Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ đường...

Tài liệu Khóa luận một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ đường

.PDF
57
1
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ NGỌC THUẬN MỘT SỐ ẨN DỤ TIÊU BIỂU TRONG THƠ ĐƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐATN) CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN 1 Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa 1 Mục lục 3 Lời cam đoan 5 NỘI DUNG Chương 1 – Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 9 1.1. Khái niệm ẩn dụ 9 1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ 11 1.1.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ 13 1.2. Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ 13 1.2.1 Phương pháp phân loại ẩn dụ 15 1.2.2. Các kiểu ẩn dụ Chương 2 – Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường 16 16 2.1. Vài nét về thơ Đường 2.1.1. Một số nét khái quát về thơ Đường 18 2.1.2. Một số nhà thơ tiêu biểu 22 2.2. Ẩn dụ trong thơ Đường 2.2.1. Phương pháp phân loại ẩn dụ 27 2.2.2. Các kiểu ẩn dụ trong thơ Đường 27 2 2.2.1.1. Ẩn dụ ý tường 30 2.2.1.2. Ẩn dụ theo quy ước 35 2.2.3. Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường 46 Chương 3 – KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Ngọc Thuận - Sư phạm Ngữ văn C2016 Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Thời Tân đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song có lẽ đề tài nghiên cứu của em vẫn mắc vài thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và phê bình của quý Thầy Cô và các bạn để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài, em đã thu được một số những kết quả nhất định. Em xin cam đoan những kết quả mà em thu được trong đề tài này không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 4 Tác phẩm văn học là nghệ thuật của ngôn từ bởi mỗi một tác phẩn văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống, thế giới khách quan; nhưng đây không phải là sự sao chép đơn thuần mà nó được tạo nên từ những điều tinh túy nhất. Thông qua tác phẩm văn học, người nghệ sĩ muốn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc đời, trước thế giới vạn vật. Sức mạnh mà mỗi tác phẩm văn chương đem lại chính là việc vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa của các thi sĩ. Tuy nhiên, lớp vỏ ngôn từ thì hữu hạn mà lời nói lại vô hạn. Để giải quyết vấn đề đó, người nghệ sĩ đã chắt chiu, gạn lọc những từ ngữ, hình ảnh giàu sắc thái ý nghĩa và có tính biểu tượng, biểu cảm cao để thể hiện nội dung tư tưởng mà mình muốn truyền tải, biểu đạt. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng ý tại ngôn ngoại, người nghệ sĩ không bộc lộ trực tiếp suy tư, tình cảm của bản thân mà bao giờ cũng bộc lộ một cách kín đáo, tế nhị song vẫn đạt được những hiệu quả nhất định. Đó là nhờ sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng. Ẩn dụ là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Đây là phép chuyển nghĩa dựa trên sự tương đồng giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác cùng loại hay khác loại. Thông qua việc sử dụng biện pháp tu từ này, các thi nhân đã gửi gắm tâm sự, tư tưởng của mình một cách sâu sắc, độc đáo và tế nhị qua ngôn từ, hình ảnh được chắt chiu, chọn lọc. Và, cũng thông qua đó, tác giả cũng tạo cho bạn đọc có cơ hội đồng sáng tạo với mình. Những cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ thơ ca Trung Quốc, đặc biệt là trong thơ Đường, dù chúng đã biểu thị ý nghĩa nhưng cũng không phải là mục đích tự thân. Bằng cách phá vỡ ngôn ngữ thông thường và đưa vào đó những hình thức đối lập khác, những cấu trúc đó dường như hướng tới một cấp độ cao hơn; đó chính là ẩn dụ. Chọn đề tài Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường, khóa luận mong muốn 5 làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo qua cách sử dụng phép ẩn dụ của một số nhà thơ đời Đường. 2. Lịch sử vấn đề Kho tàng văn chương Trung Quốc là một kho tàng đồ sộ, phong phú; đặc biệt là thơ ca dưới đời Đường. Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48900 bài. Đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về thơ ca đời Đường của các tác giả, các nhà nghiên cứu, ta có thể điểm qua một số bài nghiên cứu, phân tích sau: Trong bài Cảnh và tình trong Đường thi, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (số 26 năm 2011), tác giả Đinh Phan Cẩm Vân nhận định: “Thành tựu của thơ Đường căn bản là sáng tạo hệ thống hình ảnh giàu giá trị thẩm mĩ được kết hợp từ khả năng quan sát, cảm xúc và độ sâu tư tưởng. Một bài thơ bao giờ cũng gồm hai phương diện: cảnh và tình. Tác động của thơ đến với người đọc cũng là tác động từ tình và cảnh. Thi nhân có xu hướng khai thác tính chất của cảnh để gửi gắm những tâm tình tương hợp”. Trong bài Sự tinh diệu trong nghệ thuật thơ Đường, tác giả Đào Thái Sơn nhận định: “Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ “trữ tình”. Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình để hàn kết các hình ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ. Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và trở thành tính khái quát, triết lý. Cái độc đáo thứ hai của Đường thi là luật thơ có cấu trúc hoàn thiện. Nó là sự hài hòa giữa bằng trắc, âm dương, đối xứng và phi đối xứng”. Có thể nói, thơ ca đời Đường được rất nhiều các tác giả, các nhà nghiên cứu quan tâm. Mỗi một công trình nghiên cứu đều là một đóng góp vô cùng quan trọng 6 trong việc khảo cứu thơ ca Đường thi. Cho đến nay, trong số các công trình nghiên cứu mà tôi thu thập được, chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu sâu về ẩn dụ trong thơ Đường. Trên cơ sở của những tác giả, những nhà nghiên cứu trước, tôi tiến hành khảo sát, phân loại và phân tích tác dụng nghệ thuật của một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường một cách có hệ thống và chuyên sâu hơn. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ở khóa luận này, tôi tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ trong thơ Đường và tiến hành khảo sát, phân loại và phân tích tác dụng nghệ thuật của một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc khảo sát về một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường, khóa luận mong muốn giúp người đọc phần nào hiểu rõ hơn về các kiểu ẩn dụ trong thơ Đường cũng như sự đóng góp của ngôn từ trong sáng tác văn chương nghệ thuật. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập hợp những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu và tiến hành khảo sát, phân loại và phân tích tác dụng nghệ thuật của một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường; từ đó rút ra những kết luận cần thiết. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống – cấu trúc. - Phương pháp loại hình. 7 - Phương pháp so sánh – đối chiếu. - Phương pháp liên ngành. - Phương pháp phân tích – tổng hợp. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tiến hành khảo sát các tác phẩm của những tác giả sau: - Trương Cửu Linh: Tự quân chi xuất hĩ. - Đỗ Phủ: Nguyệt dạ, Xuân dạ hỉ vũ, Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc. - Vương Duy: Y hồ. - Đỗ Mục: Khiển hoài. - Vương Xương Linh: Khuê oán. - Lý Hạ: Bài dẫn về đàn Không hầu. - Lý Thương Ẩn: Vô đề, Cẩm sắt. - Lý Bạch: Tĩnh dạ tứ, Ngọc giai oán. 6. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận cấu trúc ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài Chương 2: Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường Chương 3: Kết quả 7. Đóng góp của khóa luận - Về mặt lí luận: 8 Kết quả nghiên cứu về một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong thơ Đường, đồng thời khẳng định giá trị của phương thức ẩn dụ trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật. - Về mặt thực tiễn: Khóa luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu khóa luận còn mở ra một hướng phân tích mới cho việc tìm hiểu, học tập và giảng dạy thơ Đường trong nhà trường. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm ẩn dụ 1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ Ẩn dụ là một hiện tượng đã được nghiên cứu từ thời cổ đại. Ẩn là bí mật, là giấu giếm; dụ là tương tự, ví von. Hiểu theo cách đơn giản, ẩn dụ có nghĩa là so sánh ngầm. 9 Ẩn dụ, tiếng Anh là metaphor, xuất phát từ métaphore – một tiếng Pháp cổ thế kỉ thứ XVI; và từ này lại xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ metaphora, có nghĩa là dịch chuyển (transfer). Ẩn dụ là sự dịch chuyển ý nghĩa từ hạn từ này sang hạn từ khác, dựa trên một yếu tố tương tự nào đó. Đó là một cách nói bóng bẩy, trong đó, một điều được ví von với một điều khác bằng cách nói “cái này là cái kia”. Từ rất sớm trong tư tưởng Hy Lạp, ẩn dụ đã phát triển rực rỡ qua huyền thoại và thi ca. Aristotle được xem như là người đầu tiên trong lịch sử đề cập đến ẩn dụ, ông cho rằng triết lý cần ẩn dụ để tăng cường thêm cho luận cứ và nhằm thuyết phục người khác. Vào thời Trung Cổ, quan điểm về ẩn dụ có hai khía cạnh: ẩn dụ là tốt khi dùng trong Thánh Kinh và xấu khi lạm dụng để ngụy trang những điều phản chân lý. Thời hiện đại cũng xuất hiện rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ. Thomas Hobbes (1588 - 1679) là người đầu tiên mở ra cuộc tấn công trực diện vào ẩn dụ. Sau Thomas Hobbes, ta có thể kể đến John Locke, Richard Whately, George Campbell, Hegel, ... Về cấu trúc của ẩn dụ, theo Ivor Armstrong Richards trong cuốn The Philosophy of Rhetoric (Tu từ học) (1936), bao gồm hai phần: “ “ý nghĩa” và “phương tiện biểu lộ”. Ý nghĩa là điều ẩn chứa bên trong chủ thể còn phương tiện là thứ mà chủ thể dùng để truyền tải ý nghĩa”. Trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Hoa cổ đại thì ẩn dụ được thể hiện qua cách chỉ sự ví von và thường ẩn chứa trong lời khởi đầu của các bài ca dao dân ca. 10 Ở Việt Nam, ẩn dụ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, ... Hiểu theo cách đơn giản thì đây là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Lối ẩn dụ này được sử dụng thường xuyên trong văn học – đặc biệt là thơ – một bài viết có ít từ vựng, nơi mà cảm xúc và những ý tứ trong nó lại được dùng để liên tưởng đến những vật hay đặc tính trong bài khác. Nó so sánh hai sự vật mà không dùng những cụm từ hoặc từ “như”, “như là”, “giống như”. Khác với lối so sánh, lối ẩn dụ đạt tới một mức độ cao hơn. Thay vì yêu cầu chúng ta mô tả một sự vật, hiện tượng một cách thông thường, lối ẩn dụ yêu cầu ta mô tả một sự vật, hiện tượng mà lại lấy hình ảnh của một sự vật, hiện tượng khác 1.1.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ Từ thời cổ đại, Aristotle đã thảo luận về ẩn dụ trong hai tác phẩm The Poetics (Thi pháp học) và The Rhetoric (Tu từ học). Ông cho rằng: “Ẩn dụ có nghĩa là quy cho sự vật nào đó một cái tên mà tên này thuộc về một sự vật khác, sự dịch chuyển có thể hoặc là giống (genus) thay cho loại (species), hoặc loại thay cho giống, hoặc là loại thay cho loại, hoặc dựa trên nền tảng của sự tương tự”. Ẩn dụ trong Aristotle đứng giữa hai lĩnh vực: tu từ học và thơ. Cũng như Aristotle, Cicero bàn về ẩn dụ theo văn phong hơn là theo diễn ngôn có ý nghĩa. Ông xem ẩn dụ là “một hình thức rút gọn của so sánh, cô đọng vào trong một chữ; chữ này được đặt vào một vị trí không thuộc về nó y như thể đó là vị trí riêng của nó và nếu nó được thừa nhận là mang lại điều khoái trá nhưng nếu nó không chứa đựng sự tương tự thì nó bị bác bỏ”. 11 Ở Việt Nam, khái niệm ẩn dụ được các nhà nghiên cứu trình bày theo nhiều cách khác nhau: Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt của Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền Nguyễn Thái Hoà – Võ Bình (1982) khái niệm được định nghĩa: “Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời biểu thị một đối tượng khác trên cơ sở thừa nhận ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng”. Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A”. Trên cơ sở những quan điểm về ẩn dụ nêu trên, ta có thể hiểu như sau: Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau. Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất có cùng một nét hay một đặc điểm nào đó. 1.2. Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ 1.2.1. Phương pháp phân loại ẩn dụ 1.2.1.1. Cách phân loại thứ nhất: dùng truyện ngụ ngôn: là cách sử dụng các câu truyện để truyền đạt ý nghĩa 1.2.1.2. Cách phân loại thứ hai: dùng cách nói lái: là cách pha trộn các lối ẩn dụ do tự nghĩ ra hoặc tình cờ dùng sai phép tu từ 1.2.1.3. Cách phân loại thứ ba: dùng tục ngữ: là một lối dùng tu từ khá nâng cao, bằng cách dùng một số câu thơ, vè, ... để dạy hoặc truyền đạt một bài học ý nghĩa. 1.2.2. Các kiểu ẩn dụ 12 1.2.2.1. Các hình thức ẩn dụ theo Pierre Fontanier Theo Pierre Fontanier, ẩn dụ là: “Trình bày một ý tưởng dưới kí hiệu của một ý tưởng khác sinh động hơn hay được biết nhiều hơn, mà ý tưởng này lại chẳng có một liên hệ nào với ý tưởng đầu tiên ngoài liên hệ của một sự giống nhau hay tương tự nào đó”. Pierre Fontanier rút gọn thành năm loại ẩn dụ: 1. Loại ẩn dụ thứ nhất: Trình bày một sự vật sinh động bằng một sự vật sinh động khác; nghĩa là chuyển đến một sự vật sinh động cái vốn là đặc điểm của một sự vật sinh động khác. Ví dụ: Cô ấy là một con mèo. → Chuyển ý nghĩa (hiền lành) của con mèo (một sự vật sinh động) đến cho con người (một sự vật sinh động khác); ý nói “cô ấy” hiền lành như “con mèo”. 2. Loại ẩn dụ thứ hai: Trình bày một sự vật trừu tượng bằng một sự vật lý không sinh động. Ví dụ: Những bông hoa của cuộc sống. → Chuyển ý nghĩa “con người tốt đẹp” chứa đựng trong “những bông hoa” là sự vật vật lý không sinh động đến “cuộc sống” là một sự vật không sinh động có tính cách trừu tượng. 3. Loại ẩn dụ thứ ba: Trình bày một sự vật sinh động bằng một sự vật không sinh động. Ví dụ: Cậu bé này là mầm non của đất nước. → Dùng “mầm non” là sự vật không sinh động để chỉ “cậu bé” - một con người là sự vật sinh động. 13 4. Loại ẩn dụ thứ tư: Trình bày một sự vật vật lý không sinh động bằng một sự vật vật lý sinh động. Là loại ẩn dụ qua đó, người ta nói về một sự vật không sinh động có tính cách vật lý bằng một cái thường để chỉ một sự vật sinh động. Ví dụ: Dày vò bởi lòng hối hận. → Dùng “lòng hối hận” là những điều bất động có tính cách vật lý được trình bày như sự vật sinh động: “dày vò”. Vì cả hai đều thuộc về thế giới vật lý, Pierre Fontanier gọi đây là “ẩn dụ vật lý”. 5. Loại ẩn dụ thứ năm: Trình bày một sự vật trừu tượng bằng một sự vật sinh động. Là loại ẩn dụ qua đó, người ta nói về một sự vật không sinh động có tính cách tinh thần bằng một cái vốn được dùng để nói về sự vật sinh động, có tính cách trí tuệ và tự do. Ví dụ: Kinh nghiệm là bậc thầy của nghệ thuật. → “Bậc thầy” là sự vật sinh động (có tính cách tinh thần) để chỉ sự vật trừu tượng là “kinh nghiệm”. Vì cả hai yếu tố đều có tính cách trừu tượng, thuộc về tinh thần nên Pierre Fontaniet gọi đây là những “ẩn dụ tinh thần”. 1.2.2.2. Các kiểu ẩn dụ theo Nguyễn Thiện Giáp Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đưa ra tám kiểu ẩn dụ như sau: 1. Ẩn dụ hình thức: là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật. Ví dụ: vì mũi là một bộ phận cơ thể con người có đặc điểm nhọn, nhô ra nên phần đất nhô ra còn được gọi là mũi đất. 2. Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác 14 Ví dụ: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu (Ông đồ - Vũ Đình Liên) 3. Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Sự giống nhau về phẩm chất là Người Cha, đang ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác đang chăm lo cho giấc ngủ của các chiến sĩ như người cha ruột đang chăm lo cho các đứa con của mình. 4. Ẩn dụ chức năng Ví dụ: bến trong bến xe, bến đò, bến sông → tất cả các từ này đều thể hiện chức năng giống nhau là đầu mối giao thông. 5. Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngoài Ví dụ: Người phụ nữ đẹp được gọi là Tây Thi. 6. Ẩn dụ màu sắc Ví dụ: màu cánh sen – màu hồng như màu của cánh sen 7. Ẩn dụ chuyển tên gọi của con vật thành con người. Ví dụ: cún con của mẹ, cún con của cha ... 15 8. Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng Ví dụ: hạt nhãn là cái cụ thể để chỉ phần bên trong của quả được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của vấn đề. Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ của các nhà ngôn ngữ học được trình bày theo những cách khác nhau nhưng không hề mâu thuẫn, đối lập mà chúng bổ sung cho nhau, đem lại những cách hiểu thống nhất và đầy đủ nhất về phép ẩn dụ tu từ từ vựng. Trong khóa luận này, tôi tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ trong thơ Đường và tiến hành khảo sát, phân loại và phân tích tác dụng nghệ thuật của một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ẨN DỤ TIÊU BIỂU TRONG THƠ ĐƯỜNG 2.1 Vài nét về thơ Đường 2.1.1. Một số nét khái quát về thơ Đường Thơ Đường hay Đường thi là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ Trung Hoa sáng tác từ khi Đường Cao Tổ Lý Uyên dựng triều đại cho đến khi nhà Đường mất; ròng rã mấy trăm năm trong khoảng từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 10 (618 – 907). Các sáng tác của các nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn 16 Đường thi gồm 48900 bài. Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm. Thơ Đường có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa Trung Hoa. Thơ Đường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, sâu sắc về nội dung, đẹp về hình thức; yếu tố hiện thực và lãng mạn trong thơ Đường đều đạt tới đỉnh cao. Thơ Đường được chia làm hai loại: thơ cổ thể và thơ tân thể (luật). Trong thơ cổ thể lại có bài ngũ ngôn (năm chữ) và bài thất ngôn (bảy chữ). Trong thơ tân thể (luật) lại có loại tuyệt cú (bốn câu) và bát cú (tám câu). Mỗi phần trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc (phá, thừa, thực, luận, kết). Ngoài ra còn có luật bằng trắc để tạo thành âm điệu và vần, làm phong phú cho bài thơ. Thơ Đường có thể chia ra làm bốn giai đoạn: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường (714 – 766), Trung Đường (766 – 835) và Vãn Đường (835 – 907). Thời Sơ Đường (618- 713), trong gần một trăm năm của thời kì này, Trung Quốc sống trong cảnh thái bình, an lạc. Vì vậy, thơ làm trong thời kì này phần nhiều là ca tụng cảnh đất nước thanh bình, tán dương thịnh đức của triều đại, có văn từ hoa mỹ diễm lệ. Nổi trội nhất có các nhà thơ được mệnh danh là “Sơ Đường Tứ kiệt” bao gồm: Dương Quýnh, Lư Chiểu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột. Thời Thịnh Đường (713 – 766) được chia làm hai giai đoạn: thái bình và tán loạn do cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn năm 755. Trước loạn An Lộc Sơn là thời của những bài thơ chứa đầy tình, nhạc và rượu. Từ cuộc loạn ấy về sau, thi ca phản ánh một xã hội điêu tàn, thống khổ. Thơ thời Thịnh Đường có thể chia ra làm ba phái chính: phái Biên tái, phái Điền viên và phái Xã hội. Các nhà thơ tiêu biểu cho thời Thịnh Đường có thể kể đến Vương Hàn, Vương Chi Hoán, Vương Xương Linh, Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Đỗ Phủ, ... 17 Thời Trung Đường (766 – 835), đây là gian đoạn thời Đường bị ngoại bang quấy nhiễu, triều đình thối nát, quan lại lộng quyền, xã hội bất an, nhân dân cực khổ. Tình trạng thi ca kém hẳn thời trước, các nhà thơ chỉ quanh quẩn trong phạm vi cũ. Trong thời Đại Lịch (776 – 779), có mười thi sĩ được gọi là “Đại Lịch thập tài tử” bao gồm Lư Luân, Cát Trung Phu, Hán Hoằng, Tiền Khởi, Tư Không Thự, Miêu Phát, Thôi Đồng, Cảnh Vi, Hạ Hầu Thẩm và Lý Đoan. Thời Vãn Đường (836 – 907) là giai đoạn tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng suy đồi, quan lại tham nhũng, thuế má nặng nề đã dẫn đến loạn Vương Tiên Chi và loạn Hoàng Sào làm sụp đổ nhà Đường. Ba nhà thơ nổi trội nhất thời này là Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục và Ôn Đình Quân. 2.1.2. Một số nhà thơ tiêu biểu thời Đường Vương Duy 18 Vương Duy (701 – 761), tự Ma Cật, hiệu Ma Cật cư sĩ. Ông là một trong những nghệ sĩ tài năng nhất của thời Thịnh Đường. Thơ ca, âm nhạc, hội họa ông đều rất giỏi. Thi sĩ trứ danh Tô Đông Pha đời Tống khi viết về Vương Duy có câu: “Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có họa đồ; ngắm họa đồ của Ma Cật, trong họa đồ có thơ”. Năm 721, ông đỗ Tiến sĩ đời Đường Huyền Tông nhưng sau phạm phải triều cấm nên bị phạt đến Tế Châu. Loạn An Lộc Sơn xảy ra, ông bị buộc phải phục vụ quân phản loạn, điều đó khiến cho lúc hòa bình được lập lại, ông đã bị giam trong một thời gian ngắn. Là tín đồ của Thiền Tông, ông là một người trầm tư mặc tưởng tinh tế. Ông đã đưa hội họa và thơ ca với cách nhìn từ bên trong đạt tới một đỉnh cao. Tại biệt thự Võng Xuyên dưới chân núi Chung Nam, ông trải qua những năm tháng cuối đời bằng hoạt động sáng tác thơ ca. Ông chuyên tâm nghiên cứu Phật giáo và thi ca của ông phản ánh tính Phật nên hậu bối tôn xưng ông là “Thi Phật”. 19 Lý Bạch Lý Bạch (701- 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ. Lý Bạch và Đỗ Phủ được coi là hai nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc. Nhà thơ Hạ Tri Chương lần đầu gặp ông đã gọi ông là “trích tiên nhân” – tiên bị đày xuống trần gian. Nghiện rượu, hấp thụ tinh thần hiệp sĩ, là một tín đồ của Đạo giáo, Lý Bạch khước từ con đường tìm kiếm quan chức bình thường mà chủ yếu là sống một cuộc đời phóng lãng và lang thang. Năm hai mươi lăm tuổi, ông từ giã quê hương Tứ Xuyên để đi ngao du ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam. Năm 742, Lý Bạch được tiến cử vào triều và được hưởng những ân huệ chưa từng thấy; nhưng sự ghen ghét của những kẻ đối địch đã nhanh chóng làm giảm uy tín và vinh dự của ông. Trong cuộc biến loạn An Lộc Sơn, vì dính líu đến sự kiện hoàng tử Lý Lân, ông bị kết án đi đày ở Dạ Lang thuộc tỉnh Vân Nam nhưng giữa đường thì được ân xá. Theo truyền thuyết, vào một đêm uống rượu say, ông đã chết đuối do muốn vồ bắt ánh trăng trên dòng sông Dương Tử. Nhờ sự lỗi lạc của mình, ông đã được hậu bối tôn xưng là “Thi Tiên”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất