Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian việt nam...

Tài liệu Khóa luận nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian việt nam

.PDF
47
1
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU THỊ HUYỀN NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU NGA HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga, người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên chúng em trong khóa học. Nhân dịp này em xin gửi tới lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, các bạn sinh viên lớp Sư phạm Ngữ Văn C2016 đã giúp đỡ em, quan tâm khích lệ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Tác giả khóa luận Lưu Thị Huyền 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Các kết quả trong khóa luận chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào khác. Các trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính tin cậy, chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Tác giả khóa luận Lưu Thị Huyền 2 MỤC LỤC: Trang PHẦN MỞ ĐẦU: 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Lịch sử nghiên cứu. 2 3. Mục đích nghiên cứu. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 5. Phạm vi nghiên cứu. 3 6. Phương pháp nghiên cứu. 4 7. Nguồn tư liệu. PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 4 1. Khái quát về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 4 2. Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn 5 3. Tiền giả định và hàm ngôn 5 3.1:Quan hệ với nghĩa tường minh 5 3.2: Quan hệ với hình thức ngôn ngữ tạo nên phát ngôn 6 3.3: Lượng tin và tính năng động hội thoại 7 3.4: Phản ứng đối với các dạng phát ngôn 8 4. Cơ chế tạo ra những nghĩa hàm ẩn cố ý 9 4.1: Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất 9 4.2: Các hành động ngôn ngữ gián tiếp 9 4.3: Sự vi phạm các quy tắc lập luận 10 4.4: Sự vi phạm các quy tắc hội thoại 10 4.5: Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và nghĩa hàm ẩn. 11 3 CHƯƠNG 2:CÁC CƠ CHẾ TẠO RA NGHĨA HÀM ẨN TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM- SỰ VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. 12 1. Sự vi phạm phương châm về lượng. 12 2. Sự vi phạm phương châm về chất. 16 3. Sự vi phạm phương châm về quan hệ . 20 4. Sự vi phạm phương châm về cách thức. 24 Các truyện cười vi phạm phương - Lợn cưới áo mới châm về lượng. - Nói có đầu có đuôi - Giấy khổ to - Đánh quân ngũ sắc Các truyện cười vi phạm phương - Con rắn vuông châm về chất. - Thi nói khoác - Ăn trộm dây thừng - Điều kỳ lạ Các truyện cười vi phạm phương - Đúng như lời châm về quan hệ. - Chẳng phải tay ông - Anh Cả Ngố “ còn gì bằng” - Thấy mình về tôi mừng quá Các truyện cười vi phạm phương - Cưỡi ngỗng mà về châm về cách thức. - Giàn hoa Thiên Lí sắp đổ - Mất rồi - Trung thần nghĩa sĩ PHẦN KẾT LUẬN 4 PHẦN MỞ ĐẦU: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngữ dụng học là một môn học tiếp cận ngôn ngữ một cách toàn diện nên việc tìm hiểu về bộ môn này trở thành một điều thiết yếu, cần thiết đối với ai quan tâm và tìm hiểu về tiếng Việt. Trong học phần ngữ dụng học,lý thuyết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn là một phần quan trọng, trong đó hội thoại là một bộ phận, hội thoại được dùng trong hoạt động giao tiếp. Và trong giao tiếp sẽ có những cấu trúc phức tạp, có nhiều qui định mà người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ theo, nếu không thì sẽ không đạt được đúng nội dung và mục đích giao tiếp. Là một trong số các thể loại đặc sắc của nền văn học Việt Nam, truyện cười đã sử dụng các qui tắc hội thoại . Truyện cười đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc, đặc biệt là tiếng cười, tiếng cười mua vui, tiếng cười châm biếm. Nhưng nhiều lúc chúng ta tự hỏi tại sao cười? điều gì tạo nên tiếng cười? cơ chế tạo nên đó là gì? Ít người có thể trả lời được câu hỏi đó. Do đó, đã có những công trình nghiên cứu về truyện cười , để lý giải, cung cấp kiến thức về lĩnh vực này. Từ những điều nêu trên.Chúng tôi chọn đề tài Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam làm đề tài nghiên cứu. Đi sâu vào các quy tắc hội thoại để phân tích cơ chế tạo ra tiếng cười . Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc dạy đọc hiểu các truyện cười dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS. 5 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: Truyện cười ra đời từ rất sớm, nhưng chúng ta khó có thể khẳng định chính xác thời gian của nó, có thể nói truyện cười ra đời từ lúc con người ra đời và nhu cầu muốn trao đổi tư tưởng tình cảm bắt đầu và giao tiếp bắt đầu. Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy và biết được có không ít công trình nghiên cứu về truyện cười dưới góc độ của ngữ dụng học như: 1. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc truyện cười dân gian Việt Nam: 1.1: Trịnh Sâm ,”Nghệ thuật tổ chức văn bản trong truyện cười bác Ba Phi”, Ngôn ngữ, số 12, năm 2000. Trong bài nghiên cứu ông đã chỉ ra được cách tổ chức cấu trúc và sử dụng dụng một số thủ pháp nghệ thuật trong Truyện cười. Thông qua 56 truyện cười bác Ba Phi Trịnh Sâm đã chỉ ra bốn cấu trúc tổ chức văn bản: Cấu trúc tuyến tính, cấu trúc đảo trình tự, cấu trúc song hành và cấu trúc hỗn hợp. Và một số thủ pháp như:Thủ pháp tăng tiến, thủ pháp khuếch , thủ pháp chuẩn bị ngữ cảnh.Và tác giả tập trung vào hai cấu trúc đó là cấu trúc tuyến tính và cấu trúc đảo trật tự. 1.2. Trần Hoàng, “Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân gian Nam Bộ qua truyện kể BaPhi”, Ngôn ngữ, số 8, năm 2002. Tác giả đã rút ra một số biện pháp gây cười là “ngoa dụ”, một số biện pháp tu từ, giọng điệu mang tính khẩu ngữ người Nam Bộ, từ ngữ địa phương . Có thể nói những biện pháp mà Trần Hoàng đã chỉ ra là những biện pháp chung và thường xuyên để tạo nên yếu tố gây cười. 1.3: Bùi Khắc Viện, “Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Bác qua tác phẩm bằng Tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2 , năm 1980. Ông cho rằng có hai biện pháp gây cười là chủ yếu, đó là : Ngôn ngữ học và phi ngôn ngữ học. và Ngôn ngữ học là biện pháp đặc thù để khai thác truyện 6 cười, ông còn chỉ ra nmoojt số biện pháp nghệ thuật sự dụng tạo tiếng cười trong truyện cười dân gian là : Chơi chữ, tương phản,… Biện pháp phi ngôn ngữ học gồm các thao tác lựa chọn và sắp xếp các chi tiết. 2 .Các công trình nghiên cứu hàm ý hội thoại và hiện tượng mơ hồ trong truyện cười dân gian Việt Nam: 2.1 :Nguyễn Đức Dân, ”Hiện tượng mơ hồ trong nghệ thuật gây cười”, Người Hà Nội, số 51, năm 1987. Ông cho rằng hiện tượng mơ hồ chẳng những được dùng trong những câu truyện cười , những nụ cười ngắn gọn, mà nó được dùng để xây dựng những câu truyện cười . Những câu truyện cười Việt Nam thường được dựa trên hiện tượng mơ hồ về ngôn ngữ. 2.2: Nguyễn Thị Hoàng Yến , “Hàm ý hội thoại trong các truyện cười dân gian:Khoe của và Hai kiểu áo ”, Ngôn ngữ , số 8, năm 2002. Tác giải khai thác tiếng cười trong các truyện này nhằm mục đích làm rõ đặc tính của truyện cười, và hàm ý hội thoại là một phần không thể thiếu để tạo nên yếu tố gây cười. Và em cũng tìm được khá nhiều các công trình khác về truyện cười những mang tính biên soạn và tuyển tập như: 1. Đinh Gia Khách, NXB Giáo dục, năm 2002: “ Văn học dân gian Việt Nam’’ . Nội dung chủ yếu tìm hiểu và tiếng cười trong tập truyện cười. Tiếng cười mua vui giải trí,tiếng cười mỉa mai,phê phán, sâu cay,... 2. Hoàng Tiến Tựu, NXB Giáo dục, năm 2002: “ Văn học dân gian Việt Nam” 3. Trương Chính& Phong Châu, NXB Lao động- Xã hội năm 2006: “Tiếng cười dân gian Việt Nam” , Với các nội dung như: Nêu khái quát về 7 truyện cười, đối tượng, biện pháp gây cười, ý nghĩa của tiếng cười trong xã hội,… 4. Văn Tân ,NXB Văn – Sử - Địa, năm 1957“ Tiếng cười Việt Nam”: Tác giả đã nêu ra một số biện pháp để gây cười như: Phóng đại,kịch tính, tiếu lâm và cái tục,… 5. Nguyễn Hồng Phong ,NXB Văn – Sử - Địa, năm 1957: “ Truyện tiếu lâm’’ .Tác giả đã chỉ ra các đặc điểm để gây cười đó là: Sự khai thác triệt để mâu thuẫn trái tự nhiên,sự sắp đặt các mâu thuẫn trong thế tương phản để gây cười, phương pháp nói ngoa- phóng đại, lối nói thắt nút. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Từ việc nghiên cứu và phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong các truyện cười dân giân Việt Nam, khóa luận đã chỉ ra và lí giải cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn trong truyện cười. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 4.1: Nghiên cứu lí luận về Ngữ dụng học và truyện cừi dân gian Việt Nam. 4.2: Miêu tả và phân tích truyện cười có vi phạm phương châm hội thoại. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười được tạo ra từ cơ chế nào? Vi phạm quy tắc phương châm hội thoại nào? Nghiên cứu trong truyện cười dân gian Việt Nam. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU: Phân tích diễn ngôn, chuyên gpia, tổng hợp, thống kê, phân tích,… PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI : 8 Toàn bộ phần lý thuyết, cơ sở lí luận của đề tài được dựa trên sự tham khảo của cuốn giáo trình “Ngữ dụng học” của Đỗ Hữu Châu & Đỗ Việt HùngNXB Đại học Sư Phạm, ngày 4 tháng 1 năm 2007. 1. Khái quát về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Muốn nghiên cứu về đề tài trước hết ta cần hiểu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn là gì? - Nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là nghĩa tường minh. -. Các nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là nghĩa hàm ẩn. VD: Người mẹ nói với con gái mình: “Con năm nay 28 tuổi rồi đó!’’ -Phát ngôn này ngoài nghĩa tường minh người mẹ muốn nói với đứa con gái của mình về tuổi của cô ấy thì nghĩa hàm ẩn của bà mẹ muốn truyền đạt đến cô ấy rằng:” Năm nay con đã 28 tuổi rồi, hãy mau lo việc lấy chồng ổn định gia đình đi chứ”( ở Việt Nam con gái 28 tuổi chưa lấy chồng là muộn) 2. Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn có 2 loại:Tiền giả định  Hàm ngôn *Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngon của mình. *Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó từ nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó. 9 VD:”Hôm qua mẹ thấy con đã đi chơi với một người bạn nam đến 11h đêm mới về đó” -Nghĩa tường minh:Tối hôm qua người con đã đi chơi với một bạn nam đến 11h đêm . -Nghĩa hàm ẩn là: +Tiền giả định: >Cô con gái có một cuộc hẹn vào tối hôm qua >Đối với con gái Việt Nam đi chơi với một bạn nam vào buổi tối đến 11h đêm là không tốt. +Hàm ngôn: Người mẹ muốn nhắc nhở con gái rằng “hãy dừng lại ngay việc đó, đừng để nó tiếp diễn lần thứ hai” 3.Tiền giả định và hàm ngôn. Tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn bởi chúng đều không được nói ra một cách tường minh , chúng chỉ nắm bắt nhờ thao tác suy nghĩ , Cho đến nay , phân biệt tiền giả định và hàm ngôn vẫn còn là một vấn đề lớn của ngữ dụng học. Và để phân biệt tiền giả định và hàm ngôn chúng ta cố thể dựa vào những đặc điểm sau: 3.1. Quan hệ với nghĩa tường minh: Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tát phải bàn cãi , bát tất phải đặt ván đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên các nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình, có thể được hiểu là tiền giả định luôn luôn đúng.(trừ những trường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà nghĩa tường minh dựa trên một tiền giả định sai, bịa đặt. 10 Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ nghĩa tường minh và tiền giả định của nghĩa tường minh Nếu không có nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, không thể suy ra được nghĩa hàm ngôn thích hợp . VD: “Hôm nay lại uống trà sữa à anh?” - Tiền giả định : Hôm qua, thậm trí là mấy ngày liên tục trước thì chàng trai đều mời cô gái uống trà sữa. - Nghĩa tường minh: Cho đến ngày hôm nay thì chàng trai vẫn tiếp tục mời cô gái uống trà sữa. Từ tiền giả định và nghĩa tường minh trên thì cô gái muốn dẫn tới hàm ngôn: - Em không muốn đi chơi với anh nữa. - Em không muốn uống nữa - Em sợ béo - Uống nhiều rồi , khá nhàm chán em muốn đổi thức uống khác,… 3.2: Quan hệ với hình thức ngôn ngữ tạo nên phát ngôn. - một phát ngôn có thể có nhiều tiền giả định nhưng chỉ có một hoặc một số dính líu đến ( quan yếu với) nghĩa tường minh của phát ngôn. - C. Kerbrat Orecchionni đưa ra định nghĩa về tiền giả định như sau: ‘’ chúng tôi xem là tiền giả định tất cả những thông tin mặc dầu không được truyền báo một cách tường minh ( tức không cấu thành đối tượng truyền báo chân chính một thông điệp) nhưng phải được tự động diễn đạt bởi tổ chức hình thức của phát ngôn nằm sẵn trong tổ chức của phát ngôn bất kể hoàn cảnh của phát ngôn như thế nào’’ . Định nghĩa này nhấn mạnh một đặc điểm : Tiền giả định nhấn mạnh một tính chất ‘’ bất tất phải bàn cãi của nó’’ phải có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu nó. 11 - tiền giả định tương đối ít lệ thuộc và ngữ cảnh , trái lại , hàm ngôn không tất yếu phải được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngôn ngữ, mà nó lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh. VD: Tôi đã không đi tập gym một tháng nay rồi. + Cơ thể tôi thấy uể oải + Vóc dáng tôi xấu quá 3.3: Lượng tin và tính năng động hội thoại. - Nhiều tác giả cho rằng bởi tiền giả định là những điều ‘’bất tất phải bàn cãi ‘’ cho nên không có tính thông tin . Qủa vậy, tiền giả định là những hiểu biết mà người nói và người nghe có chung, dựa vào đó mà tạo nên ý nghĩa tường minh và hàm ngôn, cho nên không phải là cái mới , do đó có lượng tin thấp. - Trong một văn bản như đã biết, những điều nói ở tiền ngôn được xem là tiền giả định cho những phát ngôn sau, bởi vậy thong tin mà tiền giả định cung cấp đẫ là quan yếu ở tiền ngôn , không còn có thể quan yếu đối với phát ngôn đang xem xét. - Tuy nhiên , cần phân biệt khái niệm hiệu quả thông tin và lượng tin . Xét trong một phát ngôn, tiền giả định không quả hiệu quả thông tin nhưng vẫn có lượng tin . Lượng tin này không quan yếu đối với hiệu quả thông tin của phát ngôn đang xem xét nhưng vẫn là cần thiết để lý giải hiệu quả thông tin của phát ngôn. - Mặt khác, tiền giả định không phải bao giờ cũng có hiệu quả thông tin,. Chúng ta đã nói tới các nghĩa hàm ẩn cố ý , các nghĩa hàm ẩn trong ý định truyền báo của phát ngôn. Trong trường hợp hàm ẩn cố ý rời vào tiền giả định thì chính tiền giả định lại có hiệu quả thông tin cao hơn là nghĩa tường minh và hàm ngôn. 12 - Có lẽ điều quan trọng đối với giao tiếp là ở tính năng động hội thoại của tiền giả định , nghĩa tường minh và hàm ngôn. Nói chung nghĩa tường minh và hàm ngôn có tính năng động hội thoại cao hơn là tiền giả định , có nghĩa là nghĩa tường minh và hàm ngôn là một giai đoạn trong hội thoại , từ giai đoạn này mà hội thoại tiến thêm bước mới. - Tiền giả định thì khác , kể cả trường hợp tiền giả định là nghĩa cố ý , có thể là một bước để tiếp tục cuộc hội thoại. Nhưng nếu tiếp tục cuộc hội thoại dựa vào tiền giả định thì cuộc hội thoại sẽ giật lùi, đôi khi luẩn quẩn, thậm trí gây ra cãi vã, làm hỏng cuộc hội thoại, cuộc hội thoại sẽ không tiến lên được. 3.4: Phản ứng đối với các dạng phát ngôn: Trừng những tiền giả định đóng vai trò nghĩa hầm ẩn cố ý( đối tượng truyền báo chính của phát ngôn) , các tiền giả định thong thường có những đặc điểm sau đây khi phát ngôn biến đổi: a.Tính chất kháng phủ định Tiền giả định giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định ( kháng phủ định) . b. Tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành động ngôn ngữ tạo ra nó. Tiền giả định của phát ngôn xác tín vẫn giữ nguyên khi phát ngôn này chuyển sang phát ngôn hỏi, mệnh lệnh… c. Tính chất không thể khử bỏ . Bởi tiền giả định là điều đã được xem là ‘’ bất tất phải bàn cãi’’ cho nên nó không thể loại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn. Việc khử tiền giả định bằng những kết tử lập luận nghịch hướng sẽ dẫn tới sự vô nghĩa hoặc mâu thuẫn. 13 Gắn bó với tính chất này là tính chất không thể nối kết phát ngôn có nghĩa tường minh với tiền giả định của nó. Đối chiếu với tiền giả định, các hàm ngôn không có các đặc điểm nói trên. Cụ thể là:  Hàm ngôn không giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ phur định sang khẳng định.  Hàm ngôn cũng không giữ nguyên khi hành động ngôn ngữ thay đổi với ý nghĩa tường minh.  Hàm ngôn có thể khử một cách dễ dàng nhờ kết tử đối nghịch 4.Cơ chế tạo ra những nghĩa hàm ẩn cố ý: Các nghĩa hàm ẩn tạo ra dựa vào tất cả các quy tắc của ngữ dụng : - Quy tắc chiếu vật và chỉ xuất. - Quy tắc chi phối các hành động ngôn ngữ. - Quy tắc lập lập. - Quy tắc hội thoại. Muốn tạo ra được nghĩa hàm ẩn cố ý, người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và gủa định người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình . Nghĩa hàm ẩn cố ý xuất hiện và được lí giải ở chỗ vi phạm đó. Và chúng ta có một số trường hợp vi phạm sau đây: 4.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Trong Tiếng Việt của chúng ta , hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phong phú , tế nhị. Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả định những kiểu 14 quan hệ vị thế xã hội nhất định và việc sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại: VD1: Cặp từ xưng hô “ bố’’/’’con’’ có tiền giả định là hai đối tượng có quan hệ gia đình . Hiện nay, trong giao tiếp , giữa hai người xa lạ, chẳng có quan hệ huyết thống , quan hệ gia đình , cũng không có gì than mật, cặp từ xưng hô bắt đầu cuộc hội thoại là ‘’ bác’’/’’tôi’’,’’bác’’/’’cháu’’, ‘’cụ’’/’’cháu’’…. Bỗng nhiên đối tượng thay đổi xưng hô bằng cặp ‘’bố’’/’’con’’. Với sự thay đổi cố ý này nhân vật ngầm tỏ rằng quan hệ xa lạ trước kia nay đã thay đổi hoặc tỏ ra một cách hàm ẩn rằng: - Tôi xem quan hệ giữa ông và tôi là con quan hệ bố con. - Tôi muốn quan hệ thân mật với ông như người nhà trong gia đình. VD2: Trong các cuộc cãi lộn giữa vợ chồng , không ít trường hợp người vợ và người chồng chuyển từ xưng hộ ‘’anh “/ ‘’em’’ sang ‘’anh ‘’/ ‘’tôi’’ , cuối cùng thì là ‘’mày’’/’’tao’’. VD3: Tương tự như cuộc cãi vã của anh em trong nhà thường ngày, họ chuyển từ xưng hô “anh”/”em” sang “mày”/”tao”. Sự thay đổi cách xưng hô như vậy tỏ ra rằng có sự thay đổi trong quan hệ giữa hai người mà không cần tuyên bố ‘’tường minh’’ nó ra. 4.2 . Các hành động ngôn ngữ gián tiếp. Khi chúng ta sử dụng các hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là nghĩa có ý ngữ dụng học . VD: Người mẹ hỏi con gái của mình đi chơi về muộn vào buổi đêm: -‘’ Bây giờ là mấy giờ rồi?’’ 15 Đặt câu hỏi này người mẹ rõ ràng vi phạm điều kiện chuẩn bị và điều kiện tâm lý của hành động hỏi – người mẹ đã biết giờ quá muộn vào ban đêm. Trong tình thế của mình , người con gái biết ngay ý định nhắc nhở , cảnh cáo của mẹ về việc đi chơi về muộn. Đáp lại những câu hỏi kiểu như vậy , không phải là những câu trả lời ‘’nhơn nhơn’’ như ‘’ dạ, 12h đêm rồi mẹ ạ’’ mà phải là những phát ngôn xin lỗi , thanh minh… như: ’’ con xin lỗi ạ!” 4.3. Sự vi phạm quy tắc lập luận: Người nói chỉ đưa ra lập luận cứ để người nghe đưa ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Không hoàn tất các bước lập luận là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn. 4.4. Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: Trước hết chúng ta xét hai ví dụ sau: VD1: Người anh trai hỏi bác về đứa em gái họ của mình lâu ngày không gặp: -“ em Thủy học có giỏi không ạ?” -“ hai năm học lớp 1, ba năm học lớp 2,bốn năm học lớp 3,năm nay mới được lên lớp 4” Thay vì dùng hành động hỏi đáp cho câu hỏi, thì người mẹ đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành động trong cặp hội thoại. Phát ngôn của người mẹ ngầm trả lời cho đứa cháu trai của mình rằng “ Thủy học dốt”. VD2: Hai người bạn học sinh nói với nhau: - “ Ê Hương! Tao vừa biết một tin động trời của con Lan này, nó..” - “ Mày ăn gì chưa, có muốn đi ăn với tao không?” 16 Người bạn Hương đã vi phạm quy tắc hội thoại, vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện ở chỗ vi phạm lãnh địa hội thoại , Hương đã ngắt lời người bạn của mình khi người bạn đang kể về việc xấu hổ của nhân vật Lan. Và câu trả lời của Hương thì không hề liên quan đến câu chuyện đang kể . Nhưng chúng ta không thể cho rằng Hương là một người thô lỗ khi xét về nghĩa hàm ẩn trong sự vi phạm đó: Hương muốn nhắn với người bạn của mình rằng pải cảnh giác, việc nói xấu không nên nói to chỗ đông người, như thế là không hay và mất lịch sự, chỉ nên nói lúc chit có hai chúng ta mà thôi, để trách phiền hà.” Qua hai ví dụ trên chúng ta tháy sự vi phạm cố ý các quy tắc điều khiển cấu trúc chức năng hội thoại,… cũng là biện pháp để truyền đạt các nghĩa hàm ẩn cố ý. 4.5. Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và nghĩa hàm ẩn. Grice cho rằng người nói có tính “xúc phạm” một hoặc một số nguyên tắc để khai thác chúng. Ông đặt tên cho cách dùng này là “sự xúc phạm” hay là “sự khai thác” các nguyên tắc cộng thoại . Các nghĩ hàm ẩn này dựa vào tính vững chắc của phương châm cộng tác hội thoại và hoạt động theo cơ chế: Khi phát ngôn trệch ra khỏi nguyên tác nào đó thì người nghe vẫn tiếp tục lí giải nó sao cho phù hơp với sự cộng tác trong hội thoại càng nhiều càng tốt . Như vậy , bằng cách vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại , người nói buộc người nghe phải vận dụng thao tác suy ý để đạt đến một nghĩa nào đó ,và chỉ với nghĩa được suy ra đó, người nói mới được xem là vẫn tôn trọng phương châm cộng tác. Những hàm ẩn hội thoại đặc thù là cơ sở của môt số ‘’biện pháp tu từ’’ trong từ học của Aristole như: 17  Nguyên tắc về chất.  Nguyên tắc về lượng.  Nguyên tắc về quan hệ.  Nguyên tắc về cách thức. 18 Tiểu kết: Xét về toàn bộ phần lý thuyết, cơ sở lý luận của đề tài, ta có thể thấy, cơ chế tạo ra tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam thuộc nhóm phần lý thuyết 4.4 : Sự vi phạm qui tắc hội thoại và 4.5: Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và nghĩa hàm ẩn. Việc sử dụng , tuân thủ các phương châm hội thoại sẽ giúp chúng ta thàng công trong việc giao tiếp , truyền đạt , trao đổi thông tình và gửi gắn tình cảm hằng ngày. Nhưng đôi khi chúng ta chúng ta không tuân thủ các phương thức hội thoại, cố ý tại ra những hàm ẩn, mà đối phương muốn hiểu phải suy ý mới có thể rõ được. Đó là một điều vô cùng đặc biệt và tinh tế trong ngôn ngữ Việt Nam và truyện cười dân gian cũng sử dụng khía cạnh vi phạm phương châm hội thoại và cố ý vi phạm phương châm hội thoại để tạo nên tiếng cười mua vui, hài hước hay mỉa mai hàm ẩn cho truyện cười. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất