đặc điểm lịch sử đầu thời cận đại. 1.1.1. Tình hình quốc tế. Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ (giữa thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển lúc bấy giờ (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) rồi lan toả sức ảnh hưởng của đó ra các nước khác trên toàn cầu với mỗi mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình mỗi quốc gia mà nó tác động (trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội...). Lúc này có sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng, các học thuyết chính trị - xã hội mới song song cùng với sự hình thành bộ máy sản xuất tư sản, tiêu biểu nhất trong đó chính là trào lưu triết học ánh sáng. “Việc phát minh ra máy hơi nước ở Anh cuối thế kỷ XVIII đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp”. Một quá trình công nghiệp hoá diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức sản xuất từ lao động bằng chân tay sang sử dụng các thiết bị máy móc và đã từng bước hình thành một cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh; từ sản xuất quy mô nhỏ lên sản xuất quy mô lớn với sự ra đời của các nhà máy xí nghiệp. Hệ quả tất yếu chính là những thay đổi lớn lao của đời sống xã hội: Hình thành nên các giai cấp mới (giai cấp vô sản và giai cấp tư sản), dân số lúc bấy giờ cũng tăng lên nhanh chóng, đô thị phát triển mạnh, luật pháp ngày càng trật chẽ. [2;389] Đồng nghĩa với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là quá trình thực dân hoá ở các châu lục chậm phát triển. Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu ra sức bành trướng ra khắp thế giới, một mặt để cướp các nguồn nguyên - nhiên liệu ở các vùng đất chưa được khai thác, mặt khác là để chiếm các thị trường tiêu thụ ở những nước đông dân cư. Chính vì thế phương Đông, vùng đất rộng người đông, nơi mà tồn tại nền kinh tế, chính trị lạc hậu đã trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây hướng tới. Thế kỷ VV – XVI, trong thời kỳ phát kiến địa lý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, với sự đồng ý của toà thánh La Mã, đã trở thành những nước tư bản có quyền đi “khai phá” những vùng đất mới và truyền giáo. Trước hành động đó, vua Pháp Francois I đã phẫn nộ mà tuyên bố: “Mặt trời chiếu sáng cho ta cũng như những kẻ khác. Ta rất muốn biết xem điều khoản nào trong kinh Thánh đã gạt ta ra khỏi sự phân chia thế giới”. [19;186] Từ thế kỷ XVIII, cuộc chạy đua xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản ở Châu Á dần dần xác lập vị trí của thực dân Anh và Pháp ở vùng đất này. Trong đó bị loại khỏi cuộc đua là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan chỉ chiếm giữ được một số thuộc địa. Năm 1702, Anh chiếm đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo) làm căn cứ, nhưng đã phải rút chạy vì khoảng một năm sau cuộc đấu tranh của nhân dân trên đảo với sự giúp sức của chúa Nguyễn diễn quá mạnh mẽ. Anh hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ, Malaixia, tiến hành xâm lược Mianma...Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu về kế hoạch xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia. Cuộc “đông tiến” và “tây tiến” của thực dân Anh và Pháp gặp nhau, đọ sức hai bên ở Xiêm (Thái Lan ngày nay). Tuy nhiên do triều đình Xiêm tiến hành hàng loạt cải cách và sự dung hoà lực lượng giữa Anh và Pháp, Xiêm đã trở thành nước đệm (trên thực tế vẫn là nước phụ thuộc Anh). Mỹ tìm đến quốc gia Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX (1852) và hất Tây Ban Nha ra khỏi Philippin vào cuối thời gian này. Cũng trong thời gian đó, là một quốc gia có diện tích rộng lớn của nền văn minh phương Đông. Trung Quốc bắt đầu trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản Âu - Mỹ. Tuy đang trong quá trình suy yếu trầm trọng, thế nhưng với diện tích lên tới 11.139.000 km2 thì Trung Quốc là miếng mồi quá to lớn đối với chủ nghĩa thực dân để có thể nuốt trôi ngay được. Và không thể trong một ngày mà có thể đẩy gần 500 triệu người Trung Quốc lúc đó vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Chính vì lẽ đó, các nước tư bản Phương Tây đã cũng nhau hợp sức để xâu xé Trung Quốc, một miếng bánh khổng lồ của nền văn minh Phương Đông. Trong quá trình đi xâm chiếm thuộc địa của mình, những sản phẩm của nền văn minh phương Tây được các nước tư bản đem đến các thuộc địa này. Những sản phẩm không chỉ có tàu kim hợp, súng trường, đại bác mà còn có cả những tri thức khoa học, những công nghệ mới, lối sống mới và cả những luồng tư tưởng mới... Như vậy, ở đây không chỉ đơn thuần là sự đối đầu về mặt quân sự giữa hai quốc gia mà còn là sự va chạm của các nền văn hoá, văn minh mới nhau. Sự va chạm của văn minh nông nghiệp phương Đông với nền văn minh công nghiệp của phương Tây. Chính vì vậy, sự thắng thế của lực lượng sản xuất tiến bộ hơn lúc này cũng là một yếu tố lịch sử tất yếu khách quan không thể phủ nhận. 1.1.2. Tình hình khu vực. Đến những năm đầu thế kỷ XIX, các quốc gia thuộc khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ biến thành thuộc địa của các nước tư bản Châu Âu. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đó không chỉ là do những thử thách của lịch sử đến từ ngoài biên giới mà còn bộc lộ trong chính bản thân mỗi quốc gia châu Á, khi mà hàng loạt các vấn đề đã xuất lúc bấy giờ và đòi hỏi cần được giải quyết ngay để đem lại sự ổn định cho quốc gia dân tộc. [26;223] Vấn đề đầu tiên, đó là nhìn chung chính quyền phong kiến ở các nước châu Á hầu hết đều bộc lộ sự suy yếu trên nhiều phương diện. Nhìn chung, nó không còn có ý chí, khả năng tập chung quần chúng nhân dân để có thể chống lại quan xâm lược, dù trong hàng ngũ của giai cấp thống trị đã xuất hiện không ít những người yêu nước, có quyết tâm chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc. Hầu hết các nước bị xâm lược, giai đoạn đầu thì triều đình phong kiến của mỗi quốc gia này có tổ chức kháng chiến, song đã dần dần chuyển sang nhượng bộ, đầu hàng và cuối cùng trở thành thuộc địa, lệ thuộc vào các nước đế quốc. Vấn đề thứ hai, đó là trong thời kỳ chế độ phong kiến bị suy yếu ở các nước châu Á, ách thống trị ngày càng đè nặng lên các tầng lớp nhân dân khiến cho mâu thuẫn giai cấp giữa triều đình và nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân ngày càng trở nên gay gắt. Ở nhiều nước châu Á, trong thời gian từ thế kỷ XVII – XVIII được coi là thế kỷ của những cuộc khởi nghĩa nông dân lớn. Ở Trung Quốc, phong trào nông dân Thái bình thiến quốc nổ ra ở Quảng Tây rồi lan rộng khắp 18 tỉnh, kéo dài 14 năm đánh bại quân triều đình Mãn Thanh ở nhiều nơi, xây dựng chính quyền mới, ban hành “chế độ ruộng đất Thiên Triều” - một cương lĩnh về ruộng đất làm cho mọi người “có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu, không nơi nào là không đồng đều, không ai là không ấm no”. [27;333] Ở Nhật Bản, phong trào đấu tranh của nông dân cũng rất sôi nổi. Theo thống kê, thế kỷ XVII có 188 cuộc khởi nghĩa, thế kỉ XVIII có tới 514 cuộc khởi nghĩa và trong 67 năm thế kỷ XIX có tới 538 cuộc khởi nghĩa. [28;10] Ở Mianma, vào đầu thế kỷ XIX, một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nổ ra vào năm 1810, nhằm chống ách áp bức phong kiến. Ngoài ra từ suốt thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có sự xuất hiện của nhiều cuộc đấu tranh nông dân các dân tộc thiểu số. Tuy rằng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa nông dân đều lần lượt bị đánh bại, song nó cũng đã làm cho chế độ phong kiến bị lung lay đến tận gốc. Vấn đề thứ ba, sự suy yếu chế độ phong kiến được thể hiện ở những xu thế canh tân đất nước với nhiều mức độ, hình thức khác nhau. Cơ hội tiếp xúc với phương Tây đã làm thức tỉnh không ít trí thức phương Đông. Ở những thế kỷ XVII – XVIII, những tư tưởng canh tân đất nước chỉ mới bắt đầu được hình thành thì đến thế kỷ XIX, duy tân theo con đường tư bản chủ nghĩa phương Tây đã trở thành một xu thế lúc bấy giờ. Thế nhưng nằm trong cái xu thế chung đó, ở mỗi quốc gia quá trình duy tân canh tân đất nước có thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều cơ sở xã hội cũng như thái độ của triều đình phong kiến của quốc gia đó. Mặc dù vậy, nhìn chung đến thế kỷ XIX, các nước trong khu vực Châu Á đều trở nên suy yếu. Các quốc gia như Xiêm, Campuchia... từ lâu đã không còn là hình mẫu cơ sở cho triều đình phong kiến Đại Việt học hỏi. Còn Trung Quốc, đến thế kỷ XIX tuy vẫn mang vẻ bề ngoài là một quốc gia lớn với cái áo bên ngoài là hình tượng “Thiên Triều” để cho nhà Nguyễn học hỏi và thần phục. Thế nhưng bên trong, Trung Quốc đã không còn đủ sức lực để đương đầu với phương Tây, bản thân Trung Quốc cũng đang dần trở thành miếng bánh cho các nước phương Tây xâu xé. Do đó, không phải đến triều Tự Đức, nước Đại Nam mới phải đối mặt với sự lựa chọn Pháp hay Trung Quốc, mà sự lựa chọn mô hình phát triển này được dặt ra ngay từ khi Gia Long lên ngôi. Năm 1802 thành lập vương triều Nguyễn. [32;437] 1.2. Việt Nam dưới thời vương triều Nguyễn. 1.2.1. Tình hình trong nước. Triều Nguyễn được thiết lập trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn - Nguyễn đã đưa đến cái hệ quả hết sức là bất lợi cho sự phát triển của một quốc gia trong giai đoạn đó: loạn lạc và chia cắt, cát cứ và phân lập, chiến tranh diễn ra liên miên bao gồm cả những cuộc nội chiến và chống ngoại xâm ... Đăc biệt, đất nước đã bị chia cắt làm hai đàng từ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, điều này đã tạo nên một sự khác biệt khá lớn về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Đây thực sự là một thử thách lớn đối với các vị vua của triều Nguyễn, khi mà lãnh thổ đất nước, cũng như tiền tệ, đơn vị đo lường... mặc dù đã được thống nhất từ Bắc chí Nam thế nhưng phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống của mỗi vùng miền lại khác biệt. Khi bước chân vào vùng đất phương Nam, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Hoàng cùng những người đi theo mình đã rơi vào tình thế hết sức khó khăn, bất lợi khi xét về mọi mặt học đều yếu kém hơn so với dòng họ Trịnh ở Đàng ngoài. Bởi lẽ vùng đất đàng ngoài đã có những thể chế vững chắc suốt mấy thế kỷ phong kiến theo mô hình Nho Giáo. Lãnh thổ miền Bắc rộng lớn hơn gấp ba, bốn lần so với vùng đất của chúa Nguyễn. Đất rộng, người đông, do đó mà sức mạnh kể cả về kinh tế lẫn quân sự cũng lớn hơn. Hơn nữa, do chính quyền Trịnh cai trị trên vùng đất mà người Việt đã sinh sống từ rất lâu đời cho nên có thể coi như chính quyền Trịnh cai trị chính dân tộc họ. Trong khi đó, ở vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cai trị vùng đất vốn là một vương quốc Ấn Độ hoá, có những truyền thống khác biệt so với những truyền thống của người Việt Nam. Do đó để có thể tồn tại được trên vùng đất mới ấy, các chúa Nguyễn phải lựa chọn một hình thái cai trị mới đối với nơi đây, một hình thái cai trị không giống với mô hình của nhà Lê (vua Lê – chúa Trịnh). [32;350] Trên trường chính trị, để có thể tập hợp nhân tâm một cách danh chính ngôn thuận nên triều Nguyễn – cũng như mọi triều đại phong kiến trước ở Việt Nam đều không có lựa chọn nào tốt hơn là dùng Nho giáo, với tư tưởng “Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức”. Nho giáo sẽ trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho giai cấp thống trị dưới thời kì nhà nước phong kiến: “So với Đàng Ngoài nơi mà chế độ thi cử rập khuôn theo kiểu Trung Quốc bảo đảm cho đạo Nho không mất quyền uy với giới học giả ưu tú, thì ở Đàng Trong ý thức hệ Khổng Giáo không có vai trò quyết định là mấy về mặt chính trị và xã hội”. [39;187] Đối với Đàng Trong lúc bấy giờ, Nho giáo trở thành vấn đề theo ý thích và sự vận dụng riêng của mỗi cá nhân, hiện tượng mà ở Nho giáo miền Bắc từ thế kỷ XIII cho đến khi kết thúc không hề có. Chính vì thế, các chúa Nguyễn đã căn cứ vào các thể chế chính trị để có thể cai trị vùng đất ở Đàng Trong suốt thời gian nắm quyền, những thế chế đó là những “thể chế chính trị mềm dẻo”, đặc biệt chú trọng đến tính địa phương. Ngoài ra, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã thể hiện một thái độ cởi mở hơn so với chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài đó là cho phép người Nhật Bản hoặc người Trung Quốc có thể trở thành quan chức của chính quyền hay như người phương Tây cũng có thể có được một vị trí trong bộ máy triều đình Nguyễn. Trên lĩnh vực kinh tế, điều đặc biệt nhất khiến cho người Việt ở hai Đàng có những vấn đề khác nhau đó chính là thái độ của họ trong việc buôn bán với người nước ngoài. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn tỏ ra nhiệt tình với ngoại thương và với người nước ngoài, chính những nhân tố quan trọng lúc này là kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp và ngoại thương đã thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế ở Đàng Trong . Với đặc điểm này của Đàng Trong đã thể hiện rõ sự khác biệt với nước Việt Nam truyền thống trong những giai đoạn trước đó - một quốc gia có một nền kinh tế hàng hoá kém phát triển. [25;174] Trên lĩnh vực văn hoá – xã hội, dưới triều Nguyễn ở nước ta đã có sự hiện diện của ba trung tâm văn hoá lớn là văn hoá Thăng Long, văn hoá Gia Định và văn hoá Phú Xuân. Điều đó đã hình thành nên một đặc điểm lớn của văn hoá Đại Nam đó chính là tính địa phương. Tính địa phương đem lại sự đa dạng, phong phú nhưng mặt khác nó cũng gây ra những trở ngại nhất định đối với quá trình quản lý đất nước. Với lãnh thổ dài từ Bắc đến Nam, lại là nơi cư trú của rất nhiều tộc người đồng thời cũng đã trải qua một quãng thời gian dài chia cắt do đó phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư trong nước rất đa dạng. Khi người Việt tiến về phương Nam khai hoang, lập ấp mới, họ cũng đã mang theo văn hoá của quê hương, mang theo phương thức sản xuất, tâm thức làng xã... đi đến vùng đất mới. Tại đó, có sự gặp gỡ giao thoa về lối sống, phong tục, tập quán giữa cư dân cũ và cư dân mới. Kết quả tất yếu đó là sự xuất hiện của những hiện tượng văn hoá mới. Đến thế kỷ XVII, một trung tâm văn hoá mới của người Việt Nam được hình thành đó là Phú Xuân (Huế), đồng thời một vùng xã hội – kinh tế quan trọng - Thuận Quảng đã được hình thành ở xa khu vực châu thổ Sông Hồng. Trên mảnh đất mới này, với một bối cảnh văn hoá khác nhau trong những điều kiện về chính trị và kinh tế cũng hoàn toàn khác, một xã hội mới đã dần dần phát triển. [17;22] Vùng đất Nam Bộ mới được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam và điều dễ nhận thấy khi nhìn vào bức tranh văn hoá nơi đây đó là sự đa dạng của các tộc người. Trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá giữa các tộc người trên vùng đất Nam Bộ, có sự hội ngộ và chuyển hoá giữa các nhân vật thờ cúng của các cộng đồng người. Người Việt trong quá trình Nam tiến đã đem những tín ngưỡng thờ cúng của mình hoà nhập với tín ngưỡng thờ cúng địa phương. Nhiều giá trị cổ từ Bắc Bộ khi vào vùng đất phương Nam đã dần mất đi ý nghĩa của chúng. Tại nơi đây, đạo Phật vốn trước đây nhiều thế kỷ đã bị các nhà Nho đời Lê chỉ trích thì nay lại trở thành tôn giáo chính được đông đảo dân chúng Đàng Trong đón nhận. [32;385] Bên cạnh tộc người Kinh là chủ thể, trải dài nơi cư trú, sinh sống, thì lần đầu tiên, rất nhiều bộ tộc người thiểu số - miền núi từ Bắc đến Nam đều hàng phục và trở thành thần dân của vua triều Nguyễn chứ không giống các giai đoạn trước đây là lực lượng cai trị từng vùng miền như thời Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Như vậy, đến năm 1802, đất nước được thống nhất trọn vẹn nhưng lại không phải trên quy mô như lúc bắt đầu. Lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng nhất, trải dài từ mục Nam quan đến mũi Cà Mau. Thế nhưng, đến lúc này nhà Nguyễn lại phải đứng trước nhiều vấn đề của thời đại và đất nước đặt ra, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp đến văn hoá. [35;10] Về mặt chính trị, nhiệm vụ đầu tiên khi mà triều đại nhà Nguyễn được thành lập đó là thiết lập một bộ máy quản lý, điều hành đất nước. Một khó khăn lớn lúc này đó là triều Nguyễn phải xây dựng được một chính quyền, điều mà một số triều đại trong những thế kỷ trước đã cố gắng thực hiện. Năm 1802, khi làm chủ Bắc Hà và quyết định đặt kinh đô Phú Xuân là quốc đô, triều Nguyễn đã thành lập ra hai trấn Bắc Thành và Gia Định thành, với cách thức tổ chức chính quyền địa phương gần giống như là tồn tại hai khu vực độc lập ở Bắc Hà và Nam Hà. Đây là việc chia sẻ quyền lực và vinh quang cho những người công thần của triều Nguyễn, điều này cho thấy việc thống nhất đất nước trên mọi phương diện không phải là công việc đơn giản, dễ dàng có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Với việc phân chia này, ban đầu triều Nguyễn tạm chấp nhận (dưới thời vua Gia Long), song đây chỉ là một giải pháp mang tính quá độ tức thời gây nhiều khó khăn cho sự thống trị của nhà Nguyễn. Phải đến những năm 1831 – 1832, khi vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính địa phương thì tình trạng các tổng trấn này mới được xoá bỏ. [32;439] Triều Nguyễn được thiết lập sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Ngay sau khi lên nắm quyền, trước mắt triều đình nhà Nguyễn phải giải quyết những vấn đề hậu chiến tranh tương tự như bất kì triều đại nào trước đó. Không chỉ thế, lúc này triều Nguyễn còn gặp phải nhiều vấn đề phức tạp và mới mẻ hơn nhiều như việc phải xoá bỏ những mặc cảm về sự chia cắt đất nước gần hai thế kỷ để tạo nên sự hoà hợp dân tộc, xây dựng đất nước trong thời bình đặt ra những yêu cầu mới đối với bộ máy quản lý đất nước và đòi hỏi cần có sự gia tăng lớn mạnh về cả chất lượng lẫn số lượng, hay như việc tạo mối quan hệ bang giao hảo hữu không chỉ với những nền văn hoá quốc gia đã bắt đầu từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất