Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh quảng cáo và t...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh quảng cáo và tm rồng việt

.PDF
96
80
83

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5 LỜI MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 12 1.1. Khái niệm và vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 12 1.1.1. Khái niệm về lao động 12 1.1.2. Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh 12 1.1.3. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 15 1.2. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo lương 17 1.2.1. Các khái niệm 17 1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương 20 1.2.3. Quỹ tiền lương 21 1.3. Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa ca của nhà nước quy định 22 1.3.1. Chế độ tiền lương của nhà nước quy định 22 1.3.2. Chế độ về các khoản tính trích theo tiền lương của Nhà nước quy định 23 1 1.3.3. Chế độ tiền ăn ca 25 1.3.4. Chế độ tiền thưởng quy định 25 1.4. Các hình thức tiền lương 26 1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động 26 1.5.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 28 1.6. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 30 1.7. Nội dung phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của CNV 31 1.8. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 32 1.8.1. Chứng từ lao động tiền lương 32 1.8.2. Tính lương và trợ cấp BHXH 32 1.8. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHTN, BHYT, BHXH: 33 1.8.1 Các TK chủ yếu sử dụng 33 1.8.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ TM RỒNG VIỆT 40 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH quảng cáo và tm rồng việt 40 2.1.1. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 40 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 40 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 41 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán và hoạt động của bộ máy kế toán tại Công ty 43 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức Bộ máy Kế toán 43 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM rồng việt 47 2 2.2.1. Phân loại người lao động và các hình thức trả lương cho người lao động 47 2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động của công ty 51 2.4. Kế toán các khoản phải trích theo lương tại Công ty 66 2.4.1 Chứng từ sử dụng 66 2.4.2 Quy trình kế toán 66 2.4.3. Kế toán chi tiết các khoản phải trích theo lương 67 Dựa vào bảng phân bổ tiền lương ở bảng 2.10, kế toán vào sổ chi tiết các TK 3382, 3383, 3384, 3386 như sau: 70 3 2.4.4. Kế toán tổng hợp các khoản phải trích theo lương 73 2.2.5. Quy trình thực hiện và quyết toán thuế TNCN: 75 2.2.6. Kế toán quản trị tiền lương 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 86 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI RỒNG VIỆT 87 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động tại Công ty 87 3.1.1. Ưu điểm 87 3.2. Các giải pháp Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 88 3.2.1- Hoàn thiện hình thức tiền lương và phương pháp tính lương 88 3.2.2- Hoàn thiện chứng từ và luân chuyển chứng từ tiền lương và các khoản phải trích theo lương 89 3.2.3- Hoàn thiện sổ kế toán chi tiết tiền lương và các khoản phải trích theo lương 90 3.2.4- Hoàn thiện sổ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản phải trích theo lương 90 3.2.5- Hoàn thiện báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản phải trích theo lương 90 3.2.6. Hoàn thiện các điều kiện lao động nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành mức 91 3.2.7. Hoàn thiện kế toán quản trị tiền lương và các khoản trích theo lương 91 KẾT LUẬN 95 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng chấm công: 52 Bảng 2.2: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận hành chính 54 Bảng 2.3: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận kinh doanh 56 Bảng 2.4: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận phụ trợ 59 Bảng 2.5: Bảng thanh toán lương toàn Công ty 62 Bảng 2.6: Sổ chi tiết TK334 64 Bảng 2.8: Sổ cái 334 65 Bảng 2.9: Bảng phân bổ tiền lương và phân bổ BHXH toàn doanh nghiệp 67 Bảng 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 3382 70 Bảng 2.11: Sổ chi tiết tài khoản 3383 71 Bảng 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 3384 72 Bảng 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 3384 73 Bảng 2.14: Sổ cái TK338 74 Bảng 2.15: Biểu thuế lũy tiến từng phần 77 Bảng 2.16: Bảng thuế xuất và cách tính thuế thu nhập cá nhân 79 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp tình hình thuế thu nhập cá nhân tháng 12 năm 2015 của công ty 81 Bảng 2.18: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 3335 81 Bảng 2.19: Định mức tiền lương công đoạn sản xuất 82 Bảng 2.20: Định mức tiền lương từng công đoạn 83 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương 36 Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương 37 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 41 Sơ đồ 2.2: Các bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán 44 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 47 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn SXKD Sản xuất kinh doanh TS Tài sản DT Doanh thu TSCĐ Tài sản cố định CP Cổ phần BTC Bộ Tài chính BT Bút toán TK Tài khoản LN Lợi nhuận CSH Chủ sở hữu PCTN Phụ cấp trách nhiệm CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp NV Nhân viên CBCNV Cán bộ công nhân viên 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho doanh nghiệp có lợi nhuận và phát triển không ngừng, nâng cao lợi ích của người lao động thì trong chính sách quản lí, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo trả lương công bằng, đầy đủ cho người lao động. Mặt khác, tiền lương đối với doanh nghiệp là một yếu tố chi phí. Người lao động thì muốn thu nhập cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống cá nhân, gia đình được đầy đủ, ngược lại doanh nghiệp lại muốn tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Công tác quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng vì thế doanh nghiệp nên đưa ra một biện pháp quản lý tiền lương hợp lý nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả, thu hút nhiều lao động tay nghề cao, dẫn đến đời sống của người lao động luôn được nâng cao và doanh nghiệp vẫn đảm bảo được chi phí tiền lương là hợp lý và hiệu quả. Song hành với tiền lương là các khoản trích theo lương, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt là doanh nghiệp độc lập được tổ chức hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh quảng cáo và in ấn nên đòi hỏi là lao động lHành nghề. Vì vậy, việc tuyển dụng người lao động đã khó nhưng giữ được họ gắn bó lâu dài để thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình lại càng khó hơn. Do đó tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán và tính 8 đúng, đủ và thanh toán lương và các khoản trích theo lương kịp thời sẽ kích thích được tinh thần lao động của công nhân viên và người lao động, từ đó nâng cao được chất lượng các công trình, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty còn một số hạn chế. Do vậy, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương rất cần được hoàn thiện. Nhận thấy tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương cùng với những hạn chế còn tồn tại của Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt, em lựa chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt” cho bài luận văn thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kết hợp với kiến thức đã học trong nhà trường và quan sát từ thực tiễn, phản ánh và đánh giá một cách đúng đắn, chính xác về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa lý luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. + Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt. - Về không gian: Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt (Đ/c: Số 34/50 Phố Kim Hoa, phường Phương Liên, Phường Phương Liên, Quận Đống đa, Hà Nội). - Về thời gian: Số liệu thu thập được qua 3 năm 2013- 2015. Số liệu tập trung chủ yếu vào tháng 12 năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin, số liệu về những thông tin liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế Thu thập, xử lý, số liệu, phân tích so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất nhằm đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển của đối tượng. 4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh Trên cơ sở những thông tin, số liệu sẵn có, xác định kết quả giữa trị số chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc, biểu hiện dưới dạng những số tương đối hoặc tuyệt đối. 4.4. Phương pháp chuyên gia 10 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu đề tài như: Ban giám đốc, nhân viên kế toán và các thầy cô... 4.5. Phương pháp kế toán - Phương pháp chứng từ kế toán Là phương pháp kế toán và kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế, qua đó thông tin và kiểm tra về hình thái sự biến động của từng đối tượng của kế toán cụ thể. - Phương pháp tài khoản kế toán Là phương pháp được sử dụng để ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên tình hình hiện có và sự biến động của đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có hệ thống về hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo. - Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán Là phương pháp sử dụng khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt và trong mối quan hệ cân đối vốn có đối tượng hạch toán kế toán. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo phần nội dung chính của đề tài gồm 2 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt Chương 3: Phương hướng và những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quảng cáo và TM Rồng Việt 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 18-60; nữ tuổi từ 16-55). Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. 1.1.2. Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh 12 Hơn một trăm năm trước, khi khẳng định tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, Các Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội. Các Mác cho rằng, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người. Chúng ta biết rằng sản xuất là quá trình hoạt động thực tiễn cơ bản của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Sản xuất quyết định nhu cầu nhưng không có nhu cầu thì cũng không có sản xuất. Nhu cầu của con người tăng lên không ngừng, do đó mà con người luôn luôn phát triển sản xuất vì muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, giảm nhẹ lao động. Vì vậy có thể nói, trong quá trình hoạt động, trước hết và quan trọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất, bộ óc và bàn tay con người không ngừng hoàn thiện. Sự hoàn thiện của bộ óc là cơ sở, là nguồn vật chất vô tận cho những hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi, đa dạng, phong phú của con người, đưa đến sự thay đổi liên tục cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Sự phát triển hoàn thiện không ngừng của trí tuệ con người đã được thể hiện bằng việc truyền đạt những tri thức lý luận và kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác và được ghi nhận nhân cách cụ thể, trước hết ở sự biến đổi của công cụ sản xuất. Hay nói cách khác, sức mạnh trí tuệ con người không ngừng được vật thế hoá trong công cụ sản xuất, trong lực lượng sản xuất nói chung. Tính vô tận của trí tuệ con người được biểu hiện ở sự biến đổi không ngừng ở tính đa dạng, phong phú vô cùng tận của công cụ sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội. Những cuộc cách mạng lực lượng sản xuất đã và đang diễn ra trong lịch 13 sử xã hội loài người là những nấc thang đánh dấu sự phát triển ngày càng cao hơn của công cụ sản xuất: từ lửa đến công cụ sản xuất thủ công, rồi công cụ cơ khí máy móc và công nghệ trí tuệ ngày nay. Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng con người với bàn tay và khối óc của mình là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng bên cạnh vai trò con người là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong lực lượngsản xuất của xã hội, con người còn là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sáng tạo ra lịch sử của xã hội loài người. Kết quả là xã hội loài người đã bước từ thời đại văn minh này sang thời đại văn minh khác cao hơn, trong quá trình lịch sử tự nhiên. Mặt khác khi sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng gia tăng, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới. Các Mác đã khẳng định: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội trước hết có ý nghĩa là “sự phát triển phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân”. Bởi vậy theo Các Mác, ý nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá của con người, giải phóng con người, loại trù’ ra khỏi cuộc sống con người mọi sự tha hoá để con người sống với cuộc sống đích thực của mình. Thực tế đã chứng minh, trong công cuộc đổi mới đất nước, chỉ có con người-yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội mới là nhân tố chính, là nguồn lực mang tính quyết định sự thành công hay thất bại. Nhưng con người cũng là mục tiêu, là cái đích của sự phát triển, sự đổi mới 14 này. Hay nói cách khác, công cuộc đổi mới đất nước mà cụ thể là công nghiệp hoá, hiện đại hoá là do con người, phụ thuộc vào con người và vì con người. 1.1.3. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 1.1.3.1. Phân loại lao động theo thời gian lao động Lao động thường xuyên trong danh sách: là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và nhân viên thuộc các hoạt động khác. - Lao động ngoài danh sách: là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập,... 1.1.3.2. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất gồm: lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất: - Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định: Trong lao động trực tiếp dựoc phân loại như sau: 1.1.3.3. Phân loại theo nội dung công việc Công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành: lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: - Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công viẹc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. - Lao động có tay nghề trung bình: bao gồm những người đã qua đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. 15 - Lao động phổ thông: lao động không phải qua đào tạo vẫn được - Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau: + Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn loại lao động này được phân chia thành nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau: - Chuyên viên chính: là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. - Chuyên viên: là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài có trình độ chuyên môn cao. - Cán sự: là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác nhiều. - Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo các trường chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chí phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập 16 kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. 1.1.3.4. Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm,dịch vụ... do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động đúng, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó khuyến khích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, đóng góp tiết kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm tăng năng suất lao động tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. 1.2. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo lương 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm tiền lương Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện quá trình kinh doanh đều không tách dời lao động của con người. Lao động là yếu tố cơ bản quyết định việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và lao động được đo lường, đánh giá thông qua các hình thức trả lương cho người lao động của doanh nghiệp Vậy tiền lương là giá cả của sức lao động, là một khoản thù lao do người sử dụng sức lao động trả cho người lao động để bù đắp lại phần sức lao động mà họ đã hao phí trong quá trình sản xuất. Mặt khác tiền lương còn để tái sản xuất lại sức lao động của người lao động, đảm bảo sức khoẻ và đời sống của người lao động Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động, dựa theo số lương và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù 17 đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đội với đời sống cán bộ, nhân viên chức. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và lao động, nâng cao trình độ tay nghề cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Ở nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân song nó là một giá trị mới sáng tạo và tiền lương được biểu hiện bằng tiền của người lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận ký kết. 1.2.1.2. Khái niệm và nội dung khoản trích theo tiền lương * Bảo hiểm xã hội: Ngoài tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng chất lượng lao động thì người lao động còn được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần khi đau ốm, khó khăn, thai sản, tai nạn lao động... Phần sản phẩm xã hội này hình thành lên quỹ bảo hiểm xã hội. BHXH là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo cho mỗi người lao động BHXH là một hệ thống các chế độ mà mỗi người lao động có quyền được hưởng phù hợp với quy định về quyền lợi dựa trên các văn hoá pháp lý của nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quỹ BHXH được hình thành từ: - Người sử dụng lao động (các doanh nghiệp ) đóng 18% từ quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này là tổng số tiền lương tháng của những người tham gia BHXH. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên trong tháng. - Hàng tháng người lao động trích 8% từ tiền lương cấp bậc, chức vụ để đóng BHXH. 18 * Bảo hiểm y tế: Song song với việc trích BHXH hàng tháng các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích BHYT, BHYT được trích nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn với mục đích chăm sóc, phục vụ cho sức khoẻ người lao động khi gặp đau ốm, thai sản... Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định dựa vào tổng số tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện nay là 4.5% trong đó 3% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn lại 1.5% là do người lao động đóng (thông thường được trừ vào lương tháng). • Kinh phí công đoàn: Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định so với tổng số tiền lương thực tế phát sinh. Đây chính là nguồn kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và cũng được tính vào chi phí sản xuất. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn, theo chế độ hiện nay là 3%. KPCĐ do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ Nhà nước quy định một phần KPCĐ nộp cho công đoàn cấp trên, một phần để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Quản lý tốt việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT,KPCĐ có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác còn làm cho việc tính phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thanh sản phẩm được chính xác. • Bảo hiểm thất nghiệp Hàng tháng, DN đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của NLĐ để đóng vào Quỹ BHTN với tỷ lệ đóng là 2 %. Trong đó: - Doanh nghiệp đóng 1 % - Người lao động đóng 1 % tiền lương tháng 19 - Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng. • Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân viên SX trực tiếp Việc áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp tránh được những sự biến động lớn trong chi phí tiền lương khi có sự biến động của thị trường về giá cả, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập người lao động. Cách tính toán như sau: Mức trích trước tiền lương phép Tiền lương chính thực tế = phải trả nhân viên trực kế hoạch x lương trích tiếp trong tháng trước Tổng số lương phép kế hoạch năm Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ của nhân viên trực tiếp SX trong tháng = x 100 Tổng số lương chính kế hoạch năm của nhân viên trực tiếp sản xuất Cũng có thể trên cơ sở nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch của nhân công trực tiếp sản xuất một cách hợp lý. 1.2.2. Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương là thu nhập chính của người lao động là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, một bộ phận đặc biệt của sản xuất xã hội. Vì vậy, tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Trước hết tiền lương phải đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động như ăn, ở, đi lại.... Tức là tiền lương phải để duy trì cuộc sống tối thiểu của người lao động. Chỉ có khi như vậy, tiền lương mới thực sự có vai trò quan trọng kích thích lao động và nâng cao trách nhiệm của người 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan