Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế

.PDF
92
1
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ -----š›&š›----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2012-2016 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC TẾ Chuyên ngành : SƯ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hướng dẫn : ThS BÙI ĐỨC ANH Sinh viên thực hiện : THÁI HỒNG PHÚC MSSV : 1220820025 Lớp : D12LS01 Bình Dương, 05/2016 Lời nói đầu Thế giới trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đang trong giai đoạn cực kì phát triển, với sự thông minh của con người, các sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng nhiều. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó, thế giới ngày nay cũng đối diện với nhiều vấn đề phức tạp, nan giải như biến đổi khí hậu, phân hóa giàu nghèo, vấn đề an ninh lương thực,… mà đặc biệt đó là chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố hiện nay đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại với hàng loạt những vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Điển hình đó là vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ làm thế giới bừng tỉnh trước nguy cơ khủng bố toàn cầu. Sau vụ khủng bố ngày 11/9, thế giới lại phải tiếp tục hứng chịu nhiều cuộc khủng bố ác liệt hơn nữa ở Nga, Anh, Tây Ban Nha, Pháp,Australia… Các cuộc tấn công khủng bố ngày càng đáng sợ bởi nguy mô và sự manh động của khủng bố. Chính vì vậy, mà ngày nay khủng bố chính là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh cho toàn nhân loại. Đứng trước những hành động khủng bố tàn ác và ghê rợn đó, các cường quốc trên thế giới đã phát động một cuộc tấn công vào các tổ chức và các nhóm khủng bố, khởi đầu là Mỹ và các đồng minh NATO và hiện nay là rất nhiều quốc gia cùng tham gia trong ba liên minh quốc tế chống khủng bố. Thế nhưng các hoạt động tấn công tiêu diệt khủng bố hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả thật sự bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới nên cùng ngồi lại với nhau, cùng nhau phối hợp tiêu diệt khủng bố, bằng không khủng bố sẽ tiếp tục là nỗi ám ảnh cho con người trong thế kỷ này. Mục Lục Phần mở đầu .............................................................................................................. 4 Phần nội dung ............................................................................................................ 12 Chương 1: Tổng quan về khủng bố và chủ nghĩa khủng bố ................................... 12 1.1 Khái niệm về khủng bố và chủ nghĩa khủng bố ................................................ 12 1.2 Nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố ................................................................... 15 1.3 Đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố ..................................................................... 20 1.4 Khái quát về khủng bố từ khi ra đời đến cuối thế kỷ XX .................................. 22 1.5 Hướng phát triển của chủ nghĩa khủng bố hiện nay .......................................... 23 Chương 2: Chủ nghĩa khủng bố quốc tếtrên thế giới từ đầu thế kỷ XXI cho đến năm 2015. .............................................................................................................................. 30 2.1 Các tổ chức khủng bố tiêu biểu trên thế giới .................................................... 30 2.1.1 Al-Qaeda ................................................................................................ 30 2.1.2 Taliban .................................................................................................... 32 2.1.3 Hamas ..................................................................................................... 33 2.1.4 Nhà nước Hồi giáo (IS)........................................................................... 35 2.1.5 Boko Haram ............................................................................................ 39 2.2 Những hoạt động khủng bố gây bất ổn cho an ninh thế giới ............................. 41 2.2.1 Một số vụ tấn công khủng bố đẫm máu trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI .......................................................................................................... 41 2.2.2 Các vụ khủng bố bắt cóc người dân trên thế giới trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI ................................................................................................ 45 2.2.3 Các hoạt động buôn bán bất hợp pháp của khủng bố ............................ 49 2.3 Hậu quả của các hoạt động khủng bố ............................................................... 52 Chương 3: Những hoạt động chống khủng bố ......................................................... 55 3.1 Trên thế giới ...................................................................................................... 55 3.1.1 Biện pháp và hành động chống khủng bố ............................................... 55 3.1.2 Kết quả và thách thức ............................................................................. 60 3.2 Việt Nam với vấn đề phòng chống khủng bố ................................................... 65 3.2.1 Tình hình Việt Nam ................................................................................. 65 3.2.2 Các biện pháp và hành động chống khủng bố ........................................ 68 3.2.3 Kết quả và thách thức ............................................................................. 75 Phần kết luận ............................................................................................................. 77 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 80 Phụ lục ảnh................................................................................................................. 87 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hằng ngày, mỗi khi xem các chương trình thời sự, thì như một sự đồng ứng vậy, hầu hết các chương trình có bản tin thế giới nào cũng đề cập đến khủng bố, vậy khủng bố là gì? Nó có tác động như thế nào đến thế giới? Thế giới cho đến 2 thập niên đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục… Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ ấy, thế giới cũng chứng kiến nhiều vấn đề toàn cầu mang tính thách thức về an ninh và sự phát triển của nhân loại như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, môi trường, an ninh lương thực, an ninh mạng… và đặc biệt đó là sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố. Với sự xuất hiện mạnh mẽ và bùng phát dữ dội trên toàn thế giới, toàn cầu hóa đã mang lại những điều kiện chưa từng có cho sự phát triển của nhân loại, hàng loạt những đầu tư kinh tế giữa các quốc gia và khu vực với nhau diễn ra trên phạm vi toàn cầu, những mối quan hệ đó đã thúc đẩy các quốc gia xích lại với nhau hợp tác cùng phát triển, bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã góp phần tạo liên kết cho thông tin trên toàn cầu truyền bá khắp mọi nơi khi mà internet đến, con người ngày càng tiếp xúc giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới, song song với đó, những điều kiện cho nghiên cứu về y tế, giáo dục cũng ngày càng thuận lợi hơn, những phát minh khoa học đã góp phần làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao rõ rệt... Thế nhưng, bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh chóng đó đã tạo nên những vấn đề toàn cầu mang lại những thách thức to lớn đến sự phát triển của nhân loại, đó là các thách thức an ninh phi truyền thống (an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khủng bố…), mà trong đó, vấn đề nổi cộm và đe dọa đến nhân loại chính là chủ nghĩa khủng bố. Nếu như trước đây, khủng bố chỉ diễn ra ở một vài nơi, với số lượng và mức độ không lớn thì hiện nay nó thực sự đã trở thành một “nỗi ám ảnh kinh hoàng” đối với cả nhân loại bởi những tội ác mà nó gây ra (thảm sát, đánh bom, mua bán con người, phá hủy di sản…), nơi nào có sự xuất hiện của khủng bố thì nơi đó gắn liền với bất ổn, đau thương, mất mát… Kể từ sau cái ngày kinh hoàng 11/9/2001, khi 2 chiếc máy bay thương mại đã bị chỉnh hướng đâm thẳng vào Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, trong vòng 2 tiếng, cả 2 tòa tháp bị sụp đổ, chỉ còn lại một đống hoang tàn, cả thế giới chấn động và sau đó một cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã chính thức tấn công vào khủng bố, cuộc chiến chống khủng bố đã tạo nên những hệ lụy (đó là những xung đột, mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các sắc tộc, tôn giáo, và giữa những dân tộc, tôn giáo này với dân tộc, tôn giáo khác) cho đến tận năm 2015, thế nhưng khủng bố thì vẫn chưa bị tiêu diệt mà nó đã biến tướng và trở nên nguy hiểm hơn trước rất nhiều. Với những gì mà chủ nghĩa khủng bố gây ra cho khắp nhân loại và những cuộc chiến chống khủng bố kéo dài đến nay nhưng kết quả thì không như mong đợi đã đặt ra cho tôi những nghi vấn cần đi tìm lời giải, đó là: Tại sao chủ nghĩa khủng bố bị căm ghét bởi nhân loại, hàng loạt những cuộc chiến chống bố nổ ra nhưng mà chúng vẫn tồn tại, bùng phát mạnh mẽ và nhanh chóng đến vậy? Và liệu những hành động khủng bố này đe dọa như thế nào đến an ninh nhân loại?… Đó cũng chính là lí do để em chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Đóng góp của đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài, em muốn chongười đọc một cái nhìn chi tiết hơn về khủng bố và chủ nghĩa khủng bố, nguồn gốc sinh ra khủng bố và chủ nghĩa khủng bố, những hoạt động của chủ nghĩa khủng bố và hướng hoạt động của chúng, và các biện pháp, hành động chống khủng bố hiện nay trên thế giới, hiệu quả của các biện pháp và hành động này… Bên cạnh đó, bài viết sẽ đi vào tìm hiểu các tổ chức khủng bố nổi cộm hiện nay trên thế giới và cho người đọc cái nhìn cụ thể hơn về các tổ chức khủng bố này, bài viết cũng nêu lên suy nghĩ của tác giả về các tổ chức khủng bố khác so với IS để thấy được nguyên nhân vì sao IS “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại phát triển nhanh chóng và có sức tồn tại mạnh mẽ đến thế. Song song với đó, việc bài viết trình bày về những hoạt động của chủ nghĩa khủng bố qua đó rút ra một vài suy nghĩ về hướng hoạt động của chủ nghĩa khủng bố, điều này có thể góp một phần nhỏ vào tài liệu cho các nhà hoạch định chính sách phòng chống khủng bố. Đề tài có đề cập đến vấn đề phòng chống khủng bố ở Việt Nam với những thông tin mới thu thập được sẽ giúp người đọc có một sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề phòng chống khủng bố ở Việt Nam. Với những nghiên cứu trong đề tài có thể cung cấp một phần tài liệu cho việc nghiên cứu vấn đề khủng bố của học sinh, sinh viên hiện nay. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với những gì mà chủ nghĩa khủng bố gây ra đối với an ninh nhân loại buộc thế giới phải tiêu diệt chúng, hàng loạt các quốc gia trên thế giới đã đề ra và thực hiện các biện pháp phòng và chống khủng bố, bên cạnh đó cũng có các bài nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố, vì chỉ có hiểu biết về chúng mới tiêu diệt được chúng. Ở Việt Nam, cũng có nhiều nhà khoa học, học giả, người nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố, các nội dung của các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố có thể kể đến như nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa khủng bố, xu hướng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, các điều ước quốc tế về chống khủng bố… Tác giả xin điểm qua một số tác phẩm nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố. Trong tác phẩm“Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế” do TS Nguyễn Văn Dân chủ biên, tác giả đã tập hợp các bài nghiên cứu của các học giả nước ngoài và bài nghiên cứu của mình để đưa đến cho người đọc một cái nhìn rõ nét về khủng bố và chống khủng bố, về hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố, về chiến lược và cuộc chiến chống khủng bố, về luật quốc tế với cuộc chiến chống khủng bố, song song với đó, tác phẩm cũng nêu lên được các hoạt động khủng bố của các tổ chức khủng bố lớn trên thế giới. Đó là tổ chức khủng bố Al-Quaeda, Taliban và hoạt động chống khủng bố của Mỹ. Tác phẩm cũng đã nêu lên được vấn đề có tính tất yếu trong quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới đó là sự hợp tác của các quốc gia trước đây vốn có những bất đồng và mâu thuẫn trước đó trong việc giải quyết xung đột nội bộ nay lại có thể ủng hộ và phối hợp với nhau chống lại kẻ thù chung – chủ nghĩa khủng bố. Trong tập 3 “Cuộc chiến không giới hạn” của bộ tác phẩm “Khủng bố & chống khủng bố” do Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây tổng hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu về vấn đề khủng bố và chống khủng bố trên thế giới, tác phẩm đã trình bày toàn cảnh về những điểm nóng và những sự kiện nổi bậc đầu thế kỷ XXI, những nhận định về những sự kiện đã diễn ra ở các khu vực đe dọa gây ra thảm họa cho loài người, đó là các tổ chức và sự kiện liên quan đến chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến tranh Afghanistan… Trong tác phẩm “Các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế” do Bộ Ngoại giao Việt Nam biên soạn, tác phẩm đã tập hợp các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế, trong đó có các công ước quốc tế về việc trừng trị các hoạt động khủng bố đối với ngành hàng không dân dụng, công ước quốc tế về trừng trị các hành vi tài trợ khủng bố, công ước về chống bắt con tin… Với cuốn “Hồ sơ mật về Osama Bin Laden và mạng lưới khủng bố quốc tế” của tác giả Roland Jacquard, tác giả đã tập hợp các sự kiện, tư liệu liên quan đến các hoạt động và các tổ chức khủng bố quốc tế, trong đó, tác giả đã trình bày những bí mật đằng sau trùm khủng bố Bin Laden như thân thế của Bin Laden và những mối quan hệ với những người quyền lực ở Trung Đông, sự lưu vong của tên trùm khủng bố này, nguồn tài chính đằng sau những hoạt động khủng bố, mối liên hệ của các nhóm khủng bố… Tất cả những tài liệu trên đã nêu một cách tổng thể về chủ nghĩa khủng bố, về những điều ước chống khủng bố trên thế giới, những đe dọa của chúng đối với an ninh của nhân loại, những tác phẩm này về cơ bản đã làm rõ được chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phòng chống khủng bố trên thế giới. Tuy nhiên, những tác phẩm này điều được xuất bản ở những năm đầu của thế kỷ XXI khi mà chủ nghĩa khủng bố chỉ mới bắt bầu bùng phát trên thế giới với mức độ khủng khiếp chưa phải như hiện nay, nhưng hiện nay (năm 2015) trải qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển, chủ nghĩa khủng bố đã ngày một lớn mạnh hơn, mặt cho sự oanh kích của các quốc gia trên thế giới vào hang ổ của chúng, nhưng chúng vẫn tồn tại và gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho toàn nhân loại, đơn cử có thể kể đến một tổ chức khủng bố đang làm nên những trận cuồng phong gây biết bao đau thương, mất mát cho nhiều quốc gia như IS (tổ chức ra đời mới khoảng 10 năm), chính vì vậy việc nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố không thể dừng lại ở một thời kỳ, một giai đoạn nhất định mà đó là cả một quả trình theo dõi, nghiên cứu và phát hiện. Vậy nên, em xin tiếp thu những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, cộng thêm những nghiên cứu của bản thân về chủ nghĩa khủng bố, để trình bày một đề tài có tính thời sự cao như “Bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế” nên đối tượng mà đề tài hướng đến chính là nguyên nhân tạo ra khủng bố trên thế giới, một số tổ chức khủng bố nổi cộm trên thế giới và các hoạt động khủng bố của chúng, những vụ khủng bố đẫm máu trên thế giới gây đe dọa đến tính mạng con người và an ninh xã hội, các biện pháp và hoạt động phòng chống khủng bố trên thế giới, để làm đối tượng chính của bài nghiên cứu. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: thời gian mà đề tài nghiên cứu chính là từ năm 2000 đến 2015, đây là mốc thời gian đánh dấu sự biến đổi và phát triển mạnh của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới. Về không gian, do đề tài chọn đó là “Bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế” nên không gian mà đề tài chọn là những nơi (Trung Đông, châu Âu, châu Phi,…) mà khủng bố đã và đang gây bất ổn an ninh trên toàn thế giới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là phương pháp luận chính của đề tài nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính và xuyên suốt từ đầu đến cuối là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, để trình bày mối liên hệ giữa các hoạt động khủng bố với các mối nguy hại mà chúng gây nên cho an ninh thế giới, song song với đó, để làm rõ được nội dung của đề tài nghiên cứu, tác giả còn kết hợp thêm một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh… để cho người đọc có thể nhìn rõ được nội dung mà đề tài nghiên cứu. 6. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu chủ nghĩa khủng bố quốc tế”, tôi đã sử dụng một số nguồn tài liệu sau: Đó là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, học giả nghiên cứu về khủng bố, chủ nghĩa khủng bố, các công trình này được in thành sách như “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế” của TS Nguyễn Văn Dân; tập 3 “Cuộc chiến không giới hạn” của bộ tác phẩm “Khủng bố và chống khủng bố” do Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây tổng hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu về vấn đề khủng bố và chống khủng bố trên thế giới; “Hồ sơ mật về Osama Bin Laden và mạng lưới khủng bố quốc tế” của tác giả Roland Jacquard… và còn nhiều công trình nghiên cứu khác. Ngoài nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu được in thành sách, đề tài này còn sử dụng các tài liệu là các công trình nghiên cứu nhỏ như các tiểu luận, bài nghiên cứu được đăng trên các trang web như nghiencuuquocte.org, nguyentandung.org, trandaiquang.org, … Thêm một nguồn tài liệu không thể thiếu là các nguồn tin tức thông tin đại chúng được đăng trên các báo giấy, các trang báo mạng, các bản tin thời sự thế giới… 7. Bố cục đề tài Nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về khủng bố và chủ nghĩa khủng bố Trình bày tổng quan về khái niệm khủng bố của một số quốc gia, các tổ chức khủng bố trên thế giới, tiếp đến là tìm hiểu về nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, đây là điều vô cùng quan trọng vì muốn tiêu diệt được khủng bố thì phải biết được nó sinh ra từ đâu. Tiếp theo là trình bày các đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố, khủng bố trong lịch sử và hướng phát triển của chủ nghĩa khủng bố hiện nay trên thế giới. Dựa vào việc trình bày tổng quan các nội dung trên có thể làm rõ được khủng bố khác với những hình thức tội phạm khác, mức độ và sự tàn phá của nó là không thể lường, và chúng ngày càng tinh vi và khó đoán. Chương 2: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trên thế giới từ đầu thế kỷ XXI cho đến năm 2015 Trình bày sự lớn mạnh theo thời gian của chủ nghĩa khủng bố gắn liền với sự ra đời và không ngừng lớn mạnh của các tổ chức khủng bố đáng sợ trên thế giới cùng với những hoạt động tuyển quân, chiêu mộ thành viên từ nơi khác tham gia vào các hoạt động khủng bố của chúng trên thế giới và những hậu quả của các hoạt động khủng bố này. Từ việc làm rõ được sự lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố gắn liền với những hoạt động khủng bố mà chúng gây ra cùng với những hậu quả của các hoạt động khủng bố, cho thấy sự tồn tại của khủng bố chính là “quả bom khổng lồ” đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại. Chương 3: Những hoạt động chống khủng bố Đối với thế giới:Trình bày quan điểm của các quốc gia trên thế giới về vấn đề phòng chống khủng bố, những biện pháp chống khủng bố hiện nay trên thế giới, và những hoạt động chống khủng bố hiện nay trên thế giới, từ đó đưa ra kết quả của những hành động chống khủng bố hiện nay trên thế giới. Với việc trình bày những nội dung trên, bày viết xin đưa ra một số thách thức trong việc phòng chống khủng bố hiện nay. Ở Việt Nam:Trình bày tình hình Việt Nam trong thời gian qua, quan điểm của Việt Nam về khủng bố và phòng chống khủng bố, kết quả của công tác phòng chống khủng bố ở Việt Nam và một số thách thức trong việc phòng chống khủng bố, để qua đó thấy được Việt Nam cần và phải tiếp tục đề ra các biện pháp và hành động phòng chống khủng bố mới cho phù hợp với tình hình, trước khi những hành động khủng bố diễn ra ở Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHỦNG BỐ VÀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ 1.1 Khái niệm về khủng bố và chủ nghĩa khủng bố Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về khủng bố và chủ nghĩa khủng bố, tôi xin được đưa ra một số quan điểm sau: Về khủng bố: Theo định nghĩa về khủng bố do Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1992 thì: “Khủng bố là các phương pháp gây ra bất an bằng các hành động bạo lực được lập đi lập lại thực hiện bởi các chủ thể nhà nước, tổ chức hay cá nhân bí mật (hoặc nữa bí mật) vì lý do chính trị hay tội ác, bằng cách đó thì đối tượng trực tiếp của hành vi bạo lực không phải là đối tượng chính (trừ trường hợp ám sát)”1. Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người gây hoang mang khiếp sợ cho tâm lý hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng, nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo2. Trong “Quy định của Pháp luật Việt Nam về phòng chống khủng bố” có ghi rằng: “Khủng bố là các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng; đe dọa xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của người khác hoặc phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần khác nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng (Điều 230a, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)”. Tuy chưa có sự thống nhất về khái niệm khủng bố nhưng qua các khái niệm trên ta có thể thấy một số đặc điểm chung nổi bật của các hành động khủng bố: đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Trong những hành động này, yếu tố “kích thích nỗi sợ hãi lây lan” được cho là then chốt, và sự tàn nhẫn, coi thường các giá trị nhân bản, hướng vào những nơi đông người là những điểm nổi bật. 1 2 Tiểu luận Khủng bố quốc tế, trang 2, http://xemtailieu.com/tai-lieu/khung-bo-quoc-te-42377.html Khủng bố, ngày xem 26/12/2015, https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_b%E1%BB%91 Về chủ nghĩa khủng bố: Thuật ngữ “Chủ nghĩa khủng bố”(Terrorism) được sử dụng đầu tiên vào năm 1798 bởi nhà triết học người Đức Immanuel Kant. Cùng năm, thuật ngữ này xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện Hàn lâm Pháp3. Do những biến đổi theo thời gian của chủ nghĩa khủng bố mà cho đến nay những nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được quan niệm về chủ nghĩa khủng bố, nhưng tựu chung lại thì có những điểm chung như đó là các hoạt động của cá nhân hay tổ chức gây đe dọa đến tính mạng con người, phá hoại tài sản công hoặc tư và uy hiếp an ninh xã hội, nhằm đạt được mục đích nhất định. Theo Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc thì “Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức sử dụng bạo lực có ý thức gây hoảng sợ, dùng các thủ đoạn giết hại hoặc uy hiếp tính mạng cá nhân hoặc nhóm người, phá hoại tài sản công hoặc tư để đạt mục đích chính trị nào đó hoặc các mục đích khác trong phạm vi quốc tế. Đó là hành vi cá nhân hoặc tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo lực hoặc phi bạo lực tấn công và đe dọa các cơ quan hoặc cá nhân, hoặc để tạo ra bầu không khí hoảng sợ, giết hại bừa bãi những người dân vô tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”4. Hiện nay có thể phân chủ nghĩa khủng bố thành năm loại: Thứ nhất là khủng bố nhà nước (State Terrorism). Đây là hành động khủng bố do nhà nước thực thi, sử dụng các công cụ mà một nhà nước có sẵn như các cơ quan cưỡng chế, thực thi pháp luật dựa trên những phương tiện đã được hợp thức hóa. Ví dụ như vụ Israel giết hại những thủ lĩnh của phong trào Hamas thuộc Palestine năm 2004. Thứ hai là khủng bố có sự tài trợ của nhà nước (State-Sponsored Terrorism). Đây là hành động khủng bố của một nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế, có sự tài trợ 3 Chủ nghĩa khủng bố, ngay xem 28/12/2015, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/22/chu-nghia-khung-bo/ Huỳnh Tấn Lập, Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động phòng chống khủng bố của các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay, trang 8; ThS. Bùi Đức Anh (Hướng dẫn). 4 của chính quyền quốc gia. Theo Mỹ, Afghanistan, Libya và Iraq là ba quốc gia chính tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế vì những mục đích riêng. Với phương thức này, quốc gia tài trợ khủng bố có thể sử dụng các nhân viên mật vụ hoặc người đại diện của mình nhằm tạo nên sự bất ổn về kinh tế và chính trị tại một quốc gia khác. Các quốc gia còn có thể tài trợ khủng bố bằng cách hỗ trợ phương tiện, tiền bạc, vũ khí và các thiết bị quân sự, huấn luyện và cung cấp thông tin tình báo về đường di chuyển cho những kẻ khủng bố. Thứ ba là khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc (Nationalist Terrorism), hoặc chủ nghĩa khủng bố mang màu sắc ly khai sắc tộc. Theo đó, các hoạt động khủng bố thường được dùng trong những hoạt động của các phong trào chống thực dân của những người theo chủ nghĩa dân tộc, hoặc bởi các nhóm đấu tranh đòi ly khai khỏi một quốc gia nào đó (điển hình như phong trào xứ Basque ở Tây Ban Nha, phong trào của người Sikh ở Ấn Độ, hay các phong trào chống Israel của người Palestine). Thứ tư là khủng bố ý thức hệ (Ideological Terrorism/ Social Terrorism), trong đó những kẻ khủng bố sử dụng hoạt động khủng bố để thay đổi một chính sách đối nội hoặc để lật đổ một chính phủ nào đó. Loại khủng bố này cũng có thể mang màu sắc tôn giáo. Thứ năm là khủng bố của những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (Criminal Terrorism). Các tập đoàn buôn bán ma túy có thể dùng hoạt động khủng bố để bảo vệ lợi ích riêng bằng cách tấn công chính phủ và các cá nhân có ý định gây khó khăn cho hoạt động và tầm ảnh hưởng của họ.Ví dụ, những tổ chức mafia của Ý đã sử dụng khủng bố để ngăn chặn các nỗ lực trấn áp hoạt động tội phạm của chính phủ nước này. Những cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, vì trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố này có thể đan lồng vào nhau, khó có thể phân biệt rạch ròi. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố ở Chesnia vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa mang màu sắc của chủ nghĩa ly khai5. Như vậy, từ những khái niệm trên ta có thể thấy: khủng bố là các hành động đe dọa đến tính mạng con người, làm hủy hoại tài sản công hoặc tư, gây ra những sợ hãi và bất ổn cho xã hội nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo. Chủ nghĩa khủng bố là hành vi của cá nhân hay tổ chức tội phạm, mang tư tưởng cực đoan, lấy tư tưởng tôn giáo làm bình phong cho những hành động tội ác, sử dụng bạo lực hay đe dọa sử dụng vũ lực gây nguy hại đến tính mạng con người, gây nên những bất an trong xã hội, phá hoại của cải trong xã hội, nhằm đạt được mục đích nào đó. 1.2 Nguồn gốc của của nghĩa khủng bố Khủng bố hiện nay đang hoành hành khắp thế giới với hàng loạt cuộc tấn công vào những ai chống lại chúng gây nên nỗi khiếp sợ “mang tên khủng bố”, chính vì vậy mà các quốc gia trên thế giới, đi đầu là Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công vào các phần tử và các tổ chức khủng bố bằng bộ binh cũng như cả không quân. Thế nhưng không vì thế mà khủng bố bị tiêu diệt, trái lại chúng như những được “phù phép bởi bàn tay vô hình” và trở thành những tổ chức khủng bố khác tiếp tục gây nên nỗi sợ hãi cho nhân loại như IS hiện nay. Vậy điều gì đã tạo nên khủng bố? Nguồn gốc của chúng từ đâu ra? là những vấn đề cần lời giải nếu muốn tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố. Tìm hiểu về nguồn gốc khủng bố, người viết xin được đưa ra một số nguyên nhân ra đời của khủng bố như sau: Thứ nhất, đó là chủ nghĩa cường quyền và tư tưởng, cách hành xử áp đặt vượt trên luật pháp và công lý của các "ông lớn" toàn cầu trong các hoạt động cạnh tranh lợi ích địa chính trị - địa kinh tế - địa chiến lược ở những địa bàn giàu tài nguyên6. Các quốc gia lớn mạnh về cả kinh tế, chính trị, quân sự trên thế giới luôn tìm cách để giữ vững và gia tăng sức mạnh, vị thế của mình trên trường quốc tế, để làm được như vậy 5 6 Chủ nghĩa khủng bố, ngày xem 28/12/2015, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/22/chu-nghia-khung-bo/ Chủ nghĩa khủng bố - quái thai của lịch sử nhân loại, ngày xem 2/2/2016, http://giaoduc.net.vn/Quoc-te họ đã dùng nhiều phương pháp, và trong quá trình thực hiện những phương pháp đó, chủ nghĩa bá quyền đã len lỏi vào và trở thành ngọn cờ đầu cho những biện pháp của những quốc gia này. Những vùng đất giàu tài nguyên trên thế giới như Châu Phi và Trung Đông dĩ nhiên sẽ không thể thoát khỏi tầm mắt của các cường quốc trong việc giữ vững và gia tăng sức mạnh kinh tế - chính trị của họ, các quốc gia ở đây đa phần là những quốc gia nghèo nàn và lạc hậu thuộc hàng kém phát triển trên thế giới, chính vì vậy nếu như họ chịu “hợp tác” với những ông lớn thì không phải chịu cảnh “chiến tranh xâm lược hợp pháp” của họ, còn nếu ngược lại không chịu hợp tác với họ thì các cường quốc có thể tùy tiện can thiệp với một cái cớ nào đó do họ tạo ra để bảo vệ lợi ích của mình ở nước ngoài, bất chấp chủ quyền, an ninh quốc gia và cuộc sống người dân quốc gia đó bị đe dọa. Cùng với đó, các cường quốc muốn giữ được vai trò và ảnh ưởng của mình ở những khu vực này thì họ sẽ áp dụng mọi cách để đồng minh của minh có được quyền lãnh đạo ở đây, điều này đã làm cho chủ nghĩa bá quyền xuất hiện và tồn tại ngày một mạnh mẽ và cũng chính tư tưởng bá quyền mà các cường quốc áp đặt lên những quốc gia ở các khu vực này đã gây nên chia rẽ giữa chính thể quốc gia và chủ quyền dân tộc, gây nên bất bình và nung nấu trả thù, thổi bùng ngọn lửa của tư tưởng dân tộc cực đoan, vùng lên phản kháng. Trong hoàn cảnh đó, các tổ chức khủng bố đã ra đời và dưới những bất ổn, xung đột và mâu thuẫn gay gắt đó, làn sóng tư tưởng cực đoan đã tạo điều kiện cho khủng bố ngày càng phát triển mạnh, và như một quy luật chung, nơi nào trên thế giới xuất hiện chủ nghĩa cường quyền và cách hành xử phi luật pháp của các cường quốc vì lợi ích của mình thì những mầm mống cho sự ra đời của khủng bố sẽ được hình thành và khủng bố sẽ không thể bị tiêu diệt. Thứ hai, một trong những nguyên nhân có nguồn gốc từ lịch sử mà ngày nay nó vẫn tiếp tục tái diễn đó là tình trạng mâu thuẫn xung đột sắc tộc, tôn giáo dai dẳng giữa các tộc người và các nhóm tôn giáo từ quá khứ đến thực tại, chính những mâu thuẫn này đã làm nảy sinh nên chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan làm xuất hiện khủng bố7. Kể từ những thế kỉ trước, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo 7 Chủ nghĩa khủng bố, ngày xem 2/2/2016, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/22/chu-nghia-khung-bo/ do chủ nghĩa thực dân, đế quốc để lại sau khi tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và dùng mưu đồ này để gây chia rẽ, đấu đá nhau trong lòng dân tộc và đất nước bị họ xâm lược, nhưng những đế quốc thực dân này cũng không thể cai trị ở những nơi họ xâm lược về lâu về dài do nhiều nguyên nhân, nhưng khi họ rút về nước thì những chính sách chia rẽ dân tộc trước đây họ thực thi ở những nơi đây đã tạo nên những bất ổn cho đời sống chính trị, tôn giáo của người dân ở những quốc gia từng bị họ xâm lược. Những mâu thuẫn bất ổn đó về lâu về dài không được chính phủ của các quốc gia này (điển hình là ở Trung Đông và Châu Phi) xử lý ổn thỏa nên đã tạo nên làn sóng bài trừ, thù địch lẫn nhau giữa các tộc người và tôn giáo ở những khu vực này, và cũng chính từ những mâu thuẫn không được giải quyết này các nhóm tộc người hay tôn giáo bắt đầu có những hành động chống đối phản kháng lại chính quyền và gây nên những hành động bạo lực, tạo tiền đề vô cùng thuận lợi cho mầm mống tư tưởng cực đoan trỗi dậy và các phần tử khủng bố cũng theo đà đó mà ra đời và sinh sôi mãnh liệt hơn. Cũng chính những mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo là cái rễ để khủng bố bám vào và kêu gọi những chân rết được chúng chiêu mộ, có cùng những tư tưởng cực đoan như chúng tiến hành các cuộc tấn công vào những thế lực chống lại chúng, hàng loạt các phần tử thánh chiến không ngại tử vì đạo sẵn sàng gây nên những vụ khủng bố đẫm máu trên thế giới, đe dọa đến tính mạng con người và của cải trong xã hội. Thứ ba, đó là tình trạng dân trí thấp, kinh tế kém phát triển làm cuộc sống người dân khổ cực, họ dễ có những suy nghĩ cực đoan và bị các thế lực, tổ chức cực đoan ảnh hưởng và sai khiến dẫn đến hình ra đời của các tổ chức và phần tử khủng bố8. Trong thời đại mà toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới hiện nay đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của các quốc gia trên khắp thế giới, đó là những quốc gia có tiềm lực kinh tế và khoa học, hay những quốc gia có sự vận dụng tốt các nguồn lực từ những nước giàu, thế nhưng không phải quốc gia nào cũng chấp nhận toàn cầu hóa và tham gia vào toàn cầu hóa, hay có được những cơ hội phát triển từ toàn cầu hóa, đó là chính là một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông… Chính vì không thể tận 8 Chủ nghĩa khủng bố, ngày xem 2/2/2016, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/22/chu-nghia-khung-bo/ dụng cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại các quốc gia ở những nơi này ngày càng lạc hậu với thế hiện đại do đó mà tình trạng nghèo đói, trì trệ, cùng với đó là trình độ dân trí thấp diễn ra thường xuyên, người dân ở những khu vực này rất dễ xa vào những sai lầm bởi những nhận thức của họ về thế giới sẽ bị lệch lạc, cùng với đó, họ bị những phần tử xấu lôi kéo vào các hoạt động bạo lực vì tôn giáo hay các mục đích chính trị, chính những đều này đã tạo mầm móng cho các tư tưởng cực đoan len lỏi vào và ảnh hưởng đến những người dân thường biến họ thành những phần tử khủng bố máu lạnh, tình trạng kinh tế kém phát triển ở những vùng đất này càng làm cho những bất đồng mâu thuẫn dễ dàng bùng nổ, bên cạnh đó, do kinh tế chậm phát triển, nhân dân không có việc làm ổn định hay không có việc làm dẫn đến cuộc sống của họ ngày càng khổ cực, chính trong cơn khổ nạn đó, những tư tưởng cực đoan đã xuất hiện trong họ, đưa họ vào những cuộc thánh chiến không có hồi kết và biến họ thành những phần tử khủng bố, cũng chính từ đó mà khủng bố ngày càng trở nên mạnh mẽ và khó bị tiêu diệt nếu không sớm giải quyết những vấn đề này. Thứ tư, một nguyên nhân nữa không thể bỏ lỡ khi nhắc đến sự ra đời của khủng bố đó chính là toàn cầu hóa9. Hiện nay, toàn cầu hóa mà đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã làm gia tăng việc sử dụng các nguyên nhiên liệu trong tự nhiên, cùng việc khai khác và sử dụng các nguồn năng lượng quá mức mà không chú trọng đến môi trường về lâu về dài gây nên những hậu quả khôn lường, biến đổi khí hậu chính là hậu quả nghiêm trọng nhất. Biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên cùng với đó là hạn hán, lũ lụt ngày càng diễn ra với mật độ cao và bất thường, chính những thiên tai mà biến đổi khí hậu tạo ra đã làm cho tình trạng nghèo đói tăng cao, tình trạng nghèo đói tăng cao cùng với đó là sự giải quyết hậu quả thiên tai không hiệu quả của các chính phủ đã dẫn đến những tình trạng chống đối của nhân dân, cũng chính từ đây mà những bất ổn chính trị dần xuất hiện và kèm theo nó là sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố, các tầng lớp nhân dân nghèo khổ vì cuộc sống họ đã đứng lên chống lại chính phủ, một bộ phận 9 Chủ nghĩa khủng bố, ngày xem 2/2/2016, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/22/chu-nghia-khung-bo/ biến tướng và trở thành các phần tử khủng bố, chúng ra sức lôi kéo những người dân nghèo khổ vào cuộc chiến vì lợi ích và tư tưởng cực đoan của mình, tạo nên những cuộc thánh chiến đẫm máu, làm mất mát về người và của cho xã hội, làm cho an ninh thế giới bị đe dọa nghiêm trọng.Cùng với sự phát triển thương mại, đầu tư và tài chính theo chiều hướng “xóa nhòa biên giới quốc gia” là sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, phương thức vận chuyển và thông tin xuyên biên giới. Chính những yếu tố này vô tình trở thành đồng minh của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tạo điều kiện cho những hoạt động khủng bố diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Một vụ đánh bom tự sát tại Iraq có thể gây chấn động thế giới chỉ trong vòng vài phút, và như thế, tâm lý sợ hãi sẽ nhanh chóng lan rộng. Đây chính là những gì mà những kẻ khủng bố mong muốn. Kèm theo đó, toàn cầu hóa dễ làm xóa mờ bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo… và một số kẻ lợi dụng điều này để kích động tâm lý, tuyên truyền trong dân chúng, tạo nên những hành động phản kháng chính quyền. Như vậy, từ những nguyên nhân nêu trên ta có thể thấy sự ra đời của khủng bố xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đó là chủ nghĩa cường quyền và tư tưởng cách hành xử phi luật pháp và đặt lợi ích của mình lên trên hết của các ông lớn “toàn cầu”; cùng với đó là những mâu thuẫn đã tồn tại từ lịch sử của các chính thể là quốc gia hay các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở các khu vực hiện nay trên thế giới; tình trạng dân trí thấp cùng với đó là nền kinh tế kém phát triển dẫn đến sự lạc hậu của các quốc gia này so với thế giới, nạn thất nghiệp diễn ra liên miên ở những khu vực này đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của khủng bố; các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra như nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh mà các chính quyền ở những nơi này không thể giải quyết được rất dễ tạo nên những cuộc đấu tranh chống lại chính quyền của người dân do những khó khăn mà họ phải chịu đựng hoặc do sự dụ dỗ lôi kéo của các chủ thể là tổ chức hay nhà nước muốn có lợi ích ở đây gây nên mà từ đó dẫn đến bạo loạn chính trị cũng là cơ sở cho sự ra đời của khủng bố. 1.3 Đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất