Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh dệt phú thọ...

Tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh dệt phú thọ

.PDF
129
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ QTKD ĐÀM THỊ PHƯƠNG DUYÊN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ QTKD ĐÀM THỊ PHƯƠNG DUYÊN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Người hướng dẫn : Th.S TRẦN THỊ BÍCH NHÂN Phú Thọ, 2020 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện đảm bảo trung thực và không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Phú Thọ, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện ii LỜI CẢM ƠN Để có điều kiện thực hiện khoá luận tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất, cũng như hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm đại học tại trường Đại học Hùng Vương của em ngày hôm nay, không thể thiếu được sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình, sự giúp đỡ, bảo ban cùng với những kinh nghiệm quý báu của thầy cô. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cũng như các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là các thầy cô trong tổ bộ môn kế toán, những người đã theo sát giúp đỡ em mở những hướng đi đi thích hợp nhất cho em và giúp em hoàn thiện bài khoá luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Trần Thị Bích Nhân - người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận của mình. Em xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Dệt Phú Thọ, đặc biệt là các anh chị phòng kế toán, mặc dù số lượng công việc ngày một tăng lên nhưng vẫn dành thời gian nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em không chỉ về chuyên môn mà cả về những kỹ năng trong công việc và cuộc sống. Trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh sự giúp đỡ của quý doanh nghiệp, quý thầy cô thì có sự quan tâm, động viên tạo điều kiện thuận lợi về cả vật chất lẫn tinh thần của gia đình và bạn bè là điều không thể thiếu. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất về sự giúp đỡ sâu sắc của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn ! iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... ix DANH MỤC GIAO DIỆN.................................................................................... x A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 8 B. NỘI DUNG....................................................................................................... 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................................. 9 1.1. Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu ........................................................ 9 1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu .......................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ..................................... 9 1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu ......................................................................... 9 1.1.4. Phân loại nguyên vật liệu .......................................................................... 10 1.1.5. Đánh giá nguyên vật liệu........................................................................... 11 1.1.5.1. Xác định giá trị nguyên vật liệu nhập kho ............................................. 12 1.1.5.2. Xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho .............................................. 13 1.2. Một số vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu ......................................... 16 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ...................................................... 16 1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu................................................................. 17 1.2.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ............................................................. 17 iv 1.2.2.2.Chứng từ sử dụng .................................................................................... 17 1.2.2.3. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu ......................................................... 18 1.2.2.4. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu ................................. 19 1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ............................................................. 23 1.2.3.1. Kế toán tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ....................................................................................................... 23 1.2.3.2. Kế toán tình hình nhập- xuất nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ ................................................................................................................. 26 1.2.4. Kiểm kê nguyên vật liệu ........................................................................... 28 1.2.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................................................. 28 1.2.5.1. Quy định trong quản lý và hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu ............................................................................................................................. 28 1.2.5.2. Tài khoản sử dụng .................................................................................. 30 1.2.5.3. Phương pháp kế toán .............................................................................. 31 Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT PHÚ THỌ ....................................................................................... 32 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Dệt Phú Thọ ....................................... 32 2.1.1. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty.............. 32 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ............................................................. 34 2.1.2.1. Chức năng của công ty ........................................................................... 34 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty ............................................................................ 34 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................................ 35 2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ....................................................... 35 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận................................................... 35 2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty............................................... 37 2.1.5. Tình hình lao động của công ty ................................................................. 40 2.1.6. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty ................................................. 43 2.1.7. Tình hình kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty ................................. 46 2.1.8. Khái quát chung về công tác kế toán của công ty ..................................... 50 v 2.1.8.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty ....................................................... 50 2.1.8.2. Chính sách kế toán của công ty .............................................................. 51 2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ ......... 55 2.2.1. Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty ......................... 55 2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty ..................................................... 55 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty ..................................................... 56 2.2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho tại công ty ...................................... 57 2.2.1.4. Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ........................................ 60 2.2.2. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu ........................................................... 62 2.2.2.1. Thủ tục nhập nguyên vật liệu ................................................................. 62 2.2.2.2. Thủ tục xuất nguyên vật liệu .................................................................. 66 2.2.3. Kế toán nguyên vật liệu............................................................................. 67 2.2.3.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................. 67 2.2.3.2. Chứng từ sử dụng ................................................................................... 68 2.2.3.3. Sổ sách kế toán ....................................................................................... 68 2.2.3.4. Phương pháp hạch toán .......................................................................... 68 2.2.4. Kiểm kê nguyên vật liệu ........................................................................... 84 2.2.5. Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu .......................................................... 88 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ ............................................................................................................................. 88 2.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 88 2.3.2. Tồn tại........................................................................................................ 90 2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 91 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 92 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 92 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT PHÚ THỌ ........... 93 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty TNHH Dệt Phú Thọ trong thời gian tới ......................................................................................................... 93 vi 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ......................................................................................................... 94 3.2.1. Giải pháp về con người ............................................................................. 95 3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất ....................................................................... 96 3.2.3. Giải pháp về nghiệp kế toán ...................................................................... 97 3.2.4. Giải pháp khác ......................................................................................... 101 C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 104 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BTC Bộ tài chính 3 HTK Hàng tồn kho 4 KKĐK Kiểm kê đầu kỳ 5 KKTX Kê khai thưởng xuyên 6 NVL Nguyên vật liệu 7 TK Tài khoản 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 SDCK Số dư cuối kỳ 10 VL Vật liệu 11 VNĐ Việt Nam đồng viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2017-2019 ........................ 41 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................................................. 44 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019...... 47 Bảng 3.1: Phiếu nhập kho theo Thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính ............................................................................... 97 Bảng 3.2: Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư 200/2014/TT- BTC. ...................................................................................... 100 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song .................... 20 Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. . 21 Sơ đồ1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư .............................. 22 Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX ............................ 25 Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK............................ 27 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Dệt Phú Thọ. ...... 35 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm sợi Polyester và sợi pha Peco 38 Sơ đồ 2.3: Dây chuyền sản xuất sản phẩm sợi 100% Cotton ............................. 40 Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty................................................... 50 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hình thức kế toán máy vi tính của công ty .............................. 53 x DANH MỤC GIAO DIỆN Giao diện 2.1: Phần mềm kế toán Visoft Accounting Pro .................................. 54 Giao diện 2.2: Danh mục nguyên vật liệu ........................................................... 57 Giao diện 2.3: Phiếu nhập mua hàng .................................................................. 58 Giao diện 2.4: Nhập xuất tồn nguyên vật liệu..................................................... 60 Giao diện 2.5: Danh mục nhà cung cấp .............................................................. 61 Giao diện 2.6: Phiếu nhập kho ............................................................................ 66 Giao diện 2.7: Thẻ kho ống côn giấy .................................................................. 70 Giao diện 2.8: Sổ nhật ký chung ......................................................................... 71 Giao diện 2.9: Sổ chi tiết phát sinh TK 1525 ...................................................... 72 Giao diện 2.10: Sổ cái TK 152 ............................................................................ 72 Giao diện 2.11: Sổ cái TK 1525 .......................................................................... 73 Giao diện 2.12: Bảng tổng hợp nhập kho ........................................................... 73 Giao diện 2.13: Thẻ kho bông ............................................................................. 74 Giao diện 2.14: Phiếu nhập mua hàng ................................................................ 74 Giao diện 2.15: Sổ chi tiết TK 1522 ................................................................... 76 Giao diện 2.16: Sổ cái TK 1522 .......................................................................... 76 Giao diện 2.17: Phiếu nhập mua hàng ................................................................ 77 Giao diện 2.18: Sổ nhật ký mua hàng ................................................................. 78 Giao diện 2.19: Phiếu nhập chi phí mua hàng .................................................... 79 Giao diện 2.20: Thẻ kho xơ ................................................................................. 80 Giao diện 2.21: Phiếu xuất kho ........................................................................... 81 Giao diện 2.22: Sổ chi tiết của xơ ....................................................................... 82 Giao diện 2.23: Phiếu xuất kho của bông ........................................................... 83 Giao diện 3.1: Bàn làm việc phần mềm kế toán Misa ........................................ 96 Giao diện 3.2: Phân hệ kho phần mềm kế toán Misa.......................................... 98 1 A. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình kinh tế nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại cho các doanh nghiệp cả cơ hội lẫn thách thức, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các doanh nghiệp đó góp phần tạo nên một nền kinh tế thị trường đầy năng động và phát triển mạnh mẽ. Trong cơ chế thị trường đầy sôi động ấy các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Thực tế, ngành dệt may ở nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ. Cụ thể, trong năm 2019, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 3,76 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn đến doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp kinh dệt may nói riêng phải có kế hoạch hoạt động và công tác kiểm soát chặt chẽ để đứng vững, không bị đào thải ra khỏi vòng cạnh tranh ấy. Trong đó hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý quan trọng nhất và kế toán nguyên vật liệu được xác định là khâu trọng yếu trong toàn bộ công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu là những yếu tố quan trọng cấu thành nên hình thái vật chất sản phẩm, chi phí chiếm từ 60% đến 70% trong giá thành sản phẩm. Đây còn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng phản ánh trình độ sử dụng vật tư, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm Vì vậy, nhu cầu thông tin về tình hình quản lý nguyên vật liệu là rất cần thiết. Đặc biệt, công tác kế toán nguyên vật liệu có vị trí và vai trò khá quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu không chỉ đơn thuần giúp cho các đơn vị theo dõi chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu mà quan trọng hơn là thông qua việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp, sử dụng nguyên vật liệu để đề ra những 2 biện pháp hữu hiệu trong quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, dự trữ đến sử dụng sao cho có hiệu quả nhất góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Công ty TNHH Dệt Phú Thọ là công ty chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm về sợi. Lượng nguyên liệu, vật liệu tại công ty nhiều với khối lượng tương đối lớn nên gặp không ít các khó khăn. Do đó, công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty được chú trọng hơn. Công ty đã chấp hành nghiêm túc các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, công tác kế toán nguyên vật liệu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Một số chứng từ chưa lập đúng mẫu, không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,…cần được hoàn thiện. Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Dệt Phú Thọ nói riêng nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở trường Đại học Hùng Vương, trong lĩnh vực kế toán đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của các giảng viên, sinh viên khoa kinh tế và QTKD, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các khóa, nhiều nghiên cứu được công bố liên quan đến kế toán nguyên vật liệu: Nguyễn Công Anh (2016), “Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH chè Hoài Trung”. Khóa luận đã đề xuất giải pháp về công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu giúp công ty đảm bảo được quá trình cung cấp nguyên vật liệu trong sản xuất. Nhưng vẫn chưa xây dựng vùng nguyên vật liệu riêng của doanh nghiệp. Hoàng Liên Chung (2015), “Kế toán nguyên vật liệu tạo Công ty cổ phần Hà Thạch”. Khóa luận đã khái quát được tình hình tổ chức công tác kế toán cũng như tổ chức chứng từ, tài khoản trên phần mềm kế toán Misa. Tuy nhiên, việc tổ chức 3 hạch toán nguyên vật liệu tại công ty vẫn chưa được thực hiện một cách khách quan và tiết kiệm. Nguyễn Thanh Nhàn (2016), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và cơ khí Hưng Thịnh”. Khóa luận đã phản ánh rõ những khó khăn và thách thức của công ty, góp phần cho sự phát triển bền vừng của trong tương lai. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại một số hạn về việc tổ chức chứng từ cũng như công tác nguyên vật liệu chưa chặt chẽ. Trần Thị Hồng Nhung (2014), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bồ Sao”. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu. Trên cơ sở đó phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty, tìm ra một sô hạn chế như: về phương tiện quản lý kho là chưa sử dụng phần mềm quản lý kho mà mọi việc nhập xuất kho đều ghi chép bằng tay. Từ hạn chế đó, tác giả đã nghiên cứu một số phần mềm quản lý kho và tìm ra phần mềm quản lý kho SSE Inventory 2012 phù hợp với công ty, đồng thời đưa ra hướng dẫn về sử dụng phần mềm này. Trần Lệ Quyên (2012), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Licogi 14”. Khóa luận đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp, trên cơ sở đó đề tài phản ánh thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Licogi 14. Đề tài đã chỉ ra một số hạn chế như: hạch toán nguyên vật liệu đã xuất dùng nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết tiếp tục sử dụng cho kì sau, làm tăng chi phí phát sinh trong kỳ làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu của các Trường đại học khác: Vương Thị Kiều Anh (2014), “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam VINA- OFC”, Trường Đại học Thăng Long. Khóa luận đã đánh giá được những ưu điểm về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, phương pháp hạch toán và hệ thống chứng từ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại về công tác sử dụng nguyên vật liệu, việc sử dụng mẫu sổ. 4 Nguyễn Thị Mai Anh (2014), “Hoàn thiện kế toan nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đông Linh”, Trường Đại học Thăng Long. Khóa luận đã đánh giá rõ tầm quan trọng trong việc phân loại hợp lý của nguyên vật liệu dựa trên một số nội dung kinh tế và vai trò của từng loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác kê toán nguyên vật liệu của công ty vẫn còn một số hạn chế về chi phí thu mua nguyên vật liệu, tình hình nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu tại các cửa hàng. Lê Thị Phương (2014), “Kế toán nguyên vật liệu xây dựng tại Công ty TNHH TM và xây dựng Hùng Sơn”, Trường đại học Thương Mại. Khóa luận đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây dựng, trên cơ sở đó đề tài phản ánh thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH TM và xây dựng Hùng Sơn. Đề tài đã chỉ ra một số hạn chế như: hạch toán nguyên vật liệu đã xuất dùng nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết tiếp tục sử dụng cho kì sau, làm tăng chi phí phát sinh trong kỳ làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm. Nguyễn Thị Phượng (2014), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Đức Khang”, Trường Đại học Thương Mại. Khóa luận đã đề xuất giải pháp về công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu giúp công ty đảm bảo được quá trình cung cấp nguyên vật liệu trong sản xuất. Nhưng vẫn chưa xây dựng vùng nguyên vật liệu riêng của doanh nghiệp và có khách hàng riêng cho mình. Do các đề tài nghiên cứu trước đây đã hệ thống được cơ sở lý luận và phản ánh thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại đơn vị mình nghiên cứu. Tuy nhiên, một số giải pháp mà các đề tài đưa ra chưa thực sự khả thi cho doanh nghiệp. Mặt khác, nhiều đề tài trước đây chủ yếu nghiên cứu theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC, Thông tư 200/2014/TT – BTC chưa được nghiên cứu sâu. Do đó em chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ” để đánh giá và phản ánh thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty theo chế độ kế toán mới trong doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn theo Thông tư 200/2014/ TT –BTC và 5 từ đó đề xuất các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán nguyên vật liệu từ đó vận dụng vào nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ để đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp cho công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty ngày càng hoàn thiện hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. - Phản ánh, đánh giá thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Kế toán tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ. - Đối tượng khảo sát: Kế toán nguyên vật liệu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu kế toán nguyên vật liệu. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ (Lô số 4, KCN Thụy Vân, TP Việt Trì, Phú Thọ). - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu từ năm 2017 đến năm 2019, tập trung vào tháng 1 năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu là một công việc vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Mục đích của việc thu thập dữ liệu là để làm tăng cơ sở lý luận khoa học hay 6 luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu. Nó là hệ thống lí luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý có tác dụng hướng dẫn, gợi mở đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp nghiên cứu lý luận. Các nguồn thu thập dữ liệu gồm: - Thu thập thông tin từ giáo trình, sách. - Thu thập thông tin tài liệu từ các báo cáo. - Phương pháp trực quan, khảo sát tình hình của các đơn vị và phòng kế toán của đơn vị. - Tài liệu sẵn có được thu thập từ các báo chí, chuyên đề sách xuất bản về kế toán doanh nghiệp và các tài liệu khác liên quan đến đề tài. Những số liệu thu thập được của phòng kế toán, báo cáo tổng kết của Công ty TNHH Dệt Phú Thọ. 4.2. Phương pháp xử lý thông tin Phương pháp xử lý thông tin là phương pháp sau khi thu thập được thông tin cần thiết thì tiến hành phân loại, đánh giá, phân tích,..để tạo ra các thông tin đầu ra. Các phương pháp xử lý thông tin gồm: - Xử lý toán học với các thông tin định lượng. - Dùng bảng Exel để xử lý số liệu trong bảng biểu. 4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích là phương pháp đi sâu vào những vấn đề lớn, quan trọng của đối tượng, tìm ra mối quan hệ, vai trò ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện. Trong phân tích thì phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến. Phương pháp so sánh giúp đánh giá được tình hình tài chính, kết quả kinh doanh cũng như tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây, đánh giá được thực trạng so với lý luận về kế toán nguyên vật liệu. 7 Phương pháp tổng hợp là phương pháp đánh giá tổng hợp, kết hợp với hệ thống hóa để có thể nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kế toán thanh toán tại công ty. 4.4. Phương pháp kế toán Là công cụ quan trọng của kế toán trong việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin về tình hình tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng. - Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán, công tác quản lý. Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư,... - Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung tới đối tượng cụ thể để ghi chép, phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung vấ thông tin về các hoạt động kinh tế của đơn vị, phục vụ cho lãnh đâọ trong quản lý kinh tế, tổ chức và lập báo cáo tài chính. Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 621, TK 627, TK 632, TK 641,... - Phương pháp tính giá: Là một phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định. Phương pháp tính giá được sử dụng để xác định giá trị nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho tại công ty. - Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có của đối tượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong và ngoài đơn vị. 8 Phương pháp tổng hợp – cân đối được biểu hiện thông qua hệ thống các báo cáo kế toán như: Bảng kê nhập – xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu,... 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan