Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu á thái bình dương từ năm 1994 đến nay...

Tài liệu Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu á thái bình dương từ năm 1994 đến nay

.PDF
222
36
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Văn Khu HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Văn Khu HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Hồng Quân XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ Người hướng dẫn khoa học GS. Vũ Dương Ninh GS.TS. Nguyễn Hồng Quân Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ tiêu đề: "HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, và tôi chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, số liệu đưa ra trong Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Khu LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cũng như Khoa Quốc tế học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, triển khai và nghiên cứu, hoàn thiện Luận án theo đúng yêu cầu đề ra của Nhà trường. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị công tác đã tạo điều kiện cho tôi về định hướng và thời gian để tôi hoàn thành Luận án của mình đúng hạn. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc Phòng và GS.TS. Hoàng Khắc Nam - Trưởng Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình hướng dẫn, động viên và định hướng cho tôi trong quá trình học tập, lựa chọn Đề tài nghiên cứu và thực hiện Đề tài theo các yêu cầu đề ra. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin tư liệu quý giá, kinh nghiệm, hướng dẫn, đóng góp ý kiến để tôi thực hiện nghiên cứu, bảo vệ các chuyên đề và bảo vệ Luận án được thuận lợi nhất. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp tại cơ quan đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, vợ, con và anh chị em, đồng chí, đồng đội, bạn bè, họ hàng đã động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ tối đa cho tôi có thời gian, động lực và quyết tâm thực hiện công trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Khu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC......................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƢƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG ...... 15 1.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận Hợp tác quốc phòng đa phương ................. 15 1.2. Nghiên cứu thực tiễn Hợp tác quốc phòng đa phương ............................. 23 1.3. Nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam tại các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương..................................................................................... 30 1.4. Nhận xét .................................................................................................... 34 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƢƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG ...... 38 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 38 2.1.1. Các khái niệm .................................................................................. 38 2.1.2. Hợp tác quốc phòng đa phương trong Lý thuyết quan hệ quốc tế .... 41 2.1.3. Nội dung và mối quan hệ giữa Hợp tác quốc phòng đa phương với Hợp tác quốc phòng song phương....................................................... 48 2.1.4. Cách tiếp cận và phân loại Hợp tác quốc phòng đa phương .......... 52 2.1.5. Đặc điểm và điều kiện của Hợp tác quốc phòng đa phương .......... 58 2.2. Cơ sở thực tiễn phân tích Hợp tác quốc phòng đa phương ...................... 61 2.2.1. Các yếu tố tác động đến tiến trình Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực ................................................................................. 61 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Hợp tác quốc phòng đa phương trên thế giới ............................................................................. 65 2.2.3. Quan điểm của nước lớn và ASEAN về Hợp tác quốc phòng đa phương ................................................................................................. 67 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 79 1 Chƣơng 3. CÁC CƠ CHẾ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƢƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG............................................................. 81 3.1. Cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương chính thức ................................. 81 3.1.1. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ..................................................... 81 3.1.2. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) ........ 89 3.1.3. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) .................................................................................................. 95 3.1.4. Hiệp ước Phòng thủ năm cường quốc (FPDA) ............................. 102 3.2. Cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương không chính thức .................... 108 3.2.1. Hợp tác quốc phòng không chính thức giữa ASEAN và các nước đối tác .................................................................................. 108 3.2.2. Cơ chế hợp tác quốc phòng ba bên, bốn bên và xu hướng đa phương hóa các cuộc diễn tập của Mỹ ............................................... 110 3.2.3. Cơ chế đối thoại quốc phòng - an ninh đa phương ....................... 116 3.3. Sự tham gia của Việt Nam vào các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực ..................................................................................... 122 3.3.1. Cách tiếp cận và mục tiêu của Việt Nam đối với Hợp tác quốc phòng đa phương ............................................................................ 122 3.3.2. Sự tham gia của Việt Nam ............................................................. 126 3.3.3. Bài học kinh nghiệm ...................................................................... 131 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 132 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................................................................................. 135 4.1. Nhận xét về Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á Thái Bình Dương ........................................................................................... 135 4.1.1. Đặc điểm của Hợp tác quốc phòng đa phương ............................. 135 4.1.2. Vai trò của Hợp tác quốc phòng đa phương ................................. 141 4.1.3. Hạn chế của Hợp tác quốc phòng đa phương ............................... 145 4.2. Dự báo Hợp tác quốc phòng đa phương đến năm 2030 ......................... 148 4.2.1. Cơ sở dự báo.................................................................................. 148 4.2.2. Các kịch bản .................................................................................. 152 2 4.3. Đánh giá về kết quả và hạn chế của Việt Nam khi tham gia Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực ................................................................. 159 4.3.1. Kết quả đạt được trong Hợp tác quốc phòng đa phương ............. 159 4.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 163 4.3.3. Thời cơ ........................................................................................... 166 4.4. Khuyến nghị giải pháp tăng cường hiệu quả Hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam đến năm 2030 ....................................................... 169 4.4.1. Thúc đẩy định dạng cấu trúc Hợp tác quốc phòng đa phương phù hợp với điều kiện của Việt Nam ........................................................ 169 4.4.2. Thực hiện vai trò tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực ............................................. 172 4.4.3. Nâng tầm tham gia các hoạt động Hợp tác quốc phòng đa phương................................................................................................. 174 4.4.4. Ứng xử linh hoạt trong Hợp tác quốc phòng đa phương .............. 176 4.4.5. Kết hợp giữa Hợp tác quốc phòng đa phương với hợp tác quốc phòng song phương và tạo sự gắn kết với các lĩnh vực khác ......... 177 Tiểu kết chương 4 ......................................................................................... 178 KẾT LUẬN ................................................................................................... 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 184 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 185 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt 1 2 3 4 5 BQP CHXHCN NXB TBD TTXVN Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nhà Xuất bản Thái Bình Dương Thông tấn xã Việt Nam Tiếng Anh 6 AACC 7 ACAMM 8 ACDFM 9 ADMM 10 ADMM+ 11 ADSOM 12 AHA 13 AMIM 14 AMM 15 APEC 16 APC ASEAN Air Chiefs Conference Hội nghị Tư lệnh Không quân ASEAN ASEAN Chiefs of Army Multilateral Meeting Hội nghị đa phương Tư lệnh Lục quân ASEAN ASEAN Chiefs of Defense Forces Meeting Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN ASEAN Defense Ministers Meeting Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ASEAN Defense Ministers Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng ASEAN Defense Senior Officials Meeting Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN ASEAN Coordianting Centre for Humanitarian Assistance on Disaster Management Trung tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo và Điều hành cứu trợ thiên tai ASEAN ASEAN Military Intelligence Meeting Hội nghị người đứng đầu Tình báo quân sự ASEAN ASEAN Ministry Meeting Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Asia - Pacific Community Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương 4 17 ARF 18 ASEAN 19 AU 20 BRI 21 CICA 22 CRS 23 CSS 24 CSTO 25 DIIS 26 EAS 27 EU 28 FOIP 29 FPDA 30 FTX 31 HADR 32 IISS ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á African Union Liên minh châu Phi Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai và Con đường The Conference on Interaction and Confidence-Building Measures in Asia Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á Congressional Research Service Cơ quan nghiên cứu Quốc hội (Mỹ) Centre for Strategic Studies Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Collective Security Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể Danish Insitute for International Studies Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch East Asia Summit Thượng đỉnh Đông Á European Union Liên minh châu Âu Free and Open Indo - Pacific Chiến lược Ấn Độ Dương - TBD tự do và rộng mở Five Powers Defense Arrangements Hiệp định Phòng thủ năm cường quốc Field Training Exercise Diễn tập thực địa Humanitarian Assistance and Disaster Relief Cứu trợ nhân đạo và Giảm nhẹ thiên tai International Institute for Strategic Studies Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế 5 33 IFRC International Red Cross and Red Crescent Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 34 NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 35 OSCE Organization for Security and Co-operation in Europe Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu 36 SEATO Southeast Asia Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á 37 SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức Hợp tác Thượng Hải 38 SIPRI Stockholm International Peace Research Institute Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm 39 SLD Shangri-La Dialogue Đối thoại Shangri-La 40 SOM Senior Officials Meeting Hội nghị các quan chức cấp cao 41 S.W.O.T Strengths, Weakness, Opportunities, Threats Mạnh, Yếu, Cơ hội và Nguy cơ 42 TCA Treaty of Cooperation and Amity Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện 43 TTX Table top Exercise Diễn tập Sa bàn 44 UN United Nations Liên hợp quốc 45 UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund Quỹ Khẩn cấp nhi đồng quốc tế Liên hợp quốc 46 UNOCHA The United Nations Office for Coordination of Humanitarian Affairs Phòng Điều phoios Hỗ trợ nhân đạo Liên hợp quốc 47 WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế thế giới 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác quốc phòng đa phương là một trong những hoạt động ngoại giao có sự tham gia, phối hợp của ít nhất ba chủ thể quan hệ quốc tế trở lên trong các cơ chế quốc phòng - an ninh đa phương để thực hiện những mục tiêu an ninh chung. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hợp tác quốc phòng đa phương đã trở thành một xu hướng quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TBD) do khu vực này có sự biến động lớn về cán cân quyền lực, trong đó nổi bật là cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đồng thời cũng là khu vực xuất hiện nhiều thách thức và mối đe dọa an ninh mang tính xuyên biên giới mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể đối phó hiệu quả nếu không có sự hợp tác với nước khác. Đặc biệt, những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống phát triển ngày càng đan xen và mang tính quốc tế hóa cao, tác động và ảnh hưởng không chỉ tới lợi ích và an ninh của một nước mà cả cộng đồng khu vực. Quy mô và tính chất của các thách thức này đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương, đa tầng nấc của lực lượng quốc phòng các nước. Chính vì vậy, Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - TBD đã có những bước phát triển mạnh cả về phạm vi, quy mô và tính chất hợp tác, trong đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nổi lên là một nhân tố quan trọng trong việc tập hợp và thu hút sự hợp tác của các nước, thúc đẩy tiến trình Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực phát triển. Hợp tác quốc phòng đa phương đã phần nào góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tạo thế cân bằng chiến lược giữa các nước, đặc biệt là nước lớn, từ đó định hình cấu trúc an ninh tương đối ổn định ở khu vực. Trong bối cảnh Hợp tác quốc phòng đa phương ngày càng phát triển ở khu vực, Việt Nam đã từng bước tham gia một cách tích cực, bước đầu đạt 7 được những kết quả quan trọng, góp phần vào thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại chung của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hợp tác còn tương đối mới đối với Việt Nam, nên trong quá trình triển khai thực tế, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Mặc dù là một hoạt động hợp tác quan trọng của khu vực và Việt Nam nhưng không có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Hợp tác quốc phòng đa phương. Ở nước ngoài, nghiên cứu về Hợp tác quốc phòng đa phương chủ yếu được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về Đối ngoại quốc phòng và Đối ngoại đa phương. Ở trong nước, chỉ có một số công trình nghiên cứu về Đối ngoại quốc phòng và Đối ngoại quân sự, trong đó có hoạt động Hợp tác quốc phòng đa phương, coi đây là một bộ phận của Đối ngoại quân sự. Nguyên nhân chính là do Hợp tác quốc phòng đa phương là lĩnh vực mới, đang trong quá trình phát triển và liên tục có sự vận động do các yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan khiến cho việc nghiên cứu và dự báo gặp khó khăn. Trong khi đó, ngày 8 tháng 8 năm 2018, Ban Bí thư - Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 25-CT/TW về "Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030", trong đó có Hợp tác quốc phòng đa phương. Điều này cho thấy, Việt Nam coi trọng việc thúc đẩy Hợp tác quốc phòng đa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1994 đến nay" có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Luận án phân tích làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vị trí, vai trò của Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - TBD từ năm 1994 đến năm 2019 đối với an ninh khu vực, dự báo đến năm 2030, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động Hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam thời gian tới. 8 - Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chính sau: (1) Làm rõ khung lý thuyết phân tích Hợp tác quốc phòng đa phương; (2) Phân tích cơ sở thực tiễn và các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực; (3) Đánh giá về những đóng góp và hạn chế của Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, dự báo xu hướng phát triển đến năm 2030; (4) Đánh giá về sự tham gia của Việt Nam trong các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương; (5) Đề xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả Hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác quốc phòng đa phương. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi vấn đề: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, kết quả, hạn chế, cơ hội và thách thức của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực châu Á - TBD và sự tham gia của Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2019. + Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương điển hình ở Đông Á, gồm: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hiệp ước Phòng thủ năm cường quốc (FPDA), cơ chế đối thoại an ninh, cơ chế hợp tác ba bên, bốn bên và hoạt động Hợp tác quốc phòng đa phương nổi bật ở châu Á - TBD. + Phạm vi thời gian: Từ năm 1994 đến năm 2019, phạm vi dự báo và đề xuất giải pháp đến năm 2030. Năm 1994 là mốc hình thành ARF, một cơ chế hợp tác quốc phòng an ninh đa phương đầu tiên ở khu vực mà Việt Nam tham gia. ARF được hầu 9 hết các học giả xác định là một trong những cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương vì chương trình nghị sự và hoạt động của ARF đều có sự tham gia của lực lượng quốc phòng các nước. Năm 2019 đánh dấu 10 năm Việt Nam đăng cai tổ chức ADMM+ lần đầu tiên (2010) và chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luôn phiên ASEAN, cũng như kỷ niệm 10 năm ADMM+ được hình thành. Năm 2030 là mốc quan trọng trong "Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" được Việt Nam công bố năm 2016, cũng như Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư, Đảng Cộng sản Việt Nam công bố năm 2018 về "Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030" và Đề án "Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" của Bộ Quốc phòng Việt Nam. 4. Cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu - Cơ sở lý thuyết: Luận án áp dụng Lý thuyết quan hệ quốc tế gồm Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Kiến tạo để luận giải về quá trình hình thành, phát triển, yếu tố tác động tới Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp sau: (1) Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và so sánh để đánh giá giá tổng quan về tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, từ đó rút ra những điểm có thể kế thừa và những điểm phát triển mới của Luận án. (2) Sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối của Đảng, phương pháp phân tích - tổng hợp, đánh giá để luận giải cơ sở lý thuyết và thực tiễn của Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, đặc biệt là đánh giá về các các yếu tố tác động đến cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương như bối cảnh an ninh thế giới, quan điểm của nước lớn và ASEAN đối với Hợp tác quốc phòng đa phương. 10 (3) Sử dụng phương pháp lịch sử, lô-gic, hệ thống - cấu trúc, so sánh để phân tích và đánh giá quá trình hình thành và phát triển của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương, trong đó có đánh giá về những yếu tố tác động đến sự hình thành của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương; so sánh giữa Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - TBD với các khu vực khác, cũng như đối chiếu giữa thực tế hoạt động của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương với chương trình nghị sự và chương trình hành động mà các cơ chế này đề ra để rút ra kết luận về hiệu quả của cơ chế hợp tác này. (4) Sử dụng phương pháp S.W.O.T (Mạnh, Yếu, Cơ hội và Nguy cơ) phân tích, đánh giá về những mặt mạnh và hạn chế của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực; đánh giá về thời cơ và thách thức đối với loại hình Hợp tác quốc phòng đa phương thời gian tới. (5) Sử dụng phương pháp dự báo để luận giải về xu hướng phát triển của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương. Luận án phân tích những điểm tích cực và những điểm tiêu cực của các kịch bản phát triển của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương đến 2030, ý tưởng và sáng kiến Hợp tác quốc phòng đa phương, trên cơ sở đó, khuyến nghị giải pháp ngăn chặn kịch bản, ý tưởng, đề xuất và sáng kiến có thể phương hại tới lợi ích của Việt Nam, đồng thời, phát huy yếu tố tích cực để nâng cao hiệu quả Hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam. (6) Sử dụng phương pháp thống kê để lập các sơ đồ, bảng biểu và hệ thống hóa các hoạt động Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, cũng như sự tham gia của Việt Nam, chủ yếu là trong phần phụ lục, để minh họa và chứng minh cho các phân tích, đánh giá và nhận định của Luận án. - Nguồn tài liệu sử dụng: Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của học giả, tài liệu chính thức của các nước (chiến lược, sáng kiến, đề án, học thuyết), tổ chức quốc tế, cơ chế Hợp tác quốc 11 phòng đa phương, văn kiện và tài liệu chính thống của Việt Nam. Luận án sử dụng các ấn phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu và bài viết của các quan chức, chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Hợp tác quốc phòng đa phương. Ngoài ra, Luận án khai thác nguồn thông tin tư liệu được công bố trên các trang mạng của các cơ quan, chính phủ, tổ chức, viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước làm nguồn tư liệu tham khảo. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về giá trị khoa học: Luận án khái quát quan điểm lý thuyết của các trường phái luận giải về sự hình thành và phát triển của Hợp tác quốc phòng đa phương; đưa ra khung lý thuyết phân tích, làm rõ khái niệm và nội hàm Hợp tác quốc phòng đa phương, phân biệt Hợp tác quốc phòng đa phương với Đối ngoại quốc phòng song phương. Luận án đưa ra các đặc điểm của cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, phân tích những yếu tố tác động, vị trí và vai trò của cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương đối với cục diện an ninh - chính trị ở khu vực. Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản, chi tiết và có hệ thống về Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - TBD. - Về giá trị thực tiễn: Luận án tạo thêm cơ sở mang tính khoa học cho việc đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác đa phương. Luận án cung cấp nguồn tư liệu, luận giải hệ thống, khoa học về Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực châu Á TBD. Luận án phân tích cách tiếp cận của Việt Nam đối với Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, vai trò của lĩnh vực hợp tác này đối với Việt Nam. Luận án là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ quốc tế về quốc phòng. 12 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương: Chƣơng 1 - Tổng quan nghiên cứu về Hợp tác quốc phòng đa phƣơng ở châu Á - Thái Bình Dƣơng Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu về Hợp tác quốc phòng đa phương của các học giả trong và ngoài nước, từ đó rút ra những mặt đóng góp của các công trình nghiên cứu đó, những điểm có thể kế thừa như cách tiếp cận, nội dung của các công trình có thể sử dụng để luận giải trong Luận án, xác định những điểm chưa rõ, cần phải tập trung nghiên cứu, phát triển thêm để làm rõ lĩnh vực Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực. Chƣơng 2 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của Hợp tác quốc phòng đa phƣơng ở châu Á - Thái Bình Dƣơng Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước về Hợp tác quốc phòng đa phương, xây dựng khung lý thuyết phân tích Hợp tác quốc phòng đa phương để sử dụng trong phạm vi của Luận án, phân tích nội hàm, các hoạt động chủ yếu và rút ra những đặc trưng, cũng như điều kiện của Hợp tác quốc phòng đa phương. Luận án khái quát quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế luận giải về Hợp tác quốc phòng đa phương, phân tích làm rõ cơ sở thực tiễn Hợp tác quốc phòng đa phương, quan điểm của các nước và ASEAN về Hợp tác quốc phòng đa phương. Luận án trình bày quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác này trên thế giới. Chƣơng 3 - Các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phƣơng ở châu Á Thái Bình Dƣơng Luận án nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển cũng như vai trò của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương đối với hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực. Luận án phân tích các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa 13 phương ở cả hai cấp độ chính thức và không chính thức như: ARF, ADMM, ADMM+, Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh. Ngoài ra, Luận án cũng phân tích cơ chế hợp tác ba bên, bốn bên ở khu vực. Luận án phân tích về sự tham gia của Việt Nam tại các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực từ năm 1994 đến năm 2019. Chƣơng 4 - Nhận xét và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam Đánh giá về đặc điểm của các cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương, vai trò và đóng góp của Hợp tác quốc phòng đa phương tới môi trường hòa bình và an ninh của khu vực, tồn tại và thách thức của Hợp tác quốc phòng đa phương đang phải đối mặt, từ đó dự báo triển vọng phát triển của mô hình hợp tác này thời gian tới. Luận án phân tích, đánh giá những đóng góp của Hợp tác quốc phòng đa phương đối với Việt Nam, rút ra những hạn chế cần phải khắc phục. Luận án tập trung phân tích thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, từ đó khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả Hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam thời gian tới. 14 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG ĐA PHƢƠNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG 1.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận Hợp tác quốc phòng đa phƣơng Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, Hợp tác quốc phòng đa phương được nhiều tài liệu đề cập đến như là một bộ phận của hợp tác quốc tế. Trên thế giới, cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương đã xuất hiện từ khi các nước châu Âu ký Hòa ước Westphalia năm 1648. Tại khu vực châu Á - TBD, trong giai đoạn trước năm 1994, Hợp tác quốc phòng đa phương chưa có sự phát triển sôi động. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, hoạt động Hợp tác quốc phòng đa phương đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Chính vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước về lĩnh vực này, kể cả nội dung và hình thức của cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương. Nghiên cứu về các khái niệm có liên quan, các công trình nghiên cứu của học giả khu vực và thế giới đã bước đầu bàn luận đến cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương và các khái niệm như Hợp tác quốc phòng, Hợp tác quân sự hay Đối ngoại quốc phòng, Đối ngoại quân sự. Trong cuốn sách Armaments, Disarmament and International Security (Vũ trang, Giải giáp vũ trang và An ninh Quốc tế) do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) xuất bản năm 2006, có Phần 4 về "Hợp tác an ninh khu vực đầu Thế kỷ 21". Tác giả Alyson J.K.Bailes và Andrew Cottey đã khái lược quá trình hình thành và phát triển của các cơ chế hợp tác quốc phòng - an ninh đa phương từ năm 1945, đưa ra khái niệm và phân tích nội hàm của bốn cơ chế hợp tác an ninh đa phương chính gồm: Liên minh, An ninh tập thể, Thể chế an ninh và Cộng đồng an ninh. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích các loại hình Hợp tác quốc phòng đa phương mới (cấp khu vực) và mục đích cũng như các lĩnh vực hợp tác của các cơ chế 15 này, phân tích các yếu tố thúc đẩy hoặc kiềm chế cơ chế Hợp tác quốc phòng đa phương, đánh giá hiệu quả hợp tác và đề xuất giải pháp tăng cường cơ chế hợp tác. Trong bài viết “Defense Diplomay in Southeast Asia” (Đối ngoại quốc phòng ở Đông Nam Á, xuất bản năm 2012), các tác giả đã phân tích sự khác biệt về nội hàm của Đối ngoại quốc phòng theo quan niệm của phương Đông và phương Tây, thậm chí là quan điểm của các nước cũng có sự khác nhau, đặc biệt là giữa nhóm nước lớn với nhóm nước vừa và nhỏ. Đây là cơ sở để Luận án có cách tiếp cận và so sánh các đặc điểm của Hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực châu Á - TBD với các khu vực khác trên thế giới. Trong bài viết “Structures, Shocks and Norm Change: Explaining the Late Rise of Asia’s Defense Diplomacy” (Cấu trúc, Sốc và Thay đổi Nguyên tắc: Giải thích Sự bùng nổ của Đối ngoại quốc phòng ở châu Á thời gian gần đây) đăng trên Tạp chí Contemporary Southeast Asia (Số 1, năm 2013), tác giả David Capie đã bàn luận về khái niệm Đối ngoại quốc phòng. Theo tác giả, nội hàm Đối ngoại quốc phòng được kế thừa và phát triển từ khái niệm do Anh đưa ra lần đầu trong Báo cáo Chiến lược Quốc phòng. Dựa trên cơ sở khái niệm của Anh, các nước châu Á - TBD đã hình thành khái niệm riêng về Đối ngoại và Hợp tác quốc phòng trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Tác giả tập trung vào luận giải về các cơ chế Đối ngoại quốc phòng ở châu Á, trong đó có cơ chế Đối ngoại quốc phòng đa phương. Khi luận giải về sự nổi lên của Đối ngoại quốc phòng đa phương ở khu vực này, tác giả đã đề cập đến khái niệm Hợp tác quốc phòng đa phương, cho rằng, cơ chế hợp tác này cũng có điểm hạn chế về tính gắn kết. Trong bài viết “Military Diplomacy and Its Present Functions” (Đối ngoại quân sự và Chức năng hiện nay của nó), đăng trên Tạp chí Security Dimension: International and National Study (Số 20, năm 2016), các tác giả Stephen F.Burgess và Janet Beilstein đã phân tích về khái niệm Đối ngoại 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan