Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo hiệp ước basel 3 tạ...

Tài liệu Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo hiệp ước basel 3 tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

.PDF
95
256
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU THEO HIỆP ƢỚC BASEL 3 TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Lạt, 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU THEO HIỆP ƢỚC BASEL 3 TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Đà Lạt, 2012 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ II DANH MỤC BIỂU ĐỒ- HÌNH CHỤP .............................................................................. IV MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT- KHÁI QUÁT VỀ BASEL VÀ VIỆC TÍNH TOÁN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU (CAR) TẠI VIỆT NAM ......................................... 9 1.1 KHÁI QUÁT Về BASEL ........................................................................................... 9 1.1.1 LịCH HÀNG Sử HÌNH THÀNH VÀ HOạT ĐộNG CủA ỦY BAN BASEL Về GIÁM SÁT NGÂN (BASEL COMMITTEE ON BANKING SUPERVISION) ........................................................ 9 1.1.2 CÁC HIệP ƢớC BASEL................................................................................................11 1.2 Tỷ Lệ AN TOÀN VốN TốI THIểU (CAR) THEO BASEL III ................................22 1.3 VIệC TÍNH TOÁN Hệ Số AN TOÀN VốN TốI THIểU (CAR) TạI VIệT NAM ....25 1.3.1 TÍNH TOÁN VốN Tự CÓ CủA Tổ CHứC TÍN DụNG............................................................26 1.3.2 TÍNH TOÁN TÀI SảN "CÓ" CÓ RủI RO ...........................................................................29 1.3.3 TÍNH TOÁN Hệ Số AN TOÀN VốN TốI THIểU (CAR) THEO THÔNG TƢ 13.........................34 1.4 VIệC ÁP DụNG CÁC CHUẩN MựC BASEL TạI VIệT NAM NÓI CHUNG ........34 1.4.1 TÌNH HÌNH ÁP DụNG CÁC CHUẩN MựC BASEL TạI VIệT NAM .........................................34 1.4.2 SO SÁNH CÁCH TÍNH TOÁN Hệ Số AN TOÀN VốN TốI THIểU CAR GIữA THÔNG TƢ 13 VớI BASEL II VÀ III ...................................................................................................................37 CHƢƠNG 2 : ÁP DỤNG CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ...................................42 2.1 GIớI THIệU Về NGÂN HÀNG TMCP NGOạI THƢƠNG VIệT NAM (VIETCOMBANK) .............................................................................................................42 2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIểN....................................................................42 2.1.2 CƠ CấU Sở HữU..........................................................................................................43 2.1.3 CÁC NHÓM SảN PHẩM VÀ DịCH Vụ CHÍNH CủA VIETCOMBANK......................................44 2.1.4 CÁC THÀNH TựU ĐạT ĐƢợC TRONG NĂM 2011 ............................................................45 2.1.5 ĐịNH HƢớNG HOạT ĐộNG KINH DOANH Cả NĂM 2012 ..................................................46 2.2 TÍNH TOÁN Hệ Số AN TOÀN VốN TốI THIểU (CAR) TạI VIETCOMBANK ..48 2.2.1 VốN Tự CÓ ................................................................................................................48 2.2.2 TÀI SảN "CÓ" RủI RO .................................................................................................50 2.2.3 Hệ Số AN TOÀN VốN TốI THIểU (CAR) .........................................................................59 2.2.4 NHậN XÉT ................................................................................................................59 2.3 KHả NĂNG ÁP DụNG CÁC CHUẩN MựC Về AN TOÀN VốN TốI THIểU THEO BASEL III TạI VIETCOMBANK ......................................................................................64 2.3.1 CÁC YếU Tố ảNH HƢởNG ĐếN VIệC ÁP DụNG BASEL III TạI VIETCOMBANK.....................64 2.3.2 KHả NĂNG ÁP DụNG CHUẩN MựC AN TOÀN VốN TốI THIểU THEO BASEL III TạI VIETCOMBANK ...................................................................................................................67 CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU TẠI VIETCOMBANK ................................................................................................................70 3.1 TĂNG CƢờNG KIểM SOÁT VÀ HạN CHế RủI RO TÍN DụNG ĐốI VớI CÁC KHOảN VAY LIÊN QUAN ĐếN ĐầU TƢ CHứNG KHOÁN VÀ ĐầU TƢ BấT ĐộNG SảN 70 3.2 HOÀN THIệN VÀ NÂNG CấP Hệ THốNG XếP HạNG TÍN DụNG (CREDIT RATING SYSTEM) CHO KHÁCH HÀNG THể NHÂN VÀ PHÁP NHÂN ....................71 3.3 HOÀN THIệN CHÍNH SÁCH BảO ĐảM TÍN DụNG ĐốI VớI KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN VÀ THể NHÂN ............................................................................................75 3.4 PHÁT TRIểN Hệ THốNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN NHằM PHụC Vụ VIệC PHÂN TÍCH- ĐO LƢờNG- ĐÁNH GIÁ RủI RO..............................................................77 3.5 KIệN TOÀN VÀ HOÀN THIệN HOạT ĐộNG CủA CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN TRÁCH Về QUảN LÝ, NHậN DIệN RủI RO, KIểM TRA GIÁM SÁT TUÂN THủ .......79 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT 1 Chữ viết tắt CAR Tiếng Anh Tiếng Việt Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn tối thiểu. 2 CBKH Cán bộ khách hàng 3 CNTT Công nghệ thông tin EAD Exposure at Default Dƣ nợ tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc khi vỡ nợ IFRS International Financial Reporting Standards Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế IRB Internal Rating Based Hệ thống Xếp hạng nội bộ LGD Loss Given Default Mức độ thất thoát khi khách hàng vỡ nợ 7 M&A Mergers and Acquisitions 8 MSR Mortgage servicing rights 9 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 10 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 11 PD 12 TCTD 4 5 6 Probability of Default Mua bán và sáp nhập Xác suất vỡ nợ Tổ chức tín dụng i 13 VAS 14 Vietcombank 15 VTC 16 XHTD Vietnam Accouting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam. Vốn tự có Xếp hạng tín dụng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1- Các Thƣ ký Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng qua các thời kỳ .. 10 Bảng 1.2- Hệ số rủi ro của các tài sản "Có" rủi ro theo Basel I .......................... 14 Bảng 1.3 - Các nhân tố của Basel II so với Basel I ........................................... 20 Bảng 1.4– Lộ trình thực hiện chuẩn Basel III .................................................... 22 Bảng 1.7- Các tài sản "Có" và hệ số rủi ro tƣơng ứng........................................ 30 Bảng 1.8- Hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng ................................... 32 Bảng 1.9- Hệ số rủi ro của các tài sản "Có" ngoại bảng ..................................... 33 Bảng 1.9- So sánh các tiêu chí của Thông tƣ 13 với các tiêu chuẩn Basel ......... 40 Bảng 2.1- Cơ cấu sở hữu tại Vietcombank tính đến 31/12/2011 ........................ 43 Bảng 2.2- Các sản phẩm và dịch vụ của Vietcombank ...................................... 44 Bảng 2.3- Các chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank giai đoạn 2007-2011 .. 45 Bảng 2.4- Chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 của Vietcombank .............................. 46 Bảng 2.5- Phân tích SWOT ............................................................................... 47 Bảng 2.6 – Tính toán vốn tự có tại thời điểm 31/10/2012 .................................. 49 Bảng 2.7- Tính toán Tài sản "Có" rủi ro nội bảng tại thời điểm 31/10/2012 ...... 50 Bảng 2.8- Tính toán tài sản "Có" rủi ro ngoại bảng tại 31/10/2012 .................... 56 Bảng 2.9- Hệ số an toàn vốn tối thiểu tại 31/10/2012 ........................................ 59 Bảng 2.10 : Tỷ trọng vốn tự có .......................................................................... 59 Bảng 2.11- Tỷ trọng các loại tài sản "Có" rủi ro ................................................ 61 Bảng 3.1 - Điều kiện đối với khách hàng đã đƣợc xếp hạng tín dụng để xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng............................................................ 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ- HÌNH CHỤP Biểu đồ 2.1- Tỷ trọng VTC cấp I và II ........................................................................ 59 Biểu đồ 2.2- Tỷ lệ Vốn cấp I/tổng tài sản có rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn tại các nƣớc .. 60 Biểu đồ 2.3- Tỷ trọng các loại tài sản "Có" rủi ro ....................................................... 61 Hình 2.1 Chỉ số CAR của BIDV qua các năm ............................................................ 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính đến thời điểm ngày 15/06/2012, Việt Nam có tổng cộng 5 Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Quốc doanh; 1 Ngân hàng Chính sách và Xã hội Việt Nam; 35 NHTM Cổ phần tƣ nhân; 50 Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài; 4 Ngân hàng liên doanh; 5 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài; 49 văn phòng đại diện Ngân hàng nƣớc ngoài. [25] Trong giai đoạn 2000-2010, với đặc trƣng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trƣởng tín dụng và huy động vốn của ngành luôn ở mức cao. Theo đó, mức tăng trƣởng tín dụng bình quân trong giai đoạn này đạt 32% ; mức tăng trƣởng huy động bình quân đạt 29%- cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của GDP (7,15%). [4] Xuyên suốt năm 2011, lãi suất thị trƣờng diễn biến theo chiều hƣớng bất lợi cho hoạt động của cả Ngân hàng và khách hàng. Lãi suất vay vốn từ các Ngân hàng có thời điểm vƣợt qua mốc 20%/năm, gây bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp trên cả nƣớc. Với đặc điểm phần lớn các NHTM tại Việt Nam đều có tốc độ tăng trƣởng tín dụng vƣợt huy động vốn và cơ cấu thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng thì diễn biến bất lợi của thị trƣờng đã tác động xấu đến hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động Ngân hàng nói chung trong năm 2011. Trong năm 2011, trong khi tăng trƣởng tín dụng thấp hơn so với kỳ vọng, tỷ lệ nợ xấu theo thống kê đạt 3,3% tổng dƣ nợ - cao hơn đáng kể so với mức 2,14% trong cả năm 2010. Trong đó, nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỉ trọng cao 1 (khoảng 50%/tổng nợ xấu) [20]. Các vấn đề về thanh khoản, xử lý nợ xấu, quản trị nguồn nhân lực là một yêu cầu đang đặt ra đối với hầu hết các NHTM tại Việt Nam nói chung và xu hƣớng M&A ngành Ngân hàng đƣợc dự báo sẽ phát triển đối với nhóm các NHTM có ”sức khỏe ” yếu nói riêng. Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Nhận thấy sự rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, vào tháng 11/2011, Standard & Poor’s (S&P) đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam lên mức cao nhất. [17] Qua những tháng đầu năm 2012, NHNN Việt Nam tiến hành điều chỉnh trần lãi suất huy động từ 14% xuống 12%. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản và quản lý của các NHTM vẫn gặp không ít khó khăn ; tỷ lệ nợ xấu (theo Fitch) đạt 3,6% và có thể cao hơn nếu đƣợc tính toán theo chuẩn quốc tế [4] ; Hàng loạt các nhà quản lý và điều hành của các NHTM phải từ nhiệm để phục vụ điều tra tác động xấu đến hình ảnh và hoạt động của toàn ngành. Ngày 28/08/2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) theo quyết định số 1559/QĐ-NHNN ngày 7/8/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong tình hình khó khăn chung của ngành, nhận thấy xu hƣớng M&A ngành Ngân hàng, phát hành trái phiếu quốc tế để tăng vốn là xu hƣớng chính trong năm, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã trình Đề án tái cấu trúc Ngân hàng và đã chính thức đƣợc phê duyệt trong năm 2012. 2 Để khắc phục những vấn đề hiện hữu trong thị trƣờng Tài chính- Ngân hàng, việc áp dụng chuẩn Basel- mà trọng tâm là đáp ứng Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một điều kiện cần thiết trong mục tiêu tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng hiện tại, giúp nhận diện các ngân hàng có năng lực tài chính hạn chế từ đó đƣa ra hƣớng xử lý nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững của thị trƣờng tài chính nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Nội dung chính của luận văn sẽ tập trung vào khảo sát hiện trạng việc đáp ứng Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tại Vietcombank theo các tiêu chuẩn của Basel bằng hƣớng dẫn tính toán tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Bằng kết quả tính toán Hệ số an toàn vốn tối thiểu dựa trên các số liệu thu thập đƣợc, luận văn sẽ đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng và hƣớng đến việc đáp ứng các chuẩn mực mới về an toàn vốn tối thiểu theo Basel III tại Vietcombank. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu để nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện thông qua các Báo cáo tài chính có kiểm toán của Vietcombank và trên cơ sở các số liệu tổng hợp đƣợc từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. Các số liệu phục vụ việc định lƣợng đƣợc cung cấp công khai, rõ ràng và đầy đủ tại Website của Ngân hàng. Bên cạnh đó, các tài liệu, giáo trình dành cho sinh viên cũng đã giới thiệu và phân tích về Hiệp ƣớc Basel cũng nhƣ hệ thống hóa các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM : Bài viết Đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng Việt Nam- nhìn từ tiêu chuẩn Basel của Thạc sỹ Trƣơng Quốc Cƣờng (Học viện Ngân hàng) đã khái 3 quát hai vấn đề lớn : Phân tích một số khía cạnh của các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam theo Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và đƣa ra các khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng Việt Nam trên cơ sở áp dụng Basel II và Basel III. Tuy nội dung hết sức cô đọng nhƣng bài viết đã hệ thống hóa các thay đổi đáng chú ý của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN so với Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN. Đồng thời, các khuyến nghị đối với các Ngân hàng đã bám sát thực tế hoạt động và đặc trƣng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bài viết Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3 - lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính – ngân hàng do PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu thực hiện đã khái quát lại sự hình thành và mấu chốt của các Hiệp ƣớc Basel. Bài viết đã giúp ngƣời đọc hệ thống hóa và phân biệt các điểm giống và khác nhau của từng Hiệp ƣớc. Qua tài liệu, ngƣời đọc từng bƣớc hiểu rõ những điểm tiên tiến của từng Hiệp ƣớc sau so với Hiệp ƣớc ban hành trƣớc đó trong khía cạnh phòng ngừa rủi ro. Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thƣơng mại (PGS.TS Trần Huy Hoàng, NXB Lao động xã hội 2007) đã đƣa ra các khái niệm tổng quan về Quản trị Ngân hàng bao gồm : Quản trị vốn tự có, Quản trị tài sản nợ- tài sản có, Quản trị rủi ro trong kinh doanh và Quản trị nguồn nhân lực. Trong đó, các chuẩn mực về an toàn vốn theo Basel đƣợc nêu ra dƣới góc độ giới thiệu cho ngƣời đọc về cơ sở lý thuyết. Bên cạnh đó, cách tính toán hệ số an toàn vốn (CAR) đƣợc giới thiệu sơ lƣợc giúp ngƣời đọc định hình về nguyên tắc tính toán. Ngoài ra, các khái niệm về vốn Ngân hàng nhƣ vốn cấp I, vốn cấp II- đặc điểm, chức năng và quản trị vốn Ngân hàng đƣợc tác giả diễn giải chi tiết và cặn kẽ. 4 Bài viết Xây dựng chuẩn mực cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập (Tác giả Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Thị Thùy Linh, tạp chí Phát triển kinh tế tháng 12/2007) đã nêu thực trạng việc áp dụng Basel tại Việt Nam. Ngoài ra, bài viết đã đƣa ra các đề xuất từng bƣớc xây dựng đƣợc chuẩn mực cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam, bao gồm việc lựa chọn phƣơng pháp và lộ trình phù hợp, xây dựng chuẩn mực về an toàn vốn và đánh giá rủi ro cho từng nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, xây dựng cơ chế giám sát phù hợp, nâng cao sức mạnh nguồn nhân lực… Tài liệu History of the Basel Committee and its Membership đƣợc đăng tải tại website chính thức của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (http://bis.org) đã bao quát lịch sử hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel theo thời gian giúp ngƣời tham khảo hệ thống lại việc ra đời và bối cảnh kinh tế cụ thể của từng Hiệp ƣớc Basel. Tài liệu Basel III : A global regulatory framework for more resilient banks and banking system đƣa ngƣời đọc đến những khái niệm và những đặc điểm mới của Basel III. Tài liệu cũng đƣa ra lộ trình đề xuất đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vốn trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, việc thực thi Basel đƣợc quy định và cụ thể hóa qua Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (Thông tƣ 13). Thông tƣ 13 đã quy định rõ việc tính toán Hệ số an toàn vốn tối thiểu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, quy định rõ hệ số rủi ro và hệ số chuyển đổi đối với từng loại tài sản nội và ngoại bảng. Đây đƣợc coi là "kim chỉ nam" và là nền móng cho các Ngân hàng thƣơng mại từng bƣớc hƣớng đến đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Việc tham khảo Thông tƣ 13 là một trong những yêu cầu cần thiết trong việc tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tại Vietcombank. 5 Tuy ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu chung về khả năng áp dụng các chuẩn mực mới của Basel III về an toàn vốn tối thiểu đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc, song hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về khả năng áp dụng các chuẩn mực mới của Basel III về an toàn vốn tối thiểu đối với Vietcombank. Nghiên cứu này sẽ cố gắng trả lời câu hỏi chính : Khả năng áp dụng các chuẩn mực của Basel III về an toàn vốn tối thiểu đối với Vietcombank nhƣ thế nào ? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn này sẽ là : o Tìm hiểu về việc áp dụng các chuẩn Basel và hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở thời điểm hiện tại tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung và tại Vietcombank nói riêng. o Tìm hiểu các chuẩn mới của Basel III và việc áp dụng quản lý hệ số an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới này. o Phân tích ƣu điểm và các khó khăn kèm giải pháp và khuyến nghị khi áp dụng chuẩn Basel III khi quản lý hệ số an toàn vốn tối thiểu tại Vietcombank. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Các chuẩn mực/yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ƣớc Basel. Báo cáo tài chính có kiểm toán của Vietcombank. Các thông tin thu thập có chọn lọc và có độ chính xác cao. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng là nghiên cứu định tính kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp phân tích dữ liệu có sẵn. 6 Do không có đƣợc đầy đủ hệ thống số liệu, Luận văn sẽ tính hệ số an toàn vốn tối thiểu theo những quy định và chỉ tiêu đƣợc đề ra trong Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, từ đó đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu theo Basel III tại Vietcombank. Đối tƣợng của việc nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích số liệu của báo cáo tài chính kết hợp với các nội dung có liên quan của Basel trong việc quản lý an toàn vốn tối thiểu trong phạm vi hoạt động của ngân hàng Vietcombank. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn tập trung tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tại Vietcombank- một trong những Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu tại Việt Nam tại thời điểm 31/10/2012- thời điểm gần nhất có thể thu nhập dữ liệu. Thông qua kết quả tính toán, đƣa ra nhận xét thực trạng áp dụng tiêu chuẩn Basel tại Vietcombank đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm hƣớng đến các tiêu chuẩn theo Basel III tại Vietcombank. 7. Kết cấu- Nội dung luận văn Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng với nội dung tổng quát của từng chƣơng nhƣ sau: Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT- KHÁI QUÁT VỀ BASEL VÀ VIỆC TÍNH TOÁN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU (CAR) Tập trung giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành và hoạt động Ủy ban Basel cũng nhƣ sơ lƣợc các Hiệp ƣớc Basel đã ban hành từ trƣớc đến nay. 7 Trình bày tình hình áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại và đƣa ra so sánh cách tính toán CAR theo Thông tƣ 13 với cách tính toán tại các Hiệp ƣớc Basel. Chương 2 : ÁP DỤNG CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam; Tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tại Vietcombank và đƣa ra nhận xét chung về khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Basel III tại Vietcombank. Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU TẠI VIETCOMBANK Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao an toàn vốn tối thiểu tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam. KẾT LUẬN. 8 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT- KHÁI QUÁT VỀ BASEL VÀ VIỆC TÍNH TOÁN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU (CAR) TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái quát về Basel 1.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) a. Lịch sử hình thành Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision – BCBS) đƣợc thành lập vào cuối năm 1974 sau hậu quả của hàng loạt sự cố về tiền tệ thế giới và thị trƣờng Ngân hàng (đáng kể nhất là sự sụp đổ của Bankhaus Herstatt ở Tây Đức). Buổi hội đàm đầu tiên tiến hành vào tháng 02/1975 và sau đó đƣợc định kỳ tổ chức 3 hoặc 4 lần mỗi năm. Các thành viên của Ủy ban đến từ các nƣớc : Arghentina, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hongkong, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Saudi Arabia, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vƣơng Quốc Anh, Mỹ và đƣợc đại diện bởi các Ngân hàng Trung ƣơng có thẩm quyền và trách nhiệm chính thức trong việc điều hành và giám sát hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung. Hội đồng thƣ ký của Ủy ban Basel đƣợc đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp đƣợc biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính 9 thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đƣa ra những lời tƣ vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nƣớc. [15] Bảng 1.1- Các Thƣ ký Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng qua các thời kỳ Thƣ ký Ủy ban Nhiệm kỳ Chức vụ Sir George Blunden 1974-1977 Giám đốc điều hành NHTW Anh Mr W P Cooke 1977-1988 Phó Giám đốc điều hành NHTW Anh Mr H J Muller 1988-1991 Giám đốc điều hành NHTW Hà Lan Mr E Gerald Corrigan 1991-1993 Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang New York Dr T Padoa-Schioppa 1993-1997 Phó Giám đốc NHTW Italia Mr. William J McDonough 1998-2003 Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang New York Mr Jaime Caruana 2003-2006 Thống đốc NHTW Tây Ban Nha Mr. Nout Wellink Chủ tịch NHTW Hà Lan (Nguồn : Basel Committee on Banking Supervision) b. Hoạt động của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng Ủy ban Basel tổ chức một diễn đàn cho việc hợp tác thƣờng xuyên giữa các nƣớc thành viên nhằm giám sát các sự cố về ngành Ngân hàng . Ban đầu, Ủy ban Basel thảo luận về các phƣơng thức hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu các khe hở trong mạng lƣới giám sát nhƣng sau này đƣợc mở rộng sang mục tiêu phát triển và chuẩn hóa các thỏa thuận về giám sát và ban hành tiêu chuẩn giám sát ngành Ngân hàng trên toàn thế giới. Để thực hiện điều này, Ủy ban Basel hƣớng đến thực hiện 3 vấn đề chính yếu : Trao đổi thông tin về các hoạt động giám sát trong từng quốc gia ; Phát huy hiệu quả kỹ thuật trong giám sát Ngân hàng ở phạm vi quốc tế ; và sắp xếp các tiêu chuẩn giám sát trong các lĩnh vực đƣợc xem là đáng chú ý. 10 Ủy ban Basel không sở hữu một tổ chức giám sát "siêu quốc gia" - và sẽ không bao giờ có ý định tổ chức một thực thể nhƣ vậy, nó trình bày một cách có hệ thống những tiêu chuẩn giám sát rộng rãi, những lời khuyên đúng đắn và đƣa ra các khuyến nghị về những thông lệ hoạt động với hy vọng những cá nhân có thẩm quyền sẽ tiến hành các bƣớc điều hành một cách đầy đủ các chính sách thông qua những thỏa thuận chi tiết- theo đúng Pháp luật và phù hợp nhất đối với hệ thống Ngân hàng của quốc gia mình. Bằng cách này, Ủy ban Basel khuyến khích sự hội tụ nhằm tiến đến các tiêu chuẩn chung nhất. Hơn 100 văn bản mà Ủy ban Basel soạn thảo nhằm cung cấp những hƣớng dẫn cụ thể về việc giám sát Ngân hàng đã đƣợc công bố rộng rãi tại website của BIS. Một trong những đặc điểm quan trọng trong hoạt động của Ủy ban Basel là giảm thiểu những kẽ hở của các hoạt động giám sát quốc tế nhằm hƣớng đến hai nguyên tắc cơ bản : Không một Ngân hàng ở nƣớc ngoài nào thành lập mà thoát khỏi sự giám sát và mọi sự giám sát đƣa ra đều đúng đắn và thỏa đáng. [15] 1.1.2 Các Hiệp ƣớc Basel a. Hiệp ƣớc Basel I1 Một trong những chủ đề đƣợc đƣợc dành nhiều thời gian để thảo luận trong những năm gần đây là sự an toàn vốn Ngân hàng (Capital Adequacy). Thực tế, vào đầu những năm 80, Ủy ban Basel đã bắt đầu quan tâm đến những tỷ lệ về vốn Ngân hàng- khi việc kinh doanh Ngân hàng quốc tế trở nên xấu đi vào thời điểm xuất hiện các rủi ro quốc tế- đáng kể nhất là việc tình trạng những 1 Thoả ƣớc Basel đƣợc đặt tên theo thành phố Basel của Thuỵ Sĩ. Trong những ấn bản đầu tiên, đôi khi ngƣời ta dùng từ tiếng Anh “Basle”, hoặc từ tiếng Pháp “Bâle”, những tên này vẫn còn đƣợc sử dụng trong nhiều ấn bản hiện nay. Gần đây, uỷ ban này đã lấy lại tên ban đầu khá phổ biến trong tiếng Đức là Basel. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể bắt gặp nhiều tên gọi khác nhau của thoả ƣớc này 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng