Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Internet marketing cho sản phẩm cam sành hàm yên ...

Tài liệu Internet marketing cho sản phẩm cam sành hàm yên

.DOCX
114
3
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ NHƢ NGỌC INTERNET MARKETING CHO SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀM YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ NHƢ NGỌC INTERNET MARKETING CHO SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀM YÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ PHI NGA Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Internet Marketing cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên" là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Ts. Nguyễn Thị Phi Nga thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Mọi trích dẫn và tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng đều có ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo ở Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Phi Nga, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Hội viên của Hội Cam sành Hàm Yên và các cán bộ của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên trong suốt quá trình nhằm giúp tôi thực hiện luận văn này. Mặc dù luận văn này đã được hoàn thành với tất cả sự cố gắng của bản thân, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để tôi có thể khắc phục những thiếu sót của mình. MỤC LỤC Danh mục viết tắt....................................................................................................... i Danh mục bảng......................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ INTERNET MARKETING................................................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam........................................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................... 5 1.2. Marketing nông nghiệp................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm Marketing................................................................................ 6 1.2.2. Môi trường Marketing nông nghiệp......................................................... 8 1.2.3 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.............................9 1.2.4 Chính sách sản phẩm.............................................................................. 10 1.2.5 Chính sách giá........................................................................................ 10 1.2.6 Chính sách phân phối............................................................................. 12 1.2.7 Chính sách xúc tiến hỗn hợp................................................................... 13 1.3 Internet Marketing......................................................................................... 16 1.3.1 Khái niệm Internet Marketing................................................................. 16 1.3.2 Đặc điểm cơ bản của Internet Marketing................................................ 18 1.3.3 Lợi ích của IM với Marketing thông thường.......................................... 19 1.3.4 Vai trò của Internet trong hoạt động Marketing của các Doanh nghiệp . 20 1.3.4 Môi trường kinh doanh của Internet Marketing...................................... 21 1.3.5 Chính sách sản phẩm trên internet.......................................................... 22 1.3.6 Chính sách giá trên internet.................................................................... 23 1.3.7 Chính sách phân phối trên internet......................................................... 24 1.3.8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp trên internet.............................................. 25 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...........................36 2.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 36 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 37 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 37 2.2.2 Phương pháp phân tích xử lý thông tin................................................... 41 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRUYỀN THỐNG VÀ INTERNET MARKETING CHO SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀM YÊN.............44 3.1 Giới thiệu tổng quan về sản phẩm Cam sành Hàm Yên và Hiệp Hội Cam sành Hàm Yên............................................................................................................. 44 3.1.1 Sản phẩm cam sành Hàm Yên................................................................. 44 3.1.2 Hiệp hội Cam sành Hàm Yên.................................................................. 45 3.2 Phân tích môi trƣờng hoạt động marketing cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên ............................................................................................................................. 46 3.2.1. Môi trường marketing hỗn hợp.............................................................. 46 3.2.2 Phân tích môi trường của Internet Marketing......................................... 53 3.3 Phân tích thực trạng hoạt động marketing cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên ............................................................................................................................. 58 3.3.1 Hoạt động Marketing truyền thống......................................................... 58 3.3.2 Hoạt động Internet Marketing................................................................. 66 3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động marketing cho sản phẩm cam Sành Hàm Yên ............................................................................................................................. 68 3.4.1 Khảo sát nhận thức của khách hàng về sản phẩm Cam sành Hàm Yên. . 68 3.4.2 Đánh giá hoạt động marketing truyền thống và Internet marketing cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên......................................................................... 69 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG INTERNET MARKETING CHO SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀM YÊN.......................................................... 72 4.1 Định hƣớng phát triển Internet marketing cho sản phẩm cam sành Hàm Yên ............................................................................................................................. 72 4.2 Đề xuất giải pháp ứng dụng Internet marketing trong việc phát triển thị tr ƣờng trực tuyến, nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm Cam sành Hàm Yên cho Hiệp hội Cam sành Hàm Yên................................................................ 73 4.2.1 Nâng cao nhận thức về hiệu quả của Internet marketing........................73 4.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động Internet Marketing......................................................................................................... 73 4.2.3 Hoàn thiện các hoạt động ngoại tuyến làm nền tảng cho phát triển Internet marketing............................................................................................ 74 4.2.4. Giải pháp về chính sách sản phẩm trên Internet.................................... 75 4.2.5 Giải pháp chính sách giá........................................................................ 76 4.2.6 Giải pháp về phân phối........................................................................... 77 4.2.7 Các hoạt động xúc tiến trên Internet....................................................... 78 4.3 Đề xuất với chính quyền................................................................................ 84 KẾT LUẬN............................................................................................................. 85 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 86 STT Ký hiệu 1 AMA 2 Banner 3 CNTT 4 DN 5 IM 6 PPC 7 PR 8 SEM 9 SEO 10 TMĐT i DANH MỤC BẢNG STT B 1 Bả 2 Bả 3 Bả 4 Bả ii DANH MỤC HÌNH STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Những năm gần đây, cây cam sành Tuyên Quang đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của nông dân tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng. Cây cam sành đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu trên mảnh đất miền núi còn nhiều điều kiện khó khăn nhƣ Tuyên Quang. Hiện nay, diện tích cam của toàn huyện Hàm Yên đạt trên 4.430 ha, tạo thành vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở 15 xã của huyện Hàm Yên với trên 4.000 hộ trồng cam, trong đó có 2.700 ha cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 127 tạ/ha, sản lƣợng đạt trên 34.000 tấn, trị giá đạt trên 340 tỷ đồng. Để đƣa cây cam phát triển hơn nữa và ngƣời nông dân thực sự làm giàu trên mảnh đất của mình từ loại cây trồng bản xứ này, bài toán đặt ra với tỉnh huyện Hàm Yên không nhỏ trong việc tiếp tục xây dựng, phát triển và giữ vững th ƣơng hiệu Cam Sành Hàm Yên, từ đó mở rộng thị trƣờng và diện tích sản xuất, nâng cao sản lƣợng cây cam sành Hàm Yên. Song song với đó, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nh ƣ ngày nay, Internet đã trở thành một thành tố ko thể thiếu trong sự phát triển của kinh tế, xã hội. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, vào năm 2010, Việt Nam là nƣớc có số lƣợng ngƣời sử dụng Internet cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (26,784,035 ngƣời sử dụng) và đến năm 2014, số ngƣời sử dụng Internet ở Việt Nam đã chiếm đến 34% dân số và con số này đ ƣợc dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trƣởng. Những số liệu trên cho thấy những cơ hội kinh doanh cũng nh ƣ những giải pháp, sản phẩm, và dịch vụ có liên quan đến công nghệ thông tin hay ứng dụng phƣơng tiện điện tử mang lại. Đó cũng là cơ hội cho những nhà làm chiến l ƣợc Marketing tiếp cận thị trƣờng với chi phí đƣợc giảm thiểu mà vẫn mang lại đ ƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Dựa vào những phân tích trên, để phát huy thế mạnh điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trƣờng, khắc phục những hạn chế trong quá trình 1 phát triển và giữ vững thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên, đặc biệt là việc đề xuất với Hiệp hội Cam sành Hàm Yên việc ứng dụng Internet trong xây dựng kế hoạch Marketing để nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về th ƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân trồng cam, tác giả đã chọn đề tài: "Internet Marketing cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên" để xây dựng nội dung nghiên cứu luận văn. Để thực hiện đƣợc những điều trên, nghiên cứu cần trả lời đ ƣợc những câu hỏi sau: - Cơ sở lý luận về Internet Marketing là gì? Thực trạng công tác Marketing (bao gồm Internet Marketing và Marketing truyền thống) cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên? Những tồn tại và hạn chế cần khắc phục? - Bài học ứng dụng những công cụ Internet Marketing để nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là phân tích ực trạng hoạt động marketing truyền thống và IM đang đƣợc Hiệp hội Cam sành Hàm Yên áp dụng cho sản phẩm để thấy rõ những mặt mạnh và hạn chế, từ đó đề xuất việc ứng dụng Internet Marketing để nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thƣơng hiệu sản phẩm Cam sành Hàm Yên trên thị trƣờng. Để đạt đƣợc đƣợc mục đích đó, nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về IM và marketing trong nông nghiệp - Phân tích thực trạng marketing truyền thống và IM cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên, chỉ ra điểm mạnh và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. - Đƣa ra giải pháp IM nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm Cam sành Hàm Yên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu : Thực trạng áp dụng hoạt động Marketing cho sản phẩm cam sành Hàm Yên (bao gồm Marketing truyền thống và Internet Marketing) và đề 2 xuất việc ứng dụng Internet Marketing nhằm nâng cao nhận thức của ng ƣời tiêu dùng về thƣơng hiệu sản phẩm, tuy nhiên tác giả tập trung nghiên cứu sâu hơn về chính sách xúc tiến hỗn hợp trên Internet cho sản phẩm. - Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các hoạt động, thông tin, dữ liệu từ năm 2012 đến 2014  Phạm vi không gian: nghiên cứu hoạt động Marketing cho sản phẩm cam sành Hàm Yên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 4. Những đóng góp của luận văn Mặc dù đã có một số nghiên cứu về ứng dụng của Internet Marketing đƣợc tiến hành song chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện nhằm vào đối t ƣợng Cam sành Hàm Yên, vì vậy, nghiên cứu này hoàn toàn không trùng lặp và có tính đóng góp cao. Cụ thể: - Tổng hợp các khái niệm và mô hình marketing hỗn hợp 4Ps bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Kênh phân phối, Xúc tiến hỗn hợp, qua đó phân tích thực trạng của hoạt động marketing hiện nay đƣợc Hiệp hội Cam sành Hàm Yên ứng dụng cho sản phẩm. - Chỉ ra những hạn chế cần đƣợc khắc phục của hoạt động marketing cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên - Đề xuất việc ứng dụng Internet marketing nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế của hoạt động marketing hiện nay và nâng cao nhận thức của ng ƣời tiêu dùng về thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên. 5. Kết cấu của luận văn: Phần giới thiệu Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về Internet Marketing Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng áp dụng hoạt động Internet Marketing và Marketing truyền thống cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang Chƣơng 4: Giải pháp Internet Marketing để nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ INTERNET MARKETING 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Marketing truyền thống đã ra đời từ lâu và nhận đ ƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, IM nổi lên nh ƣ một phƣơng thức marketing mới đem lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về IM còn tản mạn, đặc biệt là nghiên cứu về vấn đề này cho sản phẩm Cam sành Hàm Yên vẫn còn là một khoảng trống. Các nghiên cứu về internet marketing có thể đƣợc hệ thống hóa nhƣ sau: - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Các giải pháp vận dụng E-Marketing cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Phạm Thu Hƣơng (2005) đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về E-marketing, đồng thời phân tích thực trạng vận dụng E-marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng 57% các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đƣợc khảo sát có bộ phận chuyên trách về marketing và đã tiến hành các hoạt động E-marketing nhƣ quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trƣờng. Những giải pháp vận dụng E-marketing cho các doanh nghiệp này cũng đ ƣợc đƣa ra, bao gồm các giải pháp từ phía Nhà nƣớc nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống thanh toán điện tử, xây dựng hệ thống an toàn thông tin trên mạng và chủ động tham gia hợp tác quốc tế về lĩnh vực thƣơng mại điện tử và Marketing điện tử. Về phía các doanh nghiệp, tác giả đã đƣa ra các giải pháp bao gồm việc thay đổi cơ cấu tổ chức và quy trình quản lý, hoạch định chiến lƣợc E-marketing phù hợp, nghiên cứu thị trƣờng và nhu cầu của khách hàng và lập kế hoạch E-marketing phù hợp. Sách Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh cuả Phạm Thu Hƣơng và cộng sự, (2009) đã đƣa ra những khái niệm cơ bản và kiến thức chuyên sâu về marketing điện tử bao gồm các chiến lƣợc marketing điện tử hỗn hợp và ph ƣơng thức khai thác hệ thống thông tin thị trƣờng trên internet. Tiếp đó, tác giả đánh giá 4 thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp vận dụng một cách hiệu quả phƣơng thức Marketing điện tử trong kinh doanh từ phía Nhà nƣớc và tƣ phía doanh nghiệp. - Luận án tiến sĩ "Quy trình ứng dụng Internet Marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam" của Phạm Thị Hoa (2008) đã đề xuất quy trình ứng dụng IM cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, dựa trên sự kết hợp của 2 mô hình đã đƣợc ứng dụng trên thế giới và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện áp dụng của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (bao gồm điều kiện về môi trƣờng kinh doanh TMĐT của Việt Nam, điều kiện về nhận thức và thói quen trong hành vi ứng dụng Marketing của các DN, các điều kiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho việc ứng dung IM). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới - Sách Internet Marketing của Alex Trengove Jones và cộng sự ( 2011) giới thiệu các công cụ phổ biến của Internet Marketing bao gồm: website, marketing bằng thƣ điện tử, quảng cáo trực tuyến, công cụ tìm kiếm, markeing lan truyền, truyền thông mạng xã hội, marketing trên thiết bị di động. Trong mỗi chƣơng, tác giả đƣa ra định nghĩa, chỉ ra những lợi ích và hạn chế của mỗi loại công cụ và chỉ dẫn những cách khai thác tối ƣu hiệu quả của mỗi công cụ này. - Sách Marketing on the internet của Jill H Ellsworth và Matthew V.Ellsworth (2nd Edtion, 1997), tập trung đi sâu phân tích và đƣa ra những chỉ dẫn cụ thể cho những tổ chức, cá nhân khám phá cách sử dụng các trang mạng toàn cầu (WWW) một cách hiệu quả, cách để tiếp cận với những tài nguyên trên mạng internet thông qua việc hƣớng dẫn sử dụng Web Browser. Nghiên cứu này là một tiếp cận thực tế tới những kỹ thuật sử dụng WWW để bán hàng, marketing và nghiên cứu, bao gồm: cách thiết kế các tài liệu web, cách sử dụng hiệu quả các công cụ trên các trang mạng. - Sách E-marketing của Judy Strauss và Raymond Frost (2010) đƣa ra những khái niệm và lý thuyết đầy đủ nhất về marketing trực tuyến. Tài liệu này đã chỉ rõ marketing trực tuyến không chỉ đơn giản là một danh mục các ý tƣởng, chiến lƣợc 5 và kỹ thuật, mà nó nhƣ là một phần của một tập hợp lớn hơn các khái niệm và lý thuyết trong ngành marketing. Cuốn sách này còn đƣa ra các kiến thức tập trung vào chiến lƣợc kinh doanh tiên tiến nhằm tạo ra doanh thu trong việc phân phối giá trị khách hàng, đồng thời phản ánh việc đo lƣờng hiệu suất trong thực tế để theo dõi sự thành công của những chiến lƣợc. Ngoài ra, tác giả cũng giải thích cho ng ƣời đọc các vấn đề công nghệ quan trọng, đƣợc chỉ ra ở mỗi khái niệm liên quan. Khác với hầu hết các sách khác về marketing trực tuyến, cuốn sách này dành rất nhiều không gian cho vấn đề pháp luật và đạo đức trong môi trƣờng marketing trực tuyến. - Sách E-marketing Excellence của Dave Chaffey và PR Smith (2008) phân tích những khái niệm cơ bản của Marketing điện tử và giới thiệu những lợi ích và mối hiểm nguy trong việc sử dụng Marketing điện tử , đ ƣa ra những chỉ dẫn để đánh giá những lựa chọn cho việc làm phong phú thêm các công cụ marketing hỗn hợp của một tổ chức. Những mô hình điện tử và những mô hình truyền thông mới đ ƣợc giới thiệu để đánh giá thị trƣờng trực tuyến và tìm ra những cơ hội kinh doanh mới, từ đó áp dụng những công cụ điện tử thích hợp để tiếp cận và thỏa mãn khách hàng. Tác giả còn chỉ ra cách thức phân tích tâm lý khách hàng để từ đó đ ƣa ra những chiến lƣợc E-marketing phù hợp. Ngoài ra, một số bài báo trên các tạp chí chuyên ngành cũng phân tích các khía cạnh khác nhau của IM trên một số hoạt động cụ thể của ng ƣời tiêu dùng và doanh nghiệp của tác giả khác nhau trên thế giới. 1.2. Marketing nông nghiệp. 1.2.1. Khái niệm Marketing Thuật ngữ "Marketing" lần đầu tiên đƣợc sử dụng trên giảng đ ƣờng tr ƣờng Đại học Michigan - Mỹ vào năm 1902. Từ đó đến nay đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về Marketing. Vào năm 2004, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) cho rằng: "Marketing là một chức năng tổ chức và một tập hợp các quy trình nhằm sáng tạo, chuyển giao và cung cấp giá trị cho khách hàng và nhằm quản lý mối quan hệ khách hàng theo những phương thức có lợi nhất cho tổ chức và các bên liên quan". 6 Theo Viện Marketing Anh Quốc, "Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuấ sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng vê một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến". - Khái niệm của GS. Vũ Thế Phú: “Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng, để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.” Sau này, Philip Kotler - ngƣời đƣợc coi là chả đẻ của Marketing hiện đại - đã đƣa ra khái niệm của ông về Marketing và khái niệm này đã đ ƣợc chấp nhận rộng rãi từ đó đến nay. Theo ông, "“Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.” Nhìn chung, những khái niệm trên đều đƣa ra những khái niệm tƣơng đối toàn diện bao gồm các khái niệm cốt lõi của Marketing nhƣ nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng, xác định rõ chức năng của Marketing không chỉ là bán hàng hay phân phối, vì mục đích lợi nhuận mà nó quang tâm đến nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng. Qua các khái niệm trên, có thể rút ra đ ƣợc những t ƣ t ƣởng côt lõi của Marketing nhƣ sau: Thứ nhất, Doanh nghiệp chỉ bán cái thị trƣờng cần chứ không phải bán cái mình có Thứ hai, Marketing hƣớng tới việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Vì thế, các nhà sản xuất phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trƣờng một cách kỹ lƣỡng để biết đƣợc thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng cần gì và từ đó có phản ứng một cách linh hoạt. Thứ ba, Marketing là một quá trình xuất phát từ khâu nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm nhu cầu và tìm ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan