Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhán...

Tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ

.DOCX
126
3
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------o0o------------ NGUYỄN THỊ THỦY HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HỒ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------o0o------------ NGUYỄN THỊ THỦY HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HỒ Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VŨ THẮNG Hà Nội – 2012 MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................ii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ...................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM...............6 1.1. Huy động vốn của NHTM.................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm..............................................................................................................................6 1.1.2. Vai trò của huy động vốn...............................................................................................7 1.1.3. Các hình thức huy động vốn.........................................................................................9 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn.............................................................19 1.2. Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM nước ngoài tại Việt Nam.....................................................................................................................................................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ...............................................................................29 2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ..........................29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................................29 2.1.2. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ......32 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh chi nhánh Tây Hồ........................................34 2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ.........................................................................................................................................................48 2.3. Phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ.........................................................................................................................................................57 2.3.1. Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ..........58 2.3.2. Lãi suất huy động............................................................................................................62 2.3.3. Mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn.................................................63 2.3.4. Nguồn nhân lực...............................................................................................................63 2.3.5. Mức độ thâm niên và uy tín của ngân hàng.........................................................63 2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ.........................................................................................................................................................64 2.4.1. Kết quả đạt được..............................................................................................................64 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.............................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ................................................................................74 3.1. Phương hướng tăng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ.................................................................................................................................74 3.1.1. Bối cảnh hoạt động của NHTM trong những năm tới....................................74 3.1.2. Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ........................................................................................................................................................76 3.2. Giải pháp tăng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ.................................................................................................................................77 3.2.1. Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, hình thành cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý:.....................................................................................77 3.2.2. Hoàn thiện chính sách lãi suất linh hoạt đối với các nguồn huy động. 84 3.2.3. Mở rộng mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn..............................87 3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng đặc biệt là các cán bộ làm công tác huy động vốn........................................................87 3.2.5. Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng cáo...........................................................89 3.3. Một số đề xuất kiến nghị..................................................................................................90 3.3.1. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước.....................................................................90 3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam...............................................................92 KẾT LUẬN.....................................................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................98 PHỤ LỤC STT Ký hiệu 1 CN 2 CNH – HĐH 3 HĐV 4 NHTM 5 NHNN 6 NHNo&PTNT 7 NV CKH 8 NVHĐ 9 NV KKH 10 SDV 11 TGTK 12 TCKT 13 TCTD 14 TSC 15 VN -i- DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Bảng 2.11 Bảng 2.12 - ii - DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục Sơ đồ 1.1 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 - iii - LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vốn là cơ sở, nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. Một đất nước có tiềm lực vốn mạnh sẽ tạo đà phát triển kinh tế bền vững. Để tạo vốn cho nền kinh tế, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như sử dụng các công cụ nợ (phát hành trái phiếu xây dựng tổ quốc, tín phiếu kho bạc, ...) hoặc các biện pháp khác như tận thu thuế, vay nợ, khai thác nguồn viện trợ, ... Hoạt động của hệ thống NHTM được xem là đem lại hiệu quả cao nhất đối với việc tạo vốn cho các hoạt động phát triển kinh tế. Bởi các NHTM đóng vai trò trung gian tài chính, tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ thường xuyên và liên tục nhất, là kênh cung cấp vốn nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo vốn cho phát triển kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, hệ thống NHTM phải tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi ở cả trong nước và ngoài nước. Mặt khác, vốn lại là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc huy động vốn nhằm tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Việc làm thế nào để tăng quy mô và chất lượng vốn huy động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân hàng lớn tại Việt Nam. Không chỉ là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có mạng lưới rộng khắp tới tất cả các tỉnh thành, quận huyện trong cả nước mà NHNo&PTNT Việt Nam còn được biết đến là ngân hàng lớn về quy mô vốn. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, mọi biến đổi trong quá trình hoạt -1- động luôn gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử đất nước, NHNo&PTNT Việt Nam luôn được coi là một trong các ngân hàng có uy tín tại Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ mới thành lập năm 2008. Là một Chi nhánh non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, lại khai sinh trong giai đoạn có rất nhiều biến động về tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế, để tồn tại và phát triển, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ luôn xác định và đặt mục tiêu huy động vốn lên hàng đầu, do đó công tác huy động vốn tại Chi nhánh đã gặt hái được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác huy động vốn mà Chi nhánh cần khắc phục. Để công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ phát huy hiệu quả đúng với tiềm năng cũng như trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có thì rất cần sự phân tích và đánh giá thường xuyên. Việc đưa ra những nhận định khách quan và tương đối chính xác về thực tế tình hình huy động vốn tại Chi nhánh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết thực khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ, tạo đà để Chi nhánh phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Sau một thời gian làm việc tại Chi nhánh, nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng, em chọn đề tài: “ Huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ ” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay nước ta đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hiệu quả huy động vốn tại các NHTM. Sau đây là một số công trình nghiên cứu: -2- “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng” của thạc sỹ Phạm Thanh Thanh năm 2010. “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm” của thạc sỹ Trần Thị Hoa Mai năm 2008 “ Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại Kỹ thương Việt Nam” của thạc sỹ Hà Thị Huyền năm 2010. Trong các công trình nêu trên các tác giả đều đã nêu lên được thực trạng huy động vốn tại các ngân hàng trong những giai đoạn mà mình nghiên cứu. Đồng thời mỗi tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại hệ thống NHTM nói chung và tại các ngân hàng mình chọn nghiên cứu nói riêng. Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng khác nhau lại có những chiến lược kinh doanh của riêng mình để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ đã tập trung vào việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và hoạt động tín dụng cho ngân hàng mình. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì NHNo&PTNT Tây Hồ cũng hiểu rằng nâng cao chất lượng phục vụ, tiếp thị đến khách hàng là yếu tố cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của NHNo&PTNT Tây Hồ hiện chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về huy động vốn đựơc công bố. Vì vậy, tác giả xin chọn đề tài “Huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ ” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động -3- huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ để tìm hiểu kết quả, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ. - Phạm vi nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Phạm vi nghiên cứu trong vòng 03 năm do NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ mới được thành lập từ tháng 4 năm 2008. 5.Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một cách rộng rãi các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, … nhằm xem xét, phân tích, đánh giá, luận giải các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp theo bảng câu hỏi khảo sát trên 1000 khách hàng cá nhân và tổ chức, số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính tại chi nhánh Tây Hồ. Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp dự báo, chuyên gia để có thể đưa ra những phán đoán liên quan đến tình hình chung và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác huy động vốn trong thời gian tới. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Luận văn tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn, đề xuất các giải pháp thiết thực khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện, tăng hoạt động huy động vốn ở NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ. Luận văn có những kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. -4- 7. Bố cục của luận văn Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu làm 3 Chương Chương 1 : Cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM Chương2 : Thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ Chương 3 : Giải pháp tăng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ -5- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Huy động vốn của NHTM. 1.1.1. Khái niệm. Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Cho đến nay, ở mỗi nước khác nhau có khái niệm khác nhau về NHTM. Ở Việt Nam, theo điều 4, khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 có đưa ra khái niệm như sau: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó, “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, điều kiện đầu tiên cho việc thành lập và đi vào hoạt động của NHTM là vốn. Vốn trong hoạt động kinh doanh thông thường là tiền, là máy móc - thiết bị, là phát minh sáng chế, là vốn góp dưới dạng tài sản đất đai, ... Với ngân hàng, vốn chính là bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi được ủy thác vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Vậy, chính xác vốn của NHTM là gì? -6- Một cách chung nhất: Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc được huy động, dùng để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, là nghiệp vụ không thể thiếu. Hoạt động huy động vốn có thể hiểu là hoạt động mà ngân hàng thông qua uy tín và các hoạt động kinh doanh của mình tiến hành huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho mình, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, … Như vậy, để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng cũng như góp phần thực hiện các chính sách của nhà nước, NHTM phải quan tâm đến công tác huy động vốn. 1.1.2. Vai trò của huy động vốn. Quan tâm phát triển nguồn vốn thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng vừa tạo nền tảng kinh doanh cho mình, vừa góp phần thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước như ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nền kinh tế, … Vai trò của nghiệp vụ huy động vốn được thể hiện trên một số mặt sau: -7- 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế: Hoạt động huy động vốn của NHTM góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy: để ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế, tài chính, tiền tệ và một trong những bịên pháp khá hữu hiệu là không ngừng tăng cường nguồn vốn trong nền kinh tế nhất là nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM. Thông qua các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, đi vay… ngân hàng huy động được một lượng vốn khá lớn trong nền kinh tế, giúp giảm dần lượng tiền mặt lưu thông qua đó góp phần giảm áp lực tăng giá cả, giúp ổn định giá trị đồng nội tệ. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM giúp huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ trong xã hội phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bởi lẽ, hoạt động huy động vốn khuyến khích dân cư, tổ chức kinh tế tăng cường tiết kiệm, tích luỹ tiêu dùng từ đó tăng nguồn nội lực cho quốc gia, tạo đà tăng trưởng kinh tế. Đồng thời mang lại cho họ một khoản thu nhập từ lãi, qua đó góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho người gửi tiền, kích thích tiêu dùng làm tăng sức mua của xã hội. Hơn nữa, nguồn vốn huy động là cơ sở cho các khoản vay mà từ đó các dự án khả thi được thực hiện khiến cho các ngành nghề mới được ra đời, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm công ăn việc làm giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Ngoài ra, qua nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá NHTM tạo thêm hàng hóa cho thị trường vốn, thúc đẩy thị trường tài chính, tiền tệ phát triển. -8- 1.1.2.2. Đối với bản thân NHTM: Hoạt động huy động vốn giúp NHTM mở rộng quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, biết được nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của từng đối tượng khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, tạo niềm tin đối với khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Nhờ vậy, tạo điều kiện cho NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Mặt khác, hoạt động huy động vốn có hiệu quả sẽ giúp hoạt động kinh doanh của NHTM không bị ngưng trệ. Do thiếu vốn ngân hàng buộc phải từ chối cho vay, đầu tư trong khi các khoản cho vay, đầu tư này sẽ mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Như vậy ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, mất khách hàng tốt, và hơn nữa làm giảm uy tín của ngân hàng. Tóm lại: vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, vì vậy hoạt động huy động vốn của NHTM sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, quy mô cũng như phạm vi hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống của NHTM, do vậy dư thừa hay thiếu vốn, NHTM vẫn phải duy trì bền vững nghiệp vụ này. Tuy nhiên, tuỳ từng mục tiêu trong từng thời kỳ khác nhau NHTM cần lựa chọn chiến lược huy động vốn cho phù hợp và đem lại hiệu quả trong kinh doanh. 1.1.3. Các hình thức huy động vốn. Hoạt động chủ yếu của các NHTM là đi vay để cho vay, do vậy các NHTM làm nhiệm vụ vay tiền (hầu hết từ những người gửi tiền) và cho vay hoặc đầu tư với mục đích hưởng lợi qua lãi suất. Đây là công việc của một trung gian tài chính, đóng vai trò trung gian giữa người có vốn và người cần vốn. Vốn đóng vai trò quan trọng và là nền tảng giúp ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy các NHTM phải tìm mọi cách để huy -9- động, thu hút vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư, … Các hình thức huy động vốn mà các NHTM thường áp dụng bao gồm: 1.1.3.1. Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi: Các dịch vụ nhận tiền gửi mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng gửi tiền bao gồm: * Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng - người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Chính vì tính không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn nên với loại tiền gửi này, khách hàng không được trả lãi hoặc lãi suất rất thấp. Tiền gửi không kỳ hạn gồm 2 loại: - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh của người gửi tiền một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Đây là loại tiền gửi chủ yếu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Với loại tiền gửi này khách hàng được sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán... Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hai loại tài khoản: tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai. Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích “đảm bảo thế năng” và sử dụng dễ dàng thuận tiện đồng vốn khi cần. Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có. Với tài khoản này, chủ tài khoản còn có thể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định. -10- Đứng trên góc độ NHTM tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, trong mỗi ngân hàng do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản hay giữa các tài khoản làm cho xuất lớn hơn nhập (số tiền gửi vào lớn hơn số tiền rút ra) tạo nên tồn khoản mà NHTM được phép sử dụng một phần làm vốn kinh doanh. - Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý (tiền gửi không kỳ hạn phi giao dịch): là khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần khách hàng có thể đến ngân hàng rút tiền để chi tiêu. Cũng như trường hợp trên, ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu rút tiền của khách hàng bất cứ khi nào và chỉ được sử dụng tồn khoản khi đảm bảo khả năng thanh toán chi trả. Tại một số nước có công nghệ ngân hàng phát triển cao, việc rút tiền từ tài khoản này phần lớn được thực hiện bằng điện thoại hoặc cũng có thể rút tiền một cách dễ dàng qua các máy rút tiền tự động bằng việc sử dụng các thẻ ATM. Loại tiền gửi này được mệnh danh là tiền gửi theo yêu cầu, không đem lại lãi suất cụ thể. Tại Việt Nam, tiền gửi thuộc loại này được thể hiện dưới các hình thức như: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tài khoản tiền gửi cá nhân. Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở VN còn quá thấp, để khuyến khích việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng, các NHTM ở VN đã tiến hành trả lãi cho loại tiền gửi này. Ở các nước phát triển loại tiền gửi này chiếm một vị trí quan trọng trong kết cấu nguồn vốn của NHTM (ở Mỹ, chiếm 30% tổng tiền gửi). Vì lẽ đó, để tạo nguồn tiền gửi trên tài khoản thanh toán, việc thu hút và giữ khách hàng được các ngân hàng rất coi trọng. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn biến động thường xuyên, giải pháp để tăng cường nguồn vốn này không phải là yếu tố lãi suất mà là sự an toàn, -11- thuận tiện cũng như chất lượng các dịch vụ, điển hình là dịch vụ thanh toán phi tiền mặt. * Tiền gửi có kỳ hạn Là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn, nhưng trên thực tế, do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng nên các ngân hàng thường cho phép khách hàng rút ra trước hạn nếu họ có nhu cầu. Trong trường hợp này khách hàng sẽ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn lãi suất ban đầu đã thoả thuận (thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Các NHTM nhận 2 loại tiền gửi có kỳ hạn: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (khi muốn rút ra phải báo trước). Về cơ bản, các khoản tiền gửi này không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn dài và có lãi suất cao. Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và TGTK. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định,ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Vì vậy, các NHTM luôn tìm mọi cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn với các mức lãi suất khác nhau... Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn khá phổ biến và thường được thể hiện chủ yếu bằng chứng chỉ tiền gửi (CDs) và được ghi rõ hạn định và giá trị thanh toán. Việc rút tiền trước hạn sẽ bị phạt và có thể vượt quá tiền lãi mà khách hàng được hưởng. ở Đức, để khắc phục việc rút vốn trước hạn, - 12 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan