Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao t...

Tài liệu Khóa luận phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao thông bình nguyên

.PDF
32
1
122

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 4 DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. 5 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6 1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 6 1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .................................................................................. 6 1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................................................... 7 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 7 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 7 1.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 7 2. Tổng quan lý thuyết ..................................................................................................... 7 2.1.Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược ......................................................... 7 2.2.Năm nhiệm vụ chiến lược của quản trị chiến lược ...................................................... 8 2.3.Các công cụ sử dụng để nghiên cứu ........................................................................... 9 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................................................. 10 4. Kết cấu đề tài ............................................................................................................. 11 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN ........................................................................................................... 12 1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp ................................................................................ 12 2. Loại hình (lĩnh vực) kinh doanh, các loại sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp ...................................................................................................................................... 12 3.Thị trường của doanh nghiệp....................................................................................... 13 4.Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ................................................................................ 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC HIỆN THỜI CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT CÔNG TY CP GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN ........................................... 14 1.Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 14 1.1.Định vị chiến lược của Công ty ................................................................................ 14 1.2.Cấu trúc ngành ......................................................................................................... 15 1.2.1.Các yếu tố vĩ mô có liên quan đến ngành .............................................................. 15 1.2.2.Các áp lực cạnh tranh trong ngành theo mô hình của M.Porter .............................. 16 1.3.Vị thế cạnh tranh ...................................................................................................... 20 1.4.Ma trận SWOT của Công ty CP giao thông Bình Nguyên ........................................ 21 1 1.5.Ma trận EFE............................................................................................................. 22 1.6.Ma trận IFE .............................................................................................................. 24 1.7. Xây dựng chương trình hành động chiến lược của Công ty trong thời gian tới ........ 24 1.7.1.Chiến lược sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh ................................................ 24 1.7.1.1.Chiến lược sản phẩm .......................................................................................... 24 1.7.1.2.Chiến lược tăng khả năng cạnh tranh. ................................................................. 25 1.7.2.Chiến lược ổn định thị trường đã có và phát triển thị trường mới .......................... 26 1.7.2.1.Chiến lược ổn định thị trường hiện có ................................................................ 26 1.7.2.2.Chiến lược phát triển thị trường mới .................................................................. 27 1.7.3.Chiến lược an toàn và giảm thiểu rủi do ................................................................ 27 1.7.4.Chiến lược marketing và quan hệ công chúng ....................................................... 27 1.8. Xây dựng kế hoạch hành động chiến lược chi tiết ................................................... 27 CHƯƠNG 3. CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP ........................................ 29 1.Đánh giá tổng quát các vấn đề đối với chủ đề đã chọn. ............................................... 29 1.1. Tính hiệu quả của chiến lược................................................................................... 29 1.2.Khó khăn khi thực hiện chiến lược ........................................................................... 29 1.3.Ý nghĩa của các kết quả trên..................................................................................... 29 2.Đề xuất điều chỉnh chiến lược ..................................................................................... 30 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 32 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Giải thích 1 MTKD Môi trường kinh doanh 2 DN Doanh nghiệp 3 CTCP Công ty cổ phần 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 6 IOT Internet of Things (Internet vạn vật) 7 MBA 8 NVL Nguyên vật liệu 9 SPM Sản phẩm mới 10 SPXD Sản phẩm xây dựng Master of Business Administration (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Ma trận phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài (EFE) ........................... 10 Bảng 1. 2 . Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE – Internal factors evaluation). .................................................................................................................... 10 Bảng 2. 1. Mô hình SWOT của Công ty CP giao thông Bình Nguyên ............................ 22 Bảng 2. 2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên. ................................................................................................................. 23 Bảng 2. 3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên .................................................................................................................. 24 4 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1. Năm nhiệm vụ trong quản trị chiến lược (Nguồn: Giới LT, 2009, trang 12).......................................................................................................................... 9 Hình 1. 2. Cơ cấu tổ chức của CTCP Giao thông Bình Nguyên........................... 13 Hình 2. 1. Tăng trưởng GDP và giá trị xây dựng toàn cầu (Nguồn: CIC, IMF) .... 16 Hình 2. 2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter...................................... 17 Hình 2. 3. Chuỗi giá trị của Công ty CP giao thông Bình Nguyên ........................ 20 Hình 2. 4. Quá trình phân chia kế hoạch hành động chiến lược của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên ...................................................................................... 27 5 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng hơn song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đặc biệt với sự diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19. Điều này vừa tạo cơ hội đồng thời cũng chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại xong vẫn chưa đủ, mà nó cần phải phát triển và liên tục phát triển không ngừng. Hiện nay kinh tế nước ta đang hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, bên cạnh những thuận lợi của sự mở cửa nền kinh tế thì chúng ta phải đối diện với không ít khó khăn từ bên ngoài khi hàng hóa của thị trường nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta dẫn đến việc hàng hóa ngày càng cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình đó đặt ra cho các công ty giải pháp tốt hơn để vượt lên chiếm ưu thế thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vấn đề xem xét, nhìn nhận, đánh giá chiến lược kinh doanh cho các công ty hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo quyết định sự tồn tại và thành công của công ty vì nó đem đến sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh cùng khả năng nắm bắt chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động sửa chữa, xây dựng của công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên trong những năm gần đây, chúng em nhận thấy công tác quản lí giữ vai trò quan trọng và là công tác được quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, sự cạnh tranh giữa trong và ngoài nước càng gay gắt thì việc lựa chọn và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Chính vì điều đó chúng em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên”, với mong muốn dùng kiến thức đã được tiếp thu từ nhà trường đồng thời kết hợp với thực tiễn hoạt động của công ty để đánh giá chiến lược và hình thành nên giải pháp giúp công ty hoạt động tốt hơn trong giai đoạn mới. 1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 6 Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược sử dụng vật tư của công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Giới thiệu khái quát về công ty - Phân tích tình hình hoạt đông sản xuất, xây dựng, sử dụng vật tư của Công ty. - Phân tích nguyên nhân thành công và các hạn chế trong việc sử dụng chiến lược của công ty. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các hoạt động xây dựng của công ty, cán bộ, kỹ sư, công nhân ở các phòng ban bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là vấn đề phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên giai đoạn 2018- 2020 tại công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên có trụ sở tại Số 89 tổ 1A, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. 1.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty để từng bước phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. - Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp. - Tạo khả năng nâng cao thu nhập cho người lao động. - Kết quả cuối cùng sẽ đạt được là: công việc kinh doanh sẽ tăng trưởng, hiệu quả và bền vững. 2. Tổng quan lý thuyết 2.1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 7 Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. (Chandler, A. (1962) Strategy and Structure. Cambridge, Massachusetts.MIT Press) Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất. Có thể hiểu chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời kì nhất định. Quản trị chiến lược là quá trình hoạch định, xây dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược. Hay, quản trị chiến lược là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật về hoạch định, tổ chức thực hiện, đánh giá các chiến lược. 2.2. Năm nhiệm vụ chiến lược của quản trị chiến lược Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược - Bao gồm việc phải suy nghĩ một cách chiến lược về: Kế hoạch kinh doanh trong tương lai của công ty; “Điểm đến” mong muốn của Công ty. Những việc phải làm bao gồm: Vẽ sơ đồ hành trình cho tương lai; Quyết định chọn vị trí kinh doanh trong tương lai để đầu tư vào; Định ra định hướng lâu dài; Xác định điểm độc đáo của công ty. Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu - Chuyển từ sứ mệnh và viễn cảnh chiến lược sang các chỉ tiêu hoạt động cụ thể. Xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động. Thúc đẩy công ty trở nên sáng tạo và tập trung vào kết quả. Giúp ngăn chặn sự tự mãn và tự hài lòng quá sớm. Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược Chiến lược bao gồm việc trả lời các câu hỏi: - Nên tập trung vào một công việc kinh doanh nhất định hay nhiều việc cùng một lúc (đa chức năng). Phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng trọng tâm hay một thị trường còn trống. Phát triển dòng sản phẩm rộng hoặc hẹp. Theo đuổi một lợi thế cạnh tranh dựa theo: Chi phí thấp, tính ưu việt của sản phẩm, các năng lực đặc biệt của công ty. Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược - Bắt tay hành động để thực hiện một chiến lược mới được lựa chọn. Giám sát quá trình theo đuổi thực hiện chiến lược. Cải thiện năng lực và hiệu suất trong quá trình thi hành chiến lược. 8 - Cho thấy sự tiến bộ cụ thể bằng các thông số đo đếm được. Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần - Các nhiệm vụ lập, áp dụng và thi hành chiến lược không phải là việc chỉ thực hiện một lần. Nhu cầu khách hàng và tình hình cạnh tranh luôn luôn thay đổi. Các cơ hội mới không ngừng xuất hiện; các tiến bộ về công nghệ; các biến đổi bên ngoài. Một hoặc hơn các khía cạnh của chiến lược có thể không tiến triển trôi chảy. Các nhà quản lý mới với các quan điểm mới nhậm chức. Các bài học Công ty rút ra trong suốt quá trình. Tất cả các yếu tố này làm nảy sinh nhu cầu cần phải chỉnh sửa và đáp ứng liên tục. Năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau từ nhiệm vụ xác định tầm nhìn, sứ mệnh đến đặt ra mục tiêu, lập chiến lược đến triển khai, thực hiện chiến lược và cuối cùng là đánh giá chiến lược doanh nghiệp đề ra còn vấn đề gì chưa hợp lý?, các bước triển khai nào thực hiện chưa tốt? Để có thể chỉnh sửa cho hợp lý hơn và phương pháp triển khai chiến lược tốt hơn. Phát triển viễn cảnh chiến lược và sứ mệnh Thiết lập mục tiêu Sửa chữa Sửa chữa Nếu cần Nếu cần Xây dựng các chiến lược để đạt mục tiêu Thực thi và điều hành các chiến lược đã chọn Cải tiến/ thay đổi nếu cần Cải tiến/ thay đổi nếu cần Đánh giá thực hiện, theo dõi, sửa chữa điều chỉnh Khôi phục 1, 2, 3, 4 Nếu cần Hình 1. 1. Năm nhiệm vụ trong quản trị chiến lược (Nguồn: Giới LT, 2009, trang 12) 2.3. Các công cụ sử dụng để nghiên cứu Bảng tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài (EFE) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên. Mức độ Tính chất môi trường quan trọng quan trọng tác động của yếu tố của yếu tố Các yếu tố Mức độ 9 Điểm Bình luận đối với đối với ngành doanh nghiệp (1) (2) (3) (4) (5) (6) Liệt kê các Rất quan Rất quan Rất quan Rất quan Rất quan nhân tố trọng = 3 trọng = 3 trọng = 3 trọng = 3 trọng = 3 cần đánh Quan Quan Quan Quan Quan giá trọng = 2 trọng = 2 trọng = 2 trọng = 2 trọng = 2 Ít quan Ít quan Ít quan Ít quan Ít quan trọng = 1 trọng = 1 trọng = 1 trọng = 1 trọng = 1 Không Không Không Không Không quan trọng quan trọng quan trọng quan trọng quan trọng =0 =0 =0 =0 =0 Bảng 1. 1. Ma trận phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài (EFE) - Mô hình ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE – Internal factors evaluation) của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên. Các yếu tố thuộc Mức độ quan Phân loại Điểm quan trọng MTKD nội bộ DN trọng (1) (2) (3) (4) Liệt kê các nhân tố Cho điểm từ 0,0 1=điểm yếu quan (4) = (2)x(3) thuộc môi trường đến 1,0 (điểm trọng nhất bên trong doanh càng cao thì nhân 2= điểm yếu nghiệp tố tương ứng càng 3= điểm mạnh quan trọng) 4= điểm mạnh quan trọng nhất Tổng = 1,0 Tổng = X Bảng 1. 2 . Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE – Internal factors evaluation). Tổng X nhỏ nhất bằng 1,0 và lớn nhất bằng 4,0, trung bình bằng 2,5. Khi X <2,5, doanh nghiêp yếu về nội bộ và khi X>2,5, doanh nghiệp mạnh về nội bộ. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài 10 - Phương pháp hệ thống: nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với nhau cũng tác động đến doanh nghiệp. - Quy trình thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp dữ liệu, số liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như lựa chọn phương án, giải pháp chiến lược. 4. Kết cấu đề tài Gồm 3 chương Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty nghiên cứu Chương 2: Thực trạng chiến lược hiện thời của bộ phận sản xuất của Công ty Chương 3: Các kiến nghị đề xuất giải pháp 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN 1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Giao thông Bình Nguyên (gọi tắt là “Công ty”) hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp 4601166952 đăng ký lần đầu ngày 04 tháng 04 năm 2014, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 25 tháng 11 năm 2014 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp. Thông tin theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty như sau: - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN - Trụ sở chính: Số 89 tổ 1A, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên - Website: [email protected] - Số điện thoại: 02803859661 - Mã số thuế: 4601166952 - Người Đại diện: LẠI THANH THỦY – Giám đốc Công ty - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước. - Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ (Bốn tỷ đồng chẵn) 2. Loại hình (lĩnh vực) kinh doanh, các loại sản phẩm/dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Giao thông Bình Nguyên tham gia kinh doanh, xây dựng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (chính) - Xây dựng nhà các loại - Hoàn thiện công trình xây dựng - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Lắp đặt hệ thống điện - Phá dỡ - Chuẩn bị mặt bằng - Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan 12 (Tư vấn khảo sát địa chất - thủy văn, thiết kế công trình cầu đường bộ đến cấp III, giám sát thi công và xây dựng công trình đường bộ). - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét - Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 3. Thị trường của doanh nghiệp Chủ yếu là địa bàn tỉnh Thái Nguyên với những công trình vừa và nhỏ. Trong nhiều năm qua, kinh tế Thái Nguyên luôn đạt mức tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho thị trường xây dựng phát triển. Với các kết quả thu hút đầu tư và tiến độ triển khai các dự án lớn, có thể khẳng định ngành xây dựng của Thái Nguyên đang trong giai đoạn sôi động và là cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn đầu tư. Diện mạo đô thị Thái Nguyên thời gian tới cũng sẽ có nhiều đổi thay theo hướng khang trang, hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó, Thái Nguyên luôn là thị trường chính tập trung nguồn lực khai thác của Công ty. 4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH CHÍNH – MARKETING PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG GIAO THÔNG – HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÒNG DÂN DỤNG CÔNG NGHIỆP Hình 1. 2. Cơ cấu tổ chức của CTCP Giao thông Bình Nguyên 13 Hội đồng quản trị Hội đồng kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định. Giám đốc Công ty: - Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch. - Là người trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty. Phó giám đốc tổng hợp: - Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về: Kế hoạch SX - KD, thị trường, tuyển dụng nhân sự. - Xây dựng kế hoạch SX - KD trong những năm tiếp theo. Phó giám đốc kỹ thuật: - Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về khối lượng kỹ thuật, tiến độ, chất lượng công việc và trực tiếp phụ trách Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Phòng Dân dụng Công nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC HIỆN THỜI CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT CÔNG TY CP GIAO THÔNG BÌNH NGUYÊN 1. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 1.1. Định vị chiến lược của Công ty 14 Xét về tổng thể, do là một đơn vị xây dựng các công trình giao thông và buôn bán các thiết bị, máy móc xây dựng, nên định hướng kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông Bình Nguyên theo hướng toàn diện cho khách hàng. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm thực hiện đồ án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là bộ phận sản xuất nguyên vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, do vậy chỉ xét chiến lược định vị chiến lược của bộ phận này. 1.2. Cấu trúc ngành 1.2.1. Các yếu tố vĩ mô có liên quan đến ngành Ngành xây dựng là một trong những ngành có quy mô lớn và tiêu thụ nhiều tài nguyên nhất thế giới, chiếm khoảng 50% nguyên vật liệu và 40% năng lượng tiêu thụ toàn cầu (theo Economy Watch). Về mặt giá trị, GlobalData ước tính thị trường xây dựng toàn cầu năm 2018 đạt 11,4 nghìn tỷ USD2, tương đương 13,5% GDP thế giới. Giá trị xây dựng chủ yếu tập trung tại các quốc gia có kinh tế phát triển và dân số đông, do đây là hai động lực chủ yếu của nhu cầu xây dựng. Theo tổng hợp, top 10 quốc gia lớn nhất đóng góp tới trên 60% tổng giá trị xây dựng toàn cầu, dẫn đầu bởi Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xây dựng đáng chú ý nhất, không chỉ bởi vì quy mô lớn mà còn bởi tốc độ tăng trưởng cao trong gần 10 năm qua. Ngành xây dựng phát triển song song với kinh tế thế giới và tới nay đã bão hòa, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Theo Trung tâm Thông tin Xây dựng (Construction Intelligence Center – CIC), trong giai đoạn 2010 – 2018, thị trường xây dựng toàn cầu tăng trưởng thực trung bình 3,0%/năm, thấp hơn tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,6%/năm4. Xu hướng này được dự phóng sẽ tiếp tục trong tương lai, giá trị sản phẩm xây dựng thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,4%/năm so với tăng trưởng kinh tế ở mức 3,5%/năm đến 2023. Ngược lại, ngành xây dựng tại các quốc gia đang phát triển vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng cao và sẽ là động lực cho ngành xây dựng toàn cầu trong thời gian tới. 15 Hình 2. 1. Tăng trưởng GDP và giá trị xây dựng toàn cầu (Nguồn: CIC, IMF) Đối với ngành xây dựng Việt Nam, năm 2020, ngành xây dựng tăng 6,76%, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019, đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Những khó khăn chủ yếu trong năm 2020 đối với ngành này đến từ những gián đoạn, bất ổn do dịch bệnh. Trong đó, biến động về giá nguyên vật liệu sản xuất tiếp tục là một trong những khó khăn hàng đầu đối với 66,7% số doanh nghiệp xây dựng và 71,4% số doanh nghiệp vật liệu xây dựng. Yếu tố thiên tai, thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của 58,3% doanh nghiệp xây dựng, thêm nữa, những giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động và tâm lý của người lao động, khiến cho tình hình càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, một số vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn trước như số lượng dự án được phê duyệt giảm, thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý hay quá trình triển khai đấu thầu, tình trạng thiếu vốn… cũng gây ra lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2. Các áp lực cạnh tranh trong ngành theo mô hình của M.Porter 16 Đối thủ tiềm ẩn Sản phẩm thay thế Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Khách hàng Nhà cung cấp Hình 2. 2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter  Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được nhà nước quan tâm trong việc phát triển nền kinh tế của nước ta. Lĩnh vực xây dựng giúp phát triển cơ sở hạ tầng từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế. Cũng vì lẽ đó mà đây cũng là ngành có sự tham gia của nhiều Công ty, tập đoàn lớn có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Công ty CP Giao thông Bình Nguyên chịu tác động cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cụ thể như: Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Tiến Thịnh Phát, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thái Nguyên, Công ty CP Kết Cấu Thép Và Xây Dựng Tân Khánh, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Và Xây Dựng Việt Thái, … Cùng với đó là nhiều tổ đội xây dựng nhỏ lẻ từ các vùng miền trong nhiều khu vực khác nhau.  Áp lực từ khách hàng: Hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để từ đó có được doanh thu uy tín và tạo ra lợi nhuận cho Công ty chính là mục đích mà các daonh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên chính vì thế khách hàng có những đặc quyền nhất định dể từ đó tạo ra những áp lực đối với Công ty. Các khách hàng luôn tạo lên cho Công ty nhiều áp lực để họ đòi hỏi được nhiều hơn từ Công ty với số tiền họ bỏ ra. Do ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của internet cùng với đó là các thiết bị truy cập giúp khách hàng có thể tìm kiếm, so sáng và đánh giá về Công ty trước khi ra quyết định. Điều này gây lên những áp lực không nhỏ và có tác động tới Công ty. Áp lực từ khách 17 hàng tới Công ty CP Giao thông Bình Nguyên chủ yếu là áp lực về giá cả và chất lượng. Những khách hàng thông minh họ luôn tìm cách đàm phán để đưa ra mức giá tốt nhất cho chất lượng mà họ nhận được. Chính vì những áp lực này mà Công ty luôn cố gắng tìm hiều nghiên cứu sao cho có thể hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm được nâng cao.  Sức ép từ nhà cung cấp Nhà cung cấp là một trong những lực lượng cạnh tranh tạo ra sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Cụ thể đối với Công ty CP giao thông Bình Nguyên, các nhà cung cấp vật liệu thiết bị và những đơn vị đối tác là những nhà cung cấp có khả năng tạo được áp lực đối với Công ty. Những vật liệu mà Công ty sử dụng cụ thể là: gạch, ngói, cát, sỏi, đá, xi măng, sắt thép… đều là những sản phẩm được khai thác từ thiên nhiên chính vì vậy những doanh nghiệp được phép khai thác và kinh doanh cũng có giới hạn nhất định. Nước ta là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có thời kỳ mưa lũ và thời kỳ khô ráo khá rõ ràng. Chính vì vậy, lĩnh vực xây dựng dân dụng cũng được phân theo mùa, vào mùa mưa lũ số lượng công trình khởi công xây dựng ít hơn vào mùa khô. Khi bước vào thời gian khoảng tháng 8 tám âm lịch là lúc các công trình xây dựng khởi công cây dựng nhiều nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao cùng với đó là nhân lực, đối tác thi công của Công ty cũng có những đơn hàng riêng. Do vậy vào thời kỳ này Công ty thường bị ép giá và những đòi hỏi nhiều hơn từ những nhà cung cấp nguyên vật liệu thiết bị và các đối tác thi công khác. Để giảm tải sức ép từ nhà cung cấp Công ty đã xây dựng chiến lược đa dạng nhà cung cấp không để tình trạng lệ thuộc vào các nhà cung cấp lớn Công ty luôn đặt ra nhiều những giải pháp dự phòng khác đồng thời ký những hợp đồng cam kết cung cấp trong tương lai. Có thể thấy các nhà cung cấp cũng giống như Công ty luôn tạo lên sức ép đối với khách hàng khi có thể. Khi nhu cầu tăng cao mà lượng cung hạn chế thì việc tạo sức ép như vậy là vấn đề chắc chắn sảy ra vấn đề Công ty cần có phương pháp giải quyết và xử lý cho phù hợp tạo nên sự ổn định trong hoạt động.  Đe dọa từ sản phẩm thay thế 18 Các sản phẩm của Công ty CP giao thông Bình Nguyên tạo nên giúp giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người. Xây dựng nhà cửa , văn phòng đường xá giúp giải quyết tạo môi trường ở, đi lại và làm việc của con người. Vậy nên những sản phẩm thay thế được sản phẩm mà Công ty tạo ra cũng cần giải quyết được những vấn đề đó. Công nghệ phát triển còn kéo theo đó là nhiều sản phẩm thay thế khác mà hiện nay chúng ta đã bắt đầu thấy sự phát triển của chúng. Ví dụ như các sản phẩm nhà thông minh với đầy đủ hệ sinh thái OIT, nhà theo mẫu sản xuất sẵn không cần xây dựng chỉ cần lắp đặt cũng đã xuất hiện trên thế giới. trong khoảng thời gian tới khi các công nghệ này hoàn thiện các sản phẩm trở lên phổ biến hơn sẽ tạo những áp lực không nhỏ tới các Công ty xây dựng. Có thể các ý tưởng táo bạo, các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam luôn có những sáng tạo không ngừng giúp cải thiện và nâng cao cuộc sống con người. Trong tương lai không có gì là không thể có thể một ngày không xa một sản phẩm nhà ở một lần giống các sản phẩm cốc sử dụng một lần có thể được hiện thực và ra đời điều đó có thể là một dấu chấm hết cho ngành xây dựng các sản phẩm dân dụng.  Đe dọa từ những đối thủ tiềm ẩn Đối thủ tiềm ẩn, luôn là bài toán và một ẩn số đối với các Công ty trong thị trường. Cơ chế thị trường, các cải cách thủ tục hành chính đã giúp các Công ty có những thuận lợi nhất định trong việc gia nhập thị trường xây dựng. Cơ chế nước ta mở cửa chính vì vậy các tập đoàn lớn trên thế giới cũng luôn sẵn sàng nhòm ngó và đầu tư vào nước ta. Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển nhu cầu xây dựng các công trình còn rất lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Việc này dẫn đến những tập đoàn bất động sản, những Công ty xây dựng lớn trên thế giới cũng đã đánh giá về thị trường và định hướng gia nhập. Chính những đối thủ tiềm ẩn này khiến các doanh nghiệp trong nước phải đề phòng. Các Công ty lớn có tiềm lực tài chính có thể đầu tư và thâu tóm toàn bộ thị trường. Như vậy lúc đó, các doanh nghiệp sẽ có những khó khăn rất lớn và cần những quyết định đúng đắn để có thể tồn tại trên thị trường. Cùng với đó là những đơn vị, tổ thợ có thể phát triển thành một doanh nghiệp gia nhập vào thị trường điều này gây ra những áp lực đối với những doanh nghiệp trong ngành. Là một thị trường màu mỡ cho các nhà đầu tư cũng như những Công ty thành công trong lĩnh vực khác muốn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng chính vì thế những đối thủ tiềm ẩn được hình thành từ những nhà quả lý đã thành công với tiềm lực sẵn có sẽ tạo nên những áp lực không nhỏ tới Công ty. 19 1.3. Vị thế cạnh tranh Chuỗi giá trị của Công ty xác định những hoạt động hay công việc chủ yếu tạo ra gia tăng cho doanh nghiệp và những hoạt động hỗ trợ liên quan. Hình 2. 3. Chuỗi giá trị của Công ty CP giao thông Bình Nguyên Những hoạt động chủ yếu tạo ra giá trị của Công ty CP giao thông Bình Nguyên - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; Xây dựng nhà các loại; Hoàn thiện công trình xây dựng; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. - Lắp đặt hệ thống điện; Phá dỡ; Chuẩn bị mặt bằng; Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí; Lắp đặt hệ thống xây dựng khác. - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (Tư vấn khảo sát địa chất - thủy văn, thiết kế công trình cầu đường bộ đến cấp III, giám sát thi công và xây dựng công trình đường bộ). - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Cùng với quá trình phát triển, Công ty không ngừng quan tâm nâng cao đời sống cho công nhân viên. Thu nhập của công nhân viên tăng ổn định qua các năm. Điều này khiến 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng