Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các yếu tố môi trường và hiệu quả của mô hình nuôi cá thát lát còm (chi...

Tài liệu Khảo sát các yếu tố môi trường và hiệu quả của mô hình nuôi cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1822) tại xã ninh quới – huyện hồng dân tỉnh bạc liêu

.PDF
53
211
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN CAO NGÂN GIANG KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala Hamilton, 1822) TẠI XÃ NINH QUỚI – HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2012 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN CAO NGÂN GIANG KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala Hamilton, 1822) TẠI XÃ NINH QUỚI – HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG THs. NGUYỄN HOÀNG THANH 2012 2 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, Phòng Đạo Tạo Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm học tập tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy Dương Nhựt Long và anh Nguyễn Hoàng Thành đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn tập thể quý thầy, cô trong Khoa Thủy Sản và tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản liên thông khóa 36 đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thời gian làm đề tài. Xin gởi lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy cô và các bạn. Chân thành cảm ơn! 3 TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát các yếu tố môi trường và hiệu quả của mô hình nuôi cá Thát Lát Còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) tại Xã Ninh Quới – Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu” là đề tài được áp dụng cho các hộ nghèo nhằm cải thiện kinh tế cho nông dân tại Xã Ninh Quới – Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu, trong thời gian 6 tháng, bắt đầu từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Đề tài được bố trí thực nghiệm ở 3 nông hộ (1ao/hộ) tại Xã Ninh Quới – Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu. Các ao nuôi có cùng kích cỡ 200m2, có rào lưới xung quanh để phòng trừ địch hại. Kết quả qua 6 tháng nuôi cho thấy điều kiện môi trường ao nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi. Kết quả các yếu tố môi trường dao động như sau: nhiệt độ 29 – 32oC; pH 7,0 – 8,5 mg/L; Oxy 3,5 – 5 mg/L; N-NH4+ 0,5 – 6 mg/L. Khối lượng cá nuôi dao động từ 280 – 300 g/con; tăng trưởng tuyệt đối dao động từ 1,40 – 1,50 g/ngày; tăng trưởng tương đối dao động từ 1,80 – 2,06 %/ngày; tỉ lệ sống dao động từ 69,64 – 76,79%, năng suất cá nuôi dao động từ 9.750.000 – 10.750.000 Kg/ha. Đa số các hộ tham gia mô hình nuôi đều có lợi nhuận. Từ các kết quả trên cho thấy, mô hình nuôi cá Thát lát còm trong ao có thể ứng dụng rộng rãi ở vùng nghiên cứu. 4 PHỤ LỤC Trang Lời cảm tạ ...............................................................................................................i Tóm tắt ...................................................................................................................ii Mục lục..................................................................................................................iii Danh sách bảng...................................................................................................... v Danh sách hình ..................................................................................................... vi Danh mục từ viếc tắt............................................................................................ vii Phần 1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.1. Giới thiệu.......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2 1.3. Nội dung của đề tài ........................................................................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................... 3 2.1. Đặc điểm sinh học cá Thát lát còm.................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm phân loại ........................................................................................ 3 2.1.2. Đặc điểm phân bố .......................................................................................... 3 2.1.3. Đặc điểm hình thái......................................................................................... 4 2.1.4. Đặc điểm tính ăn ............................................................................................ 4 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................... 4 2.1.6. Đặc điểm sinh sản .......................................................................................... 4 2.2. Ảnh hưởng một số yếu tố môi trường lên cá nuôi.............................................. 5 2.2.1. Nhiệt độ ......................................................................................................... 5 2.1.2. pH.................................................................................................................. 5 2.1.3. Oxy................................................................................................................ 5 2.1.4. N-NH4+ .......................................................................................................... 6 2.3. Kỹ thuật nuôi cá Thát lát còm thương phẩm...................................................... 6 2.4. Kỹ thuật nuôi ghép cá Thát lát, Sặc rằn và Rô phi trong mô hình VAC............. 8 2.5. Một số kết quả của mô hình nuôi ghép cá Thát lát........................................... 10 2.6. Một số bệnh thường gặp ................................................................................. 11 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 13 3.1. Thời gian và địa điểm ..................................................................................... 13 5 3.1.1. Thời gian ..................................................................................................... 13 3.1.2. Địa điểm ...................................................................................................... 13 3.2. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................... 13 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 14 3.3.1. Bố trí nghiệm thức ....................................................................................... 14 3.3.1.1. Các bước thực hiện ................................................................................... 14 3.3.1.2. Thu hoạch ................................................................................................. 15 3.3.2. Phương pháp thu mẫu .................................................................................. 16 3.3.2.1. Một số yếu tố môi trường.......................................................................... 16 3.3.2.2. Khảo sát tăng trưởng của cá Thát lát ......................................................... 16 3.3.2.3. Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi ............................. 18 3.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 18 .Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................. 19 .4.1. Kết quả khảo sát đặc điểm môi trường nước .................................................. 19 4.1.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 19 4.1.2. pH................................................................................................................ 19 4.1.3. Oxy.............................................................................................................. 20 4.1.4. N-NH4+ ........................................................................................................ 21 4.2. Kết quả khảo sát tăng trưởng, năng suất, tỷ lệ sống cá nuôi............................. 22 4.2.1. Tăng trưởng của cá nuôi ở các ao thực nghiệm ............................................ 22 4.2.2. Tỉ lệ sống và năng suất cá nuôi .................................................................... 26 4.3. Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình........................................... 27 Phần 5. Kết luận và đề xuất ................................................................................ 30 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 30 5.2. Đề xuất ........................................................................................................... 30 Phần 6. Tài liệu tham khảo ................................................................................. 31 Phụ lục.................................................................................................................. 33 6 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1. Tỉ lệ ghép các loài cá nuôi ....................................................................... 9 Bảng 3.1. Khẩu phần ăn (%/W/ngày) và số lần cho cá ăn trong ngày..................... 15 Bảng 4.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ nước ở các ao nuôi thực nghiệm .................... 19 Bảng 4.2. Kết quả theo dõi pH ở các ao nuôi thực nghiệm ..................................... 20 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi DO(mg/L) ở các ao nuôi thực nghiệm ........................ 21 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi N-NH4+(mg/L) ở các ao nuôi thực nghiệm .................. 21 Bảng 4.5. Tăng trưởng cá Thát lát còm qua các lần thu mẫu .................................. 23 Bảng 4.6. Tỉ lệ sống (%), FCR và năng suất cá ở các ao nuôi thực nghiệm ............ 26 Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế ở các ao nuôi thực nghiệm........................................... 28 7 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài cá Thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) ... 3 Hình 3.1. Test thu môi trường................................................................................ 13 Hình 3.2. Thu hoạch sản phẩm cá nuôi .................................................................. 16 Hình 3.3. Kiểm tra sự tăng trưởng và chiều dài cá nuôi.......................................... 17 Hình 4.1. Tăng trưởng về khối lượng cá Thát lát còm qua các lần thu mẫu ............ 22 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT To: Nhiệt độ FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn W: Khối lượng trung bình DWG: Tốc độ tăng trưởng ngày SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt DLC: Độ lệch chuẩn TB: Trung Bình Ao 1: Hộ Tô Hoàng Do Ao 2: Hộ Nguyễn Văn Dũng Ao 3: Hộ Danh Đực 9 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể, giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, phát triển kinh tế xã hội. Nó cung cấp nguồn thực phẩm vô cùng quý giá cho con người, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Trong đó nổi bậc nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng đất thấp rộng lớn khoảng 4 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích cả nước với đặc tính địa hình bằng phẳng, nguồn lợi thủy sản phong phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt thuộc hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Do đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng rất lớn về phát triển nông nghiệp và thủy sản. Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên 1,4 triệu ha, trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 500.000 ha. Các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tập trung ở một số tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu... Với các mô hình như: Canh tác lúa - tôm, canh tác lúa - cá, mương vườn… Với các loại cá đồng truyền thống cá Lóc, cá Rô, cá Sặc, cá Trê, cá Thát lát, cá Rô phi, cá mè Vinh (Phạm Đình Đôn, 2009). Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa phương hiện đang có phong trào nuôi thủy sản phát triển, với nhiều mô hình đang được áp dụng, trong đó mô hình nuôi cá Thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) thương phẩm trong ao đất đang được chú ý (Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia, 2009). Tuy nhiên trong quá trình phát triển mở rộng mô hình nuôi, bên cạnh những thành công bước đầu về hiệu quả thu nhập, người nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặc biệt ở Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của phong trào nuôi đó là: Tỉ lệ sống và năng suất, sản lượng cá nuôi thường không ổn định, mật độ nuôi quá cao, tỉ lệ sống thấp (50%), mô hình nuôi chủ yếu nhỏ lẻ và đặc biệt là việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật chưa chuẩn mực nên quá trình nuôi dễ xảy ra dịch bệnh nếu như việc quản lý nguồn thức ăn và nguồn nước không chủ động…Do vậy, nhằm từng bước khắc phục những trở ngại như đã đề cập, góp phần tạo đều kiện thuận lợi cho phong trào nuôi cá phát triển thể hiện tính ổn định, hiệu quả thì việc lựa chọn mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả với người dân nghèo ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và đặc biệt là Tỉnh Bạc Liêu là giải pháp kỹ thuật rất cần được quan tâm và có giải pháp khắc phục hợp lý. 10 Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của khoa thủy sản Trường Đại Học Cần Thơ tôi xin thực hiện đề tài: “Khảo sát các yếu tố môi trường và hiệu quả của mô hình nuôi cá Thát Lát Còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) tại Xã Ninh Quới – Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá các yếu tố môi trường và hiệu quả của mô hình nuôi cá thát lát còm trong ao đất, qua đó góp phần phát triển mô hình nuôi cho các hộ dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1.3. Nội dung của đề tài Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa của môi trường ao nuôi. Khảo sát tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất cá Thát lát còm nuôi trong ao đất. Phân tích tính hiệu quả, lợi nhuận của mô hình nuôi cá Thát lát trong ao đất tại Xã Ninh Quới - Huyện Hồng Dân – Tỉnh Bạc Liêu. 11 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học cá Thát lát còm 2.1.1. Đặc điểm phân loại Theo FishBase (2006) cá thát lát còm có hệ thống phân loại sau: Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Chitala Loài: Chitala chitala Hamilton, 1822 Tên khoa học khác: Notopterus chitala; Notopterus maculatus; Chitala ornata. Tên tiếng Việt: Cá còm; cá nàng hai. Cá Thát lát còm phân bố ở nhiều nước như: Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Indonesia và Nam bộ của Việt Nam. Ở Việt Nam cá Thát lát Còm không có ở các tỉnh phía Bắc, chỉ phân bố ở các tỉnh phía Nam. Hình2.1: Hình dạng bên ngoài cá Thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) 2.1.2. Đặc điểm phân bố Cá sống trong hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt giống như cá Thát lát, thường gặp chúng ở các vùng cửa sông, ao hồ, ruộng, kênh rạch, các vùng nước ngập lụt. Như cá Thát Lát, cá Thát lát còm cũng có thể sống được trong các ao chật hẹp, ao nước tĩnh, vùng nhiễm phèn nhẹ và vùng nước lợ ven biển. Chúng có thể sống ở những thủy vực, 12 nơi hàm lượng oxy hòa tan ít là do có cơ quan hô hấp phụ nên lấy được khí trời để duy trì hô hấp. Trong tự nhiên cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thích ở những nơi nhiều cây cỏ, ban ngày thường ẩn mình trong các đám thực vật thủy sinh, ban đêm hoạt động nhiều hơn. Theo Dương Nhựt Long (2004), nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 - 28 oC, nhiệt độ giới hạn của cá Thát lát còm là 14 - 36 oC. Một số thực nghiệm trên cá Thát lát Còm cho thấy cá có mức tiêu hao oxy trung bình thấp so với nhiều loài cá khác, trung bình là 0,59 mg/giờ ở nhiệt độ 28-29oC. 2.1.3. Đặc điểm hình thái Cá Thát lát còm có thân hình dẹp bên, lưng nhô cao nên có tên gọi là cá “Còm”. Theo mô tả hình thái của Trương Thủ Khoa (1992), cá Còm có đầu nhỏ, nhọn, miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi cuốn mắt, lỗ miệng rộng, xương hàm trên phát triển. Có một đôi râu mũi ngắn, mắt nằm lệch về phía lưng của đầu. Lưng của thân và đầu có màu xanh rêu, hai bên hông và bụng có màu trắng. Cá nhỏ dưới 10cm có từ 10 – 15 vạch đậm ngang thân, các vạch ngang này mờ dần khi cá lớn và trở thành các chấm lớn đen to, tròn ở phần đuôi, mỗi chấm đen đều có vành trắng bên ngoài (có từ 5 – 10 chấm). 2.1.4. Đặc điểm tính ăn Cá nhỏ thích ăn các loài sinh vật phù du, sau đó chuyển sang ăn động vật phù du là chính, cá lớn thích ăn động vật. Tuy nhiên trong hoạt động bắt mồi thì cá có thể chuyển đổi thức ăn, ăn tạp gồm cả thực vật và động vật, côn trùng, giáp xác, rể cây thực vật thủy sinh, phù du động vật, động vật đáy, nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ và cả cá con. Hệ tiêu hóa có dạ dày khá lớn, hình cong có vách hơi dày, thực quản ngắn, rộng, ruột ngắn, chiều dài ruột bằng 25 – 30% chiều dài thân, răng hàm dưới phát triển và sắc nhọn. 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng Cá có tốc độ lớn khá nhanh, hơn nhiều lần so với tăng trưởng của cá Thát lát. Cá bột ương lên cá giống sau 30 ngày có thể đạt chiều dài 7 – 8cm (Lê Quang Nha, 2000). Cá một năm tuổi có trọng lượng khoảng 400 – 800g. Cá nuôi 6 – 8 tháng có thể đạt kích cỡ thương phẩm và đã cho hiệu quả kinh tế. Cá có kích thước khá lớn, có thể đạt tới chiều dài 80 – 100cm. Trong khi cá Thát Lát chỉ đạt tới 40cm (Rainboth,1996 - trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh, 2006). 2.1.6. Đặc điểm sinh sản Có thể phân biệt được cá đực và cá cái theo hình dạng bên ngoài: Cá đực có vây bụng kéo dài qua gốc vây hậu môn, cá cái thì vây bụng chỉ kéo dài gần tới gốc vây hậu môn. 13 Tuyến sinh dục của cá đực gồm hai thùy, trong đó có một thùy bị thoái hóa. Tuyến sinh dục của cá cái chỉ là một thùy lớn, giống như một cái túi. Trứng cá khi thành thục và sinh sản có kích thước khá lớn, tương tự như trứng của cá Thát lát (2 – 2,2mm), trứng có dạng hình tròn, màu vàng, có tính dính. Cá Còm có tập tính làm tổ trước khi sinh sản và đẻ trứng dính vào tổ hoặc giá thể như các bộng cây, khúc gỗ, đoạn cây tre.... Trong tự nhiên, cá đẻ tập trung vào giữa mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7. Sức sinh sản của cá tương đối thấp, đạt khoảng trên dưới 1000 trứng/kg cá cái. Sau khi đẻ trứng, chỉ có cá đực canh giữ tổ, đảo nước để cung cấp Oxy cho phôi phát triển, cá cái không tham gia vào việc ấp trứng. 2.2. Ảnh hưởng một số yếu tố môi trường lên cá nuôi 2.2.1. Nhiệt độ Nguồn nhiệt chính làm cho thủy vực nóng lên là do nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời cung cấp, nhiệt độ nước thay đổi theo: Vị trí địa lý, theo mùa, theo độ sâu, theo thời tiết và theo ngày đêm. Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước, khi nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng cá sẽ bị sốc, ít ăn và chậm lớn thẫm chí dẫn đến chết. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển, và sinh sản của động vật thủy sinh. Theo Trương Quốc Phú (2005), nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển của cá dao động từ 25 - 32oC, tuy nhiên cá có thể chịu đựng được nhiệt độ trong khoảng 20 - 35oC. 2.2.2. pH pH là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh lý (thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước), ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, sinh trưởng và dinh dưỡng. pH còn có thể làm tăng độ độc của một số chất độc có trong thủy vực. pH của nước phụ thuộc vào: Tính chất đất, quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, quá trình phân hủy các chất hữu cơ, quá trình hô hấp của động vật thủy sinh. Ngoài ra, pH còn phụ thuộc vào nhiệt độ, sự hoạt động của vi sinh vật và tác động của con người. Theo Swingle(1969) - trích dẫn bởi Trương Quốc Phú (2003), pH thích hợp cho quá trình phát triển của động vật thủy sinh dao động từ 6,5 - 9. 2.2.3. Oxy Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước, nó rất cần đối với đời sống thủy sinh vật. Oxy có trong môi trường nước chủ yếu là sản phẩm quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh và sự khếch tán từ không khí vào trong 14 môi trường nước, đối với thủy vực nước tĩnh thì nguồn cung cấp oxy cho thủy vực chủ yếu từ quá trình quang hợp. Oxy thấp nhất vào lúc sáng sớm (6 giờ sáng) và cao nhất vào lúc buổi chiều (14 giờ), những ao quá giàu dinh dưỡng, hàm lượng oxy vào lúc sáng sớm có thể giảm đến 0 mg/lít và đạt mức bão hòa 200% vào lúc giữa trưa (Trương Quốc Phú, 2005). Nồng độ oxy thích hợp cho quá trình phát triển của cá là từ 6 - 8 mg/lít, nồng độ oxy từ 1 - 5mg/lít cá sống nhưng phát triển chậm, từ 0,3 – 1 mg/lít cá có thể chết nếu nhiệt độ cao (Trương Quốc Phú, 2005). 2.2.4. N-NH4+ Theo Colt và Armstrong (1979) tác động độc hại của NH3 khi nồng độ của nó trong nước quá cao, NH3 khó bài tiết từ máu ra môi trường ngoài làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không đều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài. Theo Smith và Piper (1975), nồng độ NH3 thích hợp cho ao nuôi cá dao động trong khoảng 1ppm, nhưng không quá thấp kéo dài dẫn đến thiệt hại mô mang của cá, ở nồng độ 0,006 – 0,34 ppm cá phát triển chậm (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2003). 2.3. Kỹ thuật nuôi cá Thát lát Còm thương phẩm 2.3.1. Vị trí ao nuôi Ao nuôi cá được đặt gần nguồn cấp nước tốt (sông, kênh, rạch), đảm bảo cấp thoát nước chủ động và dễ dàng, tránh xa các nguồn gây ô nhiễm, khu công nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ao không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, pH dao động 7 – 8,5. Ao nuôi gần nhà để tiện việc quản lý và chăm sóc. Gần đường giao thông giúp cho việc vận chuyển vật tư, trang thiết bị, con giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi (Dương Nhựt Long, 2003). 2.3.2. Thiết kế ao nuôi Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện của nông hộ, tốt nhất ao nên có diện tích từ 1.000 3.000 m2. Độ sâu của ao dao động từ 1,5 – 1,8 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước. Với những vùng thường bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn và phải thiết kế lưới bao quanh. Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 - 4 chiều ngang. Ao nuôi có hệ thống lưới bao quanh. Xung quanh ao thông thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi cá nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được thoáng. 15 Trong ao nuôi cá Thát lát, thiết kế nhiều nơi cho cá ăn (dao động từ 2-3 sàn). Việc này sẽ giúp ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn. Sàn ăn có thể được làm bằng tre, tràm hay bằng các loại gỗ tạp khác. 2.3.3. Chuẩn bị ao nuôi Trước khi thả cá, ao được chuẩn bị kỹ theo các bước sau: Làm cỏ, dọn dẹp trong và xung quanh ao nuôi. Tát cạn nước, bắt hết cá tạp và cá dữ còn trong ao. Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 5 cm, kiểm tra kỹ bờ ao, cống bọng, gia cố bờ ao, làm sàng ăn cho cá. Bón vôi bột với liều lượng 10 -15 kg/100 m2. Nếu ao đã nuôi cá trước vài vụ thì tăng lượng vôi lên 20 kg/100 m2 để đảm bảo tẩy trùng cho ao. Phơi đáy ao 3 - 5 ngày, đối vùng bị nhiễm phèn thì không phơi đáy ao quá lâu. Cho nước vào ao qua lưới lọc với mực nước 1-1,2 m trước khi thả 4 ngày. Có thể sử dụng bột cá hay bột đậu nành để gây nuôi thức ăn tự nhiên cho ao, liều lượng 2-3 kg/100m2 (Dương Nhựt Long, 2003). 2.3.4. Thả giống Thời vụ thả nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 - 7 hàng năm. 2.3.4.1. Chọn cá giống Chọn cá có kích cỡ đồng đều, không bị xây xát, cơ thể hoàn chỉnh không dị hình, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn theo đàn, phản xạ nhanh. Chọn cá giống trên 5 cm và cá đã ăn được thức ăn bổ sung cá tạp hay thức ăn chế biến. Cá giống cỡ 8 – 10 cm khi đưa về nuôi rất thích hợp và ít hao hụt (Dương Nhựt Long, 2003 và Nguyễn Chung, 2006). 2.3.4.2. Vận chuyển và thả giống Vận chuyển cá lúc trời mát, vào sáng sớm hay chiều tối. Trước khi thả ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ nước trong và ngoài bao, sau đó mở bao, cho nước ao vào bao để cá tự bơi ra. Cá giống trước khi thả được tắm với nước muối 3% trong 10 – 15 phút để diệt ký sinh trùng và một số mầm bệnh (Từ Thanh Dung và ctv, 2005). 2.3.5. Hình thức nuôi Có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số đối tượng cá có kinh tế khác. Nuôi đơn: Mặc dù cá Thát lát còm có khả năng chịu đựng được trong điều kiện môi trường oxy hòa tan thấp, giàu hữu cơ. Tuy nhiên không nên nuôi cá ở mật độ quá cao do 16 những sản phẩm trao đổi chất của cá hòa tan trong nước sẽ ức chế sự sinh trưởng và thành thục, mặt khác khi nuôi ở mật độ cao quá trình cung cấp thức ăn thiếu cá sẽ gầy yếu, dễ nhiễm bệnh. Do đó, mật độ nuôi thích hợp nhất là 10 – 15 con/m2 (Nguyễn Chung, 2006). Nuôi ghép: Cá Thát lát còm là loài ăn động vật sống và bắt mồi ở tầng giữa và tầng đáy, nên các đối tượng được chọn nuôi ghép thường là: Cá Rô phi, cá Chép, Mè vinh, Sặc rằn, Mè trắng… Theo Nguyễn Chung (2006), khuyến cáo nên chọn cá Rô phi, Sặc rằn, Mè vinh, Mè trắng để thả ghép nhằm giải quyết tình trạng tảo phát triển quá mức trong ao và có sẵn cá con làm thức ăn trực tiếp cho cá Thát lát còm. Mật độ thả ghép như sau: Cá Thát lát còm 10 – 15con/m2 + cá Mè trắng 3 – 5con/m2 + cá Rô phi 2 – 3con/m2. Cá Thát lát còm 10 – 15con/m2 + cá Sặc rằn 3 – 5con/m2 + cá Rô phi 2 – 3con/m2. 2.3.6. Thức ăn cho cá nuôi thương phẩm Thành phần thức ăn: Cá Thát lát là loài cá ăn động vật, thành phần thức ăn bao gồm nhiều loại động vật tươi sống như (cá tạp, tép, ốc). Cá phải được làm sạch trước khi cho ăn. Trong tháng đầu thức ăn cần phải xay nhuyễn, các tháng tiếp theo tùy theo kích cỡ cá mà điều chình kích cỡ thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra cá Thát lát còm còn có thể ăn được thức ăn công nghiệp. Bổ sung khoảng 1 - 2 % các loại premix khoáng và Vitamin C (60 – 100 mg/kg thức ăn) vào thức ăn mỗi tuần 2 lần để giúp cá có sức đề kháng tốt với các loại bệnh. 2.3.7. Cho cá ăn Nên tập cho cá ăn tập trung tại các sàn cho ăn, ao bố trí từ 2 – 3 sàn. Rải thức ăn ít và chậm cho cá ăn hết thức ăn mới rải tiếp. Khi cá không còn tập trung lại ăn là dấu hiệu cá đã no, thì ngừng cho ăn. Thức ăn tươi sống: Khẩu phần ăn 5 – 7% trọng lượng thân, ngày cho cá ăn từ 2 lần (sáng sớm và chiều tối) Thức ăn viên: Khẩu phần ăn 1-2% trọng lượng thân, ngày cho cá ăn từ 2 lần (sáng sớm và chiều tối). 2.3.8. Quản lý, chăm sóc ao nuôi Cho cá ăn đầy đủ, đúng số lượng và chất lượng, giữ thức ăn luôn sạch và không bị hư thối. Vệ sinh sàn ăn trước khi cho thức ăn mới vào. Định kỳ dùng nước vôi Ca(OH)2 tạt cho ao 10 ngày/ lần, liều lượng 2 – 3kg/100m3 nước ao nuôi. Bón vôi xung quanh bờ ao khi trời sắp mưa. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm hợp lý 17 tránh lãng phí thức ăn. Định kỳ bổ xung nước mới cho ao, cứ 5 – 6 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 20 – 30% thể tích nước ao. 2.4. Kỹ thuật nuôi ghép cá Thát lát, Sặc rằn và Rô phi trong mô hình VAC. Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2009): Đánh giá chất lượng nước, tăng trưởng và năng xuất của cá nuôi trong mô hình VAC nuôi trong ao đất tại Tỉnh Hậu Giang. Diện tích: Tuỳ thuộc vào điều kiện diện tích đất, mặt nước để xây dựng hình dạng ao nuôi. Thông thường nên thiết kế ao nuôi có diện tích từ 500 m2 trở lên và có độ sâu lớn hơn 1,2m. Cải tạo ao nuôi Tát cạn ao, bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho cá nuôi, sên vét bớt lớp bùn đáy ao còn khoảng 20–30 cm, san bằng nền đáy ao, tu bổ bờ, lấp hang hốc và dọn cỏ quanh bờ ao. Rải vôi bột với liều lượng 10–15 kg/100m2 ao nhằm vệ sinh, khử trùng ao nuôi, hạn chế dịch bệnh. Bón lót đáy ao tăng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi bằng phân chuồng đã ủ hoai với liều lượng 30 – 40 kg/100m2. Lấy nước vào ao qua lưới lọc nhằm ngăn cá tạp, cá dữ theo vào ao. Mực nước ban đầu lấy vào ao có độ sâu từ 0,5 – 0,7 m, để 2 – 3 ngày khi nước có màu xanh lục (xanh đọt chuối) thì tiến hành cấp nước vào đầy ao theo đúng quy định ≥ 1,2m và tiến hành thả cá giống. Thả cá: Mật độ thả 10 con/m2 Nên thả nuôi từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, đối với những ao không ngập lụt có thể thả nuôi quanh năm. Từng loại cá thả nuôi phải chọn đồng đều kích cở, cá giống to khoẻ, hoạt động nhanh nhẹn, nhìn ngoài màu sắc sáng đẹp, không bị lở loét, không mất nhớt. Bảng 2.1 Tỉ lệ ghép các loài cá nuôi Tên cá giống Tỉ lệ ghép (%) Khối lượng (g/con) Thát Lát còm 30 1,0 – 1,5 Rô phi 20 5–7 Sặc rằn 50 1,5 – 2,5 18 Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát, trước khi thả cần ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15-20 phút để cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi. Cho cá ăn Thức ăn của cá Thát lát là cá nhỏ rửa sạch, băm nhỏ, cá tạp có thể xay nhỏ và trộn với chất kết dính từ 1-2% để thức ăn không bị rã. Thức ăn vò thành viên, đặt trên sàn để theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Cho cá ăn 2 - 3 lần/ngày. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn 1/3 khẩu phần, buổi chiều cho ăn 2/3 khẩu phần. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 15-20% trọng lượng cá lúc 1-3 tháng và 5-10% đối với cá 3 - 6 tháng. Cá Rô phi và cá Sặc rằn cho cá ăn bổ sung bằng thức ăn công nghiệp (22 – 28% protein), có điều chỉnh khẩu phần ăn. Chăm sóc Hàng ngày quan sát hoạt động của cá nuôi cũng như tất cả các công trình liên hệ đến mô hình nuôi. Tuỳ theo màu nước của ao mà có chế độ thay nước, lượng nước thay mỗi lần là 1/3. Thường xuyên bổ sung vitamin C và premix cho cá, cho ăn liên tục trong 3 ngày. Kiểm tra tình hình ăn của cá hằng ngày, xem mức độ ăn thức ăn trong sàn còn dư hay không để điều chỉnh kịp thời. Vệ sinh sàn ăn thường xuyên để tránh ô nhiễm làm cá mắc bệnh. 2.5. Một số kết quả của mô hình nuôi ghép cá Thát lát Nuôi ghép cá Thát lát còm với Sặc rằn: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN KN) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi ghép cá Thát lát còm với cá Sặc rằn trong ao đất. Tham dự buổi hội thảo, ngoài sự có mặt của 30 nông, ngư dân Xã Long Tân - Huyện Đất Đỏ còn có đại diện của Lãnh đạo Trung Tâm KN KN tỉnh, UBND Xã Long Tân, Phòng Nông Nghiệp &PTNT Huyện Đất Đỏ. Chủ mô hình là ông Lâm Đức Thống ở Ấp Tân Hiệp, Xã Long Tân, Huyện Đất Đỏ. Trung Tâm KN - KN tỉnh đã hỗ trợ chủ mô hình 40% chi phí mua cá giống và 20% chi phí mua thức ăn, hóa chất… Thời gian trước ông Thống đã từng thả nuôi các loài cá nước ngọt nhưng hiệu quả không cao. Ao xây dựng mô hình có vị trí gần mương thủy lợi cấp I nên rất thuận lợi cho việc cung cấp nước trong quá trình nuôi. Thức ăn cho cá là các loại cá tạp biển được xay, băm nhỏ theo độ lớn của cá ở từng giai đoạn phát triển. Mô hình xây dựng ngoài mục đích đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi còn là một giải pháp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường ao nuôi do thức ăn dư thừa gây ra, giảm chi phí xử lý môi trường cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ sản lượng cá Sặc rằn thu được. 19 Số lượng giống thả trong diện tích 1.300m2 ao nuôi là 26.000 con, cỡ giống từ 5 – 8cm/con, tỷ lệ ghép giữa 2 loài cá là 1/1, nguồn cá giống được mua tại Tỉnh Tiền Giang. Đến thời điểm hội thảo cá nuôi đã được 3 tháng 10 ngày, tỉ lệ sống của hai loại cá đều đạt trên 90%, cá sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình 20 con/kg (cá Thát lát) và 42 con/kg (cá Sặc rằn). Đây là mô hình mới, với đặc điểm sinh học của hai loài cá nếu nhìn vào tập tính ăn, đặc điểm dinh dưỡng thì người nuôi thấy đối nghịch nhau do một loài là cá “dữ”, một loài là cá “hiền”. Tuy nhiên, cá Thát lát là loài cá ăn thiên về động vật (thức ăn tươi sống) còn cá sặc rằn lại là loài cá ăn tạp và ăn thức ăn dư thừa của cá Thát lát. Để khắc phục tình trạng ăn thịt lẫn nhau thì yêu cầu cỡ giống khi thả của cá Sặc rằn phải bằng hoặc lớn hơn con giống cá Thát lát. Hội thảo đánh giá khả năng đạt hiệu quả của mô hình khá cao. Về kỹ thuật, cá Thát lát và cá Sặc rằn tương đối dễ nuôi, thích hợp tốt với hình thức nuôi ghép giữa 2 đối tượng (www.khoahocphothong.com.vn, 1/2012). Nuôi ghép cá Thát lát với Rô phi: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo quyết định 147/2006/QĐ - UBND ngày 12/10/2006 của UBND Thành Phố (Phường Long Phước là 1 trong 13 xã, phường điểm), Trạm Khuyến Nông Thủ Đức - Q2 - Q9 đã thực hiện mô hình nuôi ghép cá Thát lát và cá Rô phi trên địa bàn của phường, ở 5 hộ thuộc các khu phố Long Đại, Trường Khánh, Phước Hậu với tổng diện tích khoảng 8000m2 (bình quân 1600m2/hộ, lớn nhất 2500m2/hộ, nhỏ nhất 800m2/hộ). Thời gian thực hiện từ tháng 8/2008 (tính từ lúc thả cá giống sau khi cải tạo ao, xử lý nước) đến tháng 02/2009, nguồn giống từ Cần Thơ (cá Thát lát), Tiền Giang (cá Rô phi). Kết quả sau 6 tháng nuôi, chỉ tính riêng hộ ông Huỳnh Văn Hùng, Ấp Trường Khánh, diện tích nuôi 1.500m2, với cá Thát lát: mật độ nuôi 5con/m2, tỉ lệ sống 50%, trọng lượng bình quân 400g/con, cá Rô phi: mật độ 2con/m2, tỉ lệ sống 80%, trọng lượng bình quân 250g/con , với giá cá hiện nay khoảng 40.000đ/kg (Thát lát), 20.000đồng/kg (Rô phi), sau khi trừ hết các chi phí tiền thức ăn, tiền cá giống , ông Hùng còn lời trên 14 triệu đồng (www.tailieu.vn,1/2012). 2.6. Một số bệnh thường gặp trên Thát lát Theo Từ Thanh Dung (2005), cá Thát lát nuôi thường gặp một số bệnh: Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas: Cá bị bệnh thường có hiện tượng cơ thể xuất hiện tửng mảng đỏ với nhiều khối u. Bụng có biểu hiện sẫm màu từng vùng. Lưng có nhiều vết thương. Đuôi và vây bị hoại tử. Mắt mờ đục, lồi và sưng phù. Hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng, nổi đứng lờ đờ trên mặt nước. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng