Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại việt...

Tài liệu Hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại việt trung

.DOCX
137
3
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRỊNH THỊ TUYẾT MAI HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ”: TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT-TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRỊNH THỊ TUYẾT MAI HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ”: TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT-TRUNG Chuyên ngành : Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THÁI QUỐC Hà Nội - 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP TÁC HÀNH LANG, VÀNH ĐAI KINH TẾ ...................................................................... 1.1Các khá kinh tế ................................................................................................................ 1.2Một số h vực trên thế giới ................................................................................................... Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ VIỆT - TRUNG” ....................................................................................... 2.1Phạm v 2.2Những kinh tế Việt - Trung” ........................................................................................... 2.3Nội dun 2.4Các độn Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ” TỚI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT –TRUNG.....................71 3.1 Tổng quan quan hệ thƣơng mại Việt – Trung.................................71 3.2 Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” đến quan hệ thƣơng mại Việt Trung.................................................................................... 76 3.2.1 Tác động tích cực 76 3.2.2 Các mặt tồn tại 86 3.3 Nguyên nhân hợp tác chậm phát huy hiệu quả................................ 94 Chƣơng 4: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT – TRUNG THÔNG QUA HỢP TÁC “HAI HÀNH LANG, MỘT VÀNH ĐAI KINH TẾ”.................................................................. 100 4.1 Cơ hội và thách thức đối với phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Trung trong hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”....................... 100 4.1.1 Cơ hội.......................................................................................... 100 4.1.2 Thách thức................................................................................... 102 4.2 Các bài học cho hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” .. 103 4.3 Các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt - Trung .. 106 4.3.1 Giải pháp vĩ mô:.......................................................................... 106 4.3.2 Giải pháp vi mô........................................................................... 112 KẾT LUẬN.................................................................................................. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 118 STT Ký hiệu 1 ACFTA 2 ADB 3 APEC 4 ASEAN 5 BOT 6 BT 7 EHP 8 EU 9 EWEC 10 FDI 11 GATT 12 GDP 13 GMS 14 IMF 15 MDC 16 ODA 17 USD 18 WTO i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số 1 Bản 2 Bản 3 Bản 4 Bản 5 Bản ii DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 2 3 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế hiện nay, hợp tác kinh tế khu vực ngày càng được coi trọng. Trong những cơ chế hợp tác khu vực, các liên kết tiểu vùng thường gắn với việc phát triển một khu vực gồm các địa phương gần nhau, có những điều kiện phát triển kinh tế có thể bổ sung cho nhau nhằm tạo ra vùng tăng trưởng kinh tế cao. Sự liên kết này tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý và kinh tế - xã hội của từng vùng, có thể tạo thành những hành lang, vành đai kinh tế làm nòng cốt để thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực. Việt Nam - Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền dài 1.643 km và cùng chung vịnh Bắc Bộ. Hai nước đều có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng phát triển rất lớn. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung trong những năm qua không ngừng phát triển, tuy nhiên vẫn còn cách xa so với tiềm năng kinh tế của mỗi nước. Nhiều học giả của hai nước cho rằng: nguyên nhân chính là do hai bên chưa phát huy được hết thế mạnh và lợi thế so sánh trong hợp tác. Để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” bước đầu được triển khai đã đưa đến những kết quả khả quan trong thúc đẩy giao thương biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên để hợp tác thực sự hoạt động và phát huy hết giá trị của nó vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Do vậy, việc phân tích đầy đủ cơ sở hình thành, lộ trình thực hiện, tác động dự kiến, qua đó đánh giá tính ưu việt và bất cập, cơ hội cũng như thách thức trong việc ưu tiên phát triển mối liên kết kinh tế đặc biệt này ở nước ta là hết sức cần thiết, nhằm đưa ra quan điểm và định hướng đúng đắn trước tình hình mới. 1 Đó là lý do tác giả chọn đề tài Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”: Tác động đến quan hệ thƣơng mại Việt -Trung cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay đã có một số công trình khoa học, sách, bài báo nghiên cứu về vấn đề hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung” như: 1) Thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc (Sách) do Bộ Công thương biên soạn và Nhà xuất bản Lao động phát hành quý IV năm 2008. Công trình này phân tích tổng quan về thị trường Trung Quốc, nêu lên thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, đưa ra những điều cần biết khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhưng chưa đề cập sâu đến hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” 2) Phát triển thƣơng mại trên hành lang kinh tế (Sách) của tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Lịch do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 2005. Công trình này phân tích thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn (2004-2005) sách mới tập trung làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang kinh tế này chứ chưa phân tích sâu tác động của hành lang kinh tế này đối với quan hệ thương mại Việt Trung. 3) Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Thương mại, trong đó đáng chú ý là: - Nghiên cứu phát triển thƣơng mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Đề tài cấp bộ năm 2004 do PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm. 2 - Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thƣơng mại từ chƣơng trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Đề tài cấp Bộ năm 2005 do ThS. Trịnh Thị Thanh Thủy chủ nhiệm. - Định hƣớng chiến lƣợc phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn tới 2015, Đề tài cấp bộ năm 2007 do PGS.TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm. 4) Các báo cáo tiêu biểu trong Hội thảo Phát triển Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức tại Hải Phòng tháng 12 năm 2006) ; Hội thảo Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vai trò của Lào Cai (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức tại Lào Cai tháng 11 năm 2005), Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai (Hà Nội, 2005). 5) Một số bài nghiên cứu trên tạp chí Hai hành lang và một vành đai kinh tế - từ ý tƣởng đến hiện thực của PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch trên Tạp chí Cộng sản số 11 năm 2005. - Vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng của PGS.TS. Phạm Thái Quốc thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới trên tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 51 năm 2005. - Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc: một chặng đ ƣờng nhìn lại của ThS. Doãn Bảo - Nguyễn Công Khánh đăng trên Tạp chí Cộng sản số 14 năm 2008. - Cán cân thƣơng mại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2006: Thực trạng và một số giải pháp điều chỉnh của Phạm Phúc Vĩnh trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 34 năm 2009. 3 - Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) - Thực trạng và giải pháp của PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch trên Tạp chí Khoa học Thương mại số 14 năm 2006. Nhìn chung, các công trình trên đây là những tư liệu tham khảo rất có giá trị song do được triển khai trong thời gian chưa dài so với thời điểm công bố hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” (2004), nên các nghiên cứu trên mới tập trung vào lý giải cơ sở hình thành cũng như mục tiêu hợp tác, chứ chưa chú trọng phân tích điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng lĩnh vực chính trong hợp tác để từ đó nhận ra thời cơ và thách thức đối với việc triển khai. Hầu hết các nghiên cứu trên chưa đánh giá một cách có hệ thống tác động của hợp tác này đối với quan hệ thương mại Việt – Trung. Đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng tiếp thu các công trình nghiên cứu đã có và trên cơ sở đó có những phát triển mới trong bối cảnh hiện tại. 3. - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu : Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy thương mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. + Nhiệm vụ nghiên cứu : Phân tích cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung” + Làm rõ nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung”. + Đánh giá các tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” tới quan hệ thương mại Việt – Trung. 4. - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” tới quan hệ thương mại Việt – Trung. 4 - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: từ năm 2000 tới nay (chủ yếu là từ 2004 – thời điểm hình thành ý tưởng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”). Về không gian: luận văn tập trung vào các lĩnh vực hợp tác cơ bản giữa Việt Nam và miền Nam Trung Quốc : Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại, du lịch và các địa phương chủ chốt trong hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung”: Tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích: Thu thập các tài liệu tổng quan về lĩnh vực quan hệ thương mại Việt – Trung và hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; thu thập thông tin về một số hoạt động và dự án đang triển khai trong khuôn khổ hợp tác; thu thập tài liệu về đề xuất các giải pháp đối với việc thúc đẩy hợp tác này. - Phương pháp thống kê, so sánh: Từ thống kê số liệu, tác giả đưa ra sự so sánh tương quan hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc trong quan hệ thương mại, cũng như trong tiến độ triển khai hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. 6. - - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp logic, lịch sử. Những đóng góp mới của luận văn Đề tài tổng hợp tư liệu, phân tích rõ cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc; qua đó góp phần làm rõ hơn sự cần thiết phải đẩy mạnh triển khai hợp tác này. 5 - Khảo sát một cách có hệ thống những bài học kinh nghiệm về hình thức hợp tác tương tự ở các quốc gia và khu vực trên thế giới (bao gồm cả những bài học thành công và chưa thành công). Qua đó rút ra một số bài học có giá trị cho việc phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”. - Phân tích có hệ thống nội dung, vai trò và thực trạng triển khai các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác; đưa ra đánh giá về những kết quả đã đạt được, các tác động dự kiến cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, đóng góp một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng triển khai các mô hình liên kết kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế tại Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” thời gian tới. - Các vấn đề lý luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp các tư liệu của quá khứ kết hợp với khái quát hóa và bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương. Chương 1. Một số vấn đề chung về hình thức hợp tác Hành lang, vành đai kinh tế Chương 2. Thực trạng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” Chương 3. Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” tới quan hệ thương mại Việt – Trung. Chương 4. Một số gợi ý về giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP TÁC HÀNH LANG, VÀNH ĐAI KINH TẾ 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm Hành lang kinh tế và Vành đai kinh tế Trên thế giới hiện nay có hai cơ chế hợp tác kinh tế khu vực chủ yếu là chính thức và không chính thức. Cơ chế chính thức bao gồm những hình thức như Khu mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (kiểu liên minh Nga – Belarus…), Thị trường chung (kiểu liên minh châu Âu EU); Cơ chế phi chính thức gồm các hình thức như tam giác phát triển, khu vực tự do xuyên quốc gia, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế. Cơ chế phi chính thức có một số đặc thù như chỉ bao gồm các vùng (địa phương) thuộc các nước khác nhau, không bao gồm thực thể quốc gia; các thành viên duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên ngoài khu vực; không có những chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do hóa thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư, thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các nước thành viên. Từ điển Anh ngữ Webster giải thích: Hành lang là (1) đường đi nối giữa các phòng, (2) Đường giao thông (tuyến đường), chỉ (a) vùng đất nhỏ hẹp xuyên qua lãnh thổ nước ngoài hoặc (b) tuyến đường hàng không, chịu sự quản lý; (3) Vùng đất bao gồm hai hoặc nhiều thành phố mật độ dân cư đông đúc. Cambridge, từ điển Anh ngữ của của Mỹ chia trực tiếp thành hai loại “Đường qua lại” và “khu vực”, (1) Đường qua lại một bên hay hai bên của công trình xây dựng, toa tầu, tàu thủy, (2) Khu vực nhỏ hẹp nằm giữa hai hay nhiều thành phố lớn, hoặc khu vực sầm uất ven đường quốc lộ. Hành lang 7 kinh tế được nhắc đến ở đây thuộc nghĩa là khu vực (hành lang) mang ý nghĩa địa lý kinh tế theo ý thứ 2. Khái niệm “Hành lang kinh tế” do Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 8 về hợp tác tiểu vùng sông Mekong tại Manila tháng 9 năm 1998 đưa ra, nêu rõ: Hành lang kinh tế là một tuyến liên kết kinh tế dựa vào địa lý giữa các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia bởi các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng liên kết. Trong kỉ yếu và tuyên bố chung của Hội nghị đều nói tới hàm nghĩa và nội dung của “Hành lang kinh tế”. Trong tuyên bố chung, “Hành lang kinh tế” là cơ chế hữu cơ liên kết giữa sản xuất, thương mại và đầu tư, là “con đường liên kết giữa sản xuất, thương mại và cơ sở hạ tầng trong khu vực địa lý đặc biệt”. Từ cách hiểu về hành lang kinh tế nêu trên, có thể thấy rõ hành lang kinh tế vốn xuất phát từ hành lang giao thông, lấy hạ tầng giao thông làm cơ sở, để kết nối các khu vực địa lý của một hay nhiều quốc gia với nhau nhằm phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải dọc theo trục giao thông nhất định. Hành lang kinh tế là khu vực, lãnh thổ của một nước này liên kết với khu vực, lãnh thổ của một nước khác nhờ có chung một trục giao thông nhằm tận dụng, khai thác và vận hành trục giao thông chung này để phát triển kinh tế giữa 2 quốc gia và xa hơn là mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Hành lang kinh tế sẽ không thể hình thành nếu các khu vực địa lý hay vùng lãnh thổ của hai nước không có chung một trục giao thông. Vành đai là từ thuần Việt, theo từ điển tiếng Việt chỉ vùng đất bao quanh một khu vực. Khái niệm “Vành đai kinh tế” chưa được chính thức đưa ra trong giới học thuật nhưng có thể hiểu nó được tạo nên dựa theo điều kiện địa lý. Vành đai kinh tế là liên kết kinh tế theo hình vòng cung hoặc vòng tròn bao quanh một khu vực, một vùng địa lý - lãnh thổ trên cơ sở nối liền các 8 vùng lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia với mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh cúa các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong vành đai. Vành đai kinh tế có điểm giống và khác với hành lang kinh tế. Điểm giống nhau cùng là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Cũng như việc hình thành các hành lang kinh tế, sự hình thành của vành đai kinh tế phải dựa trên những điều kiện khách quan và chủ quan, điều kiện cần và đủ đến độ chín muồi nhất định. Điểm khác nhau ở chỗ hành lang kinh tế là tuyến liên kết theo trục giao thông, nối giữa các điểm - đầu cuối và giữa của sự liên kết kinh tế, động lực của hợp tác hành lang là các điểm nhấn (tỉnh, thành phố) nằm theo trục giao thông. Còn vành đai kinh tế là tuyến liên kết theo hình vòng cung hoặc vòng tròn bao quanh một khu vực, động lực của hợp tác vành đai là tâm điểm nằm ở giữa. Liên kết vành đai kinh tế có thể theo các đường tự nhiên như đường biên giới, đường bờ biển, đường bờ vịnh, cũng có thể liên kết theo các đường nhân tạo và trên thực tế thường có hình vòng cung. Nếu như yếu tố quyết định đối với hành lang kinh tế phải là những tuyến giao thông huyết mạch đủ lớn, thì với vành đai kinh tế là những trung tâm kinh tế đã phát triển ở mức cần thiết (hoặc dự kiến được xây dựng với quy mô đủ lớn) nằm trên vành đai. Hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ngoài những đặc điểm tương tự với các hình thức hợp tác kinh tế phi chính thức khác, có 3 điểm khác biệt: 1Là một khu vực địa lý xác định; 2- Nhấn mạnh các sáng kiến song phương hơn là các sáng kiến đa phương; 3- Đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lý cụ thể để tập trung phát triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất. 9 1.1.2 Hành lang kinh tế, vành đai kinh tế và tác động lan tỏa tới phát triển kinh tế Hành lang kinh tế và vành đai kinh tế là biện pháp hợp tác mới để thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế của các quốc gia và lãnh thổ. Hành lang kinh tế vốn xuất phát và phát triển từ hành lang giao thông, nó vượt qua nội dung đơn thuần là đường giao thông, mà lấy xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông làm cơ sở, kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư ở khu vực địa lý nhất định, hình thành nên hợp tác kinh tế tổng hợp lấy xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông làm trung tâm. Có thể hiểu rằng đó là cơ chế nhất thể hóa kinh tế khu vực nhỏ lấy giao thông làm trục chính. Hành lang kinh tế thể hiện mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa phát triển hệ thống hạ tầng giao thông với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hệ thống các tuyến đường giao thông là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền liền kề của các trục tuyến giao thông đó. Hệ thống đường giao thông phát triển đến đâu, khả năng phát triển kinh tế xã hội có thể được mở rộng đến đó. Cũng có nghĩa là mức độ hiện đại hóa của hệ thống hạ tầng giao thông sẽ góp phần làm thay đổi cả tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển ở các vùng lân cận. Xây dựng vành đai kinh tế không những phát triển được kinh tế của những vùng nằm trên vành đai mà còn góp phần phát triển cả những vùng xung quanh qua việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Các học giả Vân Nam hoàn thành báo cáo nghiên cứu trong dự án năm 2002 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP “Thúc đẩy kế hoạch 5 năm hợp tác kinh tế sông Lan Thương - tiểu vùng sông Mekong” đã dựa trên tính vận hành của hành lang kinh tế chỉ rõ: “Hành lang kinh tế với căn cứ là các thành phố có không gian kề cận, với cầu nối là đường sắt, đường bộ, đường thủy, và hàng không, điểm nối là các đô thị vừa và nhỏ dọc theo, với cơ sở là lưu thông người hàng hóa, thông tin, vốn và năng lượng, triển 10 khai hợp tác và phát triển mậu dịch, đầu tư, ngành nghề nông nghiệp, khoáng sản và công nghiệp kiểu mới, du lịch giao thông và ngành dịch vụ…xây dựng nhóm ngành nghề ưu thế, hệ thống đô thị, hệ thống cửa khẩu và khu vực hợp tác kinh tế biên giới trong tầm ảnh hưởng tuyến giao thông chính, thực hiện tối ưu hóa phân phối các yếu tố tài nguyên và sức lao động, để hình thành các hành lang kinh tế trong nước và quốc tế, mang tính khu vực, hỗ trợ ưu thế, phân công khu vực, khai thác thị trường cùng phát triển” [9]. Sáng kiến về hành lang kinh tế và vành đai kinh tế trực tiếp hỗ trợ các đột phá chiến lược trong khuôn khổ phát triển: 1- Thông qua giải pháp nhiều mặt để tăng cường các liên kết về cơ sở hạ tầng; 2- Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư giữa các vùng, miền liền kề; 3- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của nó; 4- Thực hiện giảm nghèo, phát triển khu vực và phát triển nông thôn, tăng cường thu nhập cho các nhóm thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ, thúc đẩy phát triển du lịch giữa các vùng ảnh hưởng; 5- Hình thành khuôn khổ hiện thực hóa các hiệp định thương mại song phương, đa phương tiểu khu vực và đa phương rộng lớn hơn trong điều kiện tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tóm lại, trên cơ sở ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở như: giao thông, năng lượng, thông tin và du lịch, hành lang kinh tế và vành đai kinh tế góp phần hình thành một không gian địa lý mở để tối đa hóa các tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và theo đó là tối thiểu hóa về các phí tổn. Mục tiêu của các dự án hành lang và vành đai kinh tế là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế cho các nước trong dự án bằng việc xây dựng một hệ thống giao thông thuận lợi cho trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, du lịch, cũng như các kết cấu hạ tầng khác như thông tin, bưu chính, viễn thông, dịch vụ ngân hàng, cung cấp điện. 11 Hành lang kinh tế, vành đai kinh tế thông qua sự hội tụ của hạ tầng cơ sở giao thông với chế độ quản lý, lấy không gian kinh tế hỗ trợ nhau, liên kết tổ chức với ngành nghề, hình thành khu vực “nửa đóng, nửa mở” có quy mô kinh tế, quy mô địa lý nhất định hoặc hữu hạn, là chức năng điều hòa lẫn nhau của hệ thống phát triển kinh tế. Hệ thống phát triển này có ba đặc tính chung: - Tính bao trùm hoặc đa quốc gia: về mặt không gian, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế bao trùm hai hay nhiều hệ thống kinh tế có quy mô nhất định vượt qua biên giới giữa chúng. - Tính liên thông hoặc lưu thông: về mặt thời gian, bằng các phương tiện giao thông thủy, bộ, hàng không, thông tin trong hành lang kinh tế, vành đai kinh tế tiến hành đối lưu các yếu tố sản xuất, trao đổi hàng hóa, con người, tin tức thông suốt và có tốc độ đối lưu nhất định. - Tính hệ thống hoặc thứ bậc, hữu hạn: hành lang kinh tế, vành đai kinh tế có chiều rộng và dung lượng hữu hạn, tập hợp quy mô nhất định và hình thành ảnh hưởng, sức kéo xung quanh, các thứ bậc khác nhau trong hành lang cùng chuyển động, các kết cấu khác nhau cùng bổ trợ và thu hút, cân đối các chức năng khác nhau, biểu hiện là hệ thống hợp tác tuyến tính và phi tuyến tính, dịch chuyển các nhóm ngành nghề và nhóm đô thị Vì thế từ góc độ hệ thống luận và kinh tế khu vực, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế là khu vực liên kết kinh tế vượt qua biên giới, phát triển, có hạn, độc lập, là hệ thống phát triển kinh tế có sức hút nội tại nhất định. Hành lang kinh tế và vành đai kinh tế tháo bỏ sự cách biệt về địa lý lãnh thổ, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo sự liên kết bền chặt giữa các đối tác thương mại, góp phần làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy và mở rộng thương mại giữa các nước trong khu vực và với các khu vực khác. 12 1.2 Một số hành lang kinh tế, vành đai kinh tế của các quốc gia và khu vực trên thế giới Hành lang phát triển Maputo (MDC): Nam Phi và Mozambique là hai nước đã từng có các quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong thập kỷ 1970, trục đường giao thông từ Johanesburg (Nam Phi) tới Maputo (Mozambique) đã chuyên chở khoảng 40% khối lượng hàng xuất khẩu của Johanesburg và 300.000 khách du lịch của Nam Phi tới Mozambique mỗi năm. Dòng hàng hóa và con người lưu chuyển theo chiều ngược lại cũng rất lớn. Tuy nhiên, xung đột và chiến tranh giữa hai nước đã làm tê liệt trục giao thông này. Kể từ đầu thập kỷ 1990, Chính phủ hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong việc khôi phục trục đường giao thông này và gắn kết nó vào một chương trình phát triển rộng hơn, được gọi là Hành lang phát triển. Hành lang Maputo là một trong các sáng kiến phát triển nhiều tham vọng nhất ở Châu Phi và thế giới. Cốt lõi của MDC là một loạt các dự án nhằm nâng cấp kết cấu hạ tầng của tuyến đường vận tải từ tỉnh Wibank của Nam Phi (kề sát Johanesburg) tới Maputo của Mozambique, bao gồm bốn thành phần chính: tuyến đường cao tốc, tuyến đường xe lửa, cảng biên giới giữa hai nước và cảng biển Maputo. Mục tiêu của Maputo không chỉ là xây dựng tuyến đường giao thông mà còn thu hút và xây dựng các ngành công nghiệp có giá trị cao dọc theo chiều rộng và chiều dài của Hành lang phát triển. Tầm nhìn chung của MDC là sửa chữa và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng mới ở vùng hành lang phát triển, thông qua sự hợp tác Nhà nước/ tư nhân (ngân sách của nhà nước chỉ ở mức tối thiểu), do vậy tái tạo dựng các mối liên kết và mở ra các cơ hội kinh tế gắn liền với các lợi thế của vùng hành lang phát triển nhưng chưa tận dụng được hoặc tận dụng chưa đầy đủ. Dự án này có tầm quan trọng đối với cả hai nước trong việc thúc đẩy tăng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan